Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

Mô tả nội dung:

Năm học 2019-2020, tôi được phân công chủ nhiệm lớp lá 1 cùng cô Hồng Nhung với

sỉ số cháu là 41. Trong đó phần lớn ba mẹ của các cháu làm công nhân, buôn bán nhỏ, làm mướn

nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế. Bên cạnh đó, số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ

ngày càng được nuông chiều quá mức. Ví dụ: Trẻ có nói leo hoặc không lễ phép thì phụ huynh cứ

nhìn và cười một cách thích thú. Còn một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ

giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, họ quan niệm “ Còn nhỏ quá, biết gì đâu mà dạy” nên

thường khoán trắng cho giáo viên.

Từ thực tế cho thấy thời gian đầu đến trường trẻ chưa có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ

phép với người lớn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp chưa lịch sự, chưa biết giữ gìn vệ sinh cá

nhân, nhường nhịn bạn đồ dùng đồ chơi, còn xả rác bừa bãi và nhút nhát trong giao tiếp.

2.2. Nguyên nhân thực trạng:

Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

- Lớp lá 1 của tôi có 02 giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn. Sỉ số lớp 41 trẻ và đồng

độ tuổi. Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn về

cơ sở vật chất, mọi hoạt động của giáo viên nhất là việc nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ.

- Với tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ quan tâm chăm sóc và giáo dục trẻ nên

luôn được các bậc phụ huynh quan tâm hỗ trợ nhiệt tình trong việc chăm sóc và giáo dục

trẻ.

- Đa số trẻ trong lớp đều học qua lớp chồi nên bước đầu có nề nếp trong học tập.

- Cơ sở vật chất có đầy đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Khó khăn:

- Do lớp có một số bé mới đi học chưa qua lớp mầm, chồi nên trình độ nhận thức của

trẻ không đồng đều, không cùng một khả năng tiếp thu cùng một lúc nên trong việc giảng

dạy còn gặp nhiều khó khăn.

- Có một số trẻ do ba mẹ quá cưng chiều nên đôi khi trẻ không hợp tác với cô với

bạn.

- Đặc điểm của trẻ rất dễ nhớ nhưng lại chóng quên, trẻ không thể ngồi học một chỗ

trong thời gian quá lâu. Trẻ tiếp thu một cách bị động, không phát huy hết tính tích cực của

trẻ.

- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào

các hoạt động.

- Nhận thức của phụ huynh về giáo dục lễ giáo còn thờ ơ, không quan trọng mà cho

là trẻ còn nhỏ quá để từ từ mà dạy. Đa số phụ huynh quan tâm việc đến trường là các cháu

