Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN
* Hiệu quả kinh tế:
- Sử dụng một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN hiệu quả đạt được rất khả quan.
Học sinh được nâng cao kĩ năng hát, tự khám phá và làm chủ kiến thức, tự tin, sáng tạo
hát và biểu diễn trước lớp. Các em biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương giúp đỡ mọi
người.
- Việc sử dụng một số giải pháp trên đã mang lại kết quả cao trong học tập cho học sinh.
Một số em đã đạt giải cao trong các kỳ thi Sơn ca cấp Quận và Thành phố.
- Trong khi dạy hát có sử dụng nhạc cụ gõ ( thanh phách ) được làm bằng tre nên rất tiết
kiệm cho trường, lớp.
* Hiệu quả về mặt xã hội:
- Việc sử dụng các giải pháp trên nhằm nâng cao kĩ năng hát cho học sinh, giúp các em
tự tin hơn tham gia vào các chương trình văn hoá văn nghệ ở trường cũng như ở khu
dân cư. Các em góp phần vào phong trào Xây dựng khu dân cư văn hoá.
- Thông qua các bài hát mà các em cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, yêu
mái trường thầy cô, yêu gia đình bạn bè và yêu thiên nhiên tươi đẹp, có ý thức bảo vệ
môi trường sống trong sạch và lành mạnh.
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm 2016 - 2017 - Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo Quận Kiến An - Họ và tên: Hồ Xuân Tụ - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường tiểu học Ngọc Sơn Quận Kiến An – Thành phố Hải Phòng - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực pháp triển thẩm mỹ 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết: a. Ưu điểm: - Học sinh hứng thú, tự tin, sáng tạo trong giờ học hát. - Các em biết hát đúng giai điệu lời ca. - Học sinh hát chính xác những chỗ sử dụng dấu luyến, dấu nối, dấu chấm dôi, dấu quay lạivv. - Học sinh biết cách phát âm rõ ràng “Tròn vành rõ chữ” không sai chính tả. - Các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong âm nhạc để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày ở nhà và ở trường. b. Khuyết điểm: - Một số giờ âm nhạc giáo viên chỉ dừng lại ở việc dạy hát chưa đi sâu vào chỉnh sửa, hỗ trợ học sinh. - Bản thân một số đồng chí giáo viên năng khiếu còn hạn chế, kĩ năng còn khô cứng. - Kĩ năng hát của các em còn rất nhiều hạn chế, hát không đúng với tính chất của bài hát. 2 2. Tóm tắt nội dung giải pháp công nhận sáng kiến: a. Tính mới tính sáng tạo: - Từ những bài hát quen thuộc đến những bài hát khó tôi đã mở rộng, nâng cao kĩ năng hát cho học sinh, hướng các em hát đúng giai điệu lời ca, hát đúng tính chất bài hát. Đặc biệt là hát không ngọng, hát tròn vành rõ chữ. - Nâng cao kĩ năng hát đã gây được hứng thú cho các em trong giờ học. Học sinh tiếp thu và ghi sâu kiến thức một cách tự nhiên, hiệu quả. b. Khả năng áp dụng, nhân rộng: - Được áp dụng rộng rãi trong trường tiểu học Ngọc Sơn và các trường khác trong Quận. c. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: * Hiệu quả kinh tế: - Sử dụng một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN hiệu quả đạt được rất khả quan. Học sinh được nâng cao kĩ năng hát, tự khám phá và làm chủ kiến thức, tự tin, sáng tạo hát và biểu diễn trước lớp. Các em biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương giúp đỡ mọi người. - Việc sử dụng một số giải pháp trên đã mang lại kết quả cao trong học tập cho học sinh. Một số em đã đạt giải cao trong các kỳ thi Sơn ca cấp Quận và Thành phố. - Trong khi dạy hát có sử dụng nhạc cụ gõ ( thanh phách ) được làm bằng tre nên rất tiết kiệm cho trường, lớp. * Hiệu quả về mặt xã hội: - Việc sử dụng các giải pháp trên nhằm nâng cao kĩ năng hát cho học sinh, giúp các em tự tin hơn tham gia vào các chương trình văn hoá văn nghệ ở trường cũng như ở khu dân cư. Các em góp phần vào phong trào Xây dựng khu dân cư văn hoá. - Thông qua các bài hát mà các em cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, yêu mái trường thầy cô, yêu gia đình bạn bè và yêu thiên nhiên tươi đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường sống trong sạch và lành mạnh. 3 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) Ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Hồ Xuân Tụ 4 mét sè gi¶i ph¸p d¹y h¸t theo m« h×nh vnen - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ - Tác giả: Hồ Xuân Tụ Sinh ngày 17 tháng 11 năm 1973 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Ngọc Sơn Điện thoại: 0979865295 - Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trưòng tiểu học Ngọc Sơn Địa chỉ: Trường tiêu học Ngọc Sơn - Phường Ngọc Sơn - Quận Kiến An – HP Điện thoại: 3877968 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: Như chúng ta đã biết Âm nhạc là một môn nghệ thuật có đặc trưng riêng dùng âm thanh để diễn tả tư tưởng tình cảm của con người, được mọi người yêu thích. Âm nhạc là món ăn tinh thần của mỗi một con người. Chính vì vậy một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về âm nhạc vào tình huống thực tiễn rất phong phú đó là những vấn đề thường gặp trong câu hát, bài hát. Nhờ có kiến thức sơ khai về âm nhạc học sinh sẽ có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, kỹ năng hát, kỹ năng gõ đệm và những phẩm chất cần thiết trong chương trình hoạt động giáo dục âm nhạc Việt Nam mới viết tắt là VNEN. Chương trình HĐGD Âm nhạc theo mô hình VNEN của BGD- ĐT được áp dụng ở trường tiểu học Ngọc Sơn gồm có: HĐGD Âm nhạc các lớp 2, 3, 4, 5: Trong đó HĐGD Âm nhạc lớp 2 gồm có 12 bài hát. Đó là các bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui, Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon, 5 Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương, Chim chích bông, Chú ếch con, Bắc kim thang. HĐGD âm nhạc lớp 3 có 11 bài hát và một bài hát tự chọn: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy, Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui, Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng, Chị ong nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình, Sen hồng. HĐGD Âm nhạc lớp 4 gồm có 10 bài hát trong chương trình và 2 bài hát tự chọn: Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe, Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả, Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo, Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Vầng trăng cổ tích. HĐGD Âm nhạc lớp 5 gồm có 10 bài hát trong chương trình và 2 bài hát tự chọn: Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh, Con chim hay hót, Những bông hoa những bài ca, Ước mơ, Hát mừng, Tre ngà bên Lăng Bác, Vườn xuân, Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ, Đất nước tươi đẹp sao, Mùa hoa phượng nở. Học sinh vừa học hát vừa tiếp thu củng cố kiến thức âm nhạc mà học sinh đã lĩnh hội trong khi học, đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào học hát gắn với những hình ảnh trong những câu hát, bài hát trên lớp. Học sinh tự hát và phát huy tối đa năng lực bẩm sinh của bản thân theo yêu cầu cơ bản của học hát theo mô hình VNEN áp dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường của học sinh. Do vậy trong khi dạy hát, giáo viên cần phải làm rõ những vấn đề cần định hướng cho học sinh hát đúng giai điệu lời ca, hát chính xác những chỗ sử dụng dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu nối , dấu quay lại và hát “ Tròn vành rõ chữ’”. Dạy hát cho học sinh thông qua giai điệu lời ca để ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, yêu thầy cô mái trường, yêu bạn bè người thân. Từ đó giáo dục học sinh biết yêu thương, chia sẻ và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh mình. Dạy hát theo mô hình VNEN ở tiểu học các bài hát đã được xếp sắp độ khó tăng dần theo lớp. Chính vì vậy các em không khỏi bỡ ngỡ khi gặp những bài hát khó, bài hát mới mẻ bởi vì kiến thức và kĩ năng hát của các em còn hạn chế đặc biệt là kĩ năng diễn 6 đạt ngôn ngữ âm nhạc còn yếu, yếu nhất là cách hát liền hơi viết tắt là (Legato), hay cách hát ngắt hơi (Stacato) là việc khó đối với học sinh tiểu học. Từ những lý luận và thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn: Đề tài: “Một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN. ” II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN * Giáo viên Như chúng ta đã biết trong những năm trước đây cũng như sau này giáo viên âm nhạc cũng đã chú trọng đến việc dạy hát cho học sinh. Giáo viên đã được tham gia các lớp bồi dưỡng, dự các Chuyên đề của Thành phố, của Quận tổ chức. Ngoài ra mỗi người giáo viên còn phải tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt vào dạy hát. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa xác định rõ tầm quan trọng của việc dạy hát cho học sinh trong trường tiểu học. Cụ thể là chưa nắm chắc quy trình dạy hát, chưa đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp theo mô hình trường học mới VNEN. Do đó học sinh tiếp thu kiến thức còn hạn chế chưa phát huy tính tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Mặt khác việc sử dụng đàn, ứng dụng CNTT còn chưa nhiền, đơn điệu chưa hiệu quả, kĩ năng sư phạm còn hạn chế. * Học sinh Năng khiếu, nhận thức của học sinh chưa đều, một số em ý thức học tập chưa cao, ngại tham gia học hát, hát cho các bạn nghe. II.1 Tính mới, tính sáng tạo: * Dạy hát: Tìm hiểu nắm chắc nội dung chương trình, kiến thức, kĩ năng yêu cầu và phương pháp giảng dạy âm nhạc theo mô hình VNEN ở các khối, lớp và ở trường. - Ở mỗi khối các bài hát được sắp xếp từ quen thuộc đến khó. 7 a. Những bài hát ở mức độ quen thuộc: Với những bài hát ở mức độ quen thuộc giáo viên cho học sinh quan sát vào bài hát. Giáo viên lưu ý cho học sinh những chỗ khó trong bài hát như: luyến láy, ngắt nghỉ lấy hơivv. Giáo viên đệm đàn cho các em có thể hát theo giai điệu lời ca một cách tương đối chuẩn. Mục đích cho học sinh hiểu cách hát mà mục tiêu yêu cầu, từ đó giúp học sinh phát triển năng khiếu, tính sáng tạo của hoc sinh, có thái độ đúng đắn khi học hát. * Ví dụ như bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết ở lớp 3 Nhạc và lời: Mộng Lân - Ở những bài hát quen thuộc này giáo viên chỉ là người định hướng cho học sinh. + Quan sát, lắng nghe bài hát. + Học sinh nêu mục tiêu. + Nghe giai điệu, nêu cảm nhận. Giáo viên cần định hướng cho học sinh hát theo lớp, nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tập hát. Giáo viên xuống từng nhóm lắng nghe, quan sát, chỉnh sửa, hỗ trợ cho học sinh (nếu cần). Trong chương trình dạy hát theo mô hình VNEN Nhóm trưởng có một vai trò rất quan trọng. Nhóm trưởng như là một đòn bẩy để nhắc nhở, thúc đẩy các thành viên trong nhóm tích cực học tập đạt hiệu quả. b. Những bài hát ở mức độ khó: Giáo viên phải là người chủ động hướng dẫn hoc sinh trong quá trình dạy hát. Giáo viên gợi mở những kiến thức có trong bài để học sinh thảo luận và đưa ra những ý kiến đúng, những lời nhận xét đúng. Khi dạy hát giáo viên đàn giai điệu từng câu và nêu câu hỏi cho một học hát chính xác câu hát đó. Giáo viên cho cả lớp hát câu hát đó và cứ như vậy hoc sinh hát nối tiếp câu đến hết bài. * Ví dụ như bài hát: Con chim hay hót ở lớp 5 8 Nhạc : Phan Huỳnh Điểu Lời : Theo đồng dao. Đều là những bài hát khó về cao độ, trường độ, nhịp phách, khó về quãng nhảy xa hay sử dụng dấu luyến, dấu chấm dôivv -> Hướng giải quyết: + Gợi cho học sinh tóm tắt bài. + Học sinh nêu mục tiêu bài. + Nghe đàn, hát học sinh nêu cảm nhận ban đầu về bài. Trong khi dạy hát bản thân tôi không yêu cầu cao với tất cả học sinh mà dựa vào dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng khối lớp. Tôi đã hướng cho các em hát đúng giai điệu lời ca của bài hát . Trong khi dạy hát tôi đã hướng dẫn, điều chỉnh các em hát chính xác những chỗ sử dụng quãng nhảy xa, sử dụng dấu luyến, dấu chấm dôi hay dấu nối trong bài để từ đó các em hát chuẩn xác phần giai điệu của bài hát. Khi các em hát ở nhóm, tôi xuống từng nhóm để lắng nghe các em hát. Trong quá trình xuống kiểm tra nếu phát hiện những học sinh nào hát chưa đúng phần giai điệu lời ca của bài hát tôi phải kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa, hỗ trợ các em (khi cần) để các em hoàn thành bài hát một cách tốt nhất. Trong khi dạy hát giáo viên cần điều chỉnh cách phát âm nhả chữ cho học sinh. Bởi vì các em còn chưa phát âm rõ hay còn sai chính tả. Vì vậy khi dạy hát tôi thường lưu ý các em về cách phát âm nhả chữ của học sinh với các con chữ như: n và l ch và tr x và s ng và ngh 9 Để từ đó các em có thể nắm bắt được cách phát âm hát không sai chính tả. Mặt khác muốn học sinh hát tốt một nhiệm vụ nữa cũng rất quan trọng khi dạy hát là việc điều chỉnh khẩu hình cho các em để các em hát “ tròn vành rõ chữ ” như: âm o –> khẩu hình mở âm a –> khẩu hình mở âm i –> khẩu hình mở Một phần rất quan trọng không thể thiếu được trong dạy hát đó là gõ đệm: gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. Học sinh chuẩn bị nhạc cụ gõ (thanh phách). Giáo viên dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng mà áp dụng một trong 3 cách gõ đệm cho phù hợp. Giáo viên chiếu lên màn hình một trong 3 cách gõ đệm trên. + Thảo luận nhóm + Nhóm trưởng điều hành nhóm gõ đệm + Đại diện nhóm ( hoặc nhóm gõ đệm ) -> Giáo viên xuống nhóm lắng nghe, quan sát, chỉnh sửa, hỗ trợ học sinh ( nếu cần ). II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng: Trường tiểu học Ngọc Sơn là một trong những trường đi đầu ở quận Kiến An áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam ( VNEN ). Đây chính là những điều kiện để một trong những môn như: môn Âm nhạc được tiếp cận và phát triển. Một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN có thể áp dụng và nhân rộng ở các trường Tiểu học trong quận. Bởi dạy hát theo mô hình VNEN phát huy được tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, tự tin và tạo hứng thú trong học tập của học sinh. Các kĩ năng của học sinh cũng được phát huy như là hát, gõ đệm theo bài hát, tương tác nhóm theo câu hát, tự đánh giá lẫn nhau, tự hát và trình bày bài hát một cách tự tin và nhiều cảm xúc. 10 II.3 Hiêu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: a. Hiệu quả kinh tế: Sử dụng một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN hiệu quả thu được rất khả quan. Học sinh tự khám phá và làm chủ kiến thức, tự tin hát và biểu diễn bài hát trước lớp. Các em biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương giúp đỡ mọi người. Kết thúc năm học 100% học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập HĐGD Âm nhạc. Một số em tham gia các cuộc thi Sơn ca cấp Quận và Thành phố đã đạt giải cao. Trong năm học 2014 – 2015 có 2 em học sinh đã đạt giải nhất và giải nhì Hội thi hát Tiếng Anh cấp Thành phố. Trong năm học này các em tham gia Hội thi Tiếng hát Dân ca cấp Quận và xuất sắc đạt giải nhất. Trên đây là những thành tích đạt được tuy nhỏ bé của thầy và trò trong bộ môn Âm nhạc góp phần vào thành tích chung của nhà trường. b. Hiệu quả về mặt xã hội: Việc sử dụng một số giải pháp dạy hát theo mô hình VNEN nhằm nâng cao kĩ năng hát cho học sinh. Ngoài giờ học ở trường các em mang tiếng hát về nhà hát cho bố mẹ và người thân trong gia đình cùng nghe. Dưới sự giúp đỡ của cha mẹ và người thân trong gia đình các em hoàn thành bài hát một cách tốt nhất. Các em được tham gia vào các chương trình văn hoá văn nghệ ở khu dân cư và cộng đồng góp phần không nhỏ vào phong trào Xây dựng văn hoá ở khu dân cư. Thông qua bài hát giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu mái trường thầy cô, yêu gia đình bạn bè và yêu thiên nhiên tươi đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường sống trong sạch, lành mạnh. “Âm nhạc là nhịp cầu nối giữa các nền văn hoá lại với nhau”, “ là tiếng nói chung giữa con người với con người ” và “là món ăn tinh thần không thể thiếu được của mỗi một con người ”. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) Ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Hồ Xuân Tụ 11 MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiẻu học. 2. Dạy học theo mô hình VNEN. 3. Giáo dục âm nhạc 2, 3, 4, 5 4. Đánh giá học sinh theo TT30 của BGD và ĐT. 5. Thông tư 22 của BGD và ĐT. 6. Tâm lý học sư phạm. 7. Lý thuyết âm nhạc cơ bản. 8. Thuvienbaigiangdientu.bachkim.com. 9. Thuvientailieu.bachkim.com 10. Giaoantieuhoc.edu.vn 11. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bộ GD và ĐT Hải Phòng, ngày 17 tháng 11 năm 2016 NGƯỜI VIẾT Hồ Xuân Tụ
File đính kèm:
- SKKN-Tu.pdf