Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh

 Hồ Chí Minh từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

 Đúng như thế, non sông Việt Nam có lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có phồn vinh hay không điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là chủ nhân của tương lai đất nước. Do đó, sự nghiệp “trồng người” đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi trọng hàng đầu. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Đây chính là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người mới trong xã hội mới. Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, tôi rất hiểu vai trò của mình trong sự nghiệp “trồng người”, tôi nguyện đem hết khả năng và tâm huyết của mình để chăm sóc, giáo dục và giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt.

 Thế giới xung quanh luôn là điều mới lạ, chúng luôn muốn được tìm tòi, được quan sát, tiếp xúc, được hiểu biết nhiều hơn về mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật xung quanh từ đó vốn từ của trẻ ngày càng phong phú và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và tư duy của trẻ. Từ những mục tiêu trên tôi đã có suy nghĩ cần tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh như thế nào và làm quen những gì để tạo hứng thú kích thích sự chú ý của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì thế ở trường Mầm non môn học Làm quen với môi trường xung quanh vô cùng quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi, nó là phương tiện rèn luyện cho trẻ phát triển ngôn ngữ nói, nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ Mầm non. Đó là mục tiêu chính của việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là giúp trẻ phát triển về kỹ năng, thẩm mỹ, hình thành tình yêu đối với thiên nhiên cuộc sống con người xung quanh trẻ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thòi. Từ đó cần cung cấp cho trẻ những gì, bù đắp cho trẻ những gì.
 Tiếp theo là khảo sát kết quả trên trẻ về Lỉnh vực phát triển nhận thức môi trường xung quanh, đồng thời thường xuyên theo giỏi mọi hoạt động của trẻ để nắm bắt tình hình thực tế của lớp, đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của từng trẻ, trẻ nào tốt, khá, trẻ nào Trung bình, yếu. Tốt mặt nào, yếu về mặt nào để tôi lựa chọn hình thức giáo dục cho phù hợp. 
Ví dụ: Khi cho trẻ trò chuyện về tên, tuổi, giới tính của trẻ tôi cần lựa chọn hệ thống câu hỏi phù hợp với độ tuổi của lớp tôi, câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và câu hỏi dễ hiểu, gần gủi sát với đề tài đang truyền tải cho trẻ. Với những câu hỏi khó và trừu tượng hơn tôi thường gọi những trẻ tốt và khá trả lời, còn những trẻ nhận thức, ngôn ngữ có phần hạn chế tôi lựa chọn hệ thống câu hỏi đơn giản hơn, ít từ hơn... 
Chẳng hạn: với trẻ tốt và khá tôi đặt câu hỏi: Con hãy tự giới thiệu về bản thân mình nào? Như vậy trẻ sẽ giới thiệu về họ và tên của trẻ, ngày sinh, giới tính và sở thích của trẻ.... Nhưng với trẻ nhận thức, ngôn ngữ còn hạn chế tôi đặt câu hỏi: Họ tên con là gì? Con sinh ngày tháng năm nào? ...
Ngoài ra, tôi còn phân nhóm cho trẻ hoạt động nhanh nhẹn - chơi với trẻ yếu, để trẻ giúp đỡ nhau. Trong quá trình chơi cùng nhau trẻ có điều kiện để giao lưu, trao đổi thúc đẩy nhau hoạt động tốt hơn, đồng thời trẻ được trải nghiệm mình từ đó trẻ tích cực hoạt động và hoạt động tốt hơn. 
Như vậy việc tìm hiểu đặc điểm nhận thức của trẻ đã thực sự giúp trẻ học tốt hơn
 2.2.2 Tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, học hỏi 
Môi trường xã hội luôn thay đổi, vận động không ngừng. Tuy nhiên sự vận động, thay đổi đó có chu kỳ, có tính quy luật đòi hỏi có thời gian. Vì vậy, để cho trẻ tận mắt nhìn thấy sự thay đổi của xã hội đòi hỏi giáo viên cần có sự linh hoạt, nhạy bén, biết tận dụng mọi cơ hội để tổ chức cho trẻ tìm tòi, khám phá thử nghiệm giúp cho sự hiểu biết của trẻ được chính xác sâu sắc hơn. 
