Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 8 học tốt môn Giáo dục công dân

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và trao đổi với học sinh. Tôi nhận thấy môn Giáo dục công dân là môn học có dung lượng kiến thức tương đối dài cần truyền đạt trong một tiết học. Mà giáo viên thì chưa kết hợp linh hoạt những phương pháp truyền thụ làm cho giờ dạy trở nên tẻ nhạt, thụ động, nhạt nhẽo và đơn điệu.

 Bên cạnh đó, học sinh lại có ý nghĩ xem nhẹ môn học này, các em cho rằng đây là một môn học phụ, không cần đầu tư nghiên cứu. Cho nên trong giờ học các em chỉ là người thụ động tiếp thu kiến thức từ giáo viên. Chẳng hạn trong tiết dạy, giáo viên chỉ đặt câu hỏi theo phương pháp rồi gọi học sinh trả lời, cho nên học sinh chưa biết phát huy tính tích cực, chủ động của mình trong giờ học. Chính vì vậy mà kết quả học tập năm học 2014 – 2015 về bộ môn Giáo dục công dân lớp 8, tôi nhận thấy các em học còn yếu môn này.

 

doc37 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 8 học tốt môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi.
 + Trò chơi phải dễ tổ chức và dễ thực hiện.
 + Sau trò chơi, tôi cần tổng kết cho học sinh rõ, học được gì qua trò chơi này.
 3/ Tổ chức đóng vai
 3.1/ Đặc điểm
 Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành,“ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định. Khi vận dụng phương pháp này vào bài dạy sẽ:
 + Giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra tình huống thật.
 + Gây hứng thú và sự chú ý đối với người học.
 + Tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của các em.
 + Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo định hướng trước.
 + Có thể thấy ngay được tác động và hiệu quả của việc kết hợp khéo léo giữa chơi và học.
 + Là điều kiện để các em có khả năng thể hiện tài năng của mình trước các bạn thông qua vai diễn.
 3.2/ Cách tổ chức hoạt động:
 - Tôi giới thiệu tình huống.
 - Các nhóm thảo luận, xây dựng “ Kịch bản” và phân công đóng vai.
 - Các nhóm lên thể hiện trên lớp.
 - Lớp nhận xét, đánh giá.
 - Tôi chốt lại.
 * Với cách tổ chức này tôi đã vận dụng vào bài dạy cụ thể như sau:
 Ví dụ: Để minh họa cho nội dung phần ý nghĩa của tôn trọng người khác và trách nhiệm của học sinh trong bài “ TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC ” ( Bài 3- GDCD 8 ), để giúp cho học sinh nắm được nội dung phần ý nghĩa của bài và trách nhiệm của học sinh đối với việc biết tôn trọng người khác ở mọi nơi và mặt trái của việc thiếu tôn trọng những người xung quanh. Tôi cho học sinh tổ chức đóng vai tình huống: “ Bài học nhớ đời”.
 3.2.1/ Chuẩn bị:
 - Tôi gợi ý, hướng dẫn học sinh tập luyện trước.
 - Phân vai: Chọn người diễn cho phù hợp.
 + Hai nhân vật An, Hà (phải thể hiện được tính cách khác nhau theo thời gian):
 - Lúc đầu An và Hà phải thể hiện được là những học sinh ngoan, biết nghe lời thầy cô và cha mẹ, biết kính trọng người lớn và tôn trọng mọi người xung quanh, học rất khá.
 - Nhưng sau này cả hai bạn (An và Hà đã thay đổi hoàn toàn: hư hỏng, quậy phá, trốn học, bỏ tiết đi chơi game...) vì cả hai bạn An và Hà đã không làm chủ được mình, bị bạn bè xấu rủ rê theo chúng tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy và còn vô lễ với người lớn khi ra ngoài xã hội, còn bình luận những giáo viên đã và đang dạy mình với những lời lẽ thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn coi thường với bà Năm ( chủ quán), còn quát nạt bà Năm khi bà hỏi tiền mua đồ, sau đó còn ném tiền vào mặt chủ quán với những lời lẽ thô thiển. Không những thế còn xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường ngay nơi mà An, Hà và các bạn mới ngồi ăn trong quán. Những ngày sau đó cả hai bạn An, Hà còn trốn học liên miên, chính vì vậy cuối năm lớp 8, cả hai bạn đã phải ở lại lớp vì học lực yếu và hạnh kiểm yếu. Đúng lúc đó thì Bình- một người bạn cũ đến rủ An, Hà đi chơi game, đi đánh bài. Đang lúc buồn chán, tuyệt vọng, cả An, Hà liền đi theo... Cứ như vậy một lần, rồi lần nữa, lần nữa... An, Hà đã bị ghiền. Để có tiền đi chơi game, đánh bài, cả An và Hà đã tham gia vào một nhóm trộm cắp và cả hai bạn đã bị bắt trong khi đi ăn trộm.
