Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết của giáo viên chủ nhiệm lớp

Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm giữ một vị trí rất quan trọng trong công tác quản lí,

giáo dục học sinh trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ

quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, là người tập hợp, dìu

dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt.

Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo

viên có kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây:

- Thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học:

Giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trưởng phân công và thay mặt Hiệu trưởng

để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.Vai trò quản lí

của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các

kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của

học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học

tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước Hiệu trưởng, trước Hội đồng sư

phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.

- Xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết:

Bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và sự quan tâm

nhiệt tình, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các

em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu

giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em

ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của HS trong lớp

càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì

chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp,

nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với

từng học sinh trong suốt cuộc đời họ.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp:

Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ

máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng

thời tổ chức các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.

Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp

quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.

Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có

nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được

tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh

phụ thuộc rất nhiều vào ý thức kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của

tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp.

- Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp:5

Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần

phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các

đoàn thể.

Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham

mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra Ban chấp hành

chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với Ban cán sự lớp để xây

dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.

- Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục:

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường

là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình

và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm

phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực

lượng giáo dục đó hoạt động một cách có hiệu quả nhất.

Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm

lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt

động giáo dục đối với học sinh trong lớp.

pdf38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 4460 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết của giáo viên chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm phải thường xuyên thông báo, trao đổi với giáo viên bộ 
môn về tình hình học tập của lớp cũng như của từng học sinh để nắm bắt được khả 
năng trình độ của các em, từ đó có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề 
nghị giáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những học sinh yếu kém giúp các 
em lấy lại kiến thức cơ bản đồng thời khơi gợi hứng thú và niềm đam mê học tập. 
Tôi xin phép giáo viên bộ môn được dự giờ thăm lớp mình để biết được thực lực 
