Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến

Trong nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy để làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, nhi đồng.

 Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các Liên đội cho thấy những Liên đội mạnh là những Liên đội biết phát huy vai trò của Ban chỉ huy Đội. Chính vì vậy, muốn phong trào hoạt động Đội của nhà trường có hiệu quả và chất lượng thì cần phải có một đội ngũ Ban chỉ huy Đội năng động, sáng tạo, vững chắc về mọi mặt như: Quản lý, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội.

 Trong quá trình xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” như hiện nay thì Ban chỉ huy Đội là một nhịp cầu không thể thiếu được. Bởi lẽ đây là đội ngũ nắm bắt được tâm tư tình cảm của phần lớn các em thiếu niên, nhi đồng. Vì vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ Ban chỉ huy Đội là rất cần thiết. Nó là mạng lưới quan trọng để duy trì và phát triển phong trào Đội cũng như mọi hoạt động giáo dục đội viên, nhi đồng trong nhà trường. Góp phần quyết định chất lượng giáo dục và phong trào hoạt động tập thể trong mỗi nhà trường, là nhiệm vụ hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển phong trào của các Liên đội.

Trước những thành công đã đạt được và yêu cầu của tuổi trẻ, những giải pháp để xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, đặc biệt trong trường học càng trở lên quan trọng và cần thiết. Với mỗi một tập thể, cá nhân phụ trách Đội trong trường học đều có giải pháp, cách làm của riêng mình, để nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong trường học.

Là một giáo viên – Tổng phụ trách đội trong nhà trường với kinh nghiệm 24 năm trong công tác hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, tôi luôn quan tâm đến việc lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội góp phần giữ vững những thành tích mà Liên đội đã đạt được trong những năm qua.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hình thức phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các đội viên nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động có kiểm tra đánh giá 
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động...
 Bồi dưỡng tư cách, tác phong của Ban chỉ huy Đội:
- Bồi dưỡng cho các em có tư cách, tác phong chuẩn mực như lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động, thái độ, ý thức trong giao tiếp và phối hợp với người khác. 
- Bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội trở thành những cán bộ mẫu mực có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể, là tấm gương, là điểm tựa trong Chi đội, Liên đội.
Bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội:
Đây là một trong những nội dung quan trọng cần thiết của Ban chỉ huy Đội. Cần tập trung bồi dưỡng những nội dung sau: 
- Nội dung nghi thức Đội và phương pháp thực hành nghi thức. 
- Phương pháp tổ chức các hoạt động: trò chơi, dạy hát, dạy múa, kể chuyện, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham quan...
 	- Khi bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các bước cho phù hợp như: 
+ Tập luyện cho đội nòng cốt
+ Thực hiện tập luyện chung
+ Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi 
Bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội nhằm giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ được phân công, có khả năng tổ chức và quản lí hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực và có uy tín. 
Một số hình ảnh về công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy đội:
Đại hội Liên đội
Hội thi “Đội em kể chuyện Bác Hồ”
Hội thi “Nghi thức đội và chỉ huy đội giỏi”
Hội thi “Rung chuông vàng”
Ban chỉ huy Đội dâng hương Đài tưởng niệm
Hình thức bồi dưỡng:
 Bồi dưõng định kì:
Giáo viên – Tổng phụ trách đội cần lập kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.
- Đầu năm học: Cần mở lớp bồi dưỡng cách thức tổ chức, điều khiển đại hội Chi đội, Liên đội; phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách Đội
- Giữa năm học: Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy đội kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức, múa hát tập thể, trò chơi, kể chuyệnvà phương pháp tổ chức điều khiển một buổi sinh hoạt tập thể.
- Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp, đánh giá thi đua, khen thưởng, kiểm tra công nhận Liên – Chi đội mạnh.
Bồi dưỡng thường xuyên:
Giáo viên – Tổng phụ trách đội cần xây dựng chương trình bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội trong kế hoạch hoạt động của Liên đội ngay từ đầu năm học theo các nhiệm vụ, chuyên môn mà các em được phân công. Lên lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ.
- Ban chỉ huy Liên đội: 2 đợt/1 học kỳ.
- Ban chỉ huy Chi đội: 1 đợt/1 tháng.
Bồi dưỡng theo chuyên đề:
Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của các em được phân công hoặc Ban chỉ huy ở các khối lớp nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động của các khối lớp, tổ chức cho Ban chỉ huy tham dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các Chi đội, lớp.
Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn:
Bằng các hoạt động chung của Liên đội, cần thu hút và phân công Ban chỉ huy đội tham gia vào các hoạt động như: Hội thi Chỉ huy đội giỏi, thi Nét đẹp đội viên, thi Rung chuông vàng, Hội trại, Hội thi Nghi thức Đội Qua các hoạt động, các em chính thức được tham gia thực hiện, được tham gia quan sát nhận xét, Ban chỉ huy Đội sẽ tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá trong quá trình hoạt động.
Phương pháp bồi dưỡng:
Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng của tổ chức Đội tại Liên đội. 
Các phương pháp bồi dưỡng chủ yếu:
- Phương pháp mở lớp: Mở lớp tập trung theo đợt, ngắn hay dài ngày (trong năm học hoặc trong dịp hè) cần chú ý:
+ Chương trình cụ thể cho từng lớp, từng đối tượng 
+ Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập.
+ Giáo viên – Tổng phụ trách cần phải có phương pháp giảng dạy về công tác Đội tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kĩ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy như phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ.
+ Mở lớp phải phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ 
+ Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên; tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng.
- Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế: Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. Bồi dưỡng thông qua các hoạt động trong học tập, lao động, trong công tác Đội
Bồi dưỡng thông qua thực tế đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Chi đội, sự chỉ huy của Liên đội và của giáo viên – Tổng phụ trách đội. 
Giáo viên – Tổng phụ trách đội phải là tấm gương mẫu mực về mọi mặt để các em chỉ huy Đội học tập và noi theo. 
Việc lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là nội dung quan trọng và cần thiết. Qua lựa chọn và bồi dưỡng giúp cho các em nắm được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức điều hành các hoạt động của Đội, xây dựng một đội ngũ Ban chỉ huy Đội vừa có “Đức” vừa có “Tài” đáp ứng với yêu cầu thực tế trong công tác Đội hiện nay.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội trong nhà trường thì cần phải có sự đồng thuận và hỗ trợ về mọi mặt của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành trong và ngoài nhà trường. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo được các điều khiện sau:
- Chọn các đội viên có đủ uy tín, có năng lực trong công tác đội vào Ban chỉ huy Đội.
- Phân công công việc phù hợp với khả năng và năng khiếu của các em.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác Đội cho Ban chỉ huy Đội và tập huấn từng công việc cụ thể cho các em phụ trách.
- Giáo viên – Tổng phụ trách đội phải là người năng động nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc, biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em; biết động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện để các em phát huy hết thế mạnh của mình trong công việc; không áp đặt các em vào khuôn mẫu và kịp thời góp ý cho những hạn chế, thiếu sót của các em trong quá trình làm việc.
- Duy trì tốt các buổi sinh hoạt, hội họp để các em được bày tỏ ý kiến của mình và những vướng mắc trong công việc, giúp các em có hướng giải quyết.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Như chúng ta đã biết, nhân tố quyết định trong việc xây dựng một Liên đội vững mạnh đó chính là những đội viên ưu tú của Ban chỉ huy Đội. Tuy nhiên, ở lứa tuổi của các em những kinh nghiệm trong cuộc sống, học tập và rèn luyện còn hạn chế, nhận thức cảm tính đôi khi còn lấn át nhận thức lý tínhVì vậy, các em rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo nói chung và của Giáo viên – Tổng phụ trách đội nói riêng.
Hỗ trợ cho giáo viên – Tổng phụ trách đội hoàn thành tốt công tác của mình không ai khác đó chính là lực lượng nòng cốt – Ban chỉ huy Đội.
Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội tại Liên đội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong năm học, vì vậy việc Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch tham mưu các cấp để được sự đồng ý và hỗ trợ về mọi mặt là một trách nhiệm nặng nề. Tổng phụ trách Đội phải thực sự năng động và phải biết cách thuyết phục, làm tốt vai trò là chiếc cầu nối giữa gia đình – nhà trường và xã hội. Có như thế thì công tác hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mới đạt kết quả cao. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến, bản thân tôi nhận thấy chất lượng của đội ngũ Ban chỉ huy Đội ngày càng được nâng cao, phát huy những hiệu quả tích cực.
Các em trong Ban chỉ huy Đội đã có sự chủ động sáng tạo trong quá trình làm việc từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, tạo cho phong trào của Liên đội được đi vào chiều sâu.
Trong quá trình hoạt động đã có sự phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành trong và ngoài nhà trường như: chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, Ban đại diện hội phụ huynh, giáo viên bộ môn và nhất là các anh chị phụ trách Chi đội. Từ đó đã gây sự chú ý của các ban ngành đến công tác hoạt động Đội trong nhà trường.
Các em trong Ban chỉ huy Đội, là trưởng các đội nhóm qua nhiều năm hoạt động, được tham dự nhiều lớp bồi dưỡng đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những chỉ huy Đội giỏi, cán bộ lớp có năng lực, từng bước khẳng định vị trí của mình trên mọi lĩnh vực. 
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Từ công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội trong nhiều năm qua đã xuất hiện nhiều gương chỉ huy đội giỏi, trên 80% các em trong Ban chỉ huy Đội được công nhận là chỉ huy đội giỏi. 
Số lượng chi đội, đội viên được xếp loại xuất sắc ngày càng tăng, loại trung bình giảm và đặc biệt là không có chi đội xếp loại trung bình.
Trong quá trình điều hành mọi hoạt động của Liên đội, Ban chỉ huy Đội luôn là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động. Việc lựa chọn và bồi dưỡng một Ban chỉ huy Đội vừa có “Đức” vừa có “Tài” đã góp phần xây dựng hoạt động của Đội ngày càng phong phú hơn và đưa thành tích của Liên đội ngày càng đi lên. Cụ thể trong nhiều năm qua hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi tại Liên đội trường THCS Nguyễn Khuyến luôn đạt thành tích xuất sắc và được các cấp tặng giấy khen, Bằng khen.
* Các danh hiệu cá nhân: 
Năm học
Tổng số học sinh
Số đội viên đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”
Đội viên
SL
%
2014 – 2015
527
167
70.46%
2015 – 2016 
487
172
73.19%
* Danh hiệu tập thể:
Năm học
Hình thức thi đua, khen thưởng Liên đội đã đạt
2014 – 2015
Đạt danh hiệu “Liên đội xuất sắc” được Chủ tịch UBND huyện Eakar tặng giấy khen và BCH tỉnh Đoàn Đăk Lăk tặng Bằng khen.
2015 – 2016 
Đạt danh hiệu “Liên đội xuất sắc” được Chủ tịch UBND huyện Eakar tặng giấy khen và BCH tỉnh Đoàn Đăk Lăk tặng Bằng khen.
Điều quan trọng là Ban chỉ huy Đội đã thực sự làm hài lòng các ban ngành trong và ngoài nhà trường, các em đã thực sự là lực lượng nòng cốt trong mọi phong trào hoạt động và được nhà trường tin tưởng, giao phó trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường về mọi mặt, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III.1. Kết luận:
	Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là nhiệm vụ quan trọng. Song người Giáo viên – Tổng phụ trách đội cần phải biết bồi dưỡng những gì, bồi dưỡng như thế nào để Ban chỉ huy Đội tập hợp được sức mạnh tập thể chỉ đạo tổ chức Chi đội, Liên đội thực hiện tốt các phong trào? Do vậy, với vai trò là Giáo viên – Tổng phụ trách đội, chúng ta phải ý thức một cách nghiêm túc cho việc lựa chọn và bồi dưỡng, cần phải là tấm gương để các em học tập về tư tưởng và tác phong, lời nói luôn đi đôi với việc làm, không nên có thái độ phó thác hết công việc cho các em mà phải luôn cùng các em giám sát, đánh giá thi đua sau mỗi hoạt động. Có sự khen chê kịp thời, phải đảm bảo sự công bằng, không thiên vị, phải nghiêm túc, chuẩn mực trong công việc.
Qua việc bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội về công tác xây dựng kế hoạch hoạt động Đội cho thấy để hoạt động có hiệu quả thì phải biết lựa chọn các hình thức hoạt động phong phú hấp dẫn, phù hợp với điều kiện và tình hình của Liên đội. Đặc biệt Ban chỉ huy Đội phải biết phối hợp các đội viên nòng cốt cùng xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức hoạt động, phải biết phối hợp giữa các thành viên trong Ban chỉ huy một cách nhịp nhàng, khoa học, tránh chỉ tập trung vào một thành viên, tránh chồng chéo, đặc biệt quan trọng là vai trò điều hành của Liên đội trưởng, Chi đội trưởng.
	Cần phải thường xuyên thay đổi các hình thức bồi dưỡng để tránh sự nhàm chán. Có thể tổ chức các buổi sinh hoạt để nắm chuyên sâu các hoạt động Đội. Nâng cao hiểu biết nhận thức mới để tuyên truyền phát động đến các đội viên. Cần có chương trình giao lưu để các em được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, được sinh hoạt các hoạt động vui chơi, được sống đúng với tâm lí lứa tuổi. 
	Thường xuyên tổ chức các hội thi như: Hội thi Chỉ huy đội giỏi, Hội thi Nghi thức Đội, Hội thi nét đẹp đội viên, thi kể chuyện Bác Hồ Bằng nhiều hình thức để đánh giá khả năng của Ban chỉ huy Đội cũng như kết quả bồi dưỡng đồng thời rút kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy trong những năm tiếp theo.
Công tác hoạt động Đội trong nhà trường cần phải được đặt dưới sự phụ trách của Đoàn thanh niên. Nội dung và phương thức hoạt động của Đội phải được thông qua Chi đoàn. Những ý kiến góp ý hoặc điều chỉnh sẽ giúp các em trong Ban chỉ huy Đội rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để làm tốt hơn, đảm bảo các yêu cầu học tập và công tác trong hoạt động chung của trường. 
	Để làm tốt công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội, đòi hỏi Giáo viên – Tổng phụ trách phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có điều kiện lao động hợp lí, thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó phải có tài liệu hướng dẫn cho công tác lựa chọn và bồi dưỡng, phải có sự chỉ đạo và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội thì công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy mới đạt hiệu quả cao. Giáo viên – Tổng phụ trách đội phải luôn là người anh, người chị đáng tin cậy, tận tình hướng dẫn công việc cho các em, phải giúp các em nắm các công việc để xây dựng kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, khoa học. Có như vậy phong trào hoạt động Đội mới đạt kết quả cao.
Hoạt động Đội là hoat động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên nhi đồng. Ban chỉ huy Đội trong nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng nó là một trong lực lượng cơ bản để thúc đẩy phong trào Đội đi lên. Việc lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là yêu cầu cần thiết giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức và quản lí hoạt động, luôn có ý thức tự giác, tự quản, tự làm chủ bản thân, tích cực, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý Liên đội. Việc lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh với những năng lực được tôi luyện vững vàng, đầy tự tin mà thế hệ mai sau cần có để đáp ứng với đòi hỏi của xã hội ngày càng cao, đó là sự say mê trong học tập, linh hoạt sáng tạo với công việc, vững vàng trước tập thể am hiều nhiều lĩnh vực so với điều kiện bình thường, mở ra nhiều triển vọng về sự thành công trong học tập và thành đạt trong tương lai.
III.2. Kiến nghị:
 	Để làm tốt công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội có đầy đủ năng lực điều hành các hoạt động của Đội, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau:
- Đối với HĐĐ: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về những nội dung mới mẻ trong công tác hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi; tạo điều kiện hơn nữa cho Ban chỉ huy các Liên đội giao lưu học tập kinh nghiệm. Cung cấp nhiều hơn nữa sách báo, tài liệu, những kiến thức có liên quan đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường, những nội dung cần thiết để bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lựa chọn và bồi dưõng Ban chỉ huy Đội cũng như các em có thể tự tìm hiểu thêm, tự bồi dưõng thêm kiến thức cho bản thân trong quá trình tham gia Ban chỉ huy.
- Đối với Chi bộ Đảng, BGH nhà trường: Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác hoạt động đội và phong trào thiếu nhi trong Liên đội. Cần tin tưởng và mạnh dạn giao nhiệm vụ cho tổ chức Đội tự tổ chức các hoạt động mà cầu nối được thông qua giáo viên –Tổng phụ trách đội. 
- Đối với công đoàn nhà trường: Thường xuyên động viên và nhắc nhở các giáo viên chủ nhiệm lớp làm tròn nhiệm vụ, trách nhiệm của một anh (chị) phụ trách.
- Đối với Đoàn thanh niên: Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, nhắc nhở, động viên kịp thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Liên đội hoạt động. Đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm.
- Đối với giáo viên – Tổng phụ trách đội: là người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động trong công tác đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội vì vậy TPT cần chủ động tham mưu với Chi bộ Đảng, BGH nhà trường về nội dung, kế hoạch và các chương trình hoạt động Đội trong năm; phải thực sự có trách nhiệm, có lòng yêu thương trẻ; có tính kiên trì, bền bỉ; phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kỹ năng, luôn suy nghĩ tìm tòi trong công tác chỉ đạo và thường xuyên đổi mới các hình thức hoạt động.
- Các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội: cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động của Đội để tạo điều kiện thuận lợi cho Liên đội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.
 Eakar, ngày 05 tháng 02 năm 2016
 Người viết
 Lê Viết Tương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận và nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (Đăklăk 2001).
2. Người phụ trách thiếu nhi cần biết của nhà xuất bản Thanh niên (Năm 2000).
3. Cẩm nang thực hiện chương trình rèn luyện phụ trách đội tập 1,2 của nhà xuất bản Thanh Niên (Tháng 9/2007).
4. Chủ Tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục Việt Nam của nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh (Tháng 1/2003).
5. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Thanh niên (Năm 2008)
6. Sổ tay đội viên (Đăk lăk 2006).
7. Sổ tay phụ trách đội của nhà xuất bản Kim Đồng (Tháng 10/2008) 
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN EAKAR
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Tác giả:
Đơn vị:
TIÊU CHUẨN 
TIÊU CHÍ  
Điểm chuẩn
Đánh giá
1
TÍNH KHOA HỌC, SƯ PHẠM
(Tối đa: 20 điểm)
1
Đảm bảo tính chính xác, khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng
3
2
Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng
3
3
Luận cứ, luận chứng đúng, đủ 
3
4
Cấu trúc lôgic, hợp lý, chặt chẽ, đúng quy định
3
5
Trình bày mạch lạc, đúng văn phong khoa học, không sai sót về khái niệm, câu và văn bản. Đảm bảo nội dung, hình thức, cấu trúc và phương pháp trình bày dễ hiểu phù hợp với quá trình dạy học và dễ áp dụng.
4
6
Sử dụng và kết hợp hợp lý các phương pháp phù hợp với đặc trưng từng bộ môn, phương pháp sư phạm.
4
2
TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO (Tối đa: 20 điểm)
1
Thể hiện đối tượng, nội dung nghiên cứu mới 
4
2
Đánh giá đúng đối tượng, lý giải đúng vấn đề, lý giải được hạn chế của cách làm cũ, tìm được cách làm mới hiệu quả hơn
4
3
Có hướng hoặc phương pháp nghiên cứu mới 
4
4
Tìm được giải pháp, quy trình mới 
4
5
Vận dụng vào công việc của bản thân trong điều kiện mới mang lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở những tài liệu cũ, cách làm cũ
4
3
TÍNH HIỆU QUẢ 
(Tối đa: 30 điểm)
1
Các giải pháp mang lại hiệu quả hơn trước
Giải quyết được vấn đề đặt ra có tính thuyết phục cao. 
8
2
Đem lại lợi ích thực sự trong hoạt động giáo dục và đào tạo
8
3
Giải pháp, quy trình làm tiết kiệm hơn cách cũ
7
4
Kết luận đạt được có giá trị thực tế, tin cậy được.
7
4
TÍNH ỨNG DỤNG, THỰC TIỄN 
(Tối đa: 30 điểm)
1
Khả năng áp dụng được ở nhiều đối tượng, nhiều nơi trong điều kiện cho phép
10
2
SKKN có ý nghĩa đóng góp về mặt lý luận 
10
3
Đảm bảo tính thực tiễn cao
10
TỔNG
100
Tổng điểm
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chuẩn 4
Tổng cộng: 100 điểm. Cho điểm các tiêu chí đến điểm 1.
Quy định đánh giá như sau:
- Loại tốt (A): Từ 90 đến 100 điểm, trong đó tiêu chuẩn 1 từ 18 điểm trở lên, tiêu chuẩn 3 từ 28 điểm trở lên.
- Loại Khá (B): Từ 75 đến 89, trong đó, tiêu chuẩn 1 đạt 18 điểm trở lên. 
- Loại trung bình (C): 60 đến 74.
- Dưới 60 điểm: Không xếp loại.
Xếp loại:......................
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 EaKar , ngày tháng năm 2016
 Giám khảo

File đính kèm:

  • docTương-SKKN-Năm-học-2016-2017.doc