Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp mẫu giáo 3-4 ở trường Mầm non

a.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường về chuyên môn, tạo điều kiện giúp tôi những vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho các cháu.

Phụ huynh tuổi đời trẻ lên cập nhật thông tin khá nhanh, ủng hộ cô giáo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Bản thân đã đạt trình độ giáo viên trên chuẩn, luôn nhiệt tình, yên nghề, mến trẻ, được trải nghiệm cọ sát với thực tế, được học tập và đào tạo qua trường lớp, luôn tìm tòi học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân, có nhiều sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi thực hiện đề tài này tôi cũng gặp không ít những khó khăn như:

* Khó khăn:

Trẻ chưa mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân trước tập thể, chưa biết phối hợp làm việc nhóm và phân vai trong nhóm học.

Trẻ chưa biết cách chia sẻ ý tưởng của bản thân với cô giáo vá các bạn.

Một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian giành cho con, chưa thật sự quan tâm đến phát triển tâm sinh lý của con trẻ.

 Số học sinh đông, diện tích lớp chật hẹp, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của trẻ.

Nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa cộng đồng trong thời đại phát triển hiện nay đối với mỗi trẻ, phụ huynh học sinh và cả các thành viên trong nhà trường còn chưa thật sự đồng nhất.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp mẫu giáo 3-4 ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số
Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non”.
Lĩnh vực áp dụng: Trẻ mẫu giáo lớp 3 - 4 tuổi.
Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tiên Hường
Bình Xuyên, năm 2021
Họ tên, chữ ký người chấm điểm
Điểm
Mã số
Người số 1:
Người số 2:
1. Mô tả sáng kiến:
Sự đoàn kết gắn bó trong lớp học ở mỗi nhà trường luôn giúp cho tập thể lớp và nhà trường có được những kết quả mong muốn. Vì vậy đối với giáo viên ở các bậc học nói chung và bậc học mầm non nói riêng cũng cần tạo cho lớp mình có văn hóa cộng đồng trong lớp học mà mình được phân công giảng dạy. Để xây dựng một tập thể có văn hóa cộng đồng riêng và duy trì phát triển nó thì mỗi giáo viên cần nhận thức rõ về tâm sinh lý lứa tuổi mình phụ trách, văn hóa của nơi sống và của gia đình từng học sinh.
Để một môi trường lớp học khuyến khích được tất cả học sinh cùng tham gia thì giáo viên phải đặt mục tiêu, kế hoạch của mình vào việc cống hiến trí tuệ và sức lực của bản thân cho tập thể lớp, cho nhà trường.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, văn hóa nhà trường nói trung và văn hóa trong lớp học nói riêng đã chịu những tác động rất lớn từ môi trường văn hoá - xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, nhất là đối với những địa phương phát triển về dịch vụ công nghiệp như thị trấn ..
Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp như tôi thì việc xây dựng văn hóa lớp học cộng đồng là một nội dung rất quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên, do đặc thù của bậc học mầm non và điều kiện phát triển của từng địa phương cũng như đặc điểm tâm sinh lý từng lứa tuổi mà việc xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng lớp học mang đặc tính riêng. Trong những năm qua văn hóa cộng đồng trong lớp học được lãnh đạo trường Mầm non  rất quan tâm. Nhưng để đáp ứng được với bối cảnh phát triển hiện nay là người giáo viên tôi luôn học hỏi, rút kinh nghiệm qua các lớp tập huấn, dự giờ của đồng nghiệp để có những biện pháp cụ thể đáp ứng với yêu cầu và phù hợp với lứa tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục của nhóm lớp, tạo sự tin tưởng đối với cộng đồng góp phần nâng cao uy tín của nhà trường.
 Xác định được tầm quan trọng của văn hóa cộng đồng trong lớp mẫu giáo hiện nay nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp mẫu giáo 3- 4 ở trường mầm non.” để nghiên cứu.
1.1. Về nội dung của sáng kiến: 
	Văn hóa cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong mỗi tập thể nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của lớp học. Là người giáo viên tôi luôn có định hướng phải xây dựng, phát huy được văn hóa cộng đồng trong lớp học sẽ tạo cho trẻ có được sự thoải mái, phát huy tính đoàn kết, kỉ luật, sáng tạo và tự tin phát biểu trước đám đông của mỗi trẻ. Trẻ yêu trường, yêu lớp, thích đến trường. Tạo sự tin tưởng của phụ huynh với giáo viên, khẳng định được chất lượng giáo dục của nhà trường với cộng đồng.
