Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn luôn được ưu tiên hàng đầu, giáo dục để hiểu biết, để được định hướng trở thành người có ích. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non.
guyên vật liệu thiên nhiên mà tôi huy động của phụ huynh là các loại lá cây, tre, nứa, chai lọ, các hòn đá từ thiên nhiên. Khi có được các nguyên vật liệu đó tôi phân loại và rửa sạch sau đó đưa vào ngân hàng các nguyên vật liệu thiên nhiên và sử dụng làm đồ dùng đồ chơi trang trí môi trường trong và ngoài lớp học Ví dụ: Chủ đề thế gia đình: Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu như: Các loại vỏ sữa tươi, sữa chua, thìa sữa chua, mo cau, vải vụn, hộp bánh kẹo.Để làm đồ dùng trong gia đình. Tủ đồ, quần áo, xong, bát, đĩa, dày dépRơm, mảnh chiếu. Ví dụ: Chủ đề các con vật: Các nguyên vật liệu cần sưu tầm để thực hiện chủ đề đó là: Sỏi đá, lá đa, lá mít, lá tràm, lá chuối, vỏ sò, ốc, hến, các loại vỏ chai nhựa: Chai dầu rửa, chai dầu gội, hộp sữa tươi, để làm các con vật như: Con voi, con hươu cao cổ, con cá, con trâu, con sâu, con chim cánh cụtCác lon bia, thanh gỗ..để làm các dụng cụ âm nhạc như trống lắc, thanh gõ,, Ví dụ: Chủ đề thực vật: Chủ đề thế giới thực vật: Tôi cùng với phụ huynh – trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu như: Các loại hoa, quả, cành khô, lá khô, hạt khô: như hạt na, hạt bưởi, hạt gấc, quả bằng lăng, hoa thông, vỏ lạc, cây cỏ, cây cói Tất cả các nguyên phế liệu sưu tầm về đều được vệ sinh sạch sẽ phân loại theo từng chủ đề, chủ điểm. Mỗi chủ đề bỏ vào thùng cát tông có dán nhãn ký hiệu của chủ đề đó để tiện lợi, khoa học cho việc sử dụng. 2.4. Dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên. Sau khi huy động sự đóng góp các nguyên vật liệu thiên nhiên từ phụ huynh tôi bắt đầu huwongs dẫn trẻ và cùng trẻ làm các loại đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu đó. Khi hướng dẫn trẻ làm vừa giúp trẻ khéo léo, có kỹ năng làm các loại đồ dùng, đồ chơi vừa tạo ra thế giới đồ dùng đồ chơi cho trẻ các loại nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương vừa giúp trẻ phát huy tính độc lập, tư duy, tích cực sáng tạo của trẻ. Mặt khác góp phần tiết kiệm được kinh phí mua sắm nguyên vật liệu đồng thời có hiệu quả trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó trẻ hứng thú hoạt động hay không còn phụ thuộc vào cô giáo và các phương pháp, phương tiện mà cô sữ dụng để giúp trẻ khám phá nên cô giáo phải có sự sáng tạo trong việc cải tiến phương pháp và tìm ra những cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu đơn giản để tạo ra đồ chơi mà trẻ thích. * Làm con công xinh đẹp. - Cách làm: Đặt úp hộp sữa chua, dùng keo dán những cái thìa sữa chua lên hộp sữa chua để làm cánh con công, dán 1 cái thìa phía trước phần đầu con công, sau đó cắt những miến xốp có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có màu sắc khác nhau để dán vào các cái thìa làm màu sắc lông con công, như vậy ta được một con công làm bằng hộp sữa chua rất đẹp. * Đoàn tàu thống nhất: - Nguyên liệu: Các hộp sữa tươi Vinamilk, loại cao và loại thấp, các nút chai nhựa, ống hút sữa. - Cách làm: Dùng vỏ hộp sữa tươi loại cao làm đầu tàu, gắn tiếp các hộp sữa tươi loại thấp phía sau làm toa tàu. - Dùng các nắp chai nhựa gắn phía dưới hộp làm bánh tàu . - Gắn tiếp 01 ống hút nhựa phía trên ống sữa cao làm ống khói ta được đoàn tàu, dùng bút màu trang trí các cửa lên - xuống, cửa sổ để đoàn tàu sinh động hơn. * Chú lợn ngộ nghĩnh: - Nguyên vật liệu: Hộp sữa tươi làm bằng nguyên liệu nhựa đã sữ dụng, keo nước, ống