Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non 3

Mô tả nội dung:

Rèn luyện những kỹ năng sống là giáo dục cho trẻ những kỹ năng mạnh dạn tự tin,

hợp tác, khám phá tìm tòi học hỏi, giao tiếp, tự phục vụ, tự bảo vệ, tự lập. những thói quen

được lặp đi lặp lại hằng ngày và trở thành những kỹ năng văn hóa vệ sinh. Đó là những

động tác thói quen như tự ăn, tự vệ sinh răng miệng, tự mặc quần áo, tự thay đồ và gấp đồ

và để đúng nơi qui định, tự buộc tóc, tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, biết phân biệt và

tránh xa những nơi nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết bảo vệ môi trường, biết bảo vệ cơ

thể

2.1. Khảo sát:

Đầu năm học 2019-2020 tôi được Ban lãnh đạo phân công dạy lớp Lá 1 với sỉ số lớp là

41 cháu, qua một tháng (tháng 9) chăm sóc và dạy các cháu thì tôi rất lo lắng vì kết quả đạt

được sau các hoạt động của các cháu còn thấp và đều đặc biệt làm tôi suy nghĩ là đa số các

cháu chưa có kỹ năng sống vì sau mỗi giờ hoạt động nhiều trẻ mệt mỏi, uể oải và khả năng

tập trung không lâu và chưa cao.

2.2. Nguyên nhân thực trạng:

- Khi chọn đề tài này tôi gặp không ít những thuận lợi và khó khăn như sau:

+ Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạọ sâu sắc về chuyên môn của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà

trường cùng với sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ, tạo được môi trường

hoạt động ở lớp tương đối phong phú.

- Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc

dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng, dụng cụ

phục vụ cho vệ sinh.

- Bản thân được đào tạo và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tế, hàng năm

được học chuyên môn do Phòng tổ chức, Ban giám hiệu thường xuyên bồi dưỡng chuyên

môn của trường, của các trường bạn nên cũng đã học được một số kinh nghiệm .

- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh.

+ Khó khăn:

- Một số cháu do lần đầu tiên đi học như Thành Phú, Khánh Vy, Trúc Quỳnh chưa

quen với nề nếp của lớp, đi học còn hay khóc đòi ba mẹ.

- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ sống

trong môi trường không lành mạnh từ gia đình, thường cho con nghỉ học tuỳ tiện nên ít

nhiều cũng làm ảnh hưởng đến việc học tập của cháu.

- Đa số phụ huynh đều đi làm, lo kinh tế gia đình, chưa hiểu biết và quan tâm đúng

mức đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em mình. Nhiều bậc cha mẹ luôn nóng vội

trong việc dạy con, đồng thời lại chiều chuộng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục

vụ, kỹ năng sống cần thiết, và trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần mà không cần

dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép, đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc phát

triển kỹ năng sống cho trẻ chưa cao.

- Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, diện tích nhà trường quá hẹp, không đủ điều

kiện để xây nhà ăn, khu vui chơi, môi trường cho trẻ hoạt động còn chưa đa dạng chưa

phong phú, trẻ chưa thực sự khai thác được sâu những vấn đề, những điều mà trẻ cần biết và

cần khám phá.

pdf12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỹ năng đầu tiên mà giáo viên
cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giáo viên thường xuyên trò
chuyện, cùng chơi, cùng học với trẻ để phát triển sự tự tin ở trẻ, trẻ cần được yêu thương và
tôn trọng. Qua đó, giúp cháu biết mạnh dạn, không sợ nói trước đông người, trẻ cảm thấy tự
tin trong mọi tình huống, dám làm điều mình nghĩ và biết bày tỏ cảm xúc của mình với
Lương Thị Hồng Nhung 4 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
người khác mà không e ngại. Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông,
biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ nhà.
+ Ví dụ: Trẻ tự giới thiệu về bản thân mình trước bạn bè hoặc múa hát, biểu diễn văn
nghệ.
- Trẻ có kỹ năng hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ
học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này.
Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. 
+ Ví dụ: Trẻ cùng nhau vẽ một bức tranh hoặc trẻ cùng tham gia chơi ở góc xây 
dựng.
- Trẻ có kỹ năng thích khám phá tìm tòi học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một
trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được
học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính khám phá
tìm tòi tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động
và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể
đoán trước được. 
+ Ví dụ: Khi kể chuyện “Cây khế ” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu
con là người em khi con bị người anh tham lam độc ác đối xử với con như thế con sẽ làm
gì? gợi mở tính tò mò cho trẻ, đặt tên khác cho câu chuyện v,v.
Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như những giờ
hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưa đối với những trẻ khó
ngủ. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ,
giúp trẻ hoàn thiện mình, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú
cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính khám phá tìm tòi, ham
học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc
thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách,
báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò
chuyện, đọc sách cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được
lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự
ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ. 
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý
tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong
thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị
trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như làm quen với việc đọc sách,làm quen
với toán và khám phá khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay
chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới.
Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
+ Ví dụ: Góc phân vai- xây dựng-nghệ thuật. Đây là góc dễ dàng tạo sự hứng thú cho
trẻ. Khi rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ, tôi hướng trẻ chơi các vai chơi như Bác sĩ khám bệnh,
cô giáo, hướng dẫn viên du lịchVới mỗi vai chơi, tôi thường nhắc nhở trẻ: Bác sĩ muốn
Lương Thị Hồng Nhung 5 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
khám bệnh tốt cần lắng nghe bệnh nhân trò chuyện và miêu tả biểu hiện, qua đó mới chẩn
đoán được bệnh. Và bệnh nhân, muốn nhanh khỏi bệnh thì cần chú ý lắng nghe xem bác sĩ
dặn dò mình những gì, uống thuốc khi nào.
- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân: Trẻ tự vệ sinh cá nhân như rửa mặt, đánh răng,
tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ và để đúng nơi qui định,
+ Ví dụ: Trẻ biết tự xúc cơm ăn, biết tự chải răng, tự mặc áo quần..trong giờ ăn ngủ,
vệ sinh của trẻ.
- Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Trẻ biết phân biệt và tránh xa những nơi nguy 
hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết bảo vệ môi trường, biết vệ sinh răng miệng, biết bảo vệ cơ 
thể 
+ Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”tôi lồng ghép trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé, 
giáo dục trẻ những bộ phận không được đụng đến ngoài bố mẹ, bà, dì, và y tá hay bác sĩ 
khám bệnh cho trẻ khi có ba mẹ ở đấy.
- Trẻ có kỹ năng tự lập: Người lớn cần giúp trẻ biết tự lập càng sớm càng tốt, không 
để trẻ quá phụ thuộc vào người lớn hoặc bạn bè. Trẻ biết làm mọi việc theo khả năng riêng 
của mình, có thể lựa chọn cân nhắc và tự mình quyết định công việc cần phải làm và làm 
như thế nào.
+ Ví dụ: Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ có kí hiệu của mình khi trẻ đến
lớp.
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ hành vi văn minh lịch sự trong ăn
uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ
trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn
uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng
ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất
đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất.
Không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Bên cạnh đó cô dạy các cháu bỏ rác vào sọt
(thùng rác), không vứt rác bừa bãi, không vứt rác ra ao, hồ, sông, suối, ra ngoài đường
đi...Thấy rác là tự giác nhặt. 
Giải pháp 3: Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng sống một cách thường xuyên, mọi
lúc mọi nơi, thông qua các môi trường lớp học.
- Các cháu học bán trú nên thời gian ở lớp rất dài, nếu cô sắp xếp lớp học gọn gàng,
sạch sẽ mọi sinh hoạt của lớp sẻ trở nên có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm sạch sẻ
thoáng mát. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành kỹ năng sống cho trẻ. 
- Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ
nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt.
Ngay cả trong việc ăn uống cũng phải cần có kỹ năng: việc ăn uống không những nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, mà còn có khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Hành vi trên bàn ăn
thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ.
- Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh. Đặc điểm của trẻ là hay bắt
chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì
vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ
Lương Thị Hồng Nhung 6 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm
gương sáng cho các cháu noi theo.
- Bên cạnh đó trẻ cần phải có thói quen giao tiếp có văn hoá: Trẻ biết chào hỏi mọi
người khi gặp gỡ hoặc chia tay, biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu, biết thể hiện sự
quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác, biết thể hiện sự biết lỗi
khi có lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình, biết thực hiện các yêu cầu khi
tham gia, thể hiện lòng tin đối với mọi người.
+ Ví dụ: Qua những ngày sau khi dạy trẻ, trẻ nào có những biểu hiện tốt thì cô khen
trẻ, tuyên dương trẻ để trẻ biết được mình đã làm đúng mà luôn duy trì các bạn khác noi
theo.
Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng mọi lúc mọi nơi.
- Các kỹ năng sẽ được trẻ thực hiện như thói quen nếu như trẻ được thực hiện thường
xuyên và xem đó là nhiệm vụ cần thiết của bản thân. Vì thế nên hằng ngày mọi lúc mọi nơi
khi nào có cơ hội là tôi luôn giáo dục cho cháu các kỹ năng sống.
+ Ví dụ: Cháu Quang Vinh sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy rất
khó chịu và không chịu đi ngủ.
 Hoặc là đặt tình huống cho trẻ như “nếu sau khi ngủ dậy không chải tóc gọn gàng thì
đầu tóc các con sẻ trở nên như thế nào? Từ tình huống ấy cô sẽ nhắc lại cho trẻ cách chải tóc
phải như thế này: cầm lược chải tóc suông, rẽ đôi và chải sang hai bên hoặc chải hất từ trước
ra sau, từ trên xuống dưới. Các cháu thực hiện được theo cô.
 Ngoài ra thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi cô quan sát những hành vi, thói
quen của trẻ xem đã thực hiện tốt chưa để có kế hoạch rèn luyện phù hợp
+ Ví dụ: Trẻ có thực hiện được các thói quen vệ sinh như tự rửa mặt, rửa tay trước
khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng.
- Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy,
không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch cũng được cô dạy cháu ở
mọi lúc, mọi nơi: giờ chơi hoạt động ngoài trời, lồng ghép vào các môn học, giờ hoạt động
góc. Khi trong lớp có rác cô cho cháu nhặt rác bỏ vào thùng rác và nói cho trẻ biết sử dụng
nước sạch để đảm bảo được sức khoẻ, cơ thể mới khoẻ mạnh.
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua các môi trường lớp học.
 Kết hợp với giáo viên cùng lớp ngay từ đầu năm học tôi đã kết hợp với cô Loan
trang trí các hình ảnh ở bảng chủ đề, ở các góc lớp những hình ảnh đẹp về kỹ năng sống mà
trẻ cần thực hiện để nhằm giúp trẻ khắc sâu và bắt chước các kỹ năng ấy:
+ Ví dụ: Lúc đón trẻ vào lớp phải chào cô, cô hướng dẫn trẻ xếp cặp lên kệ mũ, dép
để lên kệ ngay ngắn.
- Giờ học vẽ: dạy trẻ biết nhắc bàn, ghế và ngồi đúng tư thế không nói chuyện. Qua
tranh ảnh trẻ nhận ra được các hành vi văn minh, các thói quen vệ sinh tốt và học tập theo.
- Chơi hoạt động ở các góc: Biết nhường nhịn bạn khi chơi và cùng chơi không đánh
cãi nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu.
- Chơi ngoài trời: Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ngắt
lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa. Chăm tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh.
Lương Thị Hồng Nhung 7 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
- Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay lau mặt, mời cô, các bạn, cầm muỗng đúng tay. Ăn
nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoằm và nuốt vội. Không ngậm thức ăn lâu trong miệng –
không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung. Không xúc qua đầu, không bỏ dở
suất ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng – ăn xong lau miệng. Uống nước từ từ, không làm
đỗ, không làm vỡ cốc, không rót nước quá đầy, thò tay vào bình nước, không uống nước lã.
- Vệ sinh thay đồ: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ - không mặc quần áo bẩn,
rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo – thường xuyên tắm rửa
thay quần áo.
- Giờ ngủ: Qua giờ ngủ, cháu biết nằm ngủ ngay ngắn, không nói chuyện, không làm
ồn ào hoặc không chọc phá bạn.
Giải pháp 4: Sử dụng linh hoạt công nghệ thông tin và tạo điều kiện vật chất tối
thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những kỹ năng sống.
Hiện nay công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi vào chương trình học của
ngành mầm non và để thu hút trẻ tham gia học cô có thể cho trẻ xem trình chiếu những hình
ảnh có liên quan đến nội dung bài dạy trên máy để thu hút trẻ qua những hình ảnh dí dỏm và
vui nhộn.
+ Ví dụ: Dạy trẻ tập quét nhà cô cho trẻ xem video về bé Xuân Mai đang quét nhà
với bài hát “Bé quét nhà” và hình ảnh minh họa rất dễ thương qua đó trẻ rất thích thú và giờ
dạy rất vui và hiệu quả.
Muốn thực hiện được những quy định về vệ sinh thì phải có phương tiện thực hiện.
+ Ví dụ: Cô dạy các cháu bỏ rác vào sọt rác thì lớp phải có giỏ rác cho các cháu bỏ,
có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng
hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi,
nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
Giải pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
- Muốn trẻ hình thành được các kỹ năng thì nhà trường và gia đình phải thống nhất
yêu cầu giáo dục kỹ năng đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp
giáo dục kỹ năng cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết
tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.
- Cô giáo cần hoà nhã trao đổi với phụ huynh với những trẻ thường xuyên nghỉ học,
cháu hiếu động, thụ động để cùng nhau đưa ra biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với
những trẻ nhút nhát ít trò chuyện cùng cô, cô quan tâm trẻ nhiều hơn để tạo cảm giác gần
gủi với trẻ từ đó tạo cho trẻ có thói quen mạnh dạn khi giao tiếp với những người xung
quanh. Trẻ tự tin khi tham gia phát biểu ý kiến nói lên những gì trẻ chưa biết, đã biết để cô
cung cấp thêm kiến thức cho trẻ để trẻ vững vàng hơn khi tiếp nhận những kiến thức mới
trong những năm học tiếp theo.
- Giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô, giáo dục các cháu theo chủ đề yêu
cầu của lớp học mà giáo viên đã dán ở bảng
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ
chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng
khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề
Lương Thị Hồng Nhung 8 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
quan trọng, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. Cần giáo dục
để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo
dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để
trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực
về bản thân trẻ.
- Trong gia đình, việc dạy trẻ những hành vi văn minh lịch sự trong ăn uống rất cần
thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác, thuần
thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng
được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành
vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. 
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với
phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải
quyết những khó khăn gặp phải.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua các giải pháp: “Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non 3” từ đầu năm học đến giờ tôi thấy trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn
luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua
các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông
qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục Aerobic. 
- Tự rửa mặt, rửa tay chải đầu, thay gấp quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh,
biết giữ nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, biết bỏ rác vào giỏ, không xả rác bừa bãi, biết đi
tiêu tiểu đúng nơi quy định, trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã, khi ăn cơm trẻ không làm
rơi vãi, các cháu đã thể hiện được nếp sống văn minh lịch sự, biết đi thưa về trình, khi gặp
người lớn biết lễ phép để chào hỏi và biết nhường nhịn bạn giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, thông khạc nhổ bừa bãi, khi ho ngáp hắt hơi,
xì mũi, phải lấy tay che miệng, biết tôn trọng và quý mến mọi người, biết yêu quý bảo vệ
cảnh đẹp của thiên nhiên, biết yêu quý, bảo vệ vật nuôi cây trồng.
- Đa số trẻ mạnh dạn tự tin, có kỹ năng giao tiếp tốt, Vui vẻ hòa nhã với bạn, biết tự
bảo vệ mình và có khả năng tự lập.
 Từ những biện pháp khắc phục khó khăn trên tôi thấy kết quả đã đạt được so vơi đầu
năm học như sau: 
TT Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Tỷ lệTăng/Giảm
1 Trẻ có kỹ năng mạnh dạn
tự tin
15/41 36,58% 40 trẻ 97,56% 60,98%
2 Trẻ có kỹ năng hợp tác
nhóm
18/41 43,90% 41 trẻ 100% 56,10%
3 Trẻ có kỹ năng thích khám
phá tìm tòi học hỏi
17/41 41,46% 40 trẻ 97,56% 56,10%
Lương Thị Hồng Nhung 9 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
4 Trẻ có kỹ năng giao tiếp 22/41 53,65% 39 trẻ 95,12% 41,47%
5 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ 21/41 51,21% 40 trẻ 97.56% 46,35%
6 Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ 15/41 36,58% 41 trẻ 100% 63,42%
7 Trẻ có kỹ năng tự lập 13/41 31,70% 41 trẻ 100% 68,30%
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG.
1. Phạm vi ứng dụng: 
Với đề tài: “Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 
3”của tôi đã được áp dụng rỗng rãi cho lớp Lá 1, Lá 2 và Lá 3 ở trường, các lớp áp dụng tùy
theo tình hình khả năng trẻ và tình hình của mỗi lớp mà giáo viên có thể chọn lựa cho mình 
các biện pháp khả thi.
2. Khả năng nhân rộng:
Ngoài ra còn áp dụng được cho các trường bạn. Kinh nghiệm này theo tôi nghĩ chỉ là
một phần rất nhỏ bé trong những kinh nghiệm khác, nhưng tôi cũng hy vọng được các chị
em đồng nghiệp trong trường cùng nghiên cứu tham khảo thêm và gọt dũa cho những biện
pháp trên thực sự mang lại hiệu quả hơn nữa.
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Song công
việc ấy thật không đơn giản cần phải được rèn luyện và sự đầu tư của giáo viên. Muốn trẻ
hình thành tốt các kỹ năng cho trẻ giáo viên cần:
- Chuẩn bị đầy đủ kiến thức và lựa chọn phương pháp trước khi dạy trẻ.
- Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản .
- Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng sống một cách thường xuyên, mọi lúc mọi nơi,
thông qua các môi trường lớp học.
- Sử dụng linh hoạt công nghệ thông tin và tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết
để trẻ được thường xuyên thực hiện được những kỹ năng sống.
- Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
2. Đề xuất:
Đề nghị các cấp lãnh đạo cấp trên và Ban Giám Hiệu trường xem xét và tạo điều kiện
cho trường chúng tôi có thêm diện tích đất lớn hơn để tạo môi trường cho cô và trẻ cùng
hoạt động phong phú, đa dạng hơn và việc áp dụng SKKN này vào một môi trường đầy đủ
và hấp dẫn thì kết quả sẽ đạt được tốt hơn.. 
Lương Thị Hồng Nhung 10 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
Bản thân tôi rất mong Các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu thường xuyên tạo điều kiện
cho giáo viên được giao lưu, tham quan học tập ở các trường bạn trong và ngoài tỉnh nhiều
hơn nữa để giáo viên học hỏi kinh nghiệm khi có đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 Bổ sung tài liệu để giáo viên tham khảo để công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt
hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm dạy trẻ “Một số giải pháp dạy kỹ năng sống
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm này chắc không thể tránh khỏi phần thiêu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của các đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường và các cấp lãnh đạo Phòng - Sở Tôi thành thật
cảm ơn ! 
 Phường 3, ngày 08 tháng 06 năm 2020
 Người viết
Lương Thị Hồng Nhung 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KH CẤP TRƯỜNG
Lương Thị Hồng Nhung 11 
Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3- năm học 2019-2020
Đề tài “Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3”
của Bà Lương Thị Hồng Nhung. Chức vụ: Giáo viên.
 SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội
đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày ../../2020.
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
 HIỆU TRƯỞNG
(Ký,đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT)
 SKKN “Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3”
Của Bà Lương Thị Hồng Nhung đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng 
GD&ĐT TP Vĩnh Long :. đánh giá vào ngày../../2020.
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
TRƯỞNG PHÒNG
Ngô Thanh Sơn
Lương Thị Hồng Nhung 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_ky_nang_song_cho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan