Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh - Năm học 2014-2015

1.1.Ưu điểm và thuận lợi:

- Chất lượng, nề nếp dạy và học đã được ổn định trong nhiều năm qua; Bài học và kinh nghiệm làm chất lượng của cán bộ quản lý cũng như giáo viên và những thành tích đạt được trong năm qua là nền tảng vững chắc để nhà trường phát huy trong năm học tới.

- Trình độ đội ngũ: 100% đạt chuẩn trở lên trong đó có 92,5% trên chuẩn.

- Cơ sở vật chất phương tiện dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu để dạy học có chất lượng - 100% số lớp được học 2 buổi /ngày.

- Phát huy những năm qua, phong trào xã hội hoá giáo dục ở trên địa bàn tiếp tục được đẩy mạnh, Đảng uỷ, Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đặc biệt hội cha mẹ HS, hội khuyến học, đoàn TN ngày càng có những đóng góp lớn cho sự phát triển không ngừng của giáo dục địa phương.

- Đời sống của nhân dân ngày càng đi lên, sự quan tâm đến việc học hành của con em ngày càng tốt hơn.

- Một thuận lợi không kém phần quan trọng để nhà trường đi đúng hướng, khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực chuyên môn đó là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp sát sao và thường xuyên của Phòng giáo dục&Đào tạo.

1.2. Tồn tại khó khăn:

- Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ.

- Đổi mới PPDH chuyển biến chưa thực hiện tích cực, qua thao giảng dự giờ cho thấy số lượng những tiết dạy hứng thú, tạo được tình huống tích cực còn ít. Trong quá trình dự giờ đồng nghiệp, giáo viên chỉ chú ý quan sát việc dạy của giáo viên xem giáo viên đó dạy có đủ, đúng kiến thức không, ngôn ngữ ra sao.ít quan tâm đến việc học của học sinh.

- Khi đánh giá tiết dạy, ý kiến trao đổi còn mang tính áp đặt một chiều, nên giáo viên dạy không tránh khỏi áp lực về tâm lý như bị phê phán

-Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, một số giáo viên được coi là là dạy khá trở lên và cán bộ quản lý hay nhận xét, còn những giáo viên trung bình đặc biệt những giáo viên vừa mới ra trường ít khi có ý kiến phát biểu. Những vấn đề mới và khó ít được đưa ra để bàn bạc, thảo luận. Không khí sinh hoạt chuyên môn thường trầm lắng hoặc căng thẳng khiến giáo viên bị ức chế hoặc không học được gì từ buổi sinh hoạt chuyên môn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át biểu hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt.
- Việc chuẩn bị các nội dung cho sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên.
- Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, không được cải tiến hầu như theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo, phần chuẩn bị các thành viên trong tổ góp ý còn hạn chế, sau đó lấy ý kiến của tập thể “ Hầu như là nhất trí”. Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả đưa lại còn thấp.
- Công tác quản lý chỉ đạo “còn chưa chặt chẽ “ chưa sát sao thiếu sự đôn đốc kiểm tra. 
- Số GV nhiều tuổi không tiếp cận được với công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH ( Như vi tính giáo án, sử dụng đầu chiếu đa năng, khai thác Intơr net.) 
- Tồn động qua nhiều năm bố trí GV theo sở trường nguyện vọng nên nhiều dồng chí không đảm bảo dạy có chất lượng toàn cấp.
2. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN:
Làm thế nào để chuyển sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn mới, để sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên thấy được những gì mình còn thiếu, còn yếu để từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, bản thân tôi đưa ra một số biện pháp sau:
*Giải pháp 1:
 Chia sẽ tầm nhìn giúp người tham gia nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn mới.
 Sinh hoạt chuyên môn mới là cả quá một quá trình các giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẽ các ý kiến về những gì diễn ra trong việc học tập của học sinh. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế là nơi thử nghiệm và trãi nghiệm những cái mới là nơi kết nối lý thuyết với thực hành giữa ý định và thực tế. Trong quá trình học tập đó giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực CM mới. Cần tránh để giáo viên có suy nghỉ coi đó chỉ là sinh hoạt chuyên môn thông thường mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay và không học tập được nhiều, cần tạo cho họ có động lực tham gia sinh hoạt chuyên môn để học tập lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn để đạt được mục đích đó giáo viên cần biết:
 Học cách quan sát tin tế, nhạy cảm của học sinh, hình thành kỹ năng quan sát phán đoán và phản ứng trước thông tin thu được về học sinh. Đây là một năng lực mới đặc biệt quan trọng đối với giáo viên cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hóa nhà trường cộng tác giải quyết các vấn đề đặt ra (Ví dụ cần thắc mắc về chương trình, SGK, về việc học tập của học sinh...) Giữa các giáo viên, xây dựng tình đồng nghiệp, mối quan hệ nhà trường, thân thiện, học tập lẫn nhau. Tạo động lực sư phạm tích cực, sự quan tâm, niềm say mê chuyên môn của tất cả giáo viên, tạo cơ hội cho mọi cán bộ quản lý, GV hiểu biết về mối quan hệ....
* Giải pháp 2:
2.1. Cân đối điều hoà lực lượng đội ngũ trong tổ:
a) Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt.
- Nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo viên:
Lịch sử, quá trình đào tạo, khả năng công tác, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, sở trường nguyện vọng.
- Biện pháp tìm hiểu:
+ Qua trao đổi trực tiếp, gián tiếp.
+ Qua lắng nghe và phân tích dư luận.
+ Qua chất lượng công việc.
Phát phiếu thu thập nguyện vọng cá nhân về đứng lớp và nguyện vọng tổ trưởng của mình là ai? 
 - Tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp đội ngũ đầu năm:
 * Tổng hợp kết quả điều tra , khảo sát: ( GV đứng lớp)
 + Trình độ chuyên môn: Đại học: 17 ; Cao đẳng: 5; Trung cấp: 1
 + Năng lực sư phạm: GV dạygiỏi cấp tỉnh: 2; cấp huyện: 8 ; Giỏi trường: 15; 
b) S.
