Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tích cực hơn trong học môn Lịch sử 7

Song song với việc truyền thụ kiến thức của các môn khoa học tự nhiên cho học sinh, thì việc truyền thụ kiến thức khoa học xã hội cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt, việc cải tiến các phương pháp nhằm thu hút học sinh tham gia hoạt động học tập ở trong nhà trường nói chung, môn Lịch sử nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Trong đó, phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động học tập. Ở phương pháp này, học sinh phải có sự chuẩn bị để thích nghi với đời sống xã hội thực tế, có óc quan sát và khả năng hứng thú trong học tập.

 Thực tế cho thấy ngoài những học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, thì còn một số học sinh còn thờ ơ, không quan tâm đến việc học tập của mình. Cụ thể ở lớp 73,74 – Trường THCS Tập Ngãi, trong các tiết học môn Lịch sử thì sĩ số thường xuyên không được đảm bảo, hoặc một số học sinh tham gia học tập với thái độ không tích cực. Ở đây chỉ xảy ra tập trung vào một số học sinh thuộc các nhóm đối tượng như: Thiếu sự quan tâm của gia đình, thái độ rụt rè nhút nhát, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, lười học tập,

 Trong điều kiện thực tế về cơ sở vật chất của một trường vùng sâu vùng xa như Trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi hiện nay, thì việc thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Song song đó, điều kiện kinh tế nông nghiệp, sự quan tâm chưa đúng mức của gia đình phụ huynh học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

 Trước thực trạng trên, thiết nghĩ chúng ta phải từng bước khắc phục bằng nhiều biện pháp vừa liên tục, vừa tích cực trên nhiều phương diện nhằm thu hút học sinh tích cực hơn trong học tập. Đồng thời, để xây dựng “Trường học thân thiện. Học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương để học sinh noi theo” do ngành giáo dục phát động thì đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo phải phấn đấu nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới giáo dục. Là một giáo viên phụ trách môn Lịch sử ở lớp 73,74 – Trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi, năm học 2011 - 2012, với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực hơn trong học tập môn Lịch sử 7, nên tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài này.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5356 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tích cực hơn trong học môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tài này. 
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN	
 1. Cơ sở lý luận:
 Với sự phát triển kinh tế ồ ạt như hiện nay, đòi hỏi ngành giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp nhằm để nâng dần chất lượng dạy học. Việc đổi mới toàn diện phương pháp dạy học trong nhà trường không chỉ thực hiện đơn thuần ở các môn khoa học tự nhiên mà còn thực hiện rộng rãi trong các môn khoa học xã hội. Chính việc đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện đó đã có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành giáo dục.
Đối với học sinh ở các bậc học ngày nay nĩi chung, bậc Trung học Cơ sở nói riêng, các em vừa được học phong phú về các kiến thức ở sách giáo khoa, vừa được tham gia các hoạt động bổ ích trong nhà trường và ngoài xã hội nên đã tạo cho các em tâm lý thoải mái, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Các em được tìm hiểu nhiều hơn về chương trình học của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách tham khảo, truy cập mạng internet, . Đặc biệt, các em được tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, của đất nước, các tấm gương sáng ngời trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, . Đó là những điều thật gần gũi với các em, làm cho các em thích thú hơn, muốn tham gia học tập và noi theo gương của các anh hùng đó. Từ đấy, các em tích cực tìm hiểu về lịch sử, hăng hái tham gia các hoạt động về nguồn.
	2. Cơ sở thực tiễn:	
	 a. Thiếu sự quan tâm của gia đình:
	Song song với sự phát triển kinh tế thị trường như hiện nay thì một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến sự học hành của con cái. Họ xem chuyện quan tâm, giúp đỡ, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của ngành giáo dục. Họ quan tâm đến việc làm ra tiền và cung cấp tiền cho con là đủ. Cũng có một bộ phận phụ huynh học sinh do sự kém hiểu biết nên cũng không quan tâm đến chuyện học tập của con mình. Cũng nằm trong nguyên nhân này, nhiều bậc làm cha làm mẹ lại đùng đẩy trách nhiệm làm cha làm mẹ cho nhau về việc quan tâm chăm sóc, giúp đỡ, tìm hiểu tâm tư tình cảm của con cái. Từ chỗ thiếu sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, những học sinh có tâm lý không vững vàng sẽ bị trao đảo và xao lãng dần chuyện học hành. Với sự không thoải mái về mặt tâm lý làm cho các em thiếu tự tin khi tiếp xúc với bạn bè với mọi người và khi tham gia các hoạt động học tập các em sẽ bị thụ động.