hút bằng nhựa và một xốp màu - Cách làm: Đặt nằm hộp sữa, cắt xốp có dạng hình cái tai con lợn dán hai bên hộp sữa để làm tai lợn, sau đó cắt các hình tròn dán phía trước hộp sữa làm mắt và mũi, miệng con lợn, cát cái đuôi dán phía đáy làm đuôi con lợn, cắt ống hút làm chân con lợn sẽ được con lợn ngộ nghĩnh Từ những nguyên vât liệu trên tôi không chỉ hướng dẫn trẻ làm con lợn, con công, đoàn tàu mà còn làm được rất nhiều đồ chơi khác nữa như làm con chim cánh cụt từ chai dầu gội, cái giỏ đựng.. b. Làm đồ chơi từ vỏ sò, ngao, ốc, vẹm. Ngao, sò, vẹm, mai mực là những nguyên vật liệu thiên nhiên rất gần gũi, dễ kiếm tìm đối với các phụ huynh. Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi từ chất liệu này phần nào giúp trẻ thêm yêu quý sản phẩm thiên nhiên từ miền biển. Ví dụ : Chú cánh cam sặc sỡ : - Nguyên vật liệu: + Vỏ ngao, vỏ sò, màu nước, bút lông - Cách làm: + Đặt úp vỏ sò, dùng màu nước quét lên vỏ sò theo những màu sắc khác nhau, sau đó lấy bút long chấm lên vỏ sò làm mắt, miệng, trang trí con cánh cam cho đẹp Ví dụ: Làm con chó đáng yêu: - Nguyên liệu: + Vỏ sò, vỏ vẹm, vỏ ngao, keo nến. - Cách làm: Tôi gợi mở cho trẻ nói lên ý tưởng của trẻ: Từ các loại vỏ này các con muốn làm gì? Con có thể nói cho cô nghe ý tưởng của mình được không? Vì sao con muốn làm cái này? + Dùng một vỏ ngao làm đế, lấy một vỏ vẹm đặt đứng trên cái vỏ ngao làm đề đó để làm mình con chó, tiếp tục gắn một vỏ ngao lên để làm mặt con chó, tiếp theo gắn 02 vỏ ngao nhỏ hơn hai bên mặt để làm tai chó và lấy vỏ hến gắn lên làm mắt, mũi của con chó, như vậy sẽ tạo được con chó đáng yêu. Ví dụ: Làm con rùa - Nguyên vật liệu: + Lá cây, keo nến, màu nước. - Cách làm: Trước khi làm con rùa tôi hỏi trẻ: - Con thấy lá cây này như thế nào? - Con nhìn xem từ những đồ dùng này con có thể làm được cái gì? - Con có thể nói ý tưởng cho cô nghe được không? - Con nêu cách làm cho cô nghe nào? Sau khi nghe các câu trả lời của trẻ tôi bắt đầu hướng dẫn gợi mở cho trẻ làm bằng sự sáng tạo của trẻ. + Quét màu lên lá cây, cắt các lá cây nhỏ làm đầu, làm chân, làm đuôi xung quanh lá cây to, cắt hình elip làm mắt, như vậy sẽ tạo thành con rùa xinh xắn. Vừa làm tôi vừa hướng dẫn gợi mở cho trẻ sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Ví dụ: Làm dây hoa: - Cách làm: Dùng 6 vỏ sò gắn vào cành san hô để tạo thành 1 bông hoa (3 vỏ sò to gắn ở phía ngoài, 3 vỏ sò nhỏ gắn ở phía trong). - Lấy 1 vỏ ốc nhỏ gắn ở giữa bông hoa làm nhụy. - Dùng vỏ vẹm gắn vào cành san hô làm lá. - Mỗi cây hoa gắn 5 đến 6 bông. Dùng nước màu trang trí vào lá cây cho đẹp. Từ những nguyên vật liệu đó tôi sẽ hướng dẫn trẻ làm được thêm những đồ dùng khác nữa như làm con cua, con cá, chuông gió, và trẻ có thể tự nêu ra ý tưởng và tôi hướng dẫn cho trẻ làm theo ý tưởng đó..Thông qua làm những đồ chơi trên tôi thấy trẻ rất hứng thú trong khi thực hiện, có những trẻ còn sáng tạo hơn nữa, tự làm được những đồ chơi khác theo ý thích của trẻ. Dây hoa từ vỏ sò c. Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu hột, hạt, lá cây, hoa thông, vỏ lạc. Các loại hột hạt, lá cây, hoa thông, các loại vỏ cây là những nguyên vật liệu dễ tìm ở địa phương, tôi sẽ trao đổi cho trẻ biết và hiểu được ý nghĩa của việc làm đồ chơi rất quan trọng trong các hoạt động học tập vui chơi của trẻ, giúp trẻ suy nghĩ và phát huy tích cực, có kỷ năng sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Từ những nguyên vật liệu trên tôi sẽ hướng dẫn trẻ làm những đồ chơi sau đây: Ví dụ: Làm bông hoa - Nguyên vật liệu: Vỏ hạt dẻ, súng bắn keo, màu nước, bìa