từng môn của các em như thế nào từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù hợp. Còn 
trong các tiết học đề nghị giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở, gọi các 
em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng giáo viên bộ môn tuyên dương hoặc 
cộng điểm để các em có hứng thú trong học tập. 
2.7.4. Phối hợp với Đoàn thanh niên 
Quan hệ giữa Ban thường vụ đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm là quan hệ 
phối hợp. Ban thường vụ đoàn trường thường xuyên thông tin với giáo viên chủ 
nhiệm về các các hoạt động của Đoàn viên thanh niên, các phong trào thi đua do 
Đoàn trường phát động, tình hình học sinh của lớp và nhất là những học sinh 
thường vi phạm nội quy nhà trường, đề nghị giáo viên có biện pháp giáo dục học 
sinh cá biệt. 
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bám sát lớp, nắm chắc các diễn biến xảy 
ra trong lớp, các hoạt động phong trào mà đoàn trường, nhà trường phát động để 
có biện pháp giáo dục kịp thời và hiệu quả, cũng như khích lệ các em tham gia đầy 
đủ.(phụ lục 11) 
Ví dụ: Đoàn trường phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ 
lụt, quyên góp sách vở nhằm thực hiện công trình thanh niên tôi đã lồng ghép 
trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm chủ đề “chia sẻ với cộng đồng” - về thông tin lũ lụt 
miền Trung – học sinh nói về thực trạng mà các em biết. Qua đó giáo dục các em 
lối sống đẹp biết quan tâm chia sẻ, không thờ ơ vô cảm Đồng thời cũng giới 
thiệu với đoàn trường về hoàn cảnh đặc biệt của đoàn viên, thanh niên để tổ chức 
đoàn có sự quan tâm thiết thực - điều này sẽ khích lệ các em rất lớn, giúp học sinh 
tin tưởng hơn về những hoạt động có ý nghĩa của chính mình. 
Kết hợp với Đoàn trường tổ chức cho học sinh kí bản cam kết ‘Học sinh với 
an toàn giao thông và thực hiện tốt nội quy trường học” và viết bài thu hoạch học 
nội quy. 
2.8. Biện pháp 8: Động viên, nêu gương và khen thưởng 
Bất kì phong trào nào thì việc nêu gương và khen thưởng cũng rất cần thiết 
nhằm kịp thời động viên khích lệ học sinh, biều dương những nỗ lực của các em 
trong học tập và rèn luyện. Đồng thời đó cũng là động lực để thúc đẩy phong trào 
chung của tập thể lớp. Chính vì nhận thức được ý nghĩa của việc nêu gương và 
khen thưởng nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi đã đề xuất với phụ 
22 
huynh học sinh của lớp về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt 
các phong trào thi đua do nhà trường đề ra: 
+ Mỗi tuần tặng 1quyển vở cho mỗi học sinh đạt số điểm tốt cao nhất tổ. 
+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1quyển vở và 1 bút/ 1học sinh đạt điểm 
10 mỗi môn. 
+ Tặng một phần quà cho học sinh đạt phong trào nhà trường đề ra. 
+ Tặng quà cho “Đôi bạn cùng tiến “và “Nhóm bạn cùng tiến” có kết quả tốt 
nhất sau mỗi học kì. 
- Sau mỗi tuần thi đua, sẽ bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp và 
nhận thưởng. 
- Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần 
mới được nhận thưởng lại (nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ). 
- Đặc biệt chú ý đến học sinh “cá biệt” nhằm có sự động viên khen thưởng 
kịp thời dù ít hay nhiều tạo động lực để các em phấn đấu vươn lên trong học tập 
cũng như tu dưỡng rèn luyện đạo đức. 
Trên đây là một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục học sinh mà tôi đã áp dụng đạt được hiệu quả cao. 
Hình ảnh học sinh nhận quà “Nhóm bạn cùng tiến” 
Chương III. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng 
một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết của giáo viên chủ nhiệm. 
Vào đầu năm học 2019 – 2020 khi nhận chủ nhiệm lớp 11A4, ngày đầu tiên 
tiếp xúc với các em, tôi thấy không khí lớp học trầm, một số em nhút nhát, rụt rè, 
thiếu tự tin. Trong giờ học các em không sôi nổi thảo luận đưa ra ý kiến riêng của 
mình. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, 
tôi đã đưa các biện pháp trên vào vận dụng trong lớp 11A4 - lớp tôi chủ nhiệm và 