	 Ví dụ: Trong tiết dạy cho trẻ "Trò chuyện về ngày 20/11", cô sưu tầm các loại tranh ảnh về ngày 20/11,....Ngoài ra cô còn sử dụng các hình ảnh về ngày 20/11 trình chiếu trên máy tính cho trẻ được trực tiếp trò chuyện về nội dung của các hình ảnh đó. Qua đó trẻ được khắc sâu về ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam nhằm giáo dục ở trẻ sự biết ơn, lòng kính trọng đối với các cô giáo thầy giáo. 
 Hoặc tiết “Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ” tôi giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà hỏi bố mẹ mình làm nghề gì, làm việc ở đâu? nghề đó tạo ra sản phẩm gì?...Trong tiết học tôi cho trẻ được trải nghiệm những gì mà trẻ biết, trẻ thấy để trẻ tự nói lên được nghề nghiệp của bố mẹ mình, để trẻ khắc sâu kiến thức hơn tôi lựa chọn một số hình ảnh các nghề mà bố mẹ trẻ làm cho trẻ xem nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ vào tiết học hơn
 	Tổ chức ngày hội ngày lễ như" Tết trung thu” tôi cho trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu là ngày rằm tháng tám, ngày tết trung thu của thiếu nhi , tập các tiết mục văn nghệ có nội dung về tết trung thu như bài “ Chú cuội chơi trăng, Vầng trăng cổ tích, Rước đèn dưới trăng... Chuẩn bị sân khấu, hóa trang, mâm cổ ...Tạo điều kiện cho trẻ cùng cô trang trí, sắp xếp trong buổi lễ như tự mặc trang phục, bày mâm quả, sắp xếp nghế ngồi...Tất cả thể hiện một niềm thích thú dâng trào ở trẻ thơ khi hòa mình vào các ngày lễ hội lớn. Qua đó trẻ hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các ngày lễ hội và luôn biết trân trọng nó.
 	Ví dụ: “Tìm hiểu về trường mầm non “ tôi cho trẻ thường xuyên quan sát các hoạt động của trường như Trong trường có những ai? Công việc của từng người trong trường làm gì?... trong khi tổ chức trên tiết học tôi cho trẻ cùng nhau khám phá những gì mà trẻ biết trẻ nhìn thấy ở trường mầm non như vậy kích thích trẻ tìm tòi, khám phá và trải nghiệm, trẻ hứng thú kể cho cô và các bạn biết về những gì mà trẻ biết về trường mầm non nơi trẻ đang học, trẻ tự hào về trường và yêu trường, yêu lớp... 
	Hoặc trong khi tổ chức cho trẻ chơi ở góc phân vai tôi tổ chức cho trẻ đóng vai cô giáo- học sinh, gia đình, bác sĩ - bệnh nhân, cô bán hàng...tôi dẩn dắt trẻ về nội dung của chủ đề chơi nhằm giúp trẻ tái tạo và nhập vai chơi phù hợp, từ đó phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ thể hiện vai chơi của mình như cách ứng xử, giao tiếp đúng mực. 
 	Các buổi sinh hoạt chiều tôi thường tổ chức cho trẻ cũng cố hóa kiến thức vừa trích được ở trên tiết học hoặc mở rộng kiền thức cho trẻ về những nội dung sắp cho trẻ được làm quen nhằn tích lũy kiến thức, khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ bằng cách trò chuyện, cho trẻ xem hình ảnh, tổ chức các trò chơi, tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ, nặn, làm alun về các đề tài khám phá xã hội.
Tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch sữ ở quê hương qua đó đã khơi dậy sự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm của trẻ, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động hơn, những hoạt động đó giúp trẻ có lòng yêu quê hương, đất nước, yêu quý những người thân trong gia đình, yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè trẻ cảm cuộc sống quanh trẻ thú vị rất nhiều.