được học chữ cái, viết chữ, làm toán để trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 qua hoạt động Làm quen văn học”
Chủ đề thực vật (Vườn hoa trường em, Sự tích cây lúa) nội dung câu chuyện , bài thơ
đã giáo dục trẻ hãy chăm chỉ lao động, hiếu thảo với ba mẹ, không hái hoa bẻ cành ở những
nơi công cộng . 
Trong chương trình làm quen văn học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đặc biệt chú ý
đến thể loại chuyện cổ tích. Đặc biệt là chuyện cổ tích Việt Nam luôn chứa đựng những bài
học đạo đức giản dị, gần gũi mà đậm nét nhân văn cao cả. Thông qua nội dung truyện dẫn
đến giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, không gò bó áp đặt
mà đạt hiệu quả cao đối với trẻ. Trước hết để cho nội dung lôgíc và phù hợp với chủ đề, tôi
xây dựng kế hoạch làm quen với văn học cho trẻ ngay từ đầu năm. Chuyện cổ tích dù ở thể 
loại nào: chuyện cổ về loài vật, chuyện cổ tích thần kỳ hay chuyện cổ tích sinh hoạt đều
mang nội dung tình cảm, nêu được những bài học đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Chính vì vậy tôi sưu tầm lựa chọn một số chuyện cổ tích phù hợp với từng độ tuổi, chủ đề
để đưa vào chương trình cho trẻ.
Trẻ mầm non rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của tình cảm.
Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen ngợi hoặc do tình yêu,
lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy trẻ. Những hành vi đạo đức của trẻ
chỉ thực hiện được khi trẻ phân biệt được điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần
làm và làm như thế nào. Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc và động cơ
hành vi coi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường
xuyên làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ. Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra
tôi đã tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm khác
nhau trong ngày:
+ Giờ đón trẻ là lúc tôi áp dụng biện pháp cá thể hiệu quả nhất. Trao đổi với trẻ về
nội dung câu chuyện sắp kể trong giờ hoạt động chung.
 Ví dụ: Tôi trò chuyện cởi mở, tự nhiên gần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân: Tôi hỏi
trẻ nhà con có em bé không? Con thường làm gì với em bé nếu em đòi đồ chơi của con? Từ
đó tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Làm anh” và giáo dục trẻ biết yêu thương và biết nhường
nhịn em nhỏ.
+ Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ chơi những trò chơi dân gian, trò chơi theo
nhóm hoặc tôi và trẻ cùng nhau dạo quanh sân trường cùng trò chuyện với trẻ , cùng đọc thơ
“ Vườn hoa trường em” để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, không hái hoa bẻ cành. 
+ Giờ hoạt động góc: Góc là khu vực riêng biệt trong nhóm nơi trẻ có thể làm việc
một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá.
Tôi làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đến sự hoạt động tích cực
của trẻ, ở đây trẻ được thoải mái về không gian và thời gian.
Ví dụ: cho trẻ vẽ một bức tranh theo trí tưởng tượng của trẻ về một câu chuyện trẻ đã
nghe. Thông qua bức tranh của trẻ tôi giáo dục trẻ điều trẻ nên làm, không nên làm qua nội
dung tranh trẻ vẽ.
+ Giờ hoạt động học: Tôi kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp tranh, hình ảnh. Cho trẻ
đóng vai theo những nhân vật trong truyện. Hỏi trẻ cảm nhận về nhân vật, yêu/ ghét nhân
vật nào, vì sao? Từ đó giáo dục trẻ những thói quen, hành vi nên làm và không nên làm.
Ví dụ: Câu chuyện “ Hai anh em” với nội dung giáo dục trẻ là phải siêng năng lao
động thì mới có cuộc sống ấm no, là người trong nhà thì phải quan tâm giúp đỡ nhau( học
GV: Phan Thị Hồng Loan- Lớp Lá 1- Trường mầm non 3 4
“Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học”
tính tốt của người anh; không nên bắt chước tính xấu của người em lười lao động, sống ích
kỷ).
+ Giờ trả trẻ: Đây là thời gian lý tưởng để tôi tổ chức cho trẻ làm quen trọn vẹn với
tác phẩm văn học. Trong lúc chờ ba mẹ đón, tôi thường cùng trẻ đọc sách hoặc xem múa
