Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non

Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Trong đó giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trong đó, nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học bằng chơi-chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được, ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Như Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó”. Ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo từng chủ đề phong phú, bắt mắt, hấp dẫn trẻ là một nội dung quan trọng để từ đó thông qua việc cùng trẻ chơi với các đồ chơi đồ vật sẽ phát triển vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ.
Dựa vào từng chủ đề lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi chủ đề đều có  bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học, vui chơi nhằm kích thích trẻ khám phá hoạt động tích cực, như vậy việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ dễ dàng hơn. 
Tôi tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thế sử dụng làm đồ dùng đồ chơi như võ hộp sửa, võ rau câu, hộp bìa, ống lon, chai nhựa, võ ngao, võ sò, võ trứng... để làm ra những đồ dùng, đồ chơi như bức tranh, mô hình, xe cộ, các con vật, bình hoa, cây xanh... .
Ví dụ: Chủ đề “bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì”? Tôi tận dụng những hộp sửa, các loại võ hộp, những thùng bìa, chai nhựa để làm các loại xe ô tô con, ô tô tải, máy baykhi trẻ chơi tôi đến gần trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ:
+ Đây là xe gì con?( xe ô tô tải)
+ Xe ô tô tải có màu gì? (màu vàng)
+ Xe ô tô tải có những bộ phận gì? (đầu xe, thùng xe, bánh xe)
Hay ở chủ đề “bé yêu các con vật trong gia đình” tôi dùng những võ trứng làm con gà, những ống lon làm con mèo Tôi cùng chơi và trò chuyện với trẻ về những đồ chơi đó như:
+ Con biết đây là con gì không?
+ Con gà có những bộ phận nào?
+ Con mèo kêu như thế nào?
+ Con mèo có lợi ích gì?
Qua các đồ dùng đồ chơi cô có thể trò chuyện với trẻ từ đó sẽ cung cấp vốn từ thêm cho trẻ nhằm phát triển kỷ năng nghe, hiểu và diễn đạt ngôn ngữ cho trẻ
2.2.3; Giải pháp thứ 3: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác.
 * Thông qua giờ nhận biết tập nói:
Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, nói trọn câu, không nói cộc lốc.
Ví dụ: Bài nhận biết tập nói “Xe ô tô tải”
- Để đạt được kiến thức kỹ năng trong bài học trước hết tôi dựa và đặc điểm, khả năng, tâm sinh lý của trẻ và điều kiện của lớp tôi để tôi đưa ra mục tiêu cần đạt cho bài học.
Vào bài tôi cho trẻ đi tham quan bến xe và hỏi trẻ?
+ Các con thấy bến xe có những xe gì? (2-3 trẻ kể)
- Để hiểu rõ hơn về xe ô tô tải thì giờ học hôm nay cô và các con cùng nhận biết tập nói xe ô tô tải nhé.
- Cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 chiếc xe ô tô tải, các con hãy chọn xe cho mình và trở về lớp học đi nào
- Cô xuất hiện xe ô tô tải và hỏi trẻ xe gì?
- Cô cho trẻ gọi tên xe ô tô tải (lớp, nhóm, cá nhân gọi tên)
- Xe ô tô tải có những bộ phận nào các con?
- Cô chỉ vào từng bộ phận của xe ô tô tải và hỏi trẻ
+ Cô chỉ vào đầu xe, cho trẻ gọi tên đầu xe (cho trẻ biết đầu xe dùng cho bác tài xế lái đấy ) 
+ Cô cho cá nhân, tổ, nhóm, lớp nói luân phiên
- Cô chỉ vào thùng xe hỏi trẻ
+ Cho trẻ gọi tên thùng xe theo nhóm tổ, cá nhân (cho trẻ biết thùng xe ô tô tải để chở hàng hóa 
- Hỏi trẻ xe ô tô tải chạy được nhờ gì?
+ Cô chỉ vào bánh xe cho trẻ đọc, tổ, nhóm, cá nhân 
+ Cho trẻ lấy xe ô tô của mình ra trải nghiệm ( Cô đi quanh lớp hỏi cá nhân trẻ về các bộ phận của ô tô tải và gọi tên) ô tô kêu như thế nào? Cho trẻ làm tiếng còi ô tô 
- Xe ô tô tải dùng để làm gì?
- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ: Xe ô tô có đầu xe, thùng xe, ô tô có 4 bánh xe Ô tô tải dùng để chở hàng hoá, là PTGT đường bộ
- Mở rộng: Cho trẻ xem các ô tô như ( ô tô con, ô tô khác, xe buýt) và gọi tên
- Giáo dục trẻ: khi ngồi trên xe các con phải giữ trật tự, khi qua đường phải có người lớn dắt, biết giữ gìn và bảo vệ các loại xe nửa nhé.
Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến cá nhân trẻ, quan tâm tới những trẻ chưa phát âm chuẩn, những trẻ còn nói nhỏ, nói ngọng, trẻ chưa trả lời trọn câu hỏi của cô, những trẻ còn rụt rè chưa mạnh dạn từ đó để tôi sửa sai, động viên và nhắc nhở kịp thời cho cá nhân trẻ và biết được khả năng ngôn ngữ của từng trẻ đó để có kế hoạch bồi dưởng cho trẻ nhiều hơn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. 
*Thông qua giờ âm nhạc:
Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (Trống, phách tre, xúc xắc, xắc xô, song loan và nhiều chất liệu khác) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.
Ví dụ:  Hát và vận động bài “ Con gà trống”
Con gà trống
Có cái mào đỏ
Chân có cựa
Gà trống gáy
Ò ó o
Gà trống gáy
Ò ó o
Qua giờ hoạt động âm nhạc trẻ sẽ hát thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu bài hát đó cũng là cách làm phong phú vốn từ cho trẻ, trẻ hát các câu theo nhịp điệu cũng tạo thành cho trẻ thói quen nói được các câu dài và có nghĩa giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn khi thể hiện bài hát cũng như khả năng thể hiện ngôn ngữ của mình
* Thông qua giờ thơ, truyện
Trong tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ hoạt động thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo:
+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu chuyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi
+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ.
+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải rỏ ràng trong sáng, giọng đọc, kể phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.
Ví dụ 1: Trẻ nghe câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “Bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”. (Các con ạ, những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy). Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học: 
 + Hai bạn Gà và Vịt trong truyện cô kể rủ nhau đi đâu? (Đi kiếm ăn ạ)
 + Vịt kiếm ăn ở đâu? (Dưới ao)
 + Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ)
 + Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? (Bới đất tìm giun)
 + Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện đuổi bắt Gà con? (Con Cáo)
 + Vịt con đã cứu Gà con như thế nào? (Gà nhảy lên lưng Vịt, Vịt bơi ra xa).
 + Qua câu chuyện con thấy tình bạn của hai bạn Gà và Vịt ra sao? (Thương yêu nhau)
 + Nếu như bạn gặp khó khăn thì các con phải làm gì? (Giúp đỡ bạn ạ).
Khi trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo nội dung chuyện cũng là lúc vốn từ của trẻ được tăng lên, khả năng nghe hiểu của trẻ cũng tốt hơn. Ngoài cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp, nói chưa trọn câu cũng vô cùng quan trọng khi trẻ trả lời các câu hỏi của cô nên khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
Ví dụ: Trong câu truyện “Cây táo” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát  mạnh dạn hơn khi trả lời. Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.
Hay khi dạy chuyện “Sinh nhật của thỏ con” thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặc biệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ đó tôi động viên, khích lệ trẻ kịp thời.
- Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Sinh nhật của thỏ con”
+ Vì sinh nhật của thỏ con nên giọng điệu thỏ rất vui vẻ
+ Cho trẻ giả làm tiếng kêu của gà con và giọng điệu của gà con
+ Cho trẻ giả làm tiếng kêu của chó đốm và giọng điệu của chó đốm
+ Cho trẻ giả làm tiếng kêu của vịt con và giọng điệu của vịt con
 Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức.
* Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên.
Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “số vốn từ” đó một cách thành thạo. Tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
 Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng trò chơi này thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng lưu loát và phong phú hơn
 Ví dụ: Trò chơi: Nghe tiếng kêu đoán tên các con vật
 Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ gọi được tên gọi một số con vật nuôi trong gia đình và kêu được tiếng kêu của những con vật từ đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc và rõ ràng cho trẻ.
 - Chuẩn bị:
 Cô thiết kế các file động tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình có lồng tiếng kêu của chúng ( con gà trống, con vịt, con mèo, con chó...)
  - Tiến hành:
Tôi cho trẻ ngồi xúm xít trước màn hình xung quanh cô. Khi cô kích chuột vào hình ảnh có lồng tiếng kêu của con vật nào thì trẻ sẽ gọi tên con vật đó và bắt chước lại tiếng kêu đó, tôi cho trẻ nhắc lại vài lần cô chính xác hoá lại các từ trẻ vừa phát âm. Nếu trẻ phát âm chưa đúng cô giúp trẻ nhắc lại theo cô
Ví dụ: Trò chơi: Lộn cầu vồng
Mục đích: luyện khả năng phát âm, khả năng đọc lưu loát ở trẻ thông qua cách gieo vần của đồng dao, mở rộng vốn từ cho trẻ về tên gọi một số thành viên trong gia đình như: cô, chị, em qua bài đồng dao.
- Chuẩn bị: 
Cô và trẻ đọc thuộc bài đồng dao
- Tiến hành:
Từng đôi trẻ đứng đối diện với nhau cầm tay nhau đu dưa sang hai bên theo nhịp đọc, đến câu cuối “ cùng lộn cầu vồng” thì trẻ quay vòng tròn rồi tiếp tục chơi lại từ đầu.
Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nhằm kích thích trẻ chơi, đặc biệt khi chính trẻ phát âm
 * Thông qua giờ vận động: 
 Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những tấm bìa và xốp màu để làm mũ thỏ. Mỗi trẻ một cái mũ. Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi vừa kết hợp âm nhạc hát bài hát: “trời nắng, trời mưa”, “chú thỏ con”...vận dụng vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệt màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn:
+ Cái vòng này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ)
+ Thế còn cái vòng này có màu gì đây? (Màu vàng ạ)
+ Cái vòng dùng để làm gì con có biết không? (để học, để chơi trò chơi ạ)
+ Con sẽ chơi gì với vòng? (Con lái  ô tô ạ)
 	2.2.4:  Giải pháp thứ 4: Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh:
	Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi này là rất cần thiết. Vì vậy trong những giờ đón trẻ, trả trẻ và các cuộc họp phụ huynh định kỳ tôi thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác... Tôi trao đổi với phụ huynh về tình trạng ngôn ngữ của những cá nhân trẻ ở lớp như một số trẻ nói ngọng, nói lắp, nói chưa trọn câu trong các hoạt động ở lớp với phụ huynh để phối hợp với phụ huynh bồi dưởng và rèn luyện, sửa sai cho trẻ thêm lúc ở nhà
Ví dụ: Trong hoạt đông nhận biết tập nói xe ô tô tải
Cô cho trẻ chỉ tên các bộ phận xe và gọi tên ( đầu xe, thùng xe, bánh xa) mà có một số trẻ chưa phát âm rõ từ “thùng xe”, trẻ phát âm “hùng xe”
Hay cô hỏi xe ô tô tải dùng để làm gì con? Trẻ trả lời chở “àng oá”. Tức là trẻ phát âm chưa chính xác còn nói ngọng. Do đó, tôi trao đổi với phụ huynh trong về nhà phụ huynh sửa sai và tập nói cho trẻ phát âm chính xác.
Mặt khác, cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng. Tôi trao đổi tuyên truyền với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phụ huynh phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ dễ tiếp thu, và trẻ trả lời phụ huynh lắng nghe và sữa sai kịp thời những câu, từ chưa đúng.
Ví dụ: Bố mẹ khi đón trẻ về nhà thường xuyên trò chuyện cùng trẻ như: Hôm nay con đi học cô cho con ăn gì? Đến lớp cô cho con chơi những gì? Hôm nay cô dạy con học gì?....Từ những câu hỏi trò chuyện đơn giản như vậy cũng đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trong những năm gần đây, trẻ em tiếp xúc nhiều với điện thoại, máy tính bảng, ti vi từ rất sớm, với sự tiếp cận đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ đặc biệt là phát triển ngôn ngữ, Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận thức được ảnh hưởng xấu của chúng với con trẻ, không chỉ ảnh hưởng về thị lực mà còn về khả năng phát triển ngôn ngữ. Vì vậy tôi thường trao đổi với phụ huynh cần tạo mọi cơ hội cho trẻ giao lưu, giao tiếp với những người xung quanh nhiều hơn thay vì cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại hay máy tính bảng sẽ giúp trẻ hình thành cho mình vốn từ ngữ và khả năng diễn đạt phong phú hơn. Phụ huynh cần phải quan tâm tới con trẻ, luôn luôn lắng nghe, trò chuyện với con trẻ và thấu hiểu những gì con nói để uốn nắn, sửa sai, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ thêm cho con trẻ. Thường xuyên cho con đến những nơi có hoạt động tập thể, những nơi đông người, đến lớp học đầy đủ để trẻ có nhiều cơ hội, giao lưu vui chơi như vậy mới tạo được môi trường giao tiếp cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ chuyện, tranh ảnh có nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen và tự kể chuyện tranh theo trí tưởng tượng của mình giúp cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển hơn
Qua quá trình thực hiện và áp dụng những giải pháp trên tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi như sau:
	*Đối với giáo viên:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non thông qua các hoạt động, các bài thơ, câu chuyện, các trò chơi và bằng trải nghiệm thực tế. Luôn tìm tòi các kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ để nắm vững các nội dung, phương pháp, kỹ năng để truyền đạt cho trẻ giúp trẻ lễ phép, tự tin, tự lập và biết hợp tác với cô giáo và các bạn.
Xây dựng góc tuyên truyền giáo dục phát triển ngôn ngữ và tích cực phối hợp với phụ huynh qua giờ đón, trả trẻ hàng ngày cùng giáo dục trẻ.
Thường xuyên dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Nghiêm túc thực hiện các tiết dạy, đặc biệt lồng ghép giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua các tiết dạy.
Luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm tới những trẻ nhút nhát, dành thời gian trò chuyện gần gũi với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn.
 	*Đối với trẻ: 
 Trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn trong lớp, với mọi người xung quanh. Vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với đầu năm học. Trẻ đã phát âm được cả câu trọn vẹn. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp. Khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ đã tiến bộ rõ rệt. Khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của cô đã tốt hơn rất nhiều. Trẻ có ý thức trong các giờ học. Trẻ có thái độ tích cực, đoàn kếtthích tham gia vào các hoạt động cùng cô. 
 * Đối với phụ huynh:
Phụ huynh có nhận thức đúng đắn về chuyên đề. Phụ huynh rất phấn khởi, yên tâm khi thấy con em mình lễ phép, tự tin, biết tự phục vụ bản thân, Ngôn ngữ và vốn từ của trẻ được tăng lên, khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn, nên đã đóng góp tranh ảnh, các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương, một số trang thiết bị cơ bản cho cô và trẻ để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động học tốt hơn.
3- KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài: 
“Phát triển ngôn ngữ” cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. “Phát triển ngôn ngữ” giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày và hoạt động nhận thức của con người nói chung, sự phát triển tâm lý nhận thức của trẻ nói riêng, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng khả năng ngôn ngữ phát triển rất nhanh. Việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các con, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo, điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
 	Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi tôi giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đề xuất như sau:
 	*Đối với Nhà trường:
Nhà trường luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề phát triển ngôn ngữ để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy trẻ.
- Tham mưu, đầu tư cở sở vật chất, các thiết bị dạy học đầy đủ như tranh ảnh, sách chuyện, tập tranh... nhằm phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ.
 * Đối với giáo viên:	
	Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực theo phương châm: “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và “Học bằng chơi - chơi mà học”
	Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các hình thức tổ chức một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động phát triển ngôn ngữ.
 Biết chú ý và quan tâm tới những trẻ còn hạn chế về khả năng phát triển ngôn ngữ để rèn luyện và bồi dưởng thêm cho cá nhân trẻ
 Qua các giờ đón trả trẻ hay các cuộc họp phụ huynh trao đổi và phối kết hợp với phụ huynh để về tình trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó cả giáo viên và phụ huynh có kế hoạch giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hơn nửa
 Tích cực làm đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng theo từng chủ đề trẻ đang học từ đó giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ thông qua việc học và chơi.
 Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
* Đối với phụ huynh:
Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, liên tục, trẻ có cơ hội giao lưu, giao tiếp với cô giáo, bạn bè và những người xung quanh trẻ.Trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để có biện pháp, kế hoạch giáo dục mềm dẻo, kịp thời phù hợp với trẻ ở nhà.
Phụ huynh cần cung cấp các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	Trên đây là một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình thực hiện vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của hội đồng chuyên môn để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • docPTNN 24-36T.doc
Sáng Kiến Liên Quan