Chính nhờ những hoạt động ấy mà trẻ nhớ rất lâu kiến thức trẻ tích lũy được đồng thời trẻ ham thích tìm tòi, khám phá, hứng thú tham gia vào các giờ học các hoạt động của lớp.
2.2 3 Sử dụng đồ dùng trực quan.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Bởi lẽ trực quan trong dạy học huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với tiết môi trường xung quanh cho nên ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi, bảng, tranh ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học.
       	Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tải kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác và sự sáng tạo từ đó kich thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ. 
	Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng như: Đồ dùng trực quan bằng vật thật: cốc,chén, con cá, các loại rau-quả, Các loại mô hình: Mô hình máy bay, Tàu hỏa...Các loại tranh ảnh, lô tô.Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết môi trường xung quanh tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Đối với những đồ dùng trực quan là đồ chơi tôi đưa vào trong các tiết dạy như: Đồ chơi của bé, phương tiện giao thông, con vậtQua những đồ chơi được làm khéo léo giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về đối tượng.Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng nhất.
	Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả cam tôi dùng quả cam thật cho trẻ quan sát và trải nghiệm. Đây là quả gì? nhìn xem quả cam có hình gì? Màu gì? hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết cam có mùi gì hãy đưa lên mũi ngửi xem nào sau đó nếm thử vị của cam sau đó hỏi trẻ về vị của cam (có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Qủa cam chưa chín có vị chua, còn quả cam chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững những kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về quả cam tôi không những đã cho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về quả cam mà còn dạy trẻ kĩ năng bổ cam và vứt rác đúng nơi.
  	Việc sử dụng màn hình, máy chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực quan vì vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện để cho trẻ nắm kiến thức.Thông qua những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ cho trẻ vì tất cả những sự vật hiện tượng đều có thể chụp lại, quay lại để đưa lên màn hình cơ hội để trẻ khám phá những sự vật- hiện tượng, con vật mà trẻ khó có cơ hội tiếp xúc như: tìm hiểu động vật sống trong rừng, động vật sống dưới biển
       	Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuối cũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiều mà tôi phối hợp các loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho trẻ không nhàm chán.
  	Ví dụ: Trong tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại rau tôi có thể sử dụng một số loại đồ dùng như: Tranh lô tô, vật thật, đồ chơi, màn hình, mô hình kết hợp với nhau sao cho linh hoạt và phù hợp như phần đầu giới thiệu bài cho trẻ đi thăm mô hình vườn rau với nhiều loại rau, phần cung cấp kiến thức cho trẻ quan sát các loại rau thật, phần mở rộng cho trẻ xem trên màn hình một số loại rau khác và các món ăn từ rau, phần luyện tập cho trẻ đi chơi trò chơi qua những đồ rau nhựa, tranh lô tô.
Việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồ dùng trực quan trong tiết học tôi thấy trẻ hứng thú hơn mỗi khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi truyền đạt vì thế mà dễ dàng và trẻ ghi nhớ hơn
	2.2. 4 Tổ chức quan sát trước tiết học.
	Trẻ Mẫu giáo với đặc điểm "Chơi bằng học, học bằng chơi" qua quá trình dạo chơi tham quan hoặc tham gia vào các hoạt động như đọc thơ, kể chuyện, các trò chơi, trẻ được quan sát đối tượng ở môi trường sống nhằm kích thích sự ham hiểu biết, sự thích thú của trẻ, từ đó trẻ hiểu, khắc sâu vào trí nhớ những đặc điểm của đối tượng đó. Cô giáo có thể tổ chức ngoài tiết học, vào buổi sáng, sau khi đón trẻ hoặc buổi chiều sau khi trả trẻ. Những buổi ngoại khoá cô có thể cho trẻ đi tham quan một số nơi liên quan đến bài học trên tiết dạy. Mục đích của việc quan sát đối tượng đang ở môi trường sống nhằm kích thích sự ham hiểu biết, sự thích thú của trẻ.