rối, xem hoạt hình minh họa lại những câu chuyện mà trẻ được nghe cô kể trước đó; tổ chức
cho trẻ thi đọc thơ có thưởng. Trẻ sẽ nhớ bài thơ, câu chuyện sâu hơn và bài học về lễ giáo
cũng được trẻ ghi nhớ có hiệu quả hơn
Với nhiều câu chuyện, bài thơ sưu tầm thêm ngoài chương trình tôi đã kể, đọc cho
trẻ nghe; và hình thức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi; tôi đã từng
bước giáo dục trẻ những tính cảm đạo đức trong sáng, lễ giáo cần thiết phù hợp với lứa
tuổi các bé. Trẻ đã có sự tiến bộ về thói quen hành vi tốt trong sinh hoạt giao tiếp hàng
ngày như ; biết quan tâm , chia sẻ với bạn với người lớn, vâng lời và lễ phép hơn. Kết quả
đạt 82- 87% 
2.Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị giáo án, tập kể chuyện, đọc
thơ diễn cảm 
Bản thân tôi khẳng định: Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học
đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà
cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận
được tình cảm, tính cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trước khi tổ
chức cho trẻ làm quen với truyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo. Bài giảng điện tử, tranh
ảnh hấp dẫn, con rối, nhạc nền khi kể phù hợp, có thể cho trẻ xem video. 
Ví dụ khi kể truyện “Cây tre trăm đốt” ở chủ đề thực vật, kể xong cho trẻ đóng kịch
và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch. Tôi mượn áo của bà già làm áo anh nông dân cho
các cháu mặc vào, làm cuốc, dao cho trẻ thao tác trên đạo cụ vv.. 
Để đạt dược giờ dạy đạt kết quả tốt cô giáo phải chuẩn bị tốt giáo án trong đó sử
dụng phối hợp lý, hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tính chủ động tích cực
của trẻ. Vì thế, khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi dùng kết hợp nhiều phương
pháp để tất cả trẻ được hoạt động một cách tích cực, cụ thể: 
+ Phương pháp cá thể hóa : Mỗi trẻ em tuy ở cùng độ tuổi song có sự phát triển khác
nhau cả về thể chất và trí tuệ nên tôi đã dựa vào đặc điểm này để có những biện pháp riêng
biệt tránh lối giáo dục đồng lọat để phát huy khả năng của từng trẻ. 
+ Phương pháp tích hợp : Đây không phải là phép cộng mà là sự kết hợp lô gic, hợp
lý giúp tôi khai thác tối đa nội dung giáo dục tình cảm đạo đức qua mỗi câu chuyện ,bài thơ,
nhờ đó bài học giáo dục lễ giáo trở nên hấp dẫn , gần gũi ấn tượng và sâu sắc với trẻ. 
Ví dụ : Khi kể chuyện “Cây tre trăm đốt” ở chủ điểm thế giới thực vật , tôi tích hợp
với khám phá môi trường xung quanh, biết về cây tre gần gũi và rất quen thuộc của địa
phương và một số loại cây khác 
Tập kể chuyện, đọc thơ diễn cảm là bước chuẩn bị quan trọng trong việc truyền thụ
một tác phảm văn học cho trẻ. Trẻ có hứng thú với lời kể, giọng đọc của cô thì trẻ mới lắng
nghe chăm chú và bài học giáo dục của cô mới đi sâu vào lòng trẻ. 
Hiểu được tầm quan trọng này, nên tôi luôn tập kể, tập đọc sao cho diễn cảm, lột tả được
tình cảm sắc thái của bài thơ, lột tả được tính cách của nhân vật trong chuyện.
GV: Phan Thị Hồng Loan- Lớp Lá 1- Trường mầm non 3 5
“Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học”
3. Giải pháp 3. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua tổ chức thiết kế môi trường
hoạt động làm quen văn học( góc sách- thư viện- góc lễ giáo- hình ảnh trang trí)
Trước tiên tôi lên kế hoạch thực hiện việc giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi lồng vào các tiết
học, các hoạt động góc nhưng vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Do đó, tôi đã xây dựng
thiết kế môi trường hoạt động Làm quen văn học nhằm giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ
nhàng, khi trẻ hoạt động ở đó trẻ như được chơi với những hình ảnh, những quyển truyện nhưng
chính là trẻ đang được học. Sau vài tuần nhận thấy đây là biện pháp hữu hiệu đối với công tác
giáo dục lễ giáo cho trẻ, bởi tôi có thể nói thật nhiều, thật kỹ với trẻ về những hành vi đạo đức,
những thói quen văn minh  nhưng chắc chắn rằng trẻ sẽ chẳng chịu ngồi yên để nghe hoặc có