Văn hóa hóa cộng đồng trong lớp học giúp cho trẻ hình thành được những chuẩn mực và hơn nữa là gieo vào nội tâm trong trẻ những điều tốt đẹp, hướng đến cái thiện, khiêm tốn, thương yêu. Văn hóa cộng đồng trong lớp học còn giúp cho cô giáo và trẻ thấy rõ được ý nghĩa của việc mình làm và từ đó tạo ra mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể lớp học.
a.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường về chuyên môn, tạo điều kiện giúp tôi những vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho các cháu.
Phụ huynh tuổi đời trẻ lên cập nhật thông tin khá nhanh, ủng hộ cô giáo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Bản thân đã đạt trình độ giáo viên trên chuẩn, luôn nhiệt tình, yên nghề, mến trẻ, được trải nghiệm cọ sát với thực tế, được học tập và đào tạo qua trường lớp, luôn tìm tòi học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân, có nhiều sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi thực hiện đề tài này tôi cũng gặp không ít những khó khăn như:
* Khó khăn:
Trẻ chưa mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân trước tập thể, chưa biết phối hợp làm việc nhóm và phân vai trong nhóm học.
Trẻ chưa biết cách chia sẻ ý tưởng của bản thân với cô giáo vá các bạn. 
Một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian giành cho con, chưa thật sự quan tâm đến phát triển tâm sinh lý của con trẻ.
 Số học sinh đông, diện tích lớp chật hẹp, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của trẻ.
Nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa cộng đồng trong thời đại phát triển hiện nay đối với mỗi trẻ, phụ huynh học sinh và cả các thành viên trong nhà trường còn chưa thật sự đồng nhất.
 * Qua kết quả điều tra lúc đầu khi chưa áp dụng các phương pháp trên thì đạt được kết quả như sau:
Bảng khảo sát chất lượng trẻ đầu năm
Sĩ số
Các chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
29 trẻ
Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước lớp.
 19/29 = 65,51%
10/29 = 34,49%
Phối hợp với bạn chơi trong nhóm.
20/29 = 69 %
9/29 = 31.%
Biết tìm cách xử lý tình huống trong khi chơi.
19/29 = 65,51%
10/29 = 34,49%
 Từ những thuận lợi, khó khăn và qua kết quả khảo sát trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm ra những biện pháp để giúp trẻ xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp học đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “ Một số biện pháp xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non”.
b. Đề xuất các biện pháp
* Biện pháp 1: Tạo cơ hội để trẻ chia sẻ và hiểu nhau.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý . Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú cách học và tốc độ học tập khác nhau. Vì vậy, để hiểu được tâm sinh lý của trẻ và để giúp các học sinh trong lớp hiểu về nhau hơn tôi đã phân chia học sinh thành các nhóm nhỏ gồm 3 -4 học sinh, trong nhóm 3 – 4 học sinh đó tôi luôn đặt câu hỏi và cho trẻ có thời gian nhất định để suy nghĩ, sau đó các nhóm sẽ cùng nhau trao đổi, trò chuyện với nhau rồi chia sẻ các câu trả lời của nhóm mình. Qua đây giúp cho học sinh cách kiểm soát thời gian, học cách lắng nghe các bạn chia sẻ. Tôi luôn lặp lại hoạt động này trong những ngày tiếp theo, yêu cầu vẫn những nội dung đó nhưng chia sẻ với các bạn nhóm khác trong lớp.
Ví dụ: Tên của bạn là gì?
 Nhà bạn ở đâu? 
 Bố mẹ bạn tên là gì?
 Món ăn bạn thích là gì?
 Bạn thích con vật nào nhất? Bạn muốn được nuôi nó không?
 Sau này bạn sẽ làm nghề gì? 
 Nếu như trong lớp có trẻ không hòa đồng với bạn cùng lớp, chưa đoàn kết trong lớp thì tôi sẽ là cầu nối để giúp học sinh hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc tôi hướng trẻ đó vào chơi cùng các bạn, nói với trẻ rằng: “ Nếu con tham gia các hoạt động nhiều hơn, cười nói nhiều hơn thì mọi người sẽ yêu quí con hơn”. Khi tham gia gia vào các hoạt động này trẻ thấy tự tin hơn không còn khoảng cách giữa mình và các bạn khác. Dần dần trẻ cảm thấy hứng thú với trò chơi này và chơi với các bạn của mình. 
Ví dụ: Khi tổ chức vui chơi tôi thường khuyến khích mọi trẻ cùng tham gia như: trò chơi kéo co, chuyền bóng, chèo thuyền.. từ đó giúp trẻ thấy việc chia sẻ mang lại niềm vui, đồng thời giúp trẻ thông cảm với bạn hơn, qua đó trẻ dễ dàng chơi chung cùng bạn một cách hòa đồng hơn, thân thiện hơn. 
 Tất cả những điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy đặc biệt và nhận thấy được sự tương đồng với các bạn trong lớp cũng như khẳng định được vị trí của bản thân mình trong lớp học.
* Biện pháp 2: Xây dựng văn hóa cộng đồng trong các hoạt động của trẻ. 
Ngoài đam mê với công việc giảng dạy, sự nhiệt tình hứng thú với chuyên môn thì công cụ hiệu quả nhất mà tôi có thể thực hiện chính là trở thành hình mẫu cho những gì mà tôi muốn tạo dựng trong cộng đồng lớp học, đi kèm với nó là sự tích cực một cách không điều kiện đối với mỗi đứa trẻ. 
Ví dụ: Trong giờ cho trẻ làm quen với văn học với tiết đọc thơ, tôi luôn đọc với giọng thật diễn cảm với từng câu thơ qua đó trẻ cảm nhận được giọng đọc của cô và trẻ lớp tôi đã bắt chước được giọng đọc đó. Hay trong tiết âm nhạc hát và vận động một bài hát nào đó tôi cũng luôn cố gắng vận động thật đẹp để cho trẻ học theo.
Việc cho học sinh làm việc theo nhóm và nhận được những phần thưởng tập thể, việc cùng nhau chia sẻ hợp tác cũng là cách để xây dựng lên cộng đồng tích cực.
Ví dụ: Trong các tiết học có trò chơi học tập, trò chơi vận động khi tổ chức hoạt động ngoài trời tôi thường phân chia trẻ thành các đôi chơi, đội nào thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng, qua các trò chơi này tôi thấy học sinh rất hứng thú và biết chia sẻ hợp tác với nhau.
 “ Xây dựng lớp học thân thiện” tạo môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi với học sinh làm cho học sinh cảm nhận thấy tình yêu thương và chia sẻ hợp tác của các bạn và cô giáo với mình, trẻ cảm nhận được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Ví dụ: Với mỗi chủ đề học của trẻ tôi thường sưu tầm tranh ảnh, làm các đồ dùng phục vụ cho chủ đề đó dán ở bảng tuyên truyền của lớp và ở các góc chơi để tạo môi trường đẹp cuốn hút trẻ vào các hoạt động hàng ngày của lớp. 
Trong giờ đón trả trẻ tôi ân cần hỏi han và động viên trẻ, nắm bắt tâm trạng của trẻ ngay từ khi đón trẻ để kịp thời động viên trẻ, để trẻ luôn cảm nhận được tình cảm của cô giáo, tin tưởng cô giáo và cô giáo là người trẻ có thể chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Xây dựng cho học sinh môi trường sống “ tình cảm thân thiện”, luôn đảm bảo sự bình đẳng, không thiên vị.
Những việc làm, cử chỉ, lời nói, hành động của cô giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tích cách của trẻ. Vì vậy khi đến lớp tôi luôn chú ý đến lời nói, hành động, việc làm, ăn mặc và cách ứng xử của bản thân với học sinh, với phụ huynh và với đồng nghiệp để học sinh noi theo.
Qua việc lồng ghép vào các bài học tôi đã rèn trẻ kĩ năng sống để trẻ tự tin chia sẻ với nhóm, lớp với cô và cùng hợp tác trong cộng đồng lớp học để chia sẻ những kĩ năng sống hàng ngày của trẻ từ môi trường sống và cảm nhận của bản thân, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực đối với trẻ.
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi phân vai để xử lý các tình huống, qua đó giúp cho trẻ hình thành và rèn luyện được nhiều kĩ năng sống cần thiết.
* Biện pháp 3: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
Để xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp học đạt kết quả mong muốn, tôi luôn phối kết với các giáo viên khác trong trường, với gia đình trẻ và cộng đồng khéo léo, tinh tế và trách nhiệm.
Việc thực hiện phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là điều rất quan trọng và cần thiết. Để đạt hiệu quả trước tiên tôi tìm hiểu hoàn cảnh và môi trường sống của từng học sinh để xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp nhất. Tuyên truyền với phụ huynh về chương trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ để giáo viên và phụ huynh hiểu về trẻ hơn.
Để tạo được sự tin tưởng và sự thu hút của phụ huynh học sinh vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình nắm bắt những thông tin đặc điểm của trẻ, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp những thay đổi của trẻ nếu có để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc phù hợp.
 1.2 .Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến có khả năng áp dụng rỗng rãi cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trong các trường mầm non.
2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên kết quả khảo sát cho thấy học sinh đều đạt, nhận thức tốt yêu trường yêu lớp, hăng hái phát biểu, biết chia sẻ trong cộng đồng lớp học, giúp đỡ nhau trong mọi việc cô giáo giao.
Biết làm việc nhóm và biết tự phân công nhiệm vụ đối với các thành viên trong nhóm, tự tin mạnh dạn phát biểu ý kiếm và thích được nói lên ý kiến riêng của bản thân.
 Biết chia sẻ với bạn bè về ý tưởng của mình, không ngại và xấu hổ khi thất bại một việc mà lấy đó làm bài học để không tái phạm ở lần sau.
Kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến(9/2020)
Sĩ số
Các chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
29 trẻ
Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước lớp.
 19/29 = 65,51%
10/29 = 34,49%
Phối hợp với bạn chơi trong nhóm.
20/29 = 69 %
9/29 = 31.%
Biết tìm cách xử lý tình huống trong khi chơi.
19/29 = 65,51%
10/29 = 34,49%
 Kết quả khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến(1/2021)
Sĩ số
Các chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
29 trẻ
Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước lớp.
 27/29 = 93,10%
 2/29 = 6,9%
Phối hợp với bạn chơi trong nhóm.
28/29 = 96,55 %
1/29 = 3,45.%
Biết tìm cách xử lý tình huống trong khi chơi.
28/29 = 96,55%
1/29 = 3,45%
 BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
STT
Nội dung
Khảo sát trước khi thực hiện
Khảo sát sau khi thực hiện
So sánh
Đạt
Không đạt
Đạt
Không đạt
Tỉ lệ đạt Tăng
1
Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước lớp.
65,51 %
34,49 %
93,10 %
6,9 %
27,59 %
2
Phối hợp với bạn chơi trong nhóm.
69 %
31.%
96,55 %
3,45.%
27,55 %
3
Biết tìm cách xử lý tình huống trong khi chơi.
65,51%
34,49%
96,55%
3,45%
31,04 %
 Qua việc khảo sát trong hai lần, lần một vào tháng 9/2020, lần hai vào tháng 01/2021 đã cho thấy tỉ lệ trẻ đạt tăng lên rất cao. 
	Kết quả khảo sát sự mạnh dạn phát biểu ý kiến trước lớp của trẻ tỉ lệ trẻ đạt tăng 27,59 %. Sự phối hợp với bạn chơi trong nhóm của trẻ tỉ lệ trẻ đạt tăng 27,55 %. Biết tìm cách xử lý tình huống trong khi chơi của trẻ tỉ lệ trẻ đạt tăng 31,04 %. 
 Trẻ có kỹ năng giao tiếp, hợp tác giữa các nhóm chơi, biết xử lý các tình huống trong khi chơi có nhiều tiến bộ. 
* Đối với giáo viên: Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy hiệu quả của việc xây dựng văn hóa cộng đồng trong lớp mẫu giáo là rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động của cô và trẻ. Tạo cho trẻ niềm yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo mong muốn được đến trường để gặp cô và các bạn. 
 Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo khác nói riêng cũng như các lứa tuổi mẫu giáo nói chung và có thể tiếp tục thực hiện trong những năm sau. Tôi cảm thấy bản thân mạnh dạn, tự tin hơn khi dạy trẻ, nắm chắc các phương pháp khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Ngoài ra , tôi còn được phụ huynh thêm tin yêu, và nguyện đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục. 
- Số tiền làm lợi:
Thay vì phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua đồ dùng đồ chơi thì tôi đã tự làm các tranh ảnh, các đồ dùng đồ chơi tự tạo do sự sáng tạo và tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn để làm nên. Từ đó lợi ích mà nó mang lại là rất lớn.
Qua việc học ở lớp trẻ biết phân loại rác để bảo vệ môi trường, biết cất những vỏ chai nước, giấy bìa, hộp sữa hết.. để mang đến lớp cùng cô và các bạn làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp học, hạn chế xả rác ra môi trường xung quanh góp phần bảo vệ môi trường. 
 Đồ dùng đồ chơi được phụ huynh cung cấp các nguyên vật liệu để làm nên đã tiết kiệm được kinh phí và các đồ chơi còn rất gần gũi thân quen đối với trẻ, an toàn khi trẻ sử dụng.
Thay vì phải mua những đồ dùng đồ chơi thì có thể tận dụng những đồ dùng sẵn có, những sản phẩm của địa phương và sản phẩm của cô và trẻ tạo ra để có thể tiết kiệm chi phí.
3. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 	* Điều kiện về cơ sở vật chất:
 Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu.
 Các đồ dùng, đồ chơi sẵn có và tự tạo...
 Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ.
	* Điều kiện về giáo viên:
 Giáo viên mầm non, yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo, nhiều năm kinh nghiệm.
 Giáo viên được tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 *Điều kiện về trẻ:
 Trẻ 3 – 4 tuổi trường mầm non.
5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại các trường mầm non.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_van_hoa_cong.doc
Sáng Kiến Liên Quan