	Ví dụ: Trước khi tổ chức tiết học "Một số con vật sống trong rừng" Trẻ được đi tham quan vườn bách thú bằng mô hình, cô cho trẻ được nhìn và nghe thấy tiếng kêu của các con vật, cô có thể bằng cách tạo hứng thú cho trẻ bắt trước tiếng kêu của các con vật, lúc này trẻ có thể đoán ra đó là tiếng kêu con gì?
	Ví dụ: Với bài "Quá trình phát triển của cây từ hạt" Trong giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ quan sát một chậu cảnh không có cây xanh và cô hỏi trẻ:
	Chiếc chậu này dùng để làm gì? Sau đó cô cho trẻ quan sát cô gieo hạt vào chậu cảnh để trẻ có điều kiện quan sát sự trưởng thành của cây xanh, cô cho trẻ quan sát thêm tranh ảnh minh hoạ.
	Ví dụ: Trước khi tổ chức tiết học cho trẻ làm quen: Một số phương tiện giao thông trong khi đón trẻ và khi trẻ chuẩn bị ra về. Cô giáo có thể tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi "Người tài xế giỏi" bằng những câu đố, bài thơ, bài hát trẻ biết được người tài xế đó điều khiển loại phương tiện giao thông gì?
Nhờ có những buổi dạo chơi tham quan với các hoạt động ngoài tiết học tôi đã cung cấp cho trẻ một số biểu tượng ở thế giới xung quanh nên khi bước vào tiết học cả cô và trẻ cùng thấy nhẹ nhàng và thoải mái.
2.2 5 Tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh thông qua tiết học
	Ở lứa tuổi Mầm non tư duy tưởng tượng của trẻ rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy cô giáo phải giúp trẻ thật sự hứng thú trong giờ học, nhằm hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng cần quan sát. Muốn vậy ngay từ phút đầu tiên phải xây dựng tình cảm tạo không khí vui tươi, phương pháp giới thiệu bài phải sinh động và gắn liền với nội dung bài dạy. 
 Tiết học đạt kết quả thì việc đầu tiên cần làm là xác định đề tài, bổ sung, chính xác những kiến thức về đề tài đó cho bản thân. Tiếp tục tôi xác định mục tiêu cÇn ®¹t cña ho¹t ®éng đó ®èi víi trÎ . Sau đó tôi cần xác định hình thức truyền thụ kiến thức cho trẻ? KÕt qu¶ mong ®îi ë trÎ ho¹t ®éng nµy lµ g×?... 
ChuÈn bÞ ®å dïng, ®å ch¬i và mọi điều kiện để tổ chức cho tiết dạy ®Çy ®ñ, t¹o t©m thÕ tho¶i m¸i gi÷a c« vµ trÎ.
Lựa chọn hệ thống câu hỏi phù hợp với thực tế của bài dạy và với nhận thức của trẻ, hệ thống câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, lựa chọn câu hỏi nào dành cho trẻ tốt, trẻ yếu...chú ý phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, kích thích lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú. 
VD: §Ò tµi " Tìm hiểu về một số loài hoa” chủ đề thực vật.
Giáo viên chuẩn bị hiều loài khác nhau; Hoa thật, hoa làm bằng xốp, hình ảnh chiếu trên máy... 