nghe thì cũng quên ngay. Sau khi trẻ được nhìn thấy những gương tốt, việc tốt, những hành vi
đẹp của người khác qua tranh ảnh, qua thơ chuyện thì trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh, sẽ hiểu lại việc làm
nào tốt, việc làm nào xấuở góc lễ giáo này, tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung lễ giáo
dán vào cho trẻ xem. Góc này tôi chia làm hai bảng:
Bảng 1: Tôi dán những hình ảnh về hành vi đẹp của trẻ, những hành vi văn minhMỗi
một bức tranh tôi ghép với một bài thơ hoặc ghi một lời hướng dẫn. Thời gian rãnh tôi cho các
cháu đến xem và trò chuyện hướng dẫn trẻ về những hành vi đó.
Ví dụ: Khi chỉ vào tranh “ Bạn đang vứt rác vào thùng đựng rác” tôi hỏi trẻ “Bạn nhỏ
đang làm gì?”, “Vì sao bạn lại vứt rác vào thùng?”. Với tranh “ Bé đang đánh răng”, tôi hỏi trẻ “
bạn nhỏ đang làm gì ?” , “ Vì sao phải đánh răng?”.
Nếu tranh ghép với bài thơ tôi có thể đọc bài thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc thuộc bài
thơ. Ví dụ: tranh “ Cô đang vỗ về bé ” dạy trẻ đọc bài thơ “Bé và cô”. Những tranh ảnh ở bảng
này tôi luôn thay đổi theo kế hoạch tôi đã đề ra trong tháng.
Bảng 2: Tôi dán những tranh ảnh theo chủ điểm hàng tháng.
Ví dụ: Với chủ điểm “ Bé yêu thiên nhiên” tôi sưu tầm những tranh ảnh về cây xanh thuộc
những loại cây khác nhau và cho sản phẩm khác nhau. Sau những giờ học tôi giới thiệu với trẻ về
những hình ảnh đó, gợi hỏi trẻ để trẻ nói lên những hiểu biết của mình đối với cây xanh. Từ đó tôi
khuyến khích trẻ về nhà tìm những bức ảnh về cây xanh.
Phía dưới góc lễ giáo, tôi đặt “ thư viện tuổi thơ” ở đây tôi sưu tầm truyện tranh có màu
sắc đẹp, có nội dung giáo dục lễ giáo phù hợp với trẻ, những lúc rãnh tôi kể cho các cháu nghe.
Để góc thư viện phong phú tôi đã vận động phụ huynh tặng cho lớp những truyện tranh, sách
thiếu nhi, nhi đồng để tất cả đều được xem. Dần dần những nội dung giáo dục lễ giáo thấm sâu
vào các cháu một cách tự nhiên và thoải mái.Trẻ đã biết chào hỏi người lớn mà không chờ nhắc
nhở, biết cám ơn, xin lỗi phù hợp tình huống; biết quan tâm giúp đỡ người thân , bạn bè; có thói
quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, kỹ năng giao tiếp cũng tiến bộ hơn trước.
4. Giải pháp 4. Phối hợp với phụ huynh
Ngoài việc xây dựng góc lễ giáo trong lớp, tôi nghĩ rằng xây dựng góc tuyên truyền với
các bậc phụ huynh là một điều không thể thiếu khi giáo dục trẻ. Bởi nếu trẻ chỉ được giáo dục ở
lớp mà ở gia đình trẻ không được cha mẹ giáo dục những hành vi đó thì trẻ sẽ không hình thành
được những thói quen nề nếp, dẫn đến việc “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” có thể ảnh hưởng
không tốt đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Góc này tôi cũng chia thành hai bên:
Một bên ghi những nội dung giáo dục hành vi cho trẻ. Bên kia ghi những bài thơ về
chuyên đề lễ giáo có tranh vẽ minh hoạ từng bài thơ.
GV: Phan Thị Hồng Loan- Lớp Lá 1- Trường mầm non 3 6
“Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học”
Ví dụ: Bài thơ “ Bé thêm tuổi mới” tôi ghép với tranh “ Bé tự ăn cơm” hay “ Bé mặc quần
áo” hoặc bài thơ “Bé ơi nhớ nhé” tôi ghép với tranh “ Bé ngồi ăn cơm với cha mẹ”.
Phần nội dung giáo dục hành vi, tôi ghi những hành vi của trẻ với mọi người, mọi vật
xung quanh để các phụ huynh tham khảo và biết thêm về giáo dục lễ giáo cho trẻ. Để góc tuyên
truyền phong phú tôi sưu tầm và sáng tác những bài thơ ngắn, bài hát có nội dung tốt để giáo dục
trẻ.
Ví dụ bài thơ: Bé ngoan 
 Năm nay bé đã lớn
 Sắp vào lớp Một rồi
 Bé phải học ngoan thôi
 Không còn lười như trước
 Gặp người lớn lễ phép
 Chào hỏi thật đàng hoàng
 Thế mới là bé ngoan
 Ba mẹ yêu nhiều lắm!
Song song với việc xây dựng góc tuyên truyền tôi cũng nghĩ rằng giữa cô giáo và cha mẹ
cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục với nhau thì chắc chắn đứa trẻ sẽ đạt kết
quả tốt. Qua tìm hiểu tôi biết rằng ở lớp tôi có không ít trẻ ở nhà thường xuyên xưng hô với nhau,
với mọi người trong gia đình không đúng mực và cũng chẳng mấy quan tâm gì đến việc con
mình nói như thế đã đúng chưa, làm như thế là tốt hay xấu Ngược lại có phụ huynh thì quá
nuông chiều con đã làm cho trẻ trở nên tham lam, ích kỷ, khó bảo, không biết quan tâm đến mọi
ngườiDo đó, trong những giờ đón trẻ và trả trẻ tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ
huynh về việc giáo dục cho trẻ về những hành vi đẹp, thói quen văn minh, chăm sóc trẻ sao cho
có khoa học. Đối với những trẻ có hoàn cảnh và cá tính đặc biệt tôi tìm gặp riêng gia đình để tìm
hiểu và giúp đỡ gia đình giải quyết phần nào những vướng mắc trong quá trình dạy dỗ, chăm sóc
trẻ.
Ví dụ: Bé Quốc Đạt, Khánh Vy lớp tôi thường được gia đình nuông chiều nên bé trở nên
ngỗ nghịch, muốn gì được nấy. Khi không đáp ứng yêu cầu thì lăn ra ăn vạ, càng dỗ bé càng khóc
to hơn. Tình trạng này luôn xảy ra khi ba mẹ đưa bé tới lớp mà không đáp ứng yêu cầu của bé
( mua đồ chơi, mua bánh). thấy việc này, tôi gợi ý với phụ huynh không nên quá nuông chiều
con quá mức mà cần phải chỉ cho trẻ thấy những gương tốt, những bạn cùng trang lứa hoặc
những bạn ngoan trong lớp khi trẻ mắc lỗi, dần dần trẻ hiểu và sẽ biết xấu hổ với bạn không làm
vậy nữa.
Trẻ đã quen được nuông chiều, không chỉ ngày một ngày hai đã thay đổi được tính nết mà
cả cô giáo và ba mẹ cần phải kiên trì, dành nhiều thời gian để khuyên bảo trẻ. Sau một thời gian
cháu thấy được rằng muốn được mọi người yêu thương thì phải biết từ bỏ những thói xấu, những
đòi hỏi mà cha mẹ, cô giáo cho là không ngoan.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu thương
là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Tôi luôn trò chuyện, tuyên truyền với
phụ huynh về các nội dung giáo dục đạo đức, hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh
phối hợp rèn trẻ và dạy trẻ tại gia đình . Trẻ đã có sự thay đổi về thói quen, hành vi theo
hướng tích cực; ngoan ngoãn, nghe lời, lễ phép với người lớn, biết quan tâm chia sẻ giúp
đỡ mọi người xung quanh. Đạt 85-90%.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua thực hiện một số giải pháp về giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động là
quen văn học ở lớp tôi từ đầu năm học đến nay đã thu được những kết quả như sau:
GV: Phan Thị Hồng Loan- Lớp Lá 1- Trường mầm non 3 7
“Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học”
STT
Nội dung khảo sát Kết quả đầu
năm
Kết quả cuối
năm
Tăng /
giảmSố trẻ
Đạt
Tỷ lệ Số trẻ
Đạt
Tỷ lệ
1 Trẻ có thói quen chào hỏi, cảm
ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép
với người lớn phù hợp với tình
huống.
19/41 46.34% 35/41 85.4% Tăng 41.5%
2 Trẻ không nói leo, ngắt lời 
người khác khi trò chuyện
18/41 43.9% 37/41 88.1% Tăng 46.6%
3 Trẻ biết nhường nhịn quan 
tâm chia sẻ với bạn, với người
thân
20/41 48.8% 40/41 97.6% Tăng 48.8%
4 Trẻ biết giữ gìn ĐDĐC, sắp 
xếp gọn gàng.
21/41 51.2% 41/41 100% Tăng 48.8%
5 Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân 
vệ sinh môi trường.
17/41 41.5% 39/41 95,12% Tăng 53.6%
Sau một thời gian thực hiện với sự kiên trì và nhẫn nại kết hợp với việc sử dụng các
giải pháp trên một cách linh hoạt. Tôi nhận thấy nội dung mình lựa chọn đạt kết quả như
sau: 
- Về phía trẻ:
 + Đối với mọi người biết chào hỏi lễ phép, biết nhường nhịn em nhỏ. 
 + Đối với gia đình: không quấy rầy vòi vĩnh ba mẹ, biết yêu thương, chia sẻ tình
cảm với người thân trong lúc vui buồn. ( bé Quốc Đạt, Khánh Vy, Gia Bảo, Đức Huy,
Thành Hiếu)
 + Đối với thiên nhiên: Không bẻ cành, hái hoa,
 + Hình thành đức tính tốt: Ngăn nắp, gọn gàng, tính tự lập. 
- Về phía phụ huynh:
+ Quan tâm hơn tới việc học của con, đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ, từ
đó trẻ ở lớp cũng như ở nhà đều ngoan, lễ phép hơn.
 Qua bảng đánh giá tôi thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ trẻ đạt ở các nôi dung
khảo sát tăng so với kết quả đầu năm từ 41 đến 53%. 
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
Sáng kiến “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
Làm quen văn học” đã được tôi vận dụng có hiệu quả ở lớp Lá 1 với sự giúp đỡ của cô
Hồng Nhung và một số phụ huynh.
GV: Phan Thị Hồng Loan- Lớp Lá 1- Trường mầm non 3 8
“Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học”
Tôi đem kinh nghiệm này trao đổi với các bạn trong khối của mình, được các bạn
trong khối áp dụng và đạt hiệu quả như: lớp lá 3 của cô Đỗ Phương và cô Kiều Trinh lớp lá
2. Sau đó tôi trao đổi với tất cả các đồng nghiệp trong trường, các bạn áp dụng đạt kết quả
rất cao như:lớp mầm 2 của cô Mỹ An, lớp chồi 1 của cô Ngọc Thanh,...Với kết quả như thế
tôi dần dần trao đổi với các đồng nghiệp ở trường bạn.
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 
1. Kết luận:
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng, góp phần cốt lõi cho việc
hình thành nhân cách của trẻ, giúp trẻ trở thành người có phẩm chất đạo đức, có tình yêu
thương, con người giàu lòng nhân ái khi trưởng thành. Từ thực tế vận dụng tôi đã rút ra
những bài học kinh nghiệm trong giảng dạy: để giáo dục lễ giáo cho trẻ đạt hiệu quả cao,
chúng ta cần:
- Bản thân cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc
lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng chủ điểm để tạo
sự mới lạ hấp dẫn trẻ.
- Các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo dưới hình thức hò vè, ca dao,
câu đố vào bài học để giáo dục trẻ.
- Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương, phải động viên khen thưởng hoặc sửa sai
kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt và thay đổi những hành vi xấu của trẻ.
- Gia đình phải thật sự là mái ấm đầy tình thương của trẻ và cha mẹ phải là tấm gương mẫu
mực trong tất cả mọi hành vi để trẻ noi theo, phải thật sự quan tâm, yêu thương trẻ ngay từ khi trẻ mới
lọt lòng và đối xử công bằng với trẻ.
- Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ; do đó, cô phải mẫu mực, kiên trì, chịu khó tìm tòi
học hỏi và luôn có biện pháp mới, sáng tạo trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Cô giáo luôn phải dành nhiều thời gian, chú ý nhiều hơn đến những trẻ cá biệt để có hình thức,
biện pháp giáo dục phù hợp. Muốn giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục
phù hợp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Đề xuất:
Nhà trường tạo điều kiện hơn nữa cho các giáo viên đi tham quan học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ ở các trường bạn trong và ngoài
thành phố Vĩnh Long. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tổ chức các hoạt
động giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học. Rất mong Ban giám
hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm
tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo nói riêng và những hoạt động khác nói chung giúp cho
công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn./.
 Phường 3, ngày 04 tháng 6 năm 2020
 Người thực hiện
 Phan Thị Hồng Loan
GV: Phan Thị Hồng Loan- Lớp Lá 1- Trường mầm non 3 9
“Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học”
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KH CẤP TRƯỜNG
Đề tài “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
Làm quen văn học” của Bà Phan Thị Hồng Loan. Chức vụ: Giáo viên lớp Lá 1
 SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội
đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày../../2020.
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
 HIỆU TRƯỞNG
(Ký,đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT)
 SKKN “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động 
Làm quen văn học”
Của Bà Phan Thị Hồng Loan đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng 
GD&ĐT TP Vĩnh Long :. đánh giá vào ngày../../2020.
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
TRƯỞNG PHÒNG
Ngô Thanh Sơn
GV: Phan Thị Hồng Loan- Lớp Lá 1- Trường mầm non 3 10

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_le_giao_cho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan