Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy bài hóa học có nội dung bảo vệ môi trường

Bản chất của hóa học chính là sự biến đổi chất, các chất trong tự nhiên

lan tỏa ra môi trường xung quanh, có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới cơ

thể con người và động thực vật. Với địa phương tôi giảng dạy, vấn đề ô nhiễm

môi trường đã được tuyên truyền rất nhiều. Vì vậy với cương vị là một giáo

viên dạy hóa học tôi thấy rằng đây là vấn đề cần phải gắn trực tiếp vào các bài

giảng của môn hóa học. Với các phương pháp dạy học truyền thống như phương

pháp thuyết trình, đàm thoại hay diễn giảng thì người học khó có thể hình dung

và tiếp thu được kiến thức của bài học. Nhưng với phương pháp dạy học hiện

đại cùng với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì những hạn chế trên

đã được khắc phục. Điều đó được thể hiện qua sự yêu thích bộ môn hóa học của

các em học sinh, cũng như gieo vào lòng các em sự thích tìm tòi khám phá thế

giới, đặc biệt là các ứng dụng của hóa học.

Vậy với các bài giảng hóa học có các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi

trường(môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí) thì chúng ta

phải thực hiện như thế nào? Để trả lời vấn đề này tôi xin đưa ra các giải pháp

sau:

b). Các giải pháp:

Giải pháp 1: Giáo viên phải giao bài tập cho học sinh tìm các vấn đề

trong thực tế liên quan đến nội dung bài học( phần bài tập về nhà ở tiết học

trước).

Mục đích: tạo tình huống học tập, gieo vào học sinh ý thức tự học, thích

khám phá kiến thức thực tế liên quan đến nội dung bài học.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài học.3

Bước 2: Gợi mở hướng dẫn học sinh tìm được các kiến thức qua thực tế

địa phương, qua sự liên môn với môn học khác hoặc thông qua mạng internet.

Bước 3: Dự kiến được tình huống học sinh tìm được kiến thức đúng phục

vụ cho bài hay không.

Bước 4: Tổ chức các hoạt động để học sinh được trình bày kết quả tìm

kiếm kiến thức phục vụ cho bài học, qua đó đánh giá được thái độ học tập và kỹ

năng học tập của học sinh. Đồng thời cho học sinh thấy được với dạng bài có

kiến thức bảo vệ môi trường thì cách tìm kiếm kiến thức được thực hiện như thế

nào.

pdf12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy bài hóa học có nội dung bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác ứng dụng của hóa học. 
Vậy với các bài giảng hóa học có các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi 
trường(môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí) thì chúng ta 
phải thực hiện như thế nào? Để trả lời vấn đề này tôi xin đưa ra các giải pháp 
sau: 
b). Các giải pháp: 
Giải pháp 1: Giáo viên phải giao bài tập cho học sinh tìm các vấn đề 
trong thực tế liên quan đến nội dung bài học( phần bài tập về nhà ở tiết học 
trước). 
Mục đích: tạo tình huống học tập, gieo vào học sinh ý thức tự học, thích 
khám phá kiến thức thực tế liên quan đến nội dung bài học. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài học. 
3 
Bước 2: Gợi mở hướng dẫn học sinh tìm được các kiến thức qua thực tế 
địa phương, qua sự liên môn với môn học khác hoặc thông qua mạng internet. 
Bước 3: Dự kiến được tình huống học sinh tìm được kiến thức đúng phục 
vụ cho bài hay không. 
Bước 4: Tổ chức các hoạt động để học sinh được trình bày kết quả tìm 
kiếm kiến thức phục vụ cho bài học, qua đó đánh giá được thái độ học tập và kỹ 
năng học tập của học sinh. Đồng thời cho học sinh thấy được với dạng bài có 
kiến thức bảo vệ môi trường thì cách tìm kiếm kiến thức được thực hiện như thế 
nào. 
Giải pháp 2: Học sinh được thực hành thí nghiệm. 
Mục đích: Rèn kỹ năng thực hành hóa học cho học sinh. Thông qua thí 
nghiệm có thể dự đoán được hiện tượng cũng như ứng dụng các thí nghiệm hóa 
học khác tương tự như thí nghiệm ở trong bài học. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Giáo viên phải làm trước các thí nghiệm có trong bài học ( Giáo 
viên phải tự làm thí nghiệm trước khi tổ chức các hoạt động dạy học, nhằm 
tránh sai sót hoặc biết được chất lượng hóa chất có còn sử dụng được hay 
không, thí nghiệm có thành công hay không) 
Bước 2: Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Giáo viên làm mẫu (hoặc thông qua các video) hướng dẫn học sinh làm 
thí nghiệm, chỉ ra các thao tác sai trong thí nghiệm mà học sinh dễ mắc phải. 
Bước 3: Học sinh làm thí nghiệm, giáo viên giám sát và uốn nắn kịp thời 
các thao tác sai của học sinh. 
Bước 4: Học sinh nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học( 
nếu có). 
Bước 5: Giáo viên nhận xét kết quả thực hành thí nghiệm của học sinh, 
Giải pháp 3: Dùng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để khắc 
sâu kiến thức. 
Mục đích: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các ứng dụng 
của công nghệ thông tin vào bài giảng. Học sinh tiếp cận được với các thiết bị 
dạy học hiện đại. Được quan sát với hình ảnh đẹp, sắc nét sẽ giúp học sinh hiểu 
bản chất của vấn đề hơn. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Giáo viên tự sưu tầm các video, tư liệu dạy học thông qua điện 
thoại thông minh của giáo viên bằng cách tự quay, tự chụp ảnh lại hoặc thông 
qua mạng internet. 
4 
Bước 2: Có thể chèn âm thanh hoặc các hiệu ứng phù hợp vào các Slide, 
các đoạn vi deo để tạo được ấn tượng hoặc điểm nhấn về kiến thức trọng tâm 
của bài. 
Bước 3: Tiến hành kết nối trực tiếp giữa máy tính và máy chiếu, kiểm tra 
trước khi vào bài học nhằm chỉnh sửa nội dung hoặc chất lượng tư liệu học tập 
sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học. 
Bước 4: Cho học sinh quan sát video, tư liệu giảng dạy theo hướng vừa 
quan sát vừa phân tích để học sinh hiểu rõ các ảnh hưởng tới môi trường từ đó 
đề ra biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp. 
Giải pháp 4: Sau khi học xong bài học, học sinh được tự trình bày quan 
điểm của mình về vấn đề bảo vệ môi trường cùng với các giải pháp. 
Mục đích: rèn luyện khả năng trình bày trước đám đông cho học sinh, 
rèn luyện kỹ năng trình bày bằng ngôn ngữ hóa học. Các em được dịp thể hiện 
rõ ràng về quan điểm của mình trước các vấn đề trong thực tế đặc biệt là vấn đề 
liên quan tới môi trường. Thấy được vai trò, vị trí của mình trước các vấn đề 
đó.Từ đó các em đưa ra được biện pháp thực hiện đối với chính bản thân các 
em. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Học sinh nêu quan điểm của mình trước lớp (có thể đại diện cho 
nhóm, tổ học sinh). 
Bước 2: Các học sinh còn lại có thể thảo luận xem các quan điểm đó đúng 
hay sai, ý kiến nào là phù hợp và có thể áp dụng được. 
Bước 3: Giáo viên tư vấn hướng dẫn học sinh đi đến kết luận đúng. 
Bước 4: Nêu giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực, từng vùng địa 
phương phù hợp. 
Bước 5: Chốt lại nội dung kiến thức cần tích hợp bảo vệ môi trường trong 
bài học. Mở ra hướng học tập mới cho học sinh. 
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Ứng dụng vào thực tế giảng dạy môn hóa học nói chung ở các trường 
THCS, THPT, đặc biệt hiệu quả cao ở các làng nghề, khu vực nông thôn, thành 
thị, các khu công nghiệp. Vì đây là nơi các em thấy rõ nhất các vấn đề này. 
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ lấy 3 ví dụ ở môn Hóa học lớp 8. 
 Ví dụ 1: Tiết 17. Bài 12. Sự biến đổi chất- Môn hóa học 8. 
 Giải pháp 1: Giáo viên phải giao bài tập cho học sinh tìm các vấn đề 
trong thực tế liên quan đến nội dung bài học( phần bài tập về nhà ở tiết học 
trước). 
5 
Mục đích: Tạo tình huống, tăng tính tự học, tự khám phá tìm hiểu kiến 
thức của học sinh, gây hứng thú học tập. 
 Giáo viên cho học sinh nêu các hiện tượng xảy ra trong thực tế mà các em 
biết. Sau đó cho học sinh phân tích. Trong các hiện tượng đó cần phải nêu rõ 
sau khi có sự biến đổi em thấy những hiện tượng nào có sự khác biệt hẳn về tính 
chất so với ban đầu (tức là có sự xuất hiện chất mới). Trên cơ sở đó giáo viên 
đưa ra khái niệm hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. 
Giải pháp 2: Học sinh được thực hành thí nghiệm. 
Học sinh làm các thí nghiệm theo nhóm (yêu cầu thực hành cả hai thí 
nghiệm): Thí nghiệm phản ứng của bột sắt với bột lưu huỳnh và thí nghiệm 
đường bị nhiệt phân hủy (yêu cầu các em cần làm đúng và có phần đối chứng). 
Mục đích: Để khẳng định trong các thí nghiệm các em làm đâu là hiện 
tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học và dấu hiệu nào giúp các em nhận ra 
điều đó. 
Hai thí nghiệm trên đều là hiện tượng hóa học. Vì có chất mới xuất hiện. 
Thí nghiệm Hiện tượng Dấu hiệu nhận ra Kết luận 
Phản ứng 
của bột sắt 
với bột lưu 
huỳnh.(khi 
đun nóng 
khơi mào 
phản ứng) 
Hỗn hợp tự nóng sáng 
lên và chuyển dần 
thành chất rắn màu 
xám 
Chất rắn thu được 
sau phản ứng không 
bị nam châm hút, 
chứng tỏ không còn 
chất sắt trong hỗn 
hợp nữa, tức sắt đã 
biết đổi thành chất 
khác hay đã có chất 
mới xuất hiện và 
chất này không bị 
nam châm hút. 
Đây là hiện tượng 
hóa học. 
Phản ứng 
đường bị 
nhiệt phân 
hủy. 
Đường trắng chuyển 
dần thành chất màu 
đen là than, đồng thời 
có những giọt nước 
ngưng trên thành ống 
nghiệm. 
Chất rắn có màu đen 
là than, có hai chất 
mới sinh ra là than 
và nước. 
Đây là hiện tượng 
hóa học. 
Giải pháp 3: Dùng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để khắc 
sâu kiến thức. 
6 
Học sinh được trực tiếp quan sát sự biến đổi các chất trong tự nhiên thông 
qua các băng hình, video mà giáo viên đã chuẩn bị. 
Ví dụ: vi deo về hiện tượng băng tan, hiện tượng phun sơn xả trực tiếp ra 
ngoài đường ở làng nghề mộc, hiện tượng đốt rơm rạ sau mùa thu gặt, hiện 
tượng cháy rừng, hiện tượng động đất, sóng thần, hiện tượng thức ăn bị ôi thiu( 
các vi deo này giáo viên để vào một slide để học sinh quan sát lần lượt). Sau đó 
học sinh cho biết hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. 
Học sinh tìm được dấu hiệu phân biệt hiện tượng vật lý hay hiện tượng 
hóa học (sự khác nhau cơ bản giữa hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học): 
Là hiện tượng đó có sinh ra chất mới hay không. 
Giải pháp 4: Sau khi học xong bài học, học sinh được tự trình bày quan 
điểm của mình về vấn đề bảo vệ môi trường cùng với các giải pháp. 
Học sinh nêu ảnh hưởng của các hiện tượng trên trong cuộc sống ra sao. 
Từ đó các em nêu các biện pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng không tốt của nó 
tới môi trường sống. 
Hiện tượng Hiện tượng vật lý( hay 
hiện tượng hóa học) 
Ảnh hưởng tới 
môi trường sống 
Biện pháp khắc phục 
Hiện tượng 
bang tan 
Hiện tượng vật lý Nước biển dâng, 
gây lụt lội, nhấn 
chìm nhiều thành 
phố, làng mạc 
hay nhiều di tích, 
danh lam thắng 
cảnh của thế giới. 
Hạn chế các nguồn 
khí thải công nghiệp 
xả trực tiếp ra môi 
trường, đặc biệt là 
nguồn phát thải ra khí 
CO2, đây là nguyên 
nhân chính gây lên 
hiệu ứng nhà kính, 
làm cho trái đất nóng 
lên. 
Hiện tượng 
phun sơn 
xả trực tiếp 
ra đường. 
Hiện tượng vật lý Làm cho con 
người hít trực tiếp 
các phân tử của 
chất sơn gây nên 
ngộ độc hoặc các 
bệnh về đường hô 
hấp 
Phải có buồng phun 
sơn để thu hết các 
phân tử sơn không 
cho xả trực tiếp ra 
môi trường. 
Hiện tượng 
đốt rơm rạ 
Hiện tượng hóa học Tạo ra lượng khói 
dày, đây là các 
Thu gom làm thức ăn 
cho các động vật nhai 
7 
sau mùa 
gặt 
khí như: Khí 
than( tro), khí 
CO2, khí SO2, khí 
CH4 gây ảnh 
hưởng tới tầm 
nhìn quan sát của 
người đi đường, 
gây khó thở, và 
làm mắc các bệnh 
về đường hô hấp. 
lại( Trâu, bò). Hoặc 
tận dụng làm nấm, 
làm phân bón. 
Ví dụ 2: Tiết 42. Bài 28. Không khí – Sự cháy( Phần I- Thành phần 
của không khí). Môn hóa học 8. 
Giải pháp 1: Giáo viên phải giao bài tập cho học sinh tìm các vấn đề 
trong thực tế liên quan đến nội dung bài học( phần bài tập về nhà ở tiết học 
trước). 
Thông qua bài tập về nhà, học sinh cho biết theo các em trong không khí 
có những chất nào? Và các chất đó chiểm tỉ lệ ra sao? 
Học sinh có thể trả lời theo các ý khác nhau. Để khẳng định học sinh nào 
trả lời đúng, học sinh trả lời sai thì giáo viên cùng học sinh làm thí nghiệm. 
Như vậy chúng ta đã tạo ra được tình huống gây hứng thú học tập cho các 
em. 
Giải pháp 2: Học sinh được thực hành thí nghiệm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nội dung sách giáo 
khoa trang 95. 
Đốt photpho đỏ trong muỗng sắt theo hình 4.7b (trong SGK trang 95 hóa 
học 8) rồi đưa nhanh photpho đỏ đang cháy vào ống hình trụ và đậy kín miệng 
ống bằng nút cao su. 
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi, sau đó kết luận. 
Học sinh hoàn thiện bảng theo nhóm.( Yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi 
theo hàng ngang. Phần kết luận để cuối cùng sau khi học sinh đã trả lời hết các 
câu hỏi) 
Câu hỏi Trả lời Kết luận 
Trong khi P cháy, mực 
nước trong ống thủy tinh 
thay đổi thế nào? 
Mực nước trong ống dâng 
đến vạch thứ hai( Khi nhiệt 
độ trong ống bằng nhiệt độ 
bên ngoài) 
Không khí là một 
hỗn hợp khí trong 
đó khí oxi chiếm 
khoảng 1/5 thể 
tích, chính xác hơn Chất gì ở trong ống đã tác Chất khí oxi đã tác dụng với 
8 
dụng với P để tạo ra khói 
trắng P2O5( khói này tan 
dần trong nước) 
P để tạo ra khói trắng P2O5( 
khói này tan dần trong nước) 
là khí oxi chiếm 
21% thể tích không 
khí, phần còn lại 
hầu hết là khí nitơ. Từ kết quả trên có thể giúp 
ta suy ra tỉ lệ thể tích khí 
oxi có trong không khí 
được không? 
Tỉ lệ thể tích khí oxi trong 
không khí khoảng 1/5. 
Tỉ lệ thể tích chất khí còn 
lại trong ống là bao 
nhiêu?Chất khí đó không 
duy trì sự cháy, sự sống, 
không làm đục nước vôi, 
đó là khí nitơ. Vậy khí nitơ 
chiếm tỉ lệ thế nào trong 
không khí? 
Khí nitơ chiếm khoảng 4/5 
thể tích không khí. 
Học sinh trả lời tiếp câu hỏi của vấn đề 2: Ngoài khí oxi, khí nitơ, không 
khí còn chứa những chất gì khác? 
Câu hỏi Trả lời Kết luận 
Hãy tìm những dẫn chứng 
nêu rõ trong không khí có 
chứa một ít hơi nước? 
Hiện tượng có xuất hiện 
những giọt nước nhỏ trên mặt 
ngoài của thành cốc nước 
lạnh để trong không khí và 
hiện tượng sương mù. 
Chứng tỏ trong 
không khí có hơi 
nước 
Khi quan sát lớp nước trên 
mặt hố vôi tôi, thấy có 
màng trắng mỏng do khí 
cacbonic CO2 đã tác dụng 
với nước vôi. Khí CO2 này 
ở đâu ra? 
Khí cacbonic CO2 tạo thành 
màng trắng với nước vôi ở hố 
tôi vôi. 
Chứng tỏ CO2 có 
sẵn trong không 
khí. 
Các khí khác, ngoài nitơ, và 
oxi, chiếm tỉ lệ thể tích là 
bao nhiêu trong không khí? 
Các khí khác (CO2, hơi nước 
, khí hiếm như neon Ne, agon 
Ar, bụi khói) có trong 
không khí. 
Các khí này có 
trong không khí 
với tỉ lệ rất nhỏ, 
chỉ khoảng 1%. 