cứng - Cách làm: Chọn những chiếc vỏ gần đều nhau không méo mó, quét màu lên, cắt bìa cứng thành hình tròn để làm đế cho bông hoa, sau đó dùng súng bắn keo gắn từng cánh hoa lên chiếc “Đài hoa” này, trước hết là những vỏ đầu tiên gắn làm nhụy hoa, gắn lần lượt từ trong ra ngoài, lớp sau so le với lớp trước, tùy thuộc vào mình làm bông hoa nhỏ hay bông hoa to mà gắn lên bìa, như vậy sẽ tạo thành một bông hoa đẹp Các bông hoa làm từ lá cây Ví dụ: Làm con gà: - Nguyên vật liệu: Hoa thông khô, bóng bàn, vỏ ốc xoắn, màu nước, bìa cứng - Cách làm: Dùng hoa thông khô làm thân, gắn quả bóng bàn làm đầu, gắn một phần vỏ ốc xoắn làm mỏ, cuốn tròn bìa cứng làm chân gà, sữ dụng màu nước để trang trí cho con gà. Ví dụ: Làm con chó: - Nguyên vật liệu: 6 chiếc lá cây khế, cộng khế, que, kéo - Cách làm: Chọn 1 chiếc lá thư nhất làm thân con chó, sau đó cắt nữa chiếc lá thứ 2 gắn lên 1đầu chiếc la thứ nhất làm đuôi, cắt tiếp chiếc lá thứ 3 thành hình bầu dục làm mặt,và cắt nữa chiếc lá thư 4 thứ 5 làm tai, cuối cùng cắt chiếc lá thứ 6 ra 4 phần làm chân, gắn thên mắt, mũi lên rồi dùng que găm lại sẽ tạo thành con chó Ví dụ: * Làm bánh chưng: Nguyên liệu: Lá dừa, lá chuối, phao xốp, hạt na, que tăm. Cách làm: Lá dừa cắt bằng nhau, chia lá dừa thành 5 phần bằng nhau. Dùng que tăm găm 2 lá dừa lại với nhau, gấp lá dừa lại làm khuôn, dùng que tăm găm mép khuôn lại. Cắt lá chuối thành dạng hình vuông theo kích thước của khuôn bánh. Đặt lá chuối vào phần dưới khuôn bánh cho kín. Đặt phao xốp vào trong làm ruột bánh, hạt na làm nhân bánh, đặt tiếp 01 mẫu lá chuối có dạng hình vuông lên phía trên cho kín rồi dùng dây buộc 2 đầu dây lại với nhau tạo thành chiếc bánh chưng nhỏ xinh. Từ lá dừa, lá chuối tôi còn làm thêm 1 số đồ chơi khác như bánh gai, túi xách, đồng hồ đeo tay, kính, con cào cào, con trâu 2.5. Trang trí môi trường bằng chính những đồ dùng trẻ và cô làm được. Những sản phẩm mà tôi và trẻ làm ra tôi cất giữ cẩn thận sau đó tôi sử dụng chính những sản phẩm đó để trang trí môi trường trong và ngoài lớp học để cho trẻ hoạt động. Theo tôi được biết khi tiến hành cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi trẻ rất thích thú cho nên khi cho trẻ trang trí chủ đề bằng những sản phẩm của mình thì trẻ sẽ hứng thú hoạt động hơn. Chính vì thế tôi luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ lớp tôi để trang trí chủ đề hoặc vào các góc chơi trong lớp học. Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới động vật” tôi cho trẻ làm các con vật như con rùa, con trâu, con cá, những bông hoa.. tôi đã tận dụng các sản phẩm này trang trí xung quanh lớp ở một số góc của lớp để làm nổi bật chủ đề đang thực hiện, hoặc những hình ảnh mà trẻ vẽ tôi đóng khung và treo lên ngoài và trong lớp học để trẻ thường xuyên được quan sát. Những sản phẩm đó gần gũi, không những không tốn công, tốn sức, tốn tiền bạc mà còn tạo được môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động. Qua đó giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự hào về những sản phẩm của mình làm ra được cô giáo sử dụng, tạo cho trẻ sự phấn khởi, tích cực hoạt động và mang lại hiệu quả cao. Khi trang trí chủ đề bằng những sản phẩm của trẻ tôi luôn chú ý sử dụng tất cả các sản phẩm của tất cả trẻ trong lớp nên tất cả trẻ đều cảm thấy thoải mái, tự hào và tích cực hoạt động. Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ quan sát, trò chuyện về sản phẩm của bạn và của mình. Từ đó cũng tạo cho trẻ những mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ ngày càng thêm gắn bó, gần gũi, đoàn kết với các bạn trong lớp. Trang trí các góc chơi bằng các sản phẩm của trẻ 2.6. Tạo môi trường cây xanh trong và ngoài lớp học. Để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện cho trẻ Mầm non hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu môi trường cây xanh. Cây xanh làm cho môi trường trong lành hơn, an toàn hơn, đẹp hơn đó là điều không thể phủ nhận. Cây xanh góp phần tô điểm cho khung cảnh sư phạm trong nhà trường thêm gần gũi thân thiện thu hút trẻ tích cự hoạt động. Ngoài ra cây xanh còn là những vật mẫu thật, sống động để trẻ trực tiếp quan sát, làm quen, tìm hiểu về cỏ cây, hoa lá, một số con vật trong môi trường tự nhiên. Qua đó, cô dạy trẻ chăm sóc cỏ cây, hoa lá, con vật, dạy trẻ biết yêu lao động, yêu thiên nhiên. Ví dụ: Tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường quy hoạch vườn cây riêng cho trẻ chăm sóc, đó là các loại cây ăn quả, cây cảnh để trẻ tập chăm sóc cây xanh để biết cây xanh phát triển như thế nào để biết yêu quý và bảo vệ cây xanh. Tôi bố trí một vườn rau, một vườn tôi cùng trẻ trồng và chăm sóc từ khi gieo hạt đến khi trưởng thành để có thể sử dụng để quan sát tìm hiểu để trẻ nắm các kiến thức. Tuy nhiên khi trồng cây xanh trang trí trong và ngoài lớp học trước hết tôi phải chú ý đến sự an toàn cho trẻ, cây đó không có gai, không có độc, không có sâu bệnh, sau đó cây xanh phải tươi, đẹp đặc biệt các cây đó phải gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện như ở gia đình của mình. Tôi thường trồng cây vào các loại rổ tre, gáo dừa, ống tre, các ống nhựa để treo trên cửa sổ, trên các góc của phòng học, góc khám phá khoa học hay treo ở dưới các cây bóng mát trên sân trường.. Khi trang trí môi trường cây xanh trong và ngoài lớp học tôi cũng huy động sự đóng góp của phụ huynh với nhiều loại cây khác nhau, sau đó tôi lựa chọn các loại cây đẹp, có màu sắc nổi bật, không có gai, không có độc tố gây thương tích cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với các loại cây đó. Qua đó trẻ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiện nhiên và con người. Để góc thiên nhiên luôn xanh đẹp tôi đã dạy trẻ các kỹ năng chăm bón cây, gieo hạt hàng ngày để theo dõi đặc điểm phát triển của cây, tưới nước giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh và có thái độ thân thiện gần gũi với môi trường. Qua đó trẻ hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho lớp và có tác dụng làm môi trường xanh đẹp trong lành. Cây xanh được sắp xếp bố trí ngăn nắp cho trẻ hoạt động 2.7. Lên lịch vệ sinh môi trường, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Môi trường trong và ngoài lớp là nơi hàng ngày trẻ thực hiện các hoạt động học tập và vui chơi, nếu môi trường đó không sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của đứa trẻ, trẻ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, các bệnh ngoài da Chính vì thế tôi đã lên lịch vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trong lớp học cụ thể là vào chiều thứ 6 hàng tuần tôi cùng trẻ vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong lớp học. Khi tôi tiến hành vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong lớp học tôi cung cấp cho trẻ các kiến thức về vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Từ đó trẻ tự nguyên và thích thú thực hiện cùng cô. Trẻ vệ sinh đồ dùng cùng cô 2.8. Phát huy vai trò hướng dẫn của giáo viên khi cho trẻ hoạt động trong môi trường đã chuẩn bị. Để trẻ mầm non hoạt động tích cực và mang lại hiệu quả thì vai trò dẫn dắt của giáo viên là không thể thiếu bởi vì nếu không