Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tiết học thân thiện giữa thầy và trò ở trường Tiểu học

Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

- Căn cứ theo chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học Quyết định số 16/2006/QĐ – Bộ Giáo dục Đào tạo ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo chương trình SGK hiện hành.

- Đề tài nghiên cứu dựa trên việc đổi mới các phương pháp dạy học theo chủ trương của Đảng, của Bộ GD & ĐT theo xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

- Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”

- Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập giúp các em phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, trong giao tiếp, thể hiện sự gắn bó, thân thiện trong cộng đồng học tập. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tiết học thân thiện giữa thầy và trò ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của chính mình. Học sinh được học tập theo khả năng và nhịp độ của riêng mình phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân học sinh. Vì vậy, kế hoạch dạy học cần được bố trí một cách linh hoạt. Mỗi học sinh được giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, nhưng luôn có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để việc học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của bản thân.
 	Hoạt động tự học của học sinh vừa rèn luyện tính độc lập tích cực của học sinh, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hợp tác, tăng cường ý thức tập thể của học sinh.Việc học tập tích cực trong nhóm cũng hình thành cho các em kĩ năng lắng nghe, kĩ năng ra quyết định trước khi đưa ra vấn đề, tạo sự tương tác thân thiện giữa các bạn cùng nhóm, luôn có thái độ hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau. Tăng cường tính tích cực, chủ động, linh hoạt hơn và học sinh thật sự tham gia vào quá trình chiếm lĩnh kiến thức. 
Với hình thức học nhóm trong quá trình học tập, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm, được tranh luận, tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn. Học sinh đã quen với học nhóm; tự điều khiển hoạt động trong nhóm từ đó đã giúp học sinh có ý thức để chủ động trong học tập. Học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển và có thể hướng dẫn các bạn khác học, giúp cho việc tổ chức hướng dẫn luôn chỉ là của cô giáo như trước đây. Một điều dễ nhận thấy, đó là học sinh đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập, hợp tác để phát hiện chiếm lĩnh kiến thức bài học. 
Tiến trình tự học của HS được tổ chức thông qua các hoạt động chủ yếu sau: 
+ Hoạt động khởi động.
+ Nhận biết tên, mục tiêu của bài học.
+ Hoạt động cơ bản.
+ Đánh giá tiến độ ( Sau khi kết thúc hoạt động cơ bản )
+ Hoạt động thực hành.
+ Tự đánh giá (có sự giúp đỡ của thầy/ cô giáo) sau khi kết thúc bài học.
+ Liên hệ và ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế hằng ngày (tại gia đình và địa phương) của học sinh. 
*Ví dụ : Với dạng bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và Câu. 
Các dạng bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy hệ thống. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này, chúng tôi dựa vào ví dụ mẫu trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm từ. Các từ ngữ mẫu (còn gọi là từ điểm tựa) có tác dụng gợi ý, định hướng cho học sinh trong việc tìm từ, đồng thời giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài tập. Chúng tôi tổ chức, hướng dẫn cho học sinh làm theo nhóm 4 nhưng để được kết quả của nhóm thì trước tiên mỗi cá nhân tự tìm từ, sau đó thảo luận và viết từ vào bảng nhóm trong một thời gian nhất định. Cuối cùng nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ đúng, gọi học sinh đọc lại những từ đã tìm (từ đúng) để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Theo mô hình sau:
Bước 1: Cá nhân tìm tòi -> tương tác với HS trong cộng đồng nhóm -> thống nhất kiến thức.
Bước 2: Nhóm trình bày -> tương tác với HS trong cộng đồng các nhóm -> thống nhất các nhóm.
Bước 3: GV - HS tìm đến kết luận kiến thức cuối cùng.
Bước 4: Cá nhân vận hành kiến thức tìm được vào thực tiễn đời sống văn học ( viết câu, đoạn, bài theo yêu cầu của từng chủ đề nhất định)
Như vậy, khi dạy kiểu bài “Mở rộng vốn từ” cho học sinh, giáo viên cần phải nắm vững nội dung và mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiện; có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh: hướng dẫn làm mẫu, trao đổi- nhận xét, thực hành, luyện tập trên bảng lớp - bảng con, làm theo nhóm, làm cá nhân trong vở tự học Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp phát huy tác dụng của kênh hình để minh chứng và sử dụng những đồ dùng dạy học nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập về kỹ năng dùng từ, đặt câu, tiến dến viết đoạn văn theo chủ đề. Tăng cường rèn luyện kỹ năng dùng từ trong nói - viết (tập đặt câu, sửa lỗi dùng từ...), tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực trong tất cả các hoạt động. Trong tiết dạy, chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đánh giá HS theo tinh thần TT 22 của BGD - ĐT.