	 b. Thái độ rụt rè, nhút nhát:
	Do đặc điểm cuộc sống của gia đình ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, môi trường tiếp xúc không được rộng rãi, điều kiện giao lưu học hỏi còn hạn chế nên trong quá trình tham các hoạt động học tập một số học sinh còn tâm lý rụt rè nhút nhát, chưa mạnh dạn hòa nhập cùng tập thể. Song song đó, do đặc điểm của lứa tuổi mới lớn nên các em dễ bị mắc cỡ trước đám đông, đặc biệt là những học sinh nữ. Lại có những học sinh do tính tự ái cao nên khi bị bạn bè trêu chọc thì các em không hăng hái tham gia các hoạt động học tập. Các em thích trầm lặng, không hiếu động, không thích tập thể. Bên cạnh những học sinh nhút nhát thật sự thì còn không ít những học sinh do bị động về sự chuẩn nội dung bài học ở tiết trước nên cũng rơi vào tình trạng thụ động trong quá trình tham gia xây dựng bài mới.
	 c. Gia đình học sinh khó khăn:
	Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần thúc đẩy học sinh tích cực trong học tập là kinh tế gia đình. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và rèn luyện. Nó chi phối toàn bộ tâm sinh lý của học sinh. Khi điều kiện gia đình không ổn định thì mọi sự quan tâm của cha mẹ đến việc học hành, vui chơi của con cái dường như không chu đáo và thường xuyên. Điều đó làm cho học sinh không chuyên tâm vào học tập cũng như các hoạt động khác của tập thể lớp.
	 d. Phương pháp học tập chưa phù hợp:
	 Qua thực tế các tiết học môn Lịch sử ở lớp 73,74 – trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi cho thấy một nguyên nhân làm cho một số học sinh chưa tích cực tham gia xây dựng bài mới là phương pháp học tập chưa phù hợp. Phần lớn những học sinh này không chuẩn bị bài cũ trước khi tìm hiểu kiến thức ở bài học mới. Do không hiểu nội dung bài học cũ, nên khi giáo viên chuyển sang nội dung tiếp theo các em thấy hụt hẫng, không hiểu nội dung kiến thức mới, không theo kịp bạn bè. Cứ như thế theo thời gian, những kiến thức, những kĩ năng mà giáo viên cung cấp trong các tiết dạy thì những học sinh này không tiếp thu được. Vì vậy các em luôn thụ động và thiếu tích cực trong các hoạt động xây dựng bài mới. 
 Cũng có những học sinh rất tích cực nhưng không mang lại hiệu quả cao, chính là vì các em không tập trung vào nội dung yêu cầu trọng tâm được đặt ra. Vì vậy, khi thực hành các em không áp dụng được hoặc chỉ thực hiện được một phần nhỏ của yêu cầu.
 Một đối tượng khác lại lợi dụng các tiết học để nghịch phá. Ở đối tượng này, các em xem nhẹ việc học tập, hiểu lệch về tầm quan trọng của việc học tập. Các em cho rằng học tập là một sự gàng buộc nên không cần quan tâm, không cần tìm hiểu.
 Lại có những học sinh học theo lối thuộc lòng một cách máy móc, nên không biết cách vận dụng vào thực tế. Chính những phương pháp học tập không phù hợp đó làm cho học sinh không lĩnh hội hết được nội dung của bài học, không mang lại hiệu quả cao trong học tập. Từ đó làm cho các em chán nản, thoái chí, không tích cực và không thích tham gia các hoạt động học tập nữa.