có sự định hướng trẻ sẽ hiểu sai lệch về đối tượng. Giáo viên phải luôn định hướng, gợi mở để trẻ hoạt động, đó là vai trò lên kế hoạch và đưa ra các hoạt động cũng như câu hỏi phù hợp với đặc điểm của từng trẻ để trẻ có thể quan sát, trả lời và nắm vững các kiến thức. Chính vì thế tôi luôn chú ý định hướng, dẫn dắt trẻ hoạt động trong suốt năm học theo một trình tự nhất định. Khi chuẩn bị tất cả môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ tôi lên kế hoạch hoạt động tìm hiểu từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: Thứ 2 tôi cho trẻ quan sát vườn rau, thứ 4 tôi có thể tiến hành cho trẻ cùng làm đồ chơi với cô, thứ 6 cuối tuần tôi cho trẻ cùng cô trang trí chủ đề, cứ như thế trẻ có thể tìm hiểu tất cả các đối tượng. Trong quá trình hoạt động tôi xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với trẻ để trẻ dễ trả lời. Ví dụ: Tôi sưu tầm những lá cây, những thân cây để giúp trẻ làm các loại đồ chơi như Làm con trâu từ lá đa, lá mít, làm con cào cào từ lá dừa...và hướng dẫn trẻ sáng tạo bằng những ý tưởng của trẻ. Từ đó giúp trẻ có thể chủ động làm theo và phát huy sự sáng tạo của mình. Tôi hỏi trẻ: Từ những lá cây này con có thể làm nên đồ chơi gì nữa? Vì sao? Con có thể nói ý tưởng cho cô nghe được không? Tôi luôn chú ý nắm bắt được ý của trẻ dựa vào ý trẻ để đưa ra phương pháp hướng dẫn phù hợp. 3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm. 3.1. Kết quả đạt được. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên lớp mẫu giáo 5 tuổi tôi đảm nhiệm đã đạt được kết quả rõ rệt. Đó là trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động, nắm được các kiến thức kỹ năng ở tất cả các hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó trẻ đã cùng cô tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo, nhiều chủng loại theo các chủ đề của năm học. Khi cùng cô làm các công việc như vệ sinh trường lớp, vệ đồ dùng đồ chơi, làm đồ dùng, đồ chơi và trang trí môi truờng lớp học đã hình thành ở trẻ tình cảm gần gũi, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ, phối hợp cùng nhau để hoàn thành công việc. Phụ huynh quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình tham gia đóng góp các nguyên vật liệu thiên nhiên để cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết quả cụ thể như sau: TT Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỷ lệ Ghi chú 1 Số trẻ nắm được kiến thức qua các hoạt động 30/30 100% 2 Số trẻ thực hiện được các kỹ năng của trẻ qua các hoạt động 29/30 97,6% 3 Trẻ biết bảo vệ môi trường 30/30 100% 4 Sự tham gia ủng hộ của phụ huynh 30/30 100% 3.2. Bài học kinh nghiệm. Trong quá trình tiến hành xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện cho trẻ trong lớp tôi hoạt động hiệu quả tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm: Phải có kế hoạch trang trí môi trường lớp học ngay từ đầu năm học và có kế hoạch theo từng chủ đề cụ thể để có sự chuẩn bị về các loại đồ dùng, đồ chơi, các loại tranh ảnh và đặc biệt là môi trường cây xanh trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động. Phải thay đổi thường xuyên để môi trường luôn mới mẻ kích thích trẻ hứng thú và hoạt động tích cực. Tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên đến cung cấp cho cô giáo để cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Những sản phẩm của trẻ và cô được dùng để trang trí ở các góc và xung quanh môi trường lớp học để tạo sự gần gũi cho trẻ. Những hình ảnh trang trí, các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động phải có tính thẩm mỹ, những hình