 + Nhân vật Bình (Bạn cũ của An và Hà): hư hỏng, quậy phá, đánh bạc, chơi game nghênh ngang, không biết sợ ai.
 + Nhân vật Tú, Khanh (Hai người bạn của An và Hà - là những thành phần cá biệt trong xã hội đã hư hỏng đã lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ An và Hà ): hư hỏng, rất ghiền game và thường xuyên đánh bạc, trộm cắp, dữ tợn, gian xảo, ngổ ngáo, nghênh ngang, không biết sợ ai, thường xuyên lôi kéo An và Hà vào những việc xấu.
 + Một người vào vào vai bà Năm (chủ quán) cương quyết để phê phán những hành vi sai trái, những lời lẽ thiếu văn hóa, thiếu lịch sự của An và Hà và những người bạn hư hỏng đã không biết thương cha mẹ, không biết tôn trọng những người dã dạy dỗ mình mà còn bất kính với những người lớn tuổi ngoài xã hội và những người xung quanh mình.
 + Một người dẫn chuyện thể hiện thái độ tự nhiên.
 3.2. 2/Thực hành trên lớp:
 - Học sinh được phân vai, diễn tại lớp.
 - Học sinh có thể tự đặt câu hỏi hoặc tôi đặt để học sinh bên dưới lớp trả lời như sau:
 + Trước đây An và Hà là những học sinh có những ưu điểm gì? Sau này An và Hà đã thay đổi như thế nào?
 + Vì sao An và Hà lại có sự thay đổi đó? Theo em An và Hà là những người như thế nào?
 + Qua tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
 + Nếu trong lớp em có các bạn như An, Hà thì em và các bạn nên xử lí như thế nào?
 * Từ tình huống trên thì học sinh đã thấy tác hại của tính thiếu tôn trọng người khác và thiếu tự chủ, thiếu bình tĩnh, không có bản lĩnh và tự tin sẽ dẫn tới những sai lầm trong mỗi cuộc đời của mỗi cá nhân chúng ta. Qua đó giúp học sinh biết được hiện nay: Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường - lối sống thực dụng, ích kỉ, sa đọa của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết tôn trọng người khác coi thường mọi người xung quanh mình, sống thiếu văn hóa, thiếu lịch sự, không có ý thức với việc mình làm và không biết bảo vệ môi trường, bên cạnh đó còn không biết làm chủ bản thân. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về nội dung ý nghĩa của tôn trọng người khác cùng với trách nhiệm của mỗi cá nhân, học sinh đối với việc tôn trọng mọi người xung quanh ở mọi nơi mọi lúc.
 Như vậy thông qua việc đóng vai, sẽ giúp cho học sinh khắc sâu hơn về bài học, biết tôn trọng người khác, biết bảo vệ môi trường nơi mình học tập và sinh sống, biết tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Song, tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình họ: không coi khinh, miệt thị, xúc phạm đến danh dự hay dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ mà cần phân tích, chỉ cho họ thấy cái sai trong ý kiến hay trong việc làm của họ để họ biết làm chủ bản thân trong mỗi tình huống khó khăn nhất, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Bởi tính biết tôn trọng người khác rất cần thiết trong cuộc sống. Con người luôn phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp vì tính biết tôn trọng người khác giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình. Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tôn trọng người khác, biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh mình và biết xử sự như những người có văn hóa thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
( Tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục kỹ năng sống từ thực tế cho học sinh).
 3.3/ Những điều cần lưu ý:
Khi sử dụng phương pháp này tôi cần lưu ý cho học sinh những vấn đề sau:
 + Tính mục đích của tình huống phải thật rõ ràng.
 + Tình huống phải dễ đóng vai không nên quá phức tạp.
 + Nên khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
 + Tôi cần có sự hỗ trợ kịp thời khi học sinh luyện tập vai diễn.
 + Sau khi học sinh diễn xong tình huống, tôi cần nhận xét cái được và cái chưa được để học sinh diễn tốt ở lần sau.