 e. Không thích học tập: 	
	 Hiện nay, với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học thì đa số học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhanh chóng và khắc sâu hơn. Các em vừa được học lý thuyết vừa được thực hành do đó các em hăng hái, tích cực tham gia học tập cũng như tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ học sinh hiện nay do nhiều nguyên nhân tác động mà các em xem nhẹ việc học tập của mình. Do trí khôn chưa trưởng thành, cộng với tác động của các phần tử xấu bên ngoài xã hội làm cho các em nghĩ lệch đi về nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu là học tập và rèn luyện nhân cách. Các em chưa tìm ra niềm vui khi tham gia các hoạt động học tập trong đó có môn Lịch sử. Các em xem việc học tập là một gánh nặng, một sự gò bó ép buộc đối với bản thân mình. Từ tâm lý bất mãn đó khi tham gia các hoạt động học tập các em cảm thấy chán chường, mệt mỏi, không thích thú. Các tiết học đối với những học sinh này là một hình phạt không hơn không kém. Tâm lý ức chế đó kéo dài nhiều ngày trở thành thói quen, trở thành cá tính lôi kéo các em cứ xa dần kiến thức, xa dần tập thể lớp, xa dần mọi người. Từ đó không muốn đến trường, không muốn học tập. Cũng có học sinh do mặc cảm với bạn bè về học lực yếu kém của bản thân nên các em ngại tiếp xúc với tập thể, xa rời tập thể. Theo thời gian các kiến thức, các kĩ năng của các em hỏng đi liên tục, làm cho sự mặc cảm của bản thân về sự thua súc với bạn bè càng tăng lên, nên các em không thích học tập.
	 f. Điều tra thực tế:
	Với trăn trở của cá nhân, khi tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã mở một cuộc điều tra thực tế bằng cách thăm dị ý kiến trong 31/64 học sinh chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập môn Lịch sử ở lớp 73,74 – trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi và thu được kết quả như sau:
STT
NGUYÊN NHÂN THIẾU 
TÍCH CỰC
SỐ LƯỢNG
TỈ LỆ (%)
GHI CHÚ
01
Thiếu sự quan tâm của gia đình.
6/64
9,4
02
Thái độ rụt rè nhút nhát.
5/64
7,8
03
Gia đình khó khăn.
7/64
10,9
04
Phương pháp học tập chưa phù hợp.
8/64
12,5
05
Không thích học tập.
5/64
7,8
	III. GIẢI PHÁP, KẾT QUẢ THỰC HIỆN:	
	 1. Giải pháp:	
	 a. Đối với học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình:	
	Những đối tượng học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình không hẳn là các em học yếu mà trong đó có một số em học rất tốt, nhưng vì từ nhiều nguyên nhân có hại từ phía gia đình làm cho các em bi quan chán nản, không thích học tập. Ở đối tượng này, tâm lý các em đã bị hụt hẩng, mặt cảm nên rất cần sự quan tâm an ủi từ phía các thầy cô và bè bạn. Nhằm giúp các em ổn định tinh thần trong học tập, tôi mạnh dạn phân công những học sinh chơi thân với các em thành lập các đôi bạn cùng hoạt động, cùng tham gia tìm hiểu và xây dựng bài. Trong các tiết học, tôi phân công những học sinh học tập tiến bộ thành lập nhóm cùng với các em để tiện cho việc trao đổi, giúp đỡ. Từ sự quan tâm của tôi, sự giúp đỡ của bạn bè mà các đối tượng này có phần ổn định về tâm lí và có nhiều tiến bộ trong các tiết học Lịch sử gần đây.
	 b. Đối với học sinh có thái độ rụt rè nhút nhát:
	Trong số những học sinh chưa tích cực trong tham gia xây dựng bài mới thì có dạng đối tượng học sinh còn mang tâm lí rụt rè, ngại phát biểu trước đám đông. Đối với những học sinh này chúng ta thực hiện những biện pháp vừa mềm dẽo vừa cứng gắn, tức là trong những tiết học có hoạt động nhóm thì buộc các em trình bày các kết quả hoạt động của nhóm mình hoặc thường xuyên gọi các em nhận xét hoạt động của các nhóm khác, hoặc của các cá nhân khác. Ví dụ như khi triển khai nội dung bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ VIII)”, tôi gọi những đối tượng này lên bảng dựa vào lược đồ các trận đánh để tường thuật lại diễn biến, hoặc khi triển khai nội dung bài 15: “Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần” , tôi thường yêu cầu những đối tượng này nhận xét, so sánh kinh tế văn hóa của thời Trần với thời Lý, . Từ đó tạo cho các em thói quen phát biểu trước đám đông, dần dần các em sẽ tự tin khi tham gia xây dựng bài mới.