cũng đã đạt được những kết quả như sau: 
23 
* Kết quả học tập và rèn luyện 
Hạnh kiểm Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 
Học kì 1 22 (55%) 17 (42.5%) 1(2.5%) 0 (0%) 
Học kì 2 30 (75%) 10 (25%) 0 (0%) 0 (0%) 
Cả năm 30 (75%) 10 (25%) 0 (0%) 0 (0%) 
Học lực Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém 
Học kì 1 2 (5%) 14 (35%) 24 (60%) 0 (0%) 0 (0%) 
Học kì 2 3 (7.5%) 16 (40%) 21(52.5%) 0 (0%) 0 (0%) 
Cả năm 3 (7.5%) 16 (40%) 21(52.5%) 0 (0%) 0 (0%) 
* Kết quả điều tra lấy ý kiến học sinh trong lớp về đánh giá sự đoàn kết của 
tập thể cuối năm học như sau: 
Nội dung Mức độ Phiếu lấy ý kiến 
Phong trào học tập 
Chưa tiến bộ 0/40 
Có tiến bộ 9/40 
Tiến bộ nhiều 31/40 
Phong trào văn nghệ 
Hoạt động yếu 0/40 
Bình thường 3/40 
Hoạt động sôi nổi, tích cực 37/40 
Hoạt động thể thao 
Hoạt động yếu 0/40 
Bình thường 2/40 
Hoạt động sôi nổi, tích cực 38/40 
Phong trào ủng hộ, đền ơn 
đáp nghĩa 
Hoạt động yếu 0/40 
Bình thường 5/40 
Hoạt động sôi nổi, tích cực 35/40 
Tinh thần đoàn kết 
Chưa đoàn kết 0/40 
Đoàn kết 13/40 
Đoàn kết tốt 27/40 
24 
Trên cơ sở lấy ý kiến chung của tập thể, qua theo dõi và quan sát, GVCN 
nhận thấy những trường hợp cụ thể sau đây có biểu hiện thay đổi tích cực như sau: 
TT Họ tên học sinh Nội dung thay đổi Biểu hiện, kết quả 
1 Hồ sỹ Bắc Học tập Chú ý học tập, hăng say 
phát biểu, xây dựng bài 
2 Cao Văn Hành Học tập Có nhiều tiến bộ trong học 
tập và đạt học lực loại khá 
3 Nguyễn Văn Duy Học tập Đi học chuyên cần, học 
tập tiến bộ, bỏ chơi game 
4 Bùi Văn Tài Học tập Không có tư tưởng bỏ học, 
chú tâm vào việc học 
nhiều hơn 
5 Đặng Đức Tuấn Học tập Học tập có nhiều tiến bộ 
và đạt học lực trung bình. 
6 Hồ Thị Hà Tham gia hoạt động tập thể Quan tâm, giúp đỡ bạn bè 
khi gặp khó khăn 
7 Đoàn Thị Thịnh Tham gia hoạt động tập thể Vui vẽ, cởi mở, thân thiện 
với bạn bè. 
8 Hồ Sỹ Bắc Tham gia hoạt động tập thể Tham gia vệ sinh lớp học 
đầy đủ, nhiệt tình. 
9 Hà Thuận Thọ Tham gia hoạt động tập thể Tham gia các buổi lao 
động đầy đủ, nhiệt tình và 
có hiệu quả 
10 Cao Văn Hành Tham gia hoạt động tập thể Tham gia hoạt động tập 
thể đầy đủ. 
Bên cạnh kết quả học tập và rèn luyện lớp còn đạt các thành tích sau: 
- Xếp loại thi đua toàn trường: Loại tiên tiến xuất sắc. 
- Duy trì sĩ số lớp học 40/40. 
 - 6 học sinh được khen thưởng các mặt hoạt động năm học 2019-2020. 
- Thi cắm hoa chào mừng ngày 20 /10/2020 đạt giải 3 toàn trường. 
- Thi cắm trại dịp kĩ niệm 20 năm ngày thành lập trường đạt giải 3 toàn 
trường. 
- 100% học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động do đoàn trường 
và nhà trường đề ta. 
- Không có học sinh bị phê bình trước toàn trường, không có học sinh gây 
gỗ đánh nhau trong và ngoài nhà trường hay vi phạm pháp luật. 
- Không có học sinh vi phạm luật giao thông. 
25 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. KẾT LUẬN 
1. Quá trình nghiên cứu 
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã nghiên cứu kĩ cơ sở lí luận và 
cơ sở thực tiễn của công tác chủ nhiệm lớp; tìm hiểu kĩ vị trí, vai trò, chức năng, 
phẩm chất cần có của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng về 
đạo đức học sinh hiện nay, từ đó đề xuất một số biện pháp xây dựng tập thể lớp 
đoàn kết để đưa các phong trào hoạt động của lớp ngày càng tiến bộ. Góp phần 
hình thành ở học sinh các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm học chăm làm, tự 
chủ, trung thực, trách nhiệm. Đề tài được hoàn thành từ những kinh nghiệm và kết 
quả mà bản thân đã thu được từ công tác chủ nhiệm lớp. Đề tài được thực hiện với 
tinh thần nghiêm túc, khoa học và đầy tâm huyết của bản thân. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
Vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã được bản thân và các đồng nghiệp trong 
trường cũng như trường bạn áp dụng và nhận thấy hiệu quả thực sự mà đề tài 
mang lại. 
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp, 
nâng cao năng lực toàn diện cho học sinh theo tinh thần của chương trình giáo dục 