4/ Sử dụng hình ảnh trực quan:
 Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng hình ảnh - đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Đồ dùng trực quan trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú, trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Vì vậy trong một tiết dạy tôi có thể sử dụng nhiều hình thức trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy có những hình thức trực quan như sau:
4.1/ Sử dụng hình ảnh trực quan giúp học sinh rút ra trách nhiệm của bản thân qua nội dung từng bài học:
 Muốn sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao trong mỗi bài dạy đạo đức, pháp luật, tôi phải chuẩn bị đồ dùng trực quan sử dụng trong tiết dạy. Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật ít có sẵn nên việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu đòi hỏi tôi phải có sự đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệt tình.
Trước hết tôi phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụng loại đồ dùng gì? Bảng, phấn, giấy, bút, thước; tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ; phiếu học tập, bảng phụhay các loại phương tiện kỹ thuật nghe nhìn như máy, băng, đĩa ghi âm, máy chiếu các bản in, máy băng đĩa hình, các phương tiện đa chức năng như máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học trên máy vi tính
Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại đồ dùng nào thì tôi sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị. 
Ví dụ 1 : Khi dạy bài 13 “PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI” (GDCD 8), tôi có thể giới thiệu tranh và sơ đồ:
Tệ nạn xã hội
 - Hãy giải thích sơ đồ và bức tranh trên? Qua đó em rút ra kết luận chung gì về các tệ nạn xã hội? 
 Qua quan sát sơ đồ và bức tranh, dựa vào kiến thức tôi vừa giảng, các em sẽ giải thích và rút ra được nhận xét chung là:
 - Các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm) có mối liên hệ mật thiết với nhau.
 - Nó vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Tôi đã giúp học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân:
 - Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
 - Tuân theo những qui định của pháp luật.
 - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Như vậy trong tất cả các tiết dạy đạo đức, pháp luật tiết nào cần sử dụng đồ dùng trực quan, tôi đều tiến hành sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tìm đọc các tài liệu có liên quan, tìm hiểu tình hình thực tế địa phương để lựa chọn và đưa ra những hình ảnh, số liệu đắt nhất, điển hình nhất, mới nhất và có sức thuyết phục nhất vào trong bài giảng, làm cho bài giảng không bị khô khan, tẻ nhạt mà hiệu quả giờ dạy lại cao.
 + Ví dụ 2: Khi giảng bài 7: “TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI” (GDCD 8) tôi có thể cho học sinh quan sát hình ảnh:
 Bảo vệ môi trường Hiến máu nhân đạo
 Bảo vệ dân phố Họp Quốc hội
 Sản xuất Đền ơn, đáp nghĩa 
 - Tôi yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trên và cho biết:
Nêu tên các hoạt động của các nhân vật trong ảnh? 
Những hoạt động đó nhằm mục đích gì?
Những hoạt động trên có ý nghĩa , tác dụng gì?
Những hoạt động đó do ai tổ chức? 
Em hiểu thế nào là hoạt động chính trị – xã hội?
Có mấy loại hình hoạt động chính trị – xã hội? 
 Bằng hệ thống câu hỏi ấy, học sinh thảo luận rất sôi nổi và hào hứng. Qua quan sát tranh, ảnh, các em chắc chắn sẽ có câu trả lời tốt, hiểu sâu sắc bài học hơn.
- Khi đã có những đồ dùng cần sử dụng, tôi tiến hành nghiên cứu thật kỹ từng ký hiệu trên bản đồ, hình vẽ, tìm hiểu chi tiết nội dung, ý nghĩa của từng bức tranh, hình vẽ, ý nghĩa của những số liệu để khi lên lớp giảng dạy được tốt. Trong quá trình sưu tầm tư liệu tôi cố gắng tích lũy và sắp xếp chúng theo từng chủ đề khác nhau như: chủ đề về An toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, Bộ máy Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức. Trong từng chủ đề có các thể loại tư liệu khác nhau: Phim tư liệu, tình huống, tranh ảnh, mẩu chuyện những tư liệu này không chỉ dạy học ở lớp 8 mà còn những lớp khác tùy theo chủ đề để lựa chọn. Việc sắp xếp này cũng giúp cho tôi dễ dàng trong việc lấy và dùng khi cần thiết, tôi có thể trình chiếu trực tiếp, thiết kế giáo án điện tử hoặc phô tô ra giấy để dạy.
 4.2/ Chuẩn bị hình ảnh - đồ dùng trực quan giúp học sinh tìm hiểu khái niệm, nội dung kiến thức cơ bản của bài học:
 + Ví dụ : Khi dạy Tiết ngoại khóa “ AN TOÀN GIAO THÔNG ” ( GDCD 8- tiết 2)
 Để tìm hiểu nội dung kiến thức: Vấn đề giao thông ở Việt Nam hiện nay, tôi sử dụng băng hình giới thiệu phóng sự về “ Tình hình trật tự an toàn giao thông”.
 Hỏi: Quan sát đoạn phim trên em có nhận xét gì về tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay? 
	Được trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh: tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên đoạn đường dài mấy km; hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng trên đường, đèo từ 3 đến 4 người trên một xe máy Các em sẽ dễ dàng nhận thấy: Tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay diễn biến rất phức tạp.
 Tôi khẳng định: 
 - Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện khi uống rượu bia, không chấp hành các quy định về an toàn giao thông .
 - Tai nạn giao thông tăng hàng năm và có diễn biến phức tạp, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.
 - Ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, xã hội và ô nhiễm môi trường.
 - Hiện tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông rất phổ biến trong đó có rất nhiều thanh niên học sinh chúng ta khi tham gia giao thông điều khiển xe đạp điện tới trường mà không đội mũ bảo hiểm.
 Ùn tắc giao thông	 Lạng lách, đánh võng
 Tai nạn giao thông Chuyên chở cồng kềnh
 Và tôi phải chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học. Nhằm khai thác hết nội dung của đồ dùng dạy học, tránh tình trạng sử dụng tùy hứng, thiếu chuẩn bị sẽ làm hạn chế hiệu quả của đồ dùng dạy học. Nếu chỉ đưa những tranh ảnh, bản đồ, số liệu để học sinh xem chứ không yêu cầu các em quan sát tìm hiểu, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận thì khó phát huy được vai trò của nó. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy có rất nhiều tình huống nảy sinh, lúc đó đòi hỏi tôi phải giải quyết tình huống thật khéo léo thì tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt.
Những đồ dùng trực quan này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký ức mỗi học sinh. Nếu tôi sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp cho học sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên hệ thực tế. Nó còn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được.
 * Những điều cần lưu ý:
 Để làm được những điều đã trình bày thì tôi phải có những am hiểu về tình hình chính trị xã hội của địa phương, đất nước, phải cập nhật thông tin trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, trên mạng Internet để kịp thời bổ sung những tranh ảnh, bài viết, số liệu mới để đảm bảo tính chính xác, cập nhật của từng bài giảng. 
 Trên đây là một số vận dụng của tôi với một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn giáo dục công dân 8 thông qua tổ chức thảo luận nhóm, tổ chức thi đua, tổ chức đóng vai và sử dụng hình ảnh- đồ dùng trực quan vào một số bài dạy Giáo dục công dân lớp 8.
 III/ Kết quả
 Việc sử dụng những biện pháp nêu trên đã giúp cho giờ học Giáo dục công dân trở nên sinh động và hơn cả là các em đã có cách nghĩ khác về bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Các em đã tìm được hứng thú khi học, bên cạnh đó nội dung bài học cũng được khắc sâu hơn và có thể thuộc bài tại lớp. Và bằng chứng là kết quả học tập môn Giáo dục công dân học kì I năm học 2015- 2016 như sau:
Lớp 
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
8A1
34
16
55,9%
13
38,2%
5
5,9 %
0
0 %
8A2
34
14
41,2%
12
35,3%
8
23,5%
0
0 %
8A3
33
13
39,3%
11
33,3%
8
24,2%
1
3,2%
8A4
35
12
34,3%
15
42,9%
7
20%
1
2,9%
Tổng
136
55
40,4%
51
37,5%
28
20,9%
2
1,2%
Từ những số liệu trên cho thấy, chất lượng học tập được nâng lên một cách đáng kể ở học kì I năm học 2015- 2016 cụ thể như:
 + Lớp 8A1: Học sinh giỏi: 55,9 %, học sinh khá: 38,2%, học sinh trung bình: 5,9% , học sinh yếu: 0 % 
 + Lớp 8A2: Học sinh giỏi: 41,2%, học sinh khá: 35,3%, học sinh trung bình: 23,5%, học sinh yếu: 0 %.
 + Lớp 8A3: Học sinh giỏi: 39,3%, học sinh khá: 33,3%, học sinh trung bình: 24,2%, học sinh yếu: 3,2%.
 + Lớp 8A4 : Học sinh giỏi: 34,3%, học sinh khá: 42,9 %, học sinh trung bình: 20%, học sinh yếu: 2,9 %.
 Qua bảng thống kê trên cho thấy: Chất lượng học tập môn Giáo dục công dân có một sự tiến triển mới. Tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi chiếm trên 77,9 % tỉ lệ học sinh trong lớp. Nếu như ở năm học 2014- 2015 số học sinh giỏi của bộ môn chỉ đạt 21/ 156 học sinh, chỉ chiếm 13,46 % thì trong học kì I năm học 2015- 2016 số học sinh giỏi bộ môn đã có sự tăng lên đáng kể 55/ 136 học sinh, chiếm 40,4 %. Còn học sinh yếu chỉ có từ 1 em trên mỗi lớp, cũng có lớp không có học sinh yếu. Điều đó chứng tỏ rằng một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 học tốt môn Giáo dục công dân thông qua tổ chức hoạt động nhóm và sử dụng hình ảnh - đồ dùng trực quan được vận dụng trong tiết dạy Giáo dục công dân khối lớp 8 ở Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Tân Thạnh có hiệu quả.
PHẦN KẾT LUẬN
˜ { ™
 Cũng như các môn học khác, môn Giáo dục công dân trong nhà trường Trung học cơ sở có vai trò khá quan trọng. Nó được phát triển từ những giờ dạy đạo đức ở bậc tiểu học, ở cấp Trung học cơ sở này nó được đi sâu hơn về mảng đạo đức và bổ sung thêm những vấn đề về pháp luật. Thông qua bộ môn Giáo dục công dân học sinh sẽ được giáo dục về đạo đức làm người, đồng thời nắm được quy định pháp luật để có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Để giảng dạy tốt bộ môn này tôi đã vận dụng một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 học tốt môn Giáo dục công dân thông qua hoạt động nhóm và sử dụng hình ảnh- đồ dùng trực quan như sau:
 - Tổ chức thảo luận nhóm: Ở giải pháp này nó không những giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực mà còn giáo dục tinh thần đoàn kết,cùng hợp tác để giải quyết một vấn đề.
 - Tổ chức thi đua: Đây là một giải pháp tạo được hứng thú cho học sinh, tạo một cảm giác thoải mái khi tiếp thu bài học.
 - Tổ chức đóng vai: Giải pháp này nhằm giúp cho học sinh có thể chủ động giải quyết tình huống trước khi có tình huống thật xảy ra.
 - Khi sử dụng hình ảnh trực quan giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi đảm bảo vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của tài liệu chuẩn, sách giáo khoa, tránh đưa những tư liệu hình ảnh phản cảm, thiếu tính giáo dục.
 - Phải xem đồ dùng, phương tiện trực quan như một loại hình kiến thức riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không phải là phương tiện trực quan minh hoạ đơn thuần. Trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kĩ năng nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ thực tế giảng dạy, trong việc thực hiện một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 học tốt môn Giáo dục công dân thông qua tổ chức hoạt động nhóm và sử dụng hình ảnh trực quan trong tiết dạy Giáo dục công dân lớp 8 ở Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Tân Thạnh, rất mong được sự đóng góp chân thành của các anh chị đồng nghiệp để giúp cho phương pháp giảng dạy của tôi ngày càng hoàn thiện hơn và hiệu quả giảng dạy bộ môn ngày càng được nâng cao.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
˜ & ™
1/ Chương trình Trung học cơ sở các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp – NXB Giáo Dục.
2/ Hà Nhật Thăng- Sách Giáo viên Giáo dục công dân 8 – NXB Giáo Dục.
3/ Hồ Thanh Diện – Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 8 – NXB Hà Nội.
4/ Nguyễn Hữu Châu – Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân – NXB Giáo Dục.
5/ Nguyễn Hữu Khải – Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở.
6/ Tiến Sĩ Bùi Văn Sơm – Hướng dẫn Cán bộ Quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
7/ Thạc Sĩ Tạ Thị Thúy Anh – Hướng dẫn Trả lời câu hỏi và bài tập Giáo dục công dân 8 – NXB Đại Học Sư Phạm.
8/ Vũ Xuân Vinh - Bài tập Giáo dục công dân 8 - NXB Giáo Dục.
 9/ Trần Thị Nhung - Hướng dẫn tích hợp giáo dục môi trường- NXB bộ GD-ĐT
 10/ Trần Văn Thắng - Hướng dẫn tích hợp pháp luật trong môn GDCD- NXB bộ GD-ĐT.
11/ Vụ giáo dục trung học - Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam môn GDCD- NXB bộ GD-ĐT.
MỤC LỤC
˜ & ™
	Phần mở đầu	Trang 2
 Phần nội dung
	Phần I: Thực trạng	Trang 6
	Phần II: Giải pháp	Trang 9
	Phần III: Kết quả	Trang 32
	Phần kết luận	Trang 34
	Tài liệu tham khảo	Trang 36

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_8_h.doc
  • docbìa SKKN 2016.doc