Mỗi một câu hỏi tôi đưa ra phải được nhiều trẻ trả lời, tùy phụ thuộc vào nhận thức của từng trẻ để tôi đặt câu hỏi, câu gợi ý sao cho tất cả trẻ biết được cấu tạo của hoa cúc, màu sắc của hoa. Khi trẻ trả lời cô giúp trẻ trả lời trọn câu. Đối với trẻ giỏi cô cho trẻ trả lời những câu hỏi khó hơn. Câu hỏi có tính chất trừu tượng đòi hỏi trẻ phải tư duy, suy nghĩ. Sau khi trẻ nêu ý kiến nhận xét các loại hoa xong tôi khái quát lại. sau đó mỡ rộng ra các màu sắc của loại hoa đó. Như tôi cho trẻ quan sát hoa hồng màu đỏ bằng hoa thật thì sau đó tôi mỡ rộng thêm màu sắc của hoa hồng bằng cách cho trẻ xem hình ảnh trên tivi hoa hồng vàng , hoa hồng màu hồng, hoa hồng tím. Để kích thích tính nhanh nhẹn, sáng tạo của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ thể hiện tình cảm của mình với một số loài hoa , tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, hát, múa về các loại hoa
 2.2.6. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh:
	Việc nhận thức của các bậc phụ huynh về bộ môn này là một vấn đề. Tôi luôn gặp gỡ và trao đổi với các bậc phụ huynh để họ hiểu rõ về bộ môn Làm quen môi trường xung quanh. Vì trẻ Mầm non là lứa tuổi đang học ăn, học nói. Vì vậy việc cho trẻ làm quen môi trường xung quanh có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, nó là phương tiện phát triển lời nói của trẻ, giúp trẻ nói mạch lạc, rõ ràng, nó góp phần giáo dục nhân cách làm người cho trẻ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện cho con mình đi tham quan ở các nơi trẻ sẽ lĩnh hội được những gì trẻ đã được quan sát và trẻ ghi nhớ có chủ định và khi trẻ đến lớp cô cho trẻ quan sát mô hình hoặc tranh ảnh trẻ sẽ nhớ lại và nói được rõ ràng mạch lạc hơn.
Thường xuyên theo dỏi nắm bắt về tình hình học tập của trẻ, đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của từng trẻ để trao đổi với phụ huynh, đề nghị phụ huynh kết hợp với lớp để sưu tầm tranh, ảnh, truyện, các thông tin, tài kiệu liên quan đến chủ đề đang và sẽ thực hiện, hướng dẩn phụ huynh cách thức tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để cung cấp cho trẻ học ở nhà.
 Luôn nhắc nhỡ phụ huynh luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo về cách ứng xử, giao tiếp, các mối quan hệ, tình yêu thương...trong gia đình, 
 Kết hợp với phụ huynh tổ chức các ngày lễ hội ở trường như ngày Khai giảng, ngày Tết trung thu, ngày tết thiếu nhi, hội thi bé với vận động. Tạo mọi điều kiện để tất cả các phụ huynh cùng tham gia, được tham gia phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn, hiểu biết ý nghĩa của ngày lế hội ở trường hơn, nhờ vậy mà phụ huynh chuyển tải được một số kiến thức cho trẻ, trẻ hiểu rỏ hơn về các ngày lễ hội.
	Bằng cách làm như vậy phụ huynh biết được tầm quan trọng của việc khám phá môi trường xung quanh đối với trẻ, phụ huynh tạo mọi điều kiện cho trẻ thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh, phát huy được tính mạnh dạn, tự tin của mình trong giao tiếp làm tăng nhận thức của trẻ một cách hiệu quả.
 Nhờ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường và có sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi nhận thấy sự phát triển nhận thức của trẻ ngày càng đạt kết quả cao.
2.3. Hiệu quả công tác: 
	Qua một thời gian thực hiện hiện các biện pháp trên tôi rất phấn khởi về sự tiến bộ của trẻ, trẻ rất thích học môn học làm quen với môi trường xung quanh kết quả cụ thể như sau:
	- Về phía trẻ: 
Tổng số trẻ
XL Tốt
XL Khá
XL TB
XL Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
10
33,33
16
53,33
3
10
1
3,33
	- Về phía giáo viên:
Cô giáo cần có lòng say mê khám phá môi trường xung quanh , mong muốn tìm hiểu về các sự vật hiện tượng lòng ham hiểu biết của cô giáo phải được thể hiện trong mọi hoạt động để làm gương cho trẻ lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá, tìm hiểu về khám phá khoa học
Giáo viên có những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội , nắm vững nội dung chương trình và có kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp, luôn có ý thức trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học theo hướng tích cực các hoạt động của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm. Cô luôn tạo cho trẻ môi trường học tập “ Học mà chơi, chơi mà học”
Luôn động viên kịp thời và giúp trẻ tập luyện thường xuyên cho trẻ được trải nghiệm khám phá và tạo các điều kiện tốt nhất để trẻ có khả năng tư duy và phát triển tốt. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo và gia đình trong việc tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động trong trường mầm non.
          Thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi càng nỗ lực học hỏi, tìm hiểu và mong ứng dụng được nhiều hơn những tri thức về môi trường xung quanh trong công tác giảng dạy của mình. 
	- Về phía phụ huynh:
Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh , tạo điều kiện cùng công tác với cô giáo để trẻ đạt hiệu quả cao nhất , đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
3. PHẦN KẾT LUẬN
	3.1. Ý nghĩa của đề tài.
	LQVMTXQ là điều kiện cần thiết và không thể thiếu để duy trì và phát triển nhân cách cho trẻ. Có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng cho trẻ LQVMTXQ đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn thể giáo viên và phụ hunh. Qua các hoạt động LQMTXQ hình thành cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cảm nhân về thế giới xung quanh. Muốn giờ dạy đạt kết quả cao cô giáo phải nắm vững mục tiêucủa từng bài dạy, để linh hoạt sáng tạo trong mỗi hoạt động.
	- Cô phải sưu tầm những trò chơi hay, sát với nội dung của bài học để kích thích trẻ tham gia vào các trò chơi, đồng thời củng cố trẻ những kiến thức vừa được làm quen. Cô luôn dùng những câu hỏi đàm thoại gợi mở để trẻ trả lời để trẻ tập diễn đạt trả lời câu đầy đủ, trẻ phải được đàm thoại, tự suy nghĩ, tự nhận xét, tự rút ra kết luận.
	- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh đối với trẻ phát âm nói ngọng, nói lắp, từ sự quan tâm phối hợp của nhà trường và gia đình sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt nhất là lời nói của trẻ.
	- Mở rộng vốn kiến thức của bản thân tự rèn luyện phấn đấu vươn lên, thường xuyên hỏi chị em đồng nghiệp, tham khảo sách báo, các tiết dạy mẫu trên ti vi, sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ để phục vụ cho môn học.	
	3.2. Kiến nghị, đề xuất:
	* Đối với giáo viên:
 	- Cần có lòng yêu nghề mến trẻ, kiên trì, nhẫn nại theo dõi từng bước đi, cử chỉ, hành vi của trẻ. 
	- Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lớp mình phụ trách.
	- Lập kế hoạch cho trẻ một cách cụ thể.
	* Đối với phụ huynh:
	- Đóng góp các nguyên vật liệu để làm đồ dùng. Tham gia các làm đồ dùng đồ chơi cùng với giáo viên.
	- Thấy rõ vai trò của việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
	- Phụ huynh đóng góp các dụng cụ để các cháu và tham gia vệ sinh và bảo vệ môi trường.
	* Đối với cấp trên:
	- Tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp tổ chức dạy học Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
	- Trang cấp thêm các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 	Từ thực tế lớp tôi phụ trách với những khó khăn mà bản thân tôi gặp phải tôi đưa ra một biện pháp, những kiến nghị, đề xuất để tháo gỡ những vướng mắc trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. Mong rằng những biện pháp này sẽ được áp dụng một cách có hiệu quả khi được các cấp, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới trong công tác vận dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng với nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
 Trên đây là một số sáng kiến và đề xuất nhỏ của tôi, để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và các đồng nghiệp bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn. 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHSK NGÀNH GD&ĐT
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHSK HUYỆN LỆ THỦY

File đính kèm:

  • docMột_số_giải_nâng_cao_chất_lượng_cho_trẻ_5-6_tuổi_làm_quen_môi_trường_xung_quanh.doc
Sáng Kiến Liên Quan