Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu đá cầu cho học sinh

Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:

Qua thực tế giảng dạy ở trường bản thân tôi thấy một số học sinh đã nắm được những kĩ năng, cách thức đá cầu. Tuy vậy, đa số các em nắm những kĩ năng, kĩ thuật cơ bản của môn đá cầu còn rất hạn chế.

Học sinh nắm bài tập luyện còn thụ động, bên cạnh những em học sinh tập luyện chăm chỉ, có ý thức thì còn nhiều em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tập luyện môn đá cầu. Trong quá trình tập luyện còn cười đùa và chưa cố gắng luyện tập.

Do trình độ nhận thức, khả năng cảm thụ của học sinh có sự khác nhau dẫn tới các em thực hiện động tác kĩ thuật chưa được đồng đều vì thế chất lượng chưa đạt kết quả cao như mong muốn.

Kết quả trên cho thấy, số lượng các em học sinh biết dá cầu rất là ít. Chính vì vậy, việc rèn luyện, hướng dẫn các em biết được các kĩ năng chơi đá cầu, giúp các em biết cách chơi đá cầu như thế nào là rất quan trọng và cần thiết.

docx7 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu đá cầu cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
Sức khỏe là vốn quý của con người. Để lao động, học tập tốt và đạt kết quả cao thì phải dựa trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố sức khỏe là nền tảng của sự thành công. Có sức khỏe chúng ta mới có thể xây dựng đất nước, kiến thiết quốc gia. Thể dục thể thao (TDTT) là một phương thức để rèn luyện sức khỏe cũng như nhằm phát triển con người toàn diện. Trong xã hội ngày nay, TDTT ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, tập luyện TDTT không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, sự khéo léo, mà thông qua tập luyện TDTT đã rèn luyện cho con người những phẩm chất như: lòng dũng cảm, đạo đức, tinh thần đồng đội, sự kiên trì nhẫn nại, sự can đảm vượt khó.
Công tác giáo dục thể chất trong trường học thực sự có một vị trí hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách, trí tuệ và thể chất. 
Là giáo viên giảng dạy môn Thể dục của trường. Giáo dục Tiểu học là nền tảng cho các bậc học, cấp học sau này. Vậy nên việc phát triển tố chất thể lực cho học sinh, phát huy năng khiếu tập luyện đi đến xây dựng đội tuyển cho nhà trường là điều tôi quan tâm..
 Mặt khác, môn đá cầu rất cần thiết cho học sinh, vì tập luyện môn này không những giúp học sinh rèn luyện sức nhanh, sức bền sự khéo léo dẻo dai mà còn tạo ra phản xạ nhanh nhẹn, chính xác. 
Từ những điều kiện tôi đã nêu ở trên, cho nên tôi chọn môn đá cầu nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng giúp các em nắm thật vững, hiểu rõ và luyện tập tốt mang lại thành tích, không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội mai sau. 
Truyền thụ cho các em học sinh không chỉ có kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn tập luyện mang tính chuyên nghiệp hơn, bởi vì đối với một số em có năng khiếu thì ngoài việc tập luyện có sức khoẻ tốt thì định hướng phát triển tài năng thể thao (theo năng khiếu) là việc rất cần thiết để phát triển thể thao thành tích cao trong học đường.
Chính vì những lý do đó nên tôi quyết định chọn sáng kiến: “Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu đá cầu cho học sinh”.
2. MỤC ĐÍCH BIỆN PHÁP.
2.1 Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy ở trường bản thân tôi thấy một số học sinh đã nắm được những kĩ năng, cách thức đá cầu. Tuy vậy, đa số các em nắm những kĩ năng, kĩ thuật cơ bản của môn đá cầu còn rất hạn chế.
Học sinh nắm bài tập luyện còn thụ động, bên cạnh những em học sinh tập luyện chăm chỉ, có ý thức thì còn nhiều em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tập luyện môn đá cầu. Trong quá trình tập luyện còn cười đùa và chưa cố gắng luyện tập.
Do trình độ nhận thức, khả năng cảm thụ của học sinh có sự khác nhau dẫn tới các em thực hiện động tác kĩ thuật chưa được đồng đều vì thế chất lượng chưa đạt kết quả cao như mong muốn. 
Phiếu điều tra trước khi tập luyện của học sinh khối 5 năm học 2019 – 2020:
Tống số học sinh lớp 5
Số học sinh hoàn thành tốt
Số học sinh hoàn thành
Số học sinh không biết đá cầu
49
2
24
23
Tỉ lệ
4,1%
49%
46,9 %
Kết quả trên cho thấy, số lượng các em học sinh biết dá cầu rất là ít. Chính vì vậy, việc rèn luyện, hướng dẫn các em biết được các kĩ năng chơi đá cầu, giúp các em biết cách chơi đá cầu như thế nào là rất quan trọng và cần thiết. 
 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU ĐÁ CẦU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
Đá cầu là môn thể thao đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, kĩ thuật đánh cũng như phòng thủ. Để có thể chơi được đá cầu đòi hỏi học sinh phải nắm vững yếu lĩnh của từng động tác. Hiểu được nguyên lý của các động tác khi thực hiện. Từ đó giúp cho học sinh có thể xử lý được các tình huống gặp phải khi ở trong quá trình tham gia tập luyện cũng như thi đấu.
Trước khi tiếp xúc với bộ môn đá cầu người giáo viên phải chỉ cho các em học sinh nắm được những nguyên tắc cơ bản của đá cầu:
Khi chơi đá cầu cần chú ý làm sao có thể dồn đối phương vào thế phải chống đở một cách bị động và diều quan trọng trong quá trình tham gia thi đấu là phải giữ cho bản thân thật bình tĩnh và tự tin.
Giáo viên giảng dạy, hướng dẫn chơi đá cầu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành kĩ năng đá cầu ban đầu cho học sinh. Để có thể giúp các em biết và hoàn thiện được các kĩ năng, kĩ thuật đá cầu tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm được những động tác cơ bản trước khi tập luyện đá cầu .
Các bài tập khởi động chung giúp làm căng các nhóm cơ vận động, làm linh hoạt các khớp.
Các bài tập khởi động chuyên môn như : Kéo dãn cơ, Kéo dãn cơ trong của đùi, Duỗi thẵng mắt cá chân, Gập mắt cá chân, Ép dẽo tay... 
Các động tác bổ trợ kĩ thuật đá cầu như: bài tập ép dẻo, làm căng cơ để khỏi bị chuột rút. 
Giải pháp 2: Cho các em làm quen với các giai đoạn và bổ trợ trước quá trình tập kĩ thuật đá cầu.
Giai đoạn 1: Hướng dẫn cách cầm cầu vung chân. 
 Giai đoạn 2: Tập cảm giác với cầu.
Giai đoạn 3: Tập động tác mô phỏng không cầu
Tập động tác mô phỏng động tác không cầu nhằm bước đầu hình thành khái niệm, hình dáng động tác. Các động tác mô phỏng càng chính xác thì càng tạo điều kiện tập luyện kĩ thuật chính xác.
Giai đoạn 4: Phối hợp các kỹ thuật
Tập các kỹ thuật tấn công, và di chuyển bước chân. 
Giai đoạn 5: Tập luyện với cầu
Tập luyện với cầu trong điều kiện chủ động (phân nhỏ động tác),
Tập luyện với cầu trong trạng thái bị động. Người thực hiện đứng trong trạng thái chuẩn bị, người phục vụ sẽ ném cầu sang trong điều kiện chuẩn để người thực hiện đá cầu cầu với toàn bộ kĩ thuật đã được học. Bước này sẽ nâng cao hơn cả về khả năng phán đoán lẫn khả năng phối hợp vận động.
Giai đoạn 6. Tập phối hợp.
Tập tất cả các kỷ thuật và phối hợp với di chuyển. Bước này nhằm 
củng cố và nâng cao kĩ thuật khác nhau, thông qua đó nâng cao năng lực phối hợp và khả năng phán đoán trong tập luyện.
Giải pháp 3: Tập luyện kĩ thuật đá cầu cơ bản cho học sinh.
Trong đá cầu có rất nhiều kỹ thuật khác nhau như:
 3.1 Kỹ thuật phát cầu:
- Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện.
Tư thế chuẩn bị chân trước chân sau.Trong đó chân trước là chân làm trụ chân phát cầu nằm ở phía sau mủi bàn chân sau chóng xuống đất và hơi chách ra ngoài.Tay cùng với chân sau cầm cầu tay còn lại sẻ để ở tư thế tự nhiên thoải mái nhất .Sau đó tung cầu ra trước mặt để cầu rơi trên khoảng không và cách chân phát cầu khoảng 30-40 cm đồng thời vung chân sau phát cầu đi.
Kỹ thuật phát cầu chân thấp nghiên người.
Tư thế chuẩn bị chân trước chân sau chân trước làm trụ chân sau đá cầu tay phía chân sau cầm cầu sau đó tung cầu cách người một góc khoảng 45 độ để cầu rơi trên không cách mặt đất khoảng 20 cm rồi nghiêng người vung chân đá cầu.
Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng người.
Tư thế chuẩn bị chân trước chân sau chân trước làm trụ chân sau đá cầu tay phía chân sau cầm cầu sau đó tung cầu cách người một góc khoảng 45 độ để cầu rơi trên không cách mặt đất khoảng 50 cm rồi nghiêng người vung chân đá cầu.
 3.2 Kỹ thuật đở cầu bằng đùi:
 	Đây là kỹ thuật thường dùng của vận động viên đá cầu khi cầu đối thủ đá qua sân của mình. Tùy trường hợp cầu rơi để đở cầu, nhưng phần lớn là chân trước chân sau khi cầu tới cách người khoảng 20 cm ta đưa chân sau dật mạnh cầu lên ngang thắt lưng đùi và cẳng chân tạo thành một góc 90 độ sao cho cầu bay lên cao và ra trước.
 3.3 Kỹ thuật đở cầu bằng ngực:
Đây là kỷ thuật cầu bay ngang người ở tầm cao ta có thể đứng tại chổ ưởn ngực mạnh về phía cầu đang bay tới hai tay co tự nhiên trươc ngực. Củng có thể nhảy lên để đở cầu sao cho cầu bay lên cao và ra trước.
 3.4 Kỹ thuật tâng cầu:
a. Tâng cầu bằng đùi.
-Chuẩn bị: Đứng chân thuận ở phía sau hơi co gối,nửa bàn chân trên cham đất trong tâm dồn về chân trước tay cùng phía chân thuận cầm cầu mắt nhìn cầu.
- Động tác tung cầu lên cao mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi . Di chuyển về phía cầu rơi,co gối chân thuận dùng đùi tâng cầu lên cao tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên.
b. Tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau chân thuận đứng ở phía sau tay phía chân thuận cầm cầu tay trái co tự nhiên.
-Động tác tung cầu lên cao mắt nhìn theo cầu khi càu cách bàn chân khoảng 20cm đưa chân sau lên dật mạnh cầu đùi và cẳng chân vuông góc bàn chân song song với mặt đất mắt nhìn theo cầu để thực hiện lượt thứ hai.
 3.5 Kỹ thuật chuyền cầu:
-Tương tự kỹ thuật phát cầu, chân trước chân sau chân thuận để phía sau tay co tự nhiên . Tùy trường hợp cầu tới để chúng ta có cách xữ lý hợp lý .
 3.6 Kỹ thuật di chuyển:
 a. Bước đơn
 - Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng một chân làm chân trụ, chân còn lại dựa vào đường bóng và điểm rơi của cầu đến để di chuyển bước ra trước, ra sau, sang trái hoặc sang phải.
b. Bước vượt
 - Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng chân khác hướng với hướng cầu đến đạp đất, chân cùng hướng bước một bước dài về hướng cầu đến, trọng tâm cơ thể di chuyển theo chân này, còn chân kia nhanh chóng bước theo một bước. Nếu điểm rơi của cầu đến cách thân tương đối xa hoặc tương đối gần thì phương hướng di chuyển bước có thể lệch sau hoặc lệch trước.
c. Bước đôi
 - Thực hiện kỹ thuật động tác: Phương pháp di chuyển cơ bản giống với bước nhảy, chỉ khác nhau ở chỗ không nhảy lên trên không. Khi di chuyển, trước tiên chân khác với hướng cầu đến bước sang ngang lần chân cùng hướng cầu đến, sau đó chân cùng hướng cầu đến lại tiếp tục bước sang bên hướng cầu đến.
d. Bước chéo
 - Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước hết dùng chân gần với hướng cầu đến làm thành chân chống đất, bước nhanh chân gầncầu lên trước qua chân chống đất sang phía bóng đến 1 bước lớn, sau đó chân chống đất tiếp tục di chuyển một bước sang ngang theo hướng cầu đến.
Giải pháp 4: Tập luyện thể lực cho học sinh.
- Tập các bài tập nâng cao thể lực, tập cơ đùi ,ngực,và sự nhanh nhẹn của chân.
Giải pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi phục vụ cho tập luyện môn đá cầu.
Sân bải các dụng cụ cần thiết cho tập luyện.
Giải pháp 6: Phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong quá trình tập luyện đá cầu cho học sinh.
 Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để các em củng như phụ huynh yên tâm củng như quan tâm hơn.
Giải pháp 7: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân tham gia tập luyện đá cầu.
Cần tuyên truyền rộng rãi lợi ích, tác dụng của việc tập luyện đá cầu kết hợp với hướng dẫn các tầng lớp quần chúng tham gia tập luyện đá cầu, làm cho phong trào phát triển rộng rãi trong mọi đối tượng.
Giải pháp 8: Tăng cường tổ chức thi đấu các giải đá cầu.
Hằng năm nhà trường củng như phòng giáo dục tổ chức nhiều giải để các em có cơ hội giao lưu cọ xát để học sinh hăng say tập luyện hơn.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 
- Với việc tổ chức cho các em tham gia tập luyện, và có thêm sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, các em đã có sự tiến bộ trong đá cầu, 
các em đã có hứng thú hơn với môn học Thể dục, đặc biệt là đá cầu. 
- Nhờ áp dụng những giải pháp trên mà tỉ lệ các em biết đá cầu đã tăng lên nhanh chóng, kĩ thuật, kĩ năng xử lý tình huống đá cầu của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, cụ thể qua khảo sát học sinh khối 5 cuối năm học 2019 – 2020 kết quả như sau:
Tống số học sinh lớp 5
Số học sinh
hoàn thành tốt
Số học sinh
hoàn thành
Số học sinh hoàn thành chưa tốt
49
14
32
3
Tỉ lệ
28,6 %
65,3 %
6,1 %
 Sau sáng kiến này, tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thêm những giải pháp, những cách thức thực hiện tốt hơn nữa nhằm mang lại cho các em học sinh những bài tập, những điều kiện tốt nhất cho các em hoàn thiện các kĩ năng chơi đá cầu của mình và bồi dưỡng để tất cả các em đều chơi được đá cầu..

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_boi_duong_nang_khieu.docx
Sáng Kiến Liên Quan