Vậy không khí có thành 
phần như thế nào? 
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành 
phần theo thể tích của không khí là: 78% khí 
9 
nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí 
cacbonic, hơi nước, khí hiếm.). 
Vậy một vấn đề mới xuất hiện là nếu trong không khí thành phần các chất 
không giống như tỉ lệ trên thì điều gì xảy ra? Đó chính là nội dung của giải 
pháp 3. 
Giải pháp 3: Dùng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để khắc 
sâu kiến thức. 
- Thành phần các chất trong không khí không đúng với tỉ lệ thể tích ở trên, tức 
là không khí bị ô nhiễm. Vậy không khí ô nhiễm gây nên hậu quả gì? 
Giáo viên cho học sinh xem video: Sự đốt rơm rạ sau mùa gặt, sự xả khói ra môi 
trường của các nhà máy công nghiệp, các lò gạch, lò nung vôi kiểu thủ công, sự 
vứt rác bừa bãi, sự phun sơn không có buồng phun để sơn bay ra ngoài môi 
trường.(Mỗi hiện tượng đều có hình ảnh của hậu quả đi kèm) 
- HS phát biểu ý kiến: Không khí bị ô nhiễm không những gây tác hại đến sức 
khỏe con người và đời sống của động vật, thực vật, mà còn phá hoại dần những 
công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sửĐây chính là 
nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan không đúng với 
quy luật vốn có của nó làm biến đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam chúng ta là 
một trong những nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất. 
Giải pháp 4: Sau khi học xong bài học, học sinh được tự trình bày quan 
điểm của mình về vấn đề bảo vệ môi trường cùng với các giải pháp. 
Với các hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra, học sinh nêu các biện pháp 
bảo vệ không khí tránh ô nhiễm. 
Các biện pháp: Phải xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các 
phương tiện giao thông để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển 
các khí có hại như CO2, CO, SO2, bụi, khói 
Nhiệm vụ của con người (với học sinh): Bảo vệ không khí trong sạch là 
nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây 
xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành. 
Với học sinh: Có ý thức nghiêm túc trong bảo vệ môi trường, tuyên 
truyền gia đình ý thức bảo vệ môi trường tại khu dân cư, nêu rõ tác hại khi 
không khí bị ô nhiễm tới gia đình, khi phun sơn thì cần có buồng phun sơn, trà 
các vật dụng bằng gỗ phải có buồng (túi) hút bụi gỗ, xây dựng lò gạch theo kiểu 
mới có ống khói cao và có sự thu được khí thải để tái sản xuất ra các sản phẩm 
10 
khác càng tốt, không khai thác chặt phá rừng bừa bãi, không được phá rừng đầu 
nguồn làm nương rẫy, không du canh du cư 
Ví dụ 3: Tiết 54. Bài 36. Nước( Phần II- Tính chất của nước; Phần 
III- vai trò của nước trong đời sống sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước). 
Môn hóa học 8. 
Giải pháp 1: Giáo viên phải giao bài tập cho học sinh tìm các vấn đề 
trong thực tế liên quan đến nội dung bài học( phần bài tập về nhà ở tiết học 
trước). 
HS tìm các nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước cùng với 
hậu quả của các hiện tượng ấy. Bước đầu tự giải thích tại sao nước lại bị ô 
nhiễm (qua bài trước các em mới biết được là do nước hòa tan được nhiều chất) 
Giải pháp 2: Học sinh được thực hành thí nghiệm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm về các tính chất 
hóa học của nước. 
Học sinh làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi kết quả thí nghiệm và 
rút ra được kết luận về tính chất hóa học của nước. Đó là: Nước tác dụng với 
một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca,) tạo thành bazơ và hiđro; 
tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ như NaOH, KOH, Ca(OH)2...; tác 
dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit. 
Từ tính chất vật lý và tính chất hóa học của nước đã giải thích được tại 
sao nước lại có những ứng dụng quan trọng như vậy. 
Giải pháp 3: Dùng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để khắc 
sâu kiến thức. 
Giáo viên cho học sinh quan sát các vi deo về vai trò của nước, hậu quả 
của ô nhiễm nguồn nước (hiện tượng biển miền trung bị ô nhiễm do sự thải ra 
môi trường các chất độc hại của Công ty Formosa Hà Tĩnh, ô nhiễm nước ở 
kênh Thị Vải (Tỉnh Đồng Nai), kênh Kim Ngưu( TP Hà Nội), hiện tượng ô 
nhiễm ở các vùng nông thôn, vùng gần cụm công nghiệp) 
 Vai trò của nước: Hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể 
sống, tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và 
động vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, 
công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải. 
Chú ý: Lượng nước trên trái đất là rất lớn vì 3/4 diện tích trái đất là các 
đại dương, biển, hồ, sông ngòi. Có nhiều mỏ nước trong lòng đất. Nhưng sự 
phân bố nước trên bề mặt trái đất không đồng đều. Có nhiều vùng đất rất hiếm 
nước, đất đai biến thành sa mạc. 
11 
Giải pháp 4: Sau khi học xong bài học, học sinh được tự trình bày quan điểm 
của mình về vấn đề bảo vệ môi trường cùng với các giải pháp. 
Học sinh nêu quan điểm của mình về mức độ ô nhiễm môi trường nước ở 
địa phương nói riêng và trong phạm vi toàn tỉnh nói chung. Sau đó đưa ra các 
giải pháp bảo vệ nguồn nước và đặc biệt là nguồn nước ngọt. 
Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên trái đất. Nhiều nguồn nước 
ngọt đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và chất thải công, nông 
nghiệp. Do đó phải sử dụng tiết kiệm nước. 
Mỗi người cần góp phần giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm: 
Không được vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh rạch, sông; phải xử lí nước thải 
sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, 
biển. 
Đối với các làng nghề như nghề mộc ngoài khí thải do phun sơn, bụi mùn 
cưa thì nước tẩy gỗ cũng được xả trực tiếp ra môi trường nên gây ô nhiễm tới 
nguồn nước ngầm. Do vậy cần nhanh chóng di dời ra cụm làng nghề xa khu dân 
cư theo dự án và kế hoạch đã được phê duyệt. 
- Ý nghĩa của các giải pháp: 
Thông qua bài học các em có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về hóa học và 
thấy được các ứng dụng của hóa học trong thực tế. Từ đó kích thích tinh thần tự 
giác, hứng thú và thích học hóa học. 
Trang bị cho các học sinh kiến thức về môi trường và ý nghĩa của việc 
bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 
Thông qua bài học thì các em học sinh chính là những nhà tuyên truyền 
viên tới bố mẹ( gia đình) các em về ý thức bảo vệ môi trường. 
Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn, có thể giảm được tỷ lệ học sinh dưới 
trung bình môn hóa học. 
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp 
dụng sáng kiến : 
Hiệu quả khi áp dụng đề tài trong thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát : 
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học lớp 8 trong nhiều năm từ khi 
có chương trình đổi mới qua các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả : Kiểm tra 
miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ và các bài khảo sát chất lượng, thi HSG 
 Tôi rút ra các kết quả và đánh giá như sau : 
*Kết quả :- Đối với phương pháp dạy học cũ : 
12 
Năm 
học 
Tổng số 
HS KS 
Chưa hiểu bài Hiểu bài chưa kĩ Hiểu bài 
TS % TS % TS % 
2016-
2017 
80 08 10 12 15 60 75 
2017-
2018 
80 07 8,75 11 13,75 62 77,5 
- Đối với phương pháp dạy học mới (áp dụng các giải pháp trong dạy học 
hóa học có nội dung bảo vệ môi trường): 
Năm 
học 
Tổng số 
HS KS 
Chưa hiểu bài Hiểu bài chưa kĩ Hiểu bài 
TS % TS % TS % 
2016-
2017 
80 04 05 06 7,5 70 87,5 
2017-
2018 
80 04 05 04 05 72 90 
-Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin nào trong sáng kiến 
cần được bảo mật. 
d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất trang thiết bị 
đầy đủ, đồ dùng dạy học đạt chất lượng, phòng học bộ môn đạt chuẩn. 
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu 
(nếu có); 
Số 
TT 
Tên tổ 
chức/ cá nhân 
Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp 
dụng sáng kiến 
1 Lớp thử nghiệm 1 Trường THCS Giờ học hóa học. 
2 Lớp thử nghiệm 2 Trường THCS Giờ học hóa học. 
3 Lớp thử nghiệm 3 Trường THCS Giờ học hóa học. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_bai_hoa_hoc_co_no.pdf
Sáng Kiến Liên Quan