Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3–4 tuổi tham gia tốt hoạt động tạo hình tại Lớp Mầm 2, trường Mầm non 3

Mô tả nội dung

Do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường vui chơi, học tập và

sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ và

mới lạ. Mặt khác, vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít, vì vậy hoạt động tạo hình cũng chính là

một “ngôn ngữ” riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung

quanh.

Trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản

phẩm theo ý của trẻ, sử dụng bút lông, màu nước, dùng giấy để xé, vò, cắt, theo ý của trẻ

để tạo ra một sản phẩm mà trẻ thích, biết sử dụng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà

trẻ yêu thích chính từ các sản phẩm trẻ tạo thành trẻ sẽ đặt tên, gọi tên và tưởng tượng ra.

Từ đó làm nảy sinh tình yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp ở trẻ, đây là yếu tố cần thiết góp

phần cho trẻ phát triển toàn diện. Đó là động lực giúp tôi nghiên cứu, tổ chức thực hiện các

giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tham gia tốt hoạt động tạo hình tại lớp mình phụ trách.

2.1 Khảo sát

Việc rèn và hướng dẫn giúp trẻ 3 - 4 tuổi thực hiện tốt các hoạt động tạo hình là rất

quan trọng. Những ngày đầu trẻ đến trường, đến lớp còn rụt rè, thích làm theo ý mình, chưa

biết cầm bút, cầm bút chưa đúng cách, còn cầm tay trái,.

2.2 Nguyên nhân thực trạng

Nắm được đặc điểm tình hình của trường, của lớp tôi đang giảng dạy cũng như đặc

điểm cá nhân của từng trẻ. Bản thân tôi nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn như

sau:

Thuận lợi:

- Luôn được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của các cấp

Lãnh đạo cùng BGH nhà trường.

- Cơ sở vật chất trường lớp khang trang; thiết bị đồ dùng, đồ chơi được bổ sung thường

xuyên và tương đối đầy đủ.

- Được sự tín nhiệm, quan tâm ủng hộ, phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình của quý phụ

huynh về nguyên vật liệu mở để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Đa số trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn và thích tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ được tham dự nhiều hoạt động vui chơi, lễ hội của lớp, của trường, từ đó trẻ

hứng thú, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động.

Khó khăn:

- Việc tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ trong các hoạt

động tạo hình chưa được bản thân khai thác hiệu quả.

- Bản thân chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ trong các hoạt động tạo hình.

- Đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ, mới đến lớp lần đầu nên khả năng hoạt động tạo hình

và cảm nhận cái đẹp của trẻ chưa đồng đều.

- Số trẻ quá đông, vượt xa so với quy định (30 trẻ/lớp) nên việc chăm sóc, giáo dục và

rèn trẻ luôn tạo áp lực mệt mỏi cho giáo viên.

- Phụ huynh chưa dành nhiều thời gian để phối hợp với giáo viên rèn và tạo cảm xúc

cho trẻ thực hiện tốt các hoạt động trong tạo hình.

pdf14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 5160 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3–4 tuổi tham gia tốt hoạt động tạo hình tại Lớp Mầm 2, trường Mầm non 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác cô có thể hướng dẫn thêm các kỹ năng cho bé tạo ra sản
phẩm từ nguyên vật liệu khác: bẹ bắp ngô, lá chuối khô làm búp bê; lá khoai mì làm dây
chuyền; lá dừa làm đồng hồ, nhẫn, chong chóng,.... 
Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo
(sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học toán: so sánh kẹo
to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu xanh – màu đỏ – màu vàng).
Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tôcho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên
nhau có sự giúp đỡ của cô (dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn non bộ trang trí ở
góc tạo hình rất đẹp).
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho
trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển sách
mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể cho cô và
các bạn nghe.
Tóm lại: Việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Ngoài ra, để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
tạo hình tích cực, hiệu quả thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh
ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được
tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu
được kết quả cao hơn.
3. Tổ chức, tích hợp các hoạt động tạo hình cho trẻ vào các hoạt động trong ngày.
3.1 .Hoạt động học
Để giúp trẻ làm được sản phẩm, vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản tạo
hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ năng tạo hình cơ bản sau:
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 6/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
- Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật:
Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành
dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục
thực hiện tạo thành kỹ năng.
Cụ thể: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các
hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản
như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi (nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang)
Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo
ý thích của trẻ. Ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ
yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là được.
- Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước:
Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm
quen với bút lông, màu nước. Ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó, xong thực tế
tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ rất hứng thú. Khi tổ chức, tôi đã
thực hiện như sau:
+ Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước (đặc tính
của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh). Để gây hứng thú cho trẻ
hoạt động tôi cho trẻ in bàn tay, bàn chân (ở chủ điểm bản thân). Từ những bàn tay, bàn
chân nhỏ nhắn của bé được in bằng các màu khác nhau đem trang trí lên tường làm bé rất
thích thú, luôn luôn đòi cô cho tập làm hoạ sĩ.
+ Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu. yêu cầu kỹ năng trẻ làm:
cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi lung tung. Sau đó để
cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25 – 30 cm vẩy nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan xen
các màu bằng các bút khác nhau. Ở kỹ năng này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu
ấy để tạo bức tranh có màu sắc đẹp.
- Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán:
Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn luyện
cho trẻ một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm.
Cụ thể: Dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc.
Khi xé dán tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn, xé lần
tay hình tròn
Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi trẻ dán cô
dạy trẻ kỹ năng đặt hình, sắp xếp bố cục trước, sau đó lật lên phết hồ ở mặt sau của giấy.
Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình.
Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải thường xuyên rèn
luyện cho trẻ các kỹ năng trên.
Ngoài hoạt động học ra trẻ thì trẻ có thể thực hiệc các kỹ năng tạo hình ở các hoạt
động khác trong ngày như:
3.2 Hoạt động chơi
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 7/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản tạo
hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ năng tạo hình cơ bản từ những kỹ năng đó
mà trẻ đã vận dùng vào các hoạt động chơi khác mọi lúc mọi nơi để trẻ được trãi nghệm
những thao tác được thành thạo hơn tạo ra những sản phẩm đẹp.
Hoạt động đón trẻ, sau khi đón trẻ xong cho trẻ ăn lúc đợi đến giờ thể dục sáng cô cho
trẻ xem tranh ảnh những tác phẩm nghệ thuật, sau đó cô trò chuyện hỏi trẻ về những bức
tranh bé vừa xem: Tranh bố cục vẽ những nội dung gì? Màu sắc thế nào? Tranh vẽ gồm
những nét gì?... 
Hoạt động ngoài trời: xếp, cắt lá tạo hình các con vật, rau củ quả, các loại phương tiện
giao thông,...các loại lá cây làm mão, trang phục biểu diễn văn nghệ; chơi in màu nước bằng
bàn tay tạo hình con cá, cây xanh, con bướm,...
Hoạt động góc: góc nghệ thuật tạo hình sẽ phát triển tốt hoạt động tạo hình cho trẻ. Trẻ
biết dùng các vật liệu theo mỗi chủ đề mà cô đã chuẩn bị để tạo ra sản phẩm. Ví dụ như trẻ
biết dùng keo hồ dán cánh cửa bổ sung hoàn thành ngôi nhà, dán tín hiệu đèn giao thông,
dán cánh buồm. Dùng bút vẽ những nét xiên, ngang tạo thành ngôi nhà, vẽ mưa rơi, vẽ tia
nắng,... làm hoa, dán bánh xe, cửa sổ xe,...dùng đất nặn nặn quả theo ý thích, nặn dụng cụ,
sản phẩm các nghề.
3.3 Hoạt động lao động và hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Ngoài những giờ học, giờ chơi rèn và phát huy những kỹ năng tạo hình cho trẻ có thể
thực hiện mọi lúc, mọi nơi vào các hoạt động khác như:
Hoạt động lao động, trẻ biết chọn những tranh ảnh có nội dung về hoạt động lao động
mà trẻ thích để gắn lên góc bé giúp cô, từ hình ảnh đó bé biết được hôm nay mình sẽ giúp cô
làm những việc gì.
Hoạt động ăn ngủ vệ sinh trẻ biết nhận dạng những ký hiệu từ khăn, ca, bàn chải đánh
răng, từ những ký hiệu đó trẻ biết được đó là vật dụng đã có ký hiệu riêng của mình, từ đó
trẻ sẽ có ý thức giữ gìn, bảo quản và yêu quí những đồ dùng cá nhân.
Tóm lại: Trong từng hoạt động, nếu giáo viên chịu khó nghiên cứu và tổ chức thực
hiện cho trẻ đều có thể giúp trẻ phát huy những kỹ năng tạo hình của mình: biết tạo nên sản
phẩm đẹp, biết nhận xét đánh giá sản phẩm của mình và bạn, biết giữ gìn và yêu quí sản
phẩm của mình làm ra.
3.4 Giáo viên biết cách nhận xét, đánh giá sản phẩm, dạy trẻ cách đánh giá sản
phẩm. 
Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình,
thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo
đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn
thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ
hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rất
quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng
như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá tác phẩm nghệ thuật trên bản thân trẻ.
Biết rõ điều đó trong các giờ tạo hình tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và
cũng khéo léo nêu ra những hạn chế còn trên trẻ để không làm trẻ tự thấy thỏa mãn ở khả
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 8/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
năng bản thân của mình để tiếp tục cố gắng hơn nữa, bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động
tôi luôn đặt những câu hỏi như: “Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản
phẩm đó nhất? Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm như thế nào?”, để hình thành ở
trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm của trẻ
cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ
đối với tác phẩm nghệ thuật của mình.
4. Phối kết hợp với phụ huynh:
Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục thì việc tuyên truyền, kết hợp với phụ
huynh là điều vô cùng quan trọng. Ngoài các hoạt động trên lớp, trẻ cần được ôn luyện mọi
nơi, mọi lúc. Việc khoe sản phẩm, tranh ảnh thành quả của mình đã thực hiện được hay
những gì mình học được cho những người thân yêu là niềm vui, là hạnh phúc của trẻ.
Do đó, tôi đã thực hiện phối kết hợp với phụ huynh về một số nội dung để giúp trẻ phát
triển tốt hoạt động tạo hình và lĩnh vực thẩm mỹ như sau: 
- Thực hiện bảng tuyên truyền về chương trình dạy theo chủ đề và thay tin hàng tuần
để phụ huynh biết để phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.
- Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở: thùng giấy, ống nhựa, lon, hộp sữa, bảng,
chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang,...
- Ngoài việc vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu tạo hình thì việc nhờ phụ huynh hỗ trợ
rèn kỹ năng cho bé cũng vô cùng quan trọng, đối với trẻ có một số kỹ năng còn hạn chế giáo
viên sẽ phối hợp chặt chẽ đến từng phụ huynh của các bé nhờ phụ huynh giúp giáo viên rèn
những nội dung trẻ còn hạn chế để giúp trẻ thực hiện tốt hơn các bài tập của hoạt động tạo
hình: đối với trẻ tô màu còn lan thì cô nhờ phụ huynh về rèn thêm cho bé kỹ năng tô màu
không lan ra ngoài; đối với trẻ chưa biết cầm kéo cắt giấy thì cô nhờ phụ huynh về rèn thêm
cho bé kỹ năng cầm kéo và cắt giấy; Đối với trẻ chưa biết xé giấy thì cô nhờ phụ huynh về
rèn thêm cho bé kỹ năng xé vụn, xé dày, xé theo đường châm kim, xé theo hình vẽ,...
Còn những bé đã thực hiện được các kỹ năng đơn giản thì cô vận động phụ huynh về
nhà hướng dẫn thêm những kỹ năng mới giúp trẻ thích làm và tạo ra sản phẩm, phát huy
thêm tính sáng tạo cho trẻ. 
Tóm lại: Sự phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ đạt hiệu quả và chất lượng cao, sẽ là một trong những giải pháp tối ưu nhất để giúp giáo
viên giáo dục và rèn trẻ thành công ngoài mong đợi.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong lĩnh vực tạo hình là điều kiện để trẻ phát
triển khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Từ khi áp dụng một số giải pháp giúp
trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động tạo hình đến nay tôi đã đạt được những kết quả như
sau:
- Về phía trẻ: 
 + Qua quá trình rèn luyện cho trẻ thì trẻ có sự thay đổi rõ rệt qua từng ngày, Trẻ biết
cầm bút đúng qui định và cầm bằng tay phải, Trẻ thực hiện tô màu gọn, đẹp, không lan ra
ngoài, Trẻ biết sử dụng đất nặn để nặn được các sản phẩm theo ý thích
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 9/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
+ Một số trẻ đầu năm cầm bút chưa đúng qui định và cầm bằng tay trái như: Phúc
Trúc, Kim, Tú.... giờ đây các cháu đã biết cầm bút đúng qui định và cầm bút bằng tay phải.
+ Trẻ có nhiều tiến bộ, nhanh nhẹn, sáng tạo hơn trong hoạt động tạo hình . Trẻ có
khả năng sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các món đồ chơi trẻ yêu thích.
+ Môi trường hoạt động của trẻ đã tạo được sự thu hút đối với trẻ, phù hợp khả năng
và sở thích. Nhiều trẻ được phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc
tham gia hoạt động tạo hình cùng cô.
- Tỷ lệ của trẻ thì có sự tiến bộ cụ thể như:
S
T
T
Nội dung
Đầu năm Cuối năm Tăng so
với đầu
nămSố trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
1 Trẻ cầm bút đúng qui định và cầmbằng tay phải. 18/30 60% 30/30 100%
40%
2 Trẻ thực hiện tô màu gọn, đẹp,không lan ra ngoài. 9/30 30% 28/30 93.33%
63.33%
3 Trẻ biết lựa chọn màu sắc phùhợp, hài hòa để tô. 5/30 16.67% 27/30 90% 73.33%
4 Trẻ thực hiện vẽ to, rõ nét, bố cục hợp lý trong tranh. 8/30 26.67% 25/30 83.33%
56.66%
5 Trẻ biết vò, xé, cắt,...tạo thànhmột số sản phẩm đơn giản. 7/30 23.33% 25/30 83.33% 60%
6 Trẻ bố trí hình cần dán cân đối,hài hòa; thoa hồ gọn và dán khéo. 6/30 20% 25/30 83.33% 63.33%
7 Trẻ có kỹ năng véo đất, vo tròn,lăn dọc, ấn bẹt,.... 6/30 20% 28/30 93.33% 73.33%
8 Trẻ biết sử dụng đất nặn để nặnđược các sản phẩm theo ý thích. 5/30 16.67% 27/30 90% 73.33%
 - Về phía giáo viên:
Sau khi thực hiện “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động
Tạo hình tại lớp Mầm 2, trường Mầm Non 3” đã mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm
cho bản thân khi thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ, lựa chọn đề tài sát với đặc điểm nhận
thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, sáng tạo trong các hình thức
tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 10/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
Tạo được sự phấn khởi hứng thú trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tự tin khi giảng dạy trẻ về các đề tài môn tạo hình...
Để thực hiện được môi trường giáo dục theo một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham
gia học tốt hoạt động tạo hình và từ đó tạo cho trẻ cách hứng thú tích cực vào hoạt động tạo
hình thì:
 + Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
+ Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, tiện lợi, đa dạng,
phong phú.
+ Trang trí theo hướng mở linh hoạt. Góc lớp mảng tường giờ đây thật phong phú và
đa dạng các đồ dùng
+ Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu đa dạng hấp dẫn phù hợp với từng đề tài, tận
dụng phế liệu, vật liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương
+ Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu, học liệu các góc chơi
theo nhiều cách sáng tạo khác nhau
 + Tạo môi trường hoạt động theo khả năng của trẻ
+ Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn học, các
hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn
- Về phía phụ huynh:
Cha mẹ trẻ an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường lớp mầm non, hiểu
được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và đặc biệt sẽ có tầm
nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em mình.
Phối hợp tốt với giáo viên và luôn tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực
nhất. 
Đa số phụ huynh đã tham gia phối hợp hỗ trợ trẻ và cô tốt trong hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ.
Các bậc phụ huynh có phối hợp chặt chẽ với giáo viên để rèn cho các cháu những mặt
còn hạn chế từ đó trẻ có tiến bộ hơn so với đầu năm.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG.
1. Phạm vi ứng dụng.
 - Phù hợp cho trẻ 3-4 tuổi, có thể áp dụng cho cá bạn đồng nghiệp trong trường.
2. Khả năng nhân rộng:
Sau khi thực hiện “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo
hình tại lớp Mầm 2, trường Mầm Non 3” lớp hoạt động tích cực hứng thú và qua đó trao
đổi những kinh nghiệm của mình đến với các bạn đồng nghiệp trong nhà trường cũng như
các trường bạn và đã được thực hiện đạt kết quả rất khả quan trên 90%.
Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt, chất lượng giờ dạy cũng đạt kết quả cao. 
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 11/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
Phụ huynh quan tâm đến con hơn, động viên, khuyến khích phát triển năng khiếu của
trẻ. Và cũng tham gia tích cực cùng với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Các bạn đồng nghiệp trong khối mầm cũng đã áp dụng theo kinh nghiệm mà tôi đã
chia sẻ và cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể cho lớp. 
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
 Qua quá trình nghiên cứu thực tế ở lớp tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích
giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp. Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là chuẩn
bị tri thức cho trẻ, kết hợp với việc soạn giáo án đầy đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp. 
Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, nội dung tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép.
Luôn tạo cho trẻ bầu không khí thoải mái, dân chủ khi nhận xét, đánh giá sản phẩm tạo hình
của trẻ. Khuyến khích những sản phẩm mang tính sáng tạo, nhận xét góp ý của trẻ về sản
phẩm của bạn, động viên trẻ nêu những thắc mắc về vấn đề trẻ đang quan sát, tìm hiểu.
Dành sự ưu tiên thích đáng cho những suy nghĩ thông minh, sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện
để trẻ tham gia nhận xét, bổ sung các câu trả lời của bạn.
Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh để trẻ tri giác đồ vật, không
cho trẻ xem quá lâu hoặc nhiều sản phẩm tạo hình sẽ gây cho trẻ tâm lí dựa dẫm, chờ đợi và
lười sáng tạo. Khi có và xem quá nhiều vật mẫu bé sẽ ít động não hơn, và khi đó bé sẽ bị
phân tâm, khó tập trung. Ví như chỉ có một vài hình ảnh gợi ý thì bé sẽ “nghiên cứu” nó thật
kỹ và cố nghĩ ra thật nhiều ý tưởng khác nhau để thể hiện sự độc đáo của cá nhân trẻ.
Nhưng nếu có cả một hoặc nhiều vật mẫu đa dạng vây quanh thì bé sẽ không dừng lại lâu
với mẫu nào để “tư duy” kỹ lưỡng cả. 
Để trẻ học tốt hoạt động tạo hình trước hết cô giáo phải thực sự là người bạn lớn của
trẻ, luôn kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích, động viên giúp đỡ trẻ khi còn lúng túng. Cô
luôn tham gia đầy đủ các buổi thao giảng của ngành của, trường tổ chức.
Quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp,
cô luôn luôn phải hoà nhập với thế giới của trẻ thơ, cô hiểu và cùng trẻ thể hiện tạo cho trẻ
cảm giác tự tin, thoải mái và đạt hiệu quả cao trong giờ học.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản
thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của
các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản thân tôi rút ra được kinh nghiệm
tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt nhất.
2. Đề xuất
- Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp Lãnh đạo sớm xây trường mới để việc
phân chia trẻ theo độ tuổi đúng theo qui định, đảm bảo đúng số trẻ trên lớp (25 trẻ/lớp) để
giáo viên thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
- Ban giám hiệu trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, thao
giảng chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề phát triển Thẩm mỹ để giáo viên học hỏi những kinh
nghiệm bổ ích và vận dụng vào các hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 12/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
 Phường 3, ngày 20 tháng 06 năm 2020 
 Người viết
 Trần Thị Lệ Quyên
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động
tạo hình ở lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3”. Năm học: 2019 - 2020
Của Bà: Trần Thị Lệ Quyên – Chức vụ: Giáo viên
SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội
đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/6/2020.
Đạt .........điểm; Xếp loại:........
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
(Ký,đấu dấu và ghi rõ họ tên)
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 13/14
SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động Tạo hình tại lớp
Mầm 2 trường Mầm Non 3
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT)
Sáng kiến kinh nghiệm ““Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia tốt hoạt động tạo
hình ở lớp Mầm 2 trường Mầm Non 3”. Năm học: 2019 - 2020
Của Bà Trần Thị Lệ Quyên đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng
GD&ĐT TP Vĩnh Long :............. đánh giá vào ngày...../...../2020.
Đạt .........điểm; Xếp loại:...........
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
TRƯỞNG PHÒNG
Ngô Thanh Sơn
GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 14/14

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_34_tuoi_tham.pdf
Sáng Kiến Liên Quan