	c. Đối với học sinh có phương pháp học tập chưa khoa học:
	Những đối tượng có phương pháp học tập không phù hợp, chưa khoa học dẫn đến không hiểu bài, không tích cực trong học tập, tôi thường kiểm tra vở bài tập, bài soạn, hướng dẫn cho các em phương pháp học tập đối với môn Lịch sử. Chẳng hạn như tôi hướng dẫn các em xem kĩ trước nội dung bài mới trước ở nhà, trả lời các câu hỏi sau nội dung bài học bằng cách soạn bài trước. Song song đó, nhằm giúp đối tượng này tích cực hơn trong học môn Lịch sử, tôi cho các em thành lập nhóm học tập nhằm để các em kiểm tra chéo và trao đổi trước bài học với nhau. Từ đó các em nắm được phần nào kiến thức trọng tâm của bài mới, khi vào lớp học các em muốn trình bày những hiểu biết của mình về nội dung bài học nên các em rất hăng hái tham gia xây dựng bài.
	 d. Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn:
	Đa số phụ huynh học sinh ở nông thôn có nguồn thu nhập từ nông nghiệp, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, thậm chí có gia đình quanh năm chỉ sống dựa vào việc đi làm thuê cho những gia đình xung quanh theo vụ lúa. Với việc vật lộn cùng cái ăn cái mặc đã khiến cho nhiều phụ huynh học sinh không còn thời giờ để quan tâm đến việc học hành của con cái, thậm chí đến tên của con họ trong giấy khai sinh là gì họ cũng không nhớ. Từ đó cho thấy việc học tập, rèn luyện của học sinh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hoàn cảnh gia đình. Đối với học sinh có hoàn cảnh như thế tôi thường động viên an ủi, tỏ thái độ thân thiện với các em, phân tích cho các em thấy sự cần thiết phải học tập và rèn luyện ở bản thân, dẫn chứng cho các em thấy những tấm gương hiếu học đã vươn lên thành đạt trong cuộc sống. Từ đó các em có ý chí tu dưỡng rèn luyện và phấn đấu.
	e. Đối với học sinh không thích học tập môn Lịch sử:
	Đối với những đối tượng học sinh không thích học môn Lịch sử, tôi thường trao đổi riêng về những sở thích cá nhân, những mơ ước trong tương lai, . Từ đó, tôi phân tích cho các đối tượng thấy tầm quan trọng của việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một điều kiện không thể thiếu để thực hiện những ước mơ, hoài bão trong tương lai. Song song đó, trong những giờ lên lớp tôi lại phân công những học sinh có khả năng linh hoạt ngồi cùng nhóm với những học sinh này để giúp đỡ, hướng dẫn những nội dung mà các em chưa rõ. Sau những lúc rảnh rỗi tôi thường hỏi thăm những đôi bạn này và tư vấn cho các em cách hỏi, cách giải đáp khi trao đổi với nhau. Đồng thời cũng hỏi thăm về cách nhận thức của đối tượng về việc học tập của bản thân.
	 2. Kết quả:
	Qua thực tế thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này ở lớp 73,74 trong Học kỳ I năm học 2011 – 2012, tại Trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi đã mang lại kết quả như sau:
STT
NGUYÊN NHÂN THIẾU 
TÍCH CỰC
SỐ LƯỢNG
TỈ LỆ (%)
GHI CHÚ
01
Thiếu sự quan tâm của gia đình
3/64
4,7
02
Thái độ rụt rè nhút nhát
2/64
3,1
03
Gia đình khó khăn
3/64
4,7
04
Phương pháp học tập chưa phù hợp
2/64
3,1
05
Không thích học tập
1/64
1,6
Qua kết quả trên cho thấy số lượng học sinh chưa tích cực học môn Lịch sử ở lớp 73,74 - Trường THCS Tập Ngãi đã có sự chuyển biến rõ rệt về số lượng và chất lượng từ 31/64 học sinh chưa tích cực đầu năm học, đến cuối Học kỳ I con số này còn 11/64 học sinh chưa tích cực.
IV. KẾT LUẬN:
	Ngành giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển. Khi xã hội đã phát triển thì đòi hỏi ngành giáo dục – ngành đào tạo ra nhân tài – càng phải nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa. Nhận thức được trách nhiệm nặng nề đó, hiện nay ngành giáo dục đã và đang đề ra nhiều phương pháp dạy học theo lối tích cực nhằm thu hút học sinh trong độ tuổi đến lớp, cũng như giúp học sinh tích cực hơn trong quá trình tham gia học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí, .. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này không ai khác ngoài đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Là thành viên của những người có trách nhiệm đảm nhận nhiệm vụ quan trọng này, tôi cảm thấy mình cũng phải đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp chung của ngành giáo dục, của toàn xã hội. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động giảng dạy tôi đã rút tỉa được một vài kinh nghiệm thông qua sáng kiến kinh nghiệm này. Tuy nội dung chỉ gói gọn trong phạm vi lớp 73,74 – Trường Trung học Sơ sở Tập Ngãi, nhưng tôi nhận thấy việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này trong thời gian qua bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng kể, đặc biệt là đối với đối tượng gia đình khó khăn và đối tượng lười học. Hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đóng góp một phần vào những giải pháp giúp học sinh tích cực hơn trong học tập môn Lịch sử 7.
	Do khả năng cá nhân còn nhiều hạn chế, nên khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm này thêm đầy đủ và đạt kết quả cao hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Trước tiên muốn thu hút được học sinh tham gia tích cực hơn trong học tập thì người giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, đam mê với công tác giảng dạy, là người gương mẫu, có uy tín với học sinh và đồng nghiệp.
- Giáo viên chủ nhiệm ở các lớp phải có trách nhiệm cao về việc định hướng giáo dục và rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm. Từ đó có hướng đưa phong trào học tập ở lớp mình phụ trách phát triển.
- Thường xuyên họp Giáo viên chủ nhiệm để kịp thời uốn nắn, khắc phục những mặt chưa làm được, đồng thời phát huy những mặt làm tốt.
- Trong lớp, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh nghèo vượt khó.
- Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh của lớp để kịp thời uốn nắn, giáo dục những học sinh có thái độ học tập chưa tích cực, có hành vi suy thoái về đạo đức để từng bước giúp các em định hướng được việc học tập, rèn luyện đạo đức là con đường tốt nhất để các em phát triển và trở thành người công dân tốt trong tương lai.
VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
- Giáo viên chủ nhiệm đầu tư thêm thời gian để gần gũi lớp chủ nhiệm.
- Ban lãnh đạo trường nên quan tâm nhiều hơn nữa đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
- Phân công thêm giáo viên bộ môn hỗ trợ công tác chủ nhiệm đối với những giáo viên chủ nhiệm hoạt động chưa hiệu quả.
- Giáo viên đứng lớp ngoài công tác dạy kiến thức cho học sinh thì nên chú trọng hơn nữa về giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Tập Ngãi, ngày 25 tháng 10 năm 2011.
 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
	 Trần Ngọc Thế
UBND HUYỆN TIỂU CẦN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 PGD & ĐT TIỂU CẦN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN VỊ: Trường THCS Tập Ngãi
PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Ø Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HƠN TRONG HỌC MÔN LỊCH SỬ 7 
Thời gian thực hiện: Học kì I – Năm học 2011 – 2012
Tác giả: Trần Ngọc Thế 
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp
TỔ CHUYÊN MƠN
 Nhận xét: 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xếp loại: (Đạt, không đạt):  Ngày .. tháng .... năm .... Tổ trưởng
HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG
 Nhận xét: 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xếp loại: (Đạt, không đạt):  Ngày .... tháng  năm .... Hiệu trưởng
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TIỂU CẦN
Nhận xét: 
	------------------------------------------------------------------------------------
 	------------------------------------------------------------------------------------
 	------------------------------------------------------------------------------------
Xếp loại: (Đạt, không đạt): 
 Ngày .... tháng ... năm ....
 Trưởng phòng

File đính kèm:

  • docSKKN_HOAN_CHINH.doc
Sáng Kiến Liên Quan