phổ thông mới, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường 
phổ thông hiện nay. 
Từ việc thực hiện các biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết của giáo viên 
chủ nhiệm, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng nhân ái, vị tha và tinh thần trách 
nhiệm giúp các em tự tin, chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề nảy 
sinh từ cuộc sống. 
3. Phạm vi ứng dụng của đề tài 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết 
của giáo viên chủ nhiệm lớp” được xây dựng từ kinh nghiệm công tác chủ nhiệm 
của bản thân tôi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình tôi đã xây dựng 
được tập thể lớp tiên tiến xuất sắc bắt đầu từ việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết. 
Đề tài có thể áp dụng cho các giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm lớp ở 
các khối lớp trường THPT hay trường phổ thông có nhiều cấp học. 
4. Bài học kinh nghiệm 
Trong tình hình giáo dục nước nhà đang thực hiện đổi mới chương trình giáo 
dục phổ thông, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT cũng là một nhiệm vụ 
rất quan trọng. Chất lượng giáo dục nhà trường được nâng lên một phần nhờ vào 
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, những người đóng vai trò quản lí trực tiếp hoạt 
động dạy và học ở lớp học. Do đó, đội ngũ GVCN của các trường THPT cần có 
biện pháp quản lí để xây dựng nề nếp của lớp chủ nhiệm ngày càng tiến bộ. Để có 
một môi trường học tập lành mạnh, an toàn với học sinh, GVCN cần quan tâm đến 
việc xây dựng một tập thể lớp đoàn kết. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, sẽ tạo nên sự 
gắn kết, tính kỉ luật, kỉ cương cho học sinh, đồng thời tạo ra phong trào thi đua 
26 
trong lớp học, giúp học sinh tập trung học tập, rèn luyện nhân cách và phát triển kỹ 
năng sống của các em. 
Công tác chủ nhiệm lớp là một công việc đầy khó khăn vất vả, đòi hỏi người 
giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian công sức, phải có một trái tim đầy nhiệt huyết 
yêu thương. Vì vậy người chủ nhiệm phải hết lòng gắn bó với lớp, thực sự là người 
mẹ, người chị, người bạn của các em, hiểu và chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng với 
các em. Lúc đó mỗi người thầy, người giáo viên chủ nhiệm sẽ có được niềm vui 
hạnh phúc đích thực trong đời mình. Tôi nghĩ rằng mỗi người giáo viên chủ nhiệm 
muốn có được niềm vui lấn át nỗi buồn, muốn có vườn ươm tương lai đầy triển 
vọng, một tập thể lớp đoàn kết là động lực chính, là nhân tố quyết định để tạo nên 
sự thành công trong sự nghiệp trồng người của mỗi giáo viên. 
Xây dựng tập thể lớp đoàn kết là điều kiện quyết định đưa lớp tiến lên. Lớp 
tiến bộ sẽ gây được niềm tin với chính bản thân các em và với cha mẹ học sinh. Đó 
là động lực chính, là nhân tố quyết định để tạo nên sự thành công trong lĩnh vực 
giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để ngày càng có thể hòa nhập với sự 
phát triển chung của khu vực và thế giới. 
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm 
tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giáo dục, rèn 
luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên 
chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý 
điều hành lớp, trực tiếp giáo dục ý thức đạo đức, hình thành nhân cách cho học 
sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. 
II. KIẾN NGHỊ 
1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An 
- Tổ chức tập huấn công tác chủ nhiệm cho tất cả các GVCN trước khi bắt 
đầu năm học mới với thời lượng thích hợp (khoảng 3 ngày). Tất cả các GVCN đều 
được tham dự tập huấn và được bồi dưỡng các chuyên đề công tác chủ nhiệm từ 
các chuyên gia, chuyên viên Sở giáo dục đào tạo hoặc từ những giáo viên chủ 
nhiệm xuất sắc của các nhà trường. 
 - Cần tổ chức hội nghị về quản lí công tác chủ nhiệm lớp, báo cáo kinh 
nghiệm điển hình của những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, có chỉ đạo, rút 
kinh nghiệm kịp thời. Xây dựng quy chế khen thưởng cho những giáo viên chủ 
nhiệm giỏi. 
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường 
- Các Hiệu trưởng và CBQL nhà trường cần nâng cao nhận thức trách nhiệm 
và năng lực quản lí công tác chủ nhiệm đối với các giáo viên, đặc biệt là giáo viên 
chủ nhiệm lớp. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và kế hoạch 
quản lí công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên nhà trường. Liên tục phát triển đội 
ngũ GVCN về số lượng và chất lượng trên cơ sở vận dụng các biện pháp bồi 
27 
dưỡng năng lực quản lí và giáo dục học sinh, vận dụng ứng dụng CNTT trong quản 
lí học sinh vào công tác chủ nhiệm lớp. Đồng thời nhà trường cần quan tâm đến 
điều kiện làm việc của GVCN sao cho họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được 
giao. 
- Nhà trường cần tổ chức các hoạt động khác nhau để tạo cơ hội cho GVCN 
được học tập chia sẽ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong các tình huống sư phạm 
như: tham gia dự giờ sinh hoạt lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, trao 
đổi chia sẽ kinh nghiệm qua hội thảo, hội nghị, chuyên đề về công tác chủ nhiệm. 
 Nghệ An, ngày 10 tháng 03 năm 2021 
 Người viết 
28 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thông tư 32/2020/TT –BGD ĐT Ban hành điều lệ trường THCS, THPT 
và trường phổ thông có nhiều cấp học. 
2. Lí luận giáo dục – nhóm tác giả Phan Thanh Long, Trần Quang Cẩn, 
Nguyễn Văn Diện. 
3. Phương pháp công tác của người GVCN ở trường THPT – Hà Nhật 
Thăng. 
4. Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông – nhóm tác giả Hà Nhật 
Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ. 
5. Tài liệu bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp – Trường CBQL GD TPHCM 
 6. Đổi mới công tác GVCN lớp ở trường THPT giai đoạn hiện nay. 
29 
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH 
I. Về tình hình học tập 
1. Tình hình: 
Phong trào học tập của lớp: Rất trầm Trầm Bình thường Sôi nổi 
Ý thức thái độ học tập của bản thân: Lười học Bình thường Hăng say,tích cực 
2.Nguyên nhân: 
- Do giáo viên bộ môn: 
+ Phương pháp dạy không phù hợp 
+ Chưa tâm huyết, ít quan tâm đến học sinh 
+ Không thường xuyên kiểm tra việc học bài của học sinh 
- Do bản thân: 
+ Còn lười không muốn học 
+ Thích học nhưng chưa có phương pháp hiệu quả 
+ Chưa xác định mục đích học tập rõ ràng, học không biết để làm gì 
- Do các nguyên nhân khác: 
+ Còn quá ham chơi 
+ Do phong trào học tập của lớp trầm nên giảm hứng thú học tập 
+ Bị yếu tố gia đình chi phối 
+ Vì lí do sức khoẻ 
+ Có tư tưởng không muốn học 
+ Có tư tưởng học cũng không tiến bộ hơn 
+ Nguyên nhân khác nữa 
II. Về tình hình các mặt hoạt động khác của lớp 
1. Tình hình: 
+ Tinh thần đoàn kết của lớp: Chưa đoàn kết Bình thường Đoàn kết 
+ Các phong trào hoạt động của lớp: Không sôi nổi Bình thường Sôi nổi 
+ Kể tên những bạn có nhiều tiến bộ trong học tập cũng như các hoạt động 
khác của lớp: 
- Học tập.... 
- Văn nghệ . 
- Thể dục thể thao.. 
- Xây dựng khối đoàn kết trong lớp... 
+ Các tình trạng khác của lớp cần lưu ý ( ghi tên những bạn thường hay mắc lỗi) 
- Nói tục, chửi bậy. 
30 
- Ăn quà vặt trong lớp.... 
- Gửi xe ngoài trường. 
- Vi phạm luật an toàn giao thông.. 
- Thường xuyên đi học muộn. 
- Thường gây mất trật tự trong lớp..... 
Hãy kể ra tên những bạn mà em cho là học sinh cá biệt.... 
1. Nguyên nhân 
- Do GVCN: 
+ Không sinh hoạt thường xuyên 
+ Chưa có trách nhiệm cao, chưa hết lòng vì học sinh 
+ Chưa hiểu được tâm lí, nguyện vọng của học sinh 
+ Chưa cứng rắn trong việc xử lí các vi phạm 
- Do bản thân: 
+ Không muốn giao tiếp, không hoà đồng với các bạn khác trong lớp 
+ Thấy mình không cần có trách nhiệm gì với lớp 
+ Không tự tin thể hiện mình trước tập thể lớp 
+ Do mặc cảm về gia đình bản thân 
+ Do các bạn khác cô lập 
- Do lớp: 
+ Vị trí chỗ ngồi chưa phù hợp 
+ Còn có sự phân biệt, chia bè phái 
+ Do các hoạt động, phong tào tập thể còn chưa hấp dẫn 
+ Do hoạt động củ đội ngũ cán bộ lớp chưa hiệu quả 
2. Kiến nghị 
 + Thay giáo viên chủ nhiệm 
 + Sắp xếp lại vị trí chỗ ngồi 
 + Tổ chức nhiều hoạt động tập thể hơn nữa 
 + Xây dựng nội quy lớp chặt chẻ hơn 
 + Thay đổi đội ngũ cán bộ lớp đề xuất người thay thế: 
Lớp trưởng. Bí thư. Tổ trưởng.. 
31 
PHỤ LỤC 2. LÍ LỊCH HỌC SINH 
Lớp:..................GVCN: .................................................................................... 
1. Họ và tên:................................Giới tính ( Nam, nữ).............................. 
2. Ngày tháng năm sinh:....................................................................................... 
3. Nơi sinh: (Xã, Huyện, Tỉnh ):.................................................................................. 
4. Chổ ở hiện tại: (Ghi rõ Làng hoặcThôn, Xã, Huyện):............................................ 
5. Số điện thoại (Gia đình, cha hoặc mẹ):.............................................................. 
6. Năm kết nạp Đoàn (Nếu là Thanh niên ghi Không):........................................... 
7. Kết quả xếp loại năm học 2018-2019: Học tập:........................Hạnh kiểm :........ 
8. Đã tham gia cán bộ lớp (Ghi rõ chức danh: Lớp trưởng, Lớp phó: học tập, lao 
động, văn – thể - mỹ; Tổ trưởng, Tổ phó, Bí thư CĐ, Phó bí thư CĐ):..................... 
9. Họ tên cha:........................................................Nghề nghiệp:................................ 
10. Họ tên mẹ:.......................................................Nghề nghiệp:................................. 
( Hiện nay đang ở với ai: ghi rõ họ tên ông bà, chú bác cô dì đang ở) 
11.Hoàn cảnh gia đình (Con Thương binh, Mồ côi, Hộ nghèo, Cận nghèo, Khó 
khăn)........................................................................................................................ 
Ghi rõ vài nét khái quát về hoàn cảnh gia đình hiện nay như thế nào (khó khăn, đau 
ốm, thu nhập của cha mẹ, hoàn cảnh anh chị em trong gia đình có gì khó khăn 
khăn, cần giúp đỡ): 
12. Sở thích học các môn:...................................................................................... 
13. Năng khiếu (Các lĩnh vực Văn nghệ, Thể dục thể thao, Sáng tác thơ văn, Tin 
học...):.......................................................................................................................... 
... 
 Diễn Châu, ngày.tháng 09 năm 2019 
 Học sinh ký tên 
 (ký, họ tên) 
32 
PHỤ LỤC 3. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM 
LỚP 11A4 NĂM HỌC 2019 - 2020 
Trọng 
điểm 
giáo 
dục 
Các hoạt 
động cụ 
thể 
Yêu cầu Thời gian 
Đối 
tượng 
tham 
gia 
Người 
phụ trách 
Dự kiến 
kết quả 
Ghi 
chú 
20/11 
Mừng 
ngày 
nhà giáo 
Việt 
Nam 
- Đăng kí 
tuần học tốt. 
- Hoạt động 
chủ đề “tôn 
sư trọng 
đạo” 
Từ 
1/10-20/11 
Tập thể 
lớp 
11A4 
GVCN và 
cán sự 
lớp, BCH 
chi đoàn 
Xếp thứ 
2 
22/12 
Chào 
mừng 
ngày 
QĐND
VN 
- Hoạt động 
chủ đề 
“Thanh niên 
với Tổ 
Quôc” 
Đầu tháng 
12– 31/12 
Tập thể 
lớp 
11A4 
GVCN và 
lớp LP. 
VTM 
Xếp thứ 
2 
3/2và 
8/3 
Điểm tốt 
dâng 
Đảng và 
mẹ 
- Mỗi HS 
đạt 10 điểm 
tốt 
- Hoạt động 
chủ đề: 
“Mừng 
Đảng, mừng 
Xuân” 
Từ 
20/1-3/2 
Tập thể 
lớp 
11A4 
Lớp 
trưởng và 
LP. HT 
Mỗi HS 
đạt và 
vượt KH 
26/3 
Ngày 
thành 
lập 
Đoàn 
TDTT, các 
trò chơi, 
rung chuông 
vàng. 
8/3-31/3 
10/3-26/3 
Cá 
nhân 
tham 
gia 
GVCN Xếp thứ 
3 toàn 
trường 
33 
 PHỤ LỤC 4. HUẤN LUYỆN VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LỚP 
PHỤ LỤC 5. NỘI QUY LỚP HỌC 
34 
PHỤ LỤC 6 
 “ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN”, “ NHÓM BẠN CÙNG TIẾN”. 
35 
PHỤ LỤC 7 
HỌC SINH VỀ THĂM THĂM KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TRUÔNG BỒN 
36 
PHỤ LỤC 8 
TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
37 
PHỤ LỤC 9 
NIỀM VUI CHIẾN THẮNG KHI VÔ ĐỊCH GIẢI BÓNG ĐÁ NAM KHỐI 11. 
PHỤ LỤC 10 
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GẶP PHỤ HUYNH LỚP CHỦ NHIỆM 
38 
PHỤ LỤC 11 
 HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG DO NHÀ TRƯỜNG 
VÀ ĐOÀN TRƯỜNG TỔ CHỨC 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_doan.pdf
Sáng Kiến Liên Quan