- Đây là khâu hết sức quan trọng trong công tác xây dựng tổ khối vững mạnh, phân công việc hộ lí sẽ tạo điều kiện cho mọi người phát huy được tài năng, nâng cao hiệu suất, chất lượng giáo dục. Mặt khác tạo cơ hội cho công tác bồi dưỡng ở tổ khối được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
- Khi sắp xếp đội ngũ chú trọng đảm bảo các yếu tố sau:
+ Chú ý đến trình độ đào tạo và khả năng đứng lớp, giáo viên dạy giỏi, nhằm làm nồng cốt chuyên môn trong tổ.
+ Quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, hoàn cảnh và sức khoẻ của mỗi thành viên.
+ Hạn chế thấp nhất thay đổi giáo viên chủ nhiệm giữa chừng.
- Tham khảo ý kiến của tổ trưởng (đã được chỉ định trước và đã được Phòng GD - ĐT duyệt kế hoạch phát triển )về phân bổ giáo viên về tổ và theo lớp.
 c) Cơ cấu tổ của trường TH ........ năm học 2014 - 2015:
Tổ
Số lớp
Số GV
 GV giỏi huyện
GV giỏi trường
 NLSP
 Tốt
 NLSP
 Khá
 NLSP
 Đyc
 NLSP
 non
1,2,3
9
13
5
8
9
4
/
/
4,5
6
11
3
7
7
4
/
/
Cộng
15
24
8
15
16
8
/
/
d). Cử tổ trưởng, tổ phó.
- Người tổ trưởng phải là người giỏi về chuyên môn.
- Phải luôn là người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm với công việc, am hiểu công việc
- Là người bạn, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, đống góp tích cực xây dựng tập thể vững mạnh.
 - Là người có điều kiện và có sức khoẻ, về thời gian để tham gia công việc tập thể.
 - Với các tổ chuyên môn có 2 khối lớp thì phân tổ trưởng, tổ phó dạy học ở 2 khối khác nhau để có điều kiện quản lý sâu sát hơn.
* Cụ thể đội ngũ cán bộ tổ ở trường .................:
 	 - Tổ 1,2,3 : Tổ trưởng: Đ/c ..............GV giỏi huyện Dạy lớp 3
 Tổ phó: Đ/c ................ GV giỏi huyện Dạy lớp 1
 Tổ phó: Đ/cGV giỏi huyện dạy lớp 2
 - Tổ 4,5 : Tổ trưởng: Đ/c .............. GV giỏi huyện Dạy lớp 4
 Tổ phó: Đ/c ............... GV giỏi huyện Dạy lớp 5
*Giải pháp 3:
3.1.Xây dựng các chiến lược hành động để thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới có hiệu quả
3.1.1.Đối với hiệu trưởng:
- Chia sẽ tầm nhìn đối với giáo viên
- Giúp giáo viên nhận thấy những vấn đề về giờ dạy
- Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên môn tại trường.
- Thay đổi thói quen quan sát, thu thập thông tin khi dự giờ.
- Xây dựng mối quan hệ lắng nghe trong khi chia sẽ, suy ngẫm về bài học.
- Phá vỡ thói quen chia sẽ củ có tính chất tiêu cực đồng thời phải kiên định với sinh hoạt chuyên môn mới.
3.1.2. Đối với Phó hiệu trưởng:
- Lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng năm, điều chỉnh lịch SHCM.
- Chịu trách nhiệm tổ chức điều hành sinh hoạt chuyên môn.
- Gương mẫu, đi đầu thực hiện giờ dạy minh họa.
- Thuyết phục động viên và nhắc nhỡ các giáo viên khác tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn.
- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của sinh hoạt chuyên môn.
3.1.3. Đối với tổ chuyên môn, GV cốt cán.	
- Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy.
- Làm nồng cốt khi thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn và thực hiện hóa hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các bài học hàng ngày.
-Truyền đạt sự đồng thuận và quyết định của nhà trường cho tổ khối của mình.
3.1.4. Đối với giáo viên:
- Tất cả giáo viên đều phải tham gia sinh hoạt chuyên môn vì mục đích của sinh hoạt chuyên môn mới là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường và tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người trong sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần có thái độ và hành động sau
+Tích cực chia sẽ, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị bài dạy.
+Tác phong đúng mực khi dự giờ, tránh những hành động làm ảnh hưởng đến HS trong giờ học.
+Học rèn luyện để có cách quan sát, thu nhận thông tin đầy đủ trong từng hoạt động học tập của học sinh và hỗ trợ HS trong giờ học.
+Tôn trọng chia sẽ ý kiến trong sinh hoạt chuyên môn, GV cần thể hiện ý thức lắng nghe đồng nghiệp nói lên được những điều học được từ giáo viên dạy và từ hoạt động học tập của học sinh trong giờ học và những vấn đề GV dự cần làm rõ.
+Lần lượt từng người phát biểu ý kiến chia sẽ, tái tạo lại các tình huống học tập của học sinh. Biết rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi chia sẽ và suy ngẫm.
* Giải pháp 4
Đề ra và thực hiện các nguyên tắc chung để đảm bảo việc sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả.
Coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, quan trọng nhất
- Hiểu rõ và tin tưởng ý nghĩa, tầm quan trọng và cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện.
- Vận dụng trãi nghiệm những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới.
- Thực hiện theo hai giai đoạn và thực hiện liên tục đó là hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới.
- Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm ra biện pháp cải tiến và nâng cao hất lượng bài học.
- Xây dựng và thực thi kế hoạch hoạt động, mỗi bước sinh hoạt chuyên môn cần thực hiện đầy đủ theo 4 bước sau đây
+Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa, phân công người dạy, chuẩn bị bài dạy, yêu cầu đối với bài dạy minh họa là phải có sự sáng tạo.
+Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ là bước để giáo viên dạy minh họa bài học và các giáo viên dự giờ, thu thập thông tin để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẽ. ( Lưu ý vị trí dự giờ và phải thực hiện tốt nguyên tắc: Khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh)
+Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về bài học.
Suy ngẫm và chia sẽ ý kiến của các giáo viên về bài học sau khi dự giờ là đặc biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa quan trọng nhất trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn. Vì suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẽ ý kiến. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tin tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của học sinh.
+Bước 4: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày đây là bước làm gián tiếp không nằm trực tiếp trong quy trình sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên nó không tách rời việc sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm những gì đã học và tự đúc rút thêm những vấn đè thắc mắc, băn khoăn. Trên cơ sở đó tiếp tục tìm tòi trong sinh hoạt chuyên môn hoặc áp dụng các giờ dạy hằng ngày của mình. 
Trong quá trình thực hiện bước 4 cần chú ý đến các nguyên tắc đổi mới bài học hằng ngày sau:
+ Ngừng truyền thụ kiến thức bằng phương pháp truyền thống.
+ Áp dụng học tập cộng tác.
+ Sử dụng đồ dùng.
+ Hình thức hoạt động các nhóm.
*Giải pháp 5.
 5.1 Chỉ đạo nội dung bồi dưỡng chuyên môn ở tổ:
- Căn cứ để định hướng nội dung bồi dưỡng CM ở tổ:
 	 + Đặc điểm tình hình chất lượng đội ngũ trong năm học qua, những thiếu sót, yếu kém cần được bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
 + Bám sát định hướng của nhiệm vụ năm học để bồi dưỡng những nội dung thiết thực, giúp đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
 + Bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức, nhận thức cho đội ngũ.
 - Định hướng bồi dưỡng đội ngũ của trường năm học 2014 - 2015 như sau:
+ Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT.
+ Tiếp tục quán triệt QĐ 14 của bộ GD-ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, từ đó mỗi giáo viên có định hướng tự bồi dưỡng hoàn thiện các chuẩn.
+ Tiếp tục bồi dưỡng dạy học theo chuẩn KTKN và thực hiện nghiêm túc giảm tải theo quy định.
+ Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và rèn luyện đạo đức nhà giáo.
+ Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc kế hoạch và nội dung công tác bồi dưỡng thường xuyên của Bộ đã triển khai cho năm học 2014 - 2015.
+ Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm tiết dạy, kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, học sinh năng khiếu, phù đạo học sinh yếu. Đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng, chú trọng bồi dưỡng đổi mới PPDH, nhất là việc ứng dụng CNTT và khai thác tài liệu trên mạng để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học. 
 + Đổi mới PPDH trước hết là giáo viên tự điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiển thức - kỹ năng cơ bản theo quy định theo tinh thần của Bộ GD - ĐT ; Hai là chủ động phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh; Đổi mới việc soạn giáo án để dạy phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tạo điều kiện để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập tại lớp.
Trong quá trình soạn bài, GV cần nắm chắc mục đích yêu cầu, KTKN quy định tai quyết định 16 của Bộ GD-ĐT. Bài soạn yêu cầu thể hiện rỏ: Mục tiêu bài học, Thiết bị , đồ dùng dạy và học, Các hoạt động chính của thầy và trò ( nội dung hoạt động, hình thức tổ chức, phương tiện sử dụng, kiến thức cần khắc sâu) có ghi rỏ nội dung quan tâm cá biệt đối với HS yếu kém trong từng phần bài học.
Tạo điều kiện cho GV sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học nhằm đổi mới PPDH, khuyến khích GV soạn bài trên máy vi tính giảm bớt cường độ làm việc.
 5.2. Quy định công việc cụ thể cho các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng:
 + Công việc thường xuyên ( Tổ chủ động, thông qua nội dung với BLĐ).
 - Thao giảng, rút kinh nghiệm PPDH, thao giảng bồi dưỡng GV giỏi, giúp đỡ GV yếu, thực hiện đánh giá theo Thông tư 30 của Bộ giáo dục...
 - Trao đổi thống nhất soạn giảng, giải quyết những vấn đề vướng mắc trong chuyên môn.
 - Tổ chức kiểm tra chéo việc thực hiên quy chế chuyên môn
 + Quy định bắt buộc các tổ thực hiện:
 - Tuần đầu tháng giành một nội dung đầu để đánh giá tháng trước và triển khai kế hoạch hoạt động của tổ trong tháng tới. 
 - Hai tuần giữa triển khai một chuyên đề bồi dưỡng( Tổ trưởng chủ động về nội dung phù hợp và thiết thực với tổ, thông qua BLĐ và BLĐ phân công về dự chỉ đạo ở các tổ) .
 5.3. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành viên:
 - Chăm lo cho đồng nghiệp, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình đời sống giáo viên với tổ chức công đoàn.
 - Phối hợp chặt chẽ với công đoàn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 Đã xây dựng văn hóa trong nhà trường, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp giúp cho giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về học sinh nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên.
 Giáo viên có nhận thức sâu sắc về sinh hoạt chuyên môn mới. Tất cả giáo viên đều có hiểu biết về sinh hoạt chuyên môn mới làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường ngày càng thân thiện gần gũi hơn tạo dựng niềm tin, sự tôn trọng, tin thần học hỏi, sự hợp tác và ý thức lắng nghe giữa các thành viên trong nhà trường.
Giáo viên biết sâu sắc hơn về học sinh, biết được những khó khăn mà học sinh mắc phải trong quá trình học tập, để từ đó mỗi người tự suy ngẫm để tìm cách giúp đỡ học sinh tốt hơn. Sinh hoạt chuyên môn mới làm dày thêm vốn kinh nghiệm dạy học cho giáo viên để từng bước cải tiến cách dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp được tăng lên
Cụ thể: Giáo viên dạy giỏi cấp trường có thêm 02 đ/c.
GVDG cấp huyện: tăng thêm 01 đồng chí . 
Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi có 01 đ/c được công nhận và đạt giải ba cấp huyện, và được công nhận GVCNG cấp tỉnh.
Chất lượng mũi nhọn đặc biệt HSNK đạt nhiều giải cao so với năm học 2013 - 2014 cụ thể là:
 Về môn bóng bàn: Đạt 2 giải nhất môn bóng bàn đơn nam, đôi nam nữ. 2 giải nhì đơn nữ và đôi nữ. 
Môn ĐK: Đạt giải nhì môn bật xa nam. Xếp thứ 5 môn chạy 60 m nam.
Môn cờ vua: Đạt giải nhì cấp huyện, Huy chương Vàng cấp tỉnh.
Môn Đá cầu: Đạt giải nhì đôi nữ, giải ba đơn nữ, giải KK đôi nam, và đôi nam nữ cấp huyện, đạt 2 huy chương vàng cấp tỉnh.
* Thi IOE có 3/3 em đạt giải trong đó có 1 giải ba, 2 giải KK cấp huyện.
* Thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” đạt giải KK.
- Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn đã tăng lên một cách đáng kể, các ý kiến chia sẽ sôi nỗi hơn so với năm học trước. Tất cả các ý kiến được tôn trọng, được mọi người lắng nghe. Các ý kiến đã tập trung vào các tình hống học tập cụ thể của hoc sinh giúp cho học sinh có hiểu biết sâu sác hơn về học sinh. Đồng thời thông qua sinh hoạt chuyên môn góp phần tăng thêm sự hiểu biết và kinh nghiệm dạy học để có thể cải tiến được phương pháp dạy học.
 Số tiết thao giảng: 66 tiết ( Tốt: 53 tiết, khá: 13 tiết, ĐYC: 0)
 - Số tiết dự giờ: 1030 tiết . 
 - Số chuyên đề bồi dưỡng: 16 
 - Số chuyên đề tự bồi dưỡng GV: 157 c/đ 
 - Tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường: 1 lần .
 * Các nội dung đã được tổ chuyên chỉ đạo bồi dưỡng trong năm:
 +Vận dụng PPDH theo mô hình Vnen để tạo hứng thú cho HS.
 + Hình thức thay đổi không khí trong giờ học 
 + Bồi dưỡng theo nội dung BDTX của Bộ GD-ĐT
 + Đánh giá nhận xét theo TT 30 của Bộ GD&ĐT	
 + Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
 + Ứng công nghệ thông tin vào dạy học. .. 
 * Chất lượng đội ngũ: Cuối năm 
 - Xếp loại NLSP: Xuất sắc 13 đ/c, Khá 11 (trong đó có 5 GV hợp đồng) không có giáo viên xếp loại trung bình và yếu. 
 - Giáo viên dạy giỏi các cấp đạt: Cấp huyện: 8 đ/c lên 9 đ/c ( tăng 1 đ/c), dạy giỏi cấp trường: 15 đ/c lên 16 đ/c (tăng 1 đ/c); cấp tỉnh có thêm 1 đ/c.
 - Năng lực sư phạm của đội ngũ được nâng lên, tỷ lệ GV giỏi các cấp và xếp loại năng lực dạy học tăng lên rỏ rệt. Từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.	 
III. PHẦN KẾT LUẬN 
Ý nghĩa của sáng kiến :
 Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, sự phát triển nhanh của Công nghệ thông tin, đội ngũ giáo viên cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Vì vậy, cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là công tác thiết thực, cấp bách. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nhà trường.
 Xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh góp phần thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ. Tổ chuyên môn là môi trường thuận lợi nhất để mỗi giáo viên thể hiện năng lực, tính cách của mình và cũng là nơi thể hiện rỏ nhất ý thức trách nhiệm của mình với tập thể.
 Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới cách làm việc nhằm phát huy vai trò tập thể trong quá trình dạy học đang được nâng lên. Trong các tổ chức của nhà trường, tổ chuyên môn có vị trí hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nhất.
 Xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh phát huy tinh thần tương ái trong đội ngũ , rút ngắn khoảng cách về trình độ kiến thức, kinh nghiệm dạy học.
 Tổ chuyên môn mạnh, tạo cho các hoạt động chuyên môn nhà trường mạnh; Tổ chuyên môn chủ động trong các hoạt động duy trì được kỹ cương nề nếp của nhà trường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
2. Bài học kinh nghiệm:
Hiệu trưởng phải xây dựng văn hóa nhà trường (Mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên ) đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập cho giáo viên (đổi mới SHCM) từ đó giúp cho giáo viên thay đổi -> giờ học thay đổi -> HS thay đổi -> trường học thay đổi . Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung SHCM cho cả năm học. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ tổ khối trưởng, những người chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn vì thực tế cho thấy một buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên môn của người điều hành.
Cần sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý. Không nhất thiết là cả buổi, nội dung sinh hoạt cần thật cụ thể sát thực liên quan trực tiếp đến mỗi bài học, tiết học mà giáo viên giảng dạy hàng ngày, tránh chung chung ở tầm vĩ mô.
Ban giám hiệu cần quản lý chặt chẽ nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn và có sự hướng dẫn và định hướng nội dung SHCM theo tình hình thực tế của nhà trường hay từng khối lớp theo đổi mới chuyên môn.
Cần xây dựng một nề nếp sinh hoạt chuyên môn hàng năm nên tổ chức đánh giá khen thưởng các tổ khối có nề nếp SHCM tốt. Vì thực tế cho thấy những trường nào có phong trào có chuyên môn mạnh thì nơi đó có nề nếp SHCM hiệu quả.
Nâng cao chất lượng chuyên môn là việc mà nhà trường luôn quan tâm hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu đề ra trong kế hoạch nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường phải chủ động vào cuộc cùng với các tổ trưởng chuyên môn thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chi tiết cho từng tháng. 
 3. Kiến nghị, đề xuất: 
 Đối với cơ quan chỉ đạo: Cần chú trọng kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng đội ngũ của trường. Nhân rộng các bài học kinh nghiệm để đội ngũ quản lý học tập vận dụng có hiệu quả ngày càng cao hơn. 
 ..........., ngày 20 tháng 5 năm 2015
 Người thực hiện
 .....................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_to_khoi_chuy.doc
Sáng Kiến Liên Quan