Trong từng bài dạy, chúng tôi luôn phải thay đổi hình thức dạy học như nhóm, cá nhân, kết hợp trò chơi học tập, thi đua để học sinh không cảm thấy nhàm chán. Giáo viên cần lựa chọn, sử dụng những hình thức phù hợp cho từng loại bài.
Ngoài việc tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm các từ theo yêu cầu, để học sinh hứng thú hơn tôi còn qui định thời gian và nếu trong khoảng thời gian đó, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng thì nhóm đó thắng cuộc - chính là trò chơi trong học tập.
Ngoài ra khi giảng dạy, chúng tôi còn chú ý tính vừa sức của các em. Giáo viên cần giao bài tập, câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, không giao những bài tập, câu hỏi quá khó cho những em yếu vì khi không hoàn thành được yêu cầu, các em sẽ cảm giác sợ và không yêu thích môn học này.
2.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ điểm trong chỉ đạo, quản lí, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau : 
+ Về nguyên tắc tổ chức: 
- Xác định rõ yêu cầu của hoạt động.
- Chọn lựa các hình thức tổ chức phải phù hợp với nội dung giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn phát triển ở tiểu học (Nhi đồng 1,2,3 ; Đội viên khối 4,5). 
- Đảm bảo được tích tập thể và phát huy tốt tính tự giác, chủ động của học sinh. 
- Phải đảm bảo tính kế hoạch và sự cân đối với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. 
+ Về hình thức và phương pháp tổ chức: 
- Chọn lựa hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, hấp dẫn học sinh. Không nên lặp đi, lặp lại quá nhiều lần một hình thức tổ chức, dễ gây tâm lí nhàm chán trong HS.
+ Về nội dung giáo dục:
 Đối với lứa tuổi tiểu học nội dung giáo dục phải thật cụ thể rõ ràng về các chuẩn mực, các yêu cầu về hành vi đạo đức trẻ. Tránh nói chung chung, nói những câu bóng bẩy, học sinh không hiểu, không đem lại tác dụng giáo dục. 
Ví dụ: Khi giáo dục học sinh lớp 1 về Thực hiện nội qui Nhà trường thì cần cụ thể là thực hành tốt các yêu cầu sau: 
+ Chăm học là: Đi học đúng giờ ; học bài và làm bài đầy đủ ; chú ý nghe giảng trên lớp ; hăng hái phát biểu xây dựng bài ; giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Có kỉ luật trật tự là: Thực hiện đúng những qui định chung khi: Ra vào lớp ; trong giờ học; trong giờ sinh hoạt tập thể; đi đường, nôi công cộng
+ Giữ vệ sinh là: Mặt mũi, tay chân sạch sẽ ; quần áo sạch sẽ, gọn gàng; - ăn uống, chơi đùa sạch sẽ ; giữ bàn ghế, lớp, trường sạch
+ Đối xử giao tiếp có lễ phép là: 
- Với bạn: Không đánh bạn, không nói tục ; 
- Với thầy cô: Vâng lời, chào hỏi ; 
- Với cha mẹ: Vâng lời, đi đâu phải xin phép ; 
- Với người lớn: Chào hỏi, nói năng xưng hô đúng mực 
Việc cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu về giáo dục đạo đức và ý thức học tập phải phù hợp với từng lớp, thời gian, với chủ điểm giáo dục và có biện pháp kiểm tra đánh giá tương ứng. 
+ Thực hiện tốt các khâu tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 
- Khâu chuẩn bị: 
Chuẩn bị là khâu quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động. Nếu chuẩn bị tốt thì hoạt động giáo dục sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao, ít sơ suất. Quá trình chuẩn bị, người tổ chức thực hiện phải xác định rõ: Làm cái gì? Ai làm? Và làm như thế nào? 
- Khâu tiến hành hoạt động: 
Khi tiến hành các hoạt động cần chú ý đến việc phát huy tốt vai trò chủ động tích cực của học sinh. Các hoạt động phải vừa sức với học sinh, phù hợp với lượng thời gian định tổ chức, đảm bảo được tính tập thể, tính sư phạm trong suốt quá trình của hoạt động. 
Trong quá trình tiến hành hoạt động cần lưu ý khả năng tự điều khiển của học sinh để giáo viên hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết và giảm bớt được sự lúng lúng của học sinh khi điều khiển các hoạt động. 
Trong quá trình tổ chức hoạt động cần chú ý động viên khích lệ học sinh kịp thời cho dù đó chỉ là một cố gắng, một tiến bộ rất nhỏ của các em. Luôn hòa đồng và gần gũi với các em, tạo không khí cởi mở, sự tự tin, hứng thú của các em trong tham gia hoạt động. Đồng thời mọi hoạt động khi tổ chức đều phải dự tính để đảm bảo thời gian hợp lí. 
- Khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: 
Đây là khâu quan trọng không những để chúng ta đánh giá lại kết quả tham gia hoạt động, tinh thần thái độ,của các em học sinh. Từ đó động viên khuyến khích được các em khi tham gia hoạt động. Mặt khác, giáo viên còn có thể đưa ra những nhận xét, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình ở các lần tổ chức hoạt động kế tiếp. Vì vậy nhất định không được bỏ qua khâu này dù là thời gian có hạn hẹp đến đâu. 
2.3.5. Giải pháp 5: Làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục
	- Vận động phụ huynh quyên góp, ủng hộ trường xây dựng thêm vật chất như các lẵng hoa treo tường, cây xanh, để phòng học thêm khang trang, sạch đẹp. Mỗi tuần phân công học sinh quét dọn, chăm sóc cây, làm vệ sinh phòng học,Từ đó góp phần hình thành ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung,
Khoảng sân xanh sạch đẹp trong trường. 
2.3.6. Giải pháp 6: Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xem như là một bộ phận không chỉ của cả quá trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi hoạt động học tập. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có hiệu quả. Để đánh giá học sinh giáo viên cần kết hợp hai hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do học sinh thực hiện, học sinh tự đánh giá. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá trong cặp, trong nhóm bằng cách đổi bài cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ, kết quả nào chưa đúng và còn thiếu. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá chéo giữa các nhóm. Có những hoạt động học sinh cùng giáo viên đánh giá theo những tiêu chí giáo viên đã nêu.
Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục. Không nên chê các em trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như bài làm sai, chữ viết chưa đẹp Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò chuyện và nhắc nhở. 
* Tóm lại: Tiết học thân thiện giữa Thầy và Trò ; giữa Trò với Trò trước hết là một tiết dạy bình thường như bao tiết dạy khác như trong mỗi tiết học “ấy” phải có một bầu không khí tâm lí thân thiện, ấm áp tình người giữa các thành viên trong lớp mà vẫn giữ được nề nếp, trật tự vốn có của lớp học. Vì vậy cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại như đưa các loại hình văn hóa dân gian vào trường học, chăm sóc và tôn tạo di tích văn hóa, cảnh quan trường học để môi trường giáo dục thực sự trong lành và đoàn kết.
2.4. Kết quả đạt được:
Qua một thời gian áp dụng phương pháp trên, bản thân tôi nhận thấy lớp học mang lại những lợi ích cụ thể, sát thực như sau:
LỚP
SĨ SỐ HS
HS HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC 
HS CHƯA TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG
SL
%
SL
%
5C
29
20
69
9
31
- Nền nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy củ hơn. Học sinh tự giác trong việc tự học, trình bày bài trong vở. 
- Kĩ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát hơn; các em tự tin hơn trong giao tiếp, học tập
- Học sinh ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả cao hơn.
Như vậy xây dựng những tiết học thân thiện là việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên nào, người giáo viên cần chủ động đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, điều khiển từ xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng môi trường tự quản. Bởi vì chỉ có học sinh, chính các em chứ không phải ai khác mới là người có quyền lợi và trách nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tô cho lớp học - ngôi nhà thứ hai của mình trở lên thân thiện, gần gũi và đẹp hơn trong mắt mọi người. 
	* Kết quả hoạt động đến giữa học kì II:
Thời gian
TS
HS
Hoạt động
giáo dục
Năng lực
Phẩm chất
HTT
HT
CHT
T
Đ
CCG
T
Đ
CCG
03/2018
29
13
16
0
13
16
0
14
15
0
* Về phong trào:
- Năm học 2015-2016: 
 + Viết chữ đẹp cấp Trường: 1 giải kk
 + Kể chuyện cấp trường: Giải nhất
 + Thi đố vui để học giải ba
	 + Thi múa hát tt cấp trường giải Nhì
- Năm học 2016-2017: 
 + Kĩ năng Đội viên + Múa hát tập thể: giải Ba
	 + Thi hát cấp trường giải Nhì
	 + Thi kể chuyện giải Nhì
	+ Thi vẽ cấp trường giải Ba
	+ Múa hát tt + nghi thức Đội viên giải Nhì
	 + Thi đố vui để học giải ba
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
Tạo được môi trường học tập trong lành, trong đó phát huy mối thân thiện giữa thầy và trò mà vẫn giữ được tính kỉ luật, nề nếp.
Thông qua mỗi tiết học giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường sẽ nâng cao văn hóa giao tiếp ứng xử của học sinh trong học đường.
Khi đến lớp các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập giúp các em phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, trong giao tiếp, thể hiện sự gắn bó, thân thiện trong cộng đồng học tập. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh Tiểu học. Tùy theo đặc điểm từng lớp giáo viên chủ nhiệm vận dụng một cách linh hoạt sẽ đạt hiệu quả tốt nhất cho lớp của mình.
3.2. Các đề xuất khuyến nghị:
* Đối với giáo viên:
- Cần có kế hoạch cụ thể để nâng cao trình độ học sinh. Không ngừng mở rộng vốn hiểu biết về những vấn đề xung quanh cuộc sống hằng ngày trên lớp, qua sách báo, phim ảnh...
- Cần áp dụng theo đúng thực tế của lớp. Tổ chức tốt các giờ ngoại khóa, đồng thời tạo cho các em thói quen giao tiếp, ứng xử linh hoạt, chủ động đặt vấn đề cần thảo luận, giáo viên là người chủ đạo duy trì thói quen đó cho học sinh
 - Cần phải gần gũi với học sinh để tìm hiểu đặc điểm riêng của từng em, động viên khuyến khích để các em say mê các môn học trên lớp cũng như ở nhà.
* Đối với học sinh: 
Cần tích cực trong các tiết học và biết suy luận logic trong các hoạt động. Học sinh biết tự liên hệ để học tập và toàn diện bản thân hơn.
- Cần phải tìm tòi, không ngừng học hỏi mở rộng vốn hiểu biết, sáng tạo của mình trong từng hoạt động của lớp, của trường.
* Đối với nhà trường: Cần hỗ trợ thêm cơ sở vật chất: tivi, bàn ghế, máy chiếu, tranh ảnh... đồ dùng dạy học để giáo viên thực hiện áp dụng tiết học thân thiện giữa thầy và trò đạt hiệu quả tốt nhất: 
Trên đây chính là những kinh nghiệm, những giải pháp mà tôi đã đúc kết được trong thực tế giảng dạy và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bản thân mong muốn được chia sẻ, góp ý kiến bổ sung của các nhà quản lý chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn nữa. 
	Tôi xin cam đoan rằng, đề tài trên là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm sáng kiến về toàn bộ nội dung đề tài của mình.
	Hoài Tân, ngày 20 tháng 04 năm 2018
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu – Tác giả
Nhà xuất bản
1
Tạp chí giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
2
Tài liệu giảng dạy cấp tiểu học.
Sách giáo khoa- sách giáo viên,các tài liệu liên quan
Nhà xuất bản giáo dục
3
Trải nghiệm từ học sinh, từ cuộc sống và từ thực tế giảng dạy.
Tranh ảnh sưu tầm
4
Tham khảo trên mạng Internet, thư viện trường, các kênh thông tin đại chúng, 
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
1/ Đặt vấn đề
1
2
1.1 Lý do chọn đề tài: Lý luận, thực tiễn
1
3
1.2 Xác định mục đích nghiên cứu
2
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
3
6
1.5 Phương pháp nghiên cứu
3
7
1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
3
8
2/ Nội dung:
4
9
2.1. Những nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
4
10
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
11
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp 
5-16
12
2.4. Kết quả thực hiện: 
17
13
3/ Kết luận và khuyến nghị:
17
14
3.1. Những kết luận, đánh giá cơ bản (ND, ý nghĩa, hiệu quả).
17
15
3.2. Các đề xuất, khuyến nghị:
19
16
 Tài liệu tham khảo
20
Đánh giá xét duyệt của Tổ chuyên môn
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp trường
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến phòng GD&ĐT
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_tiet_hoc_tha.doc
  • docxTÓM TẮT SK_NGUYỄN THỊ THU.docx
Sáng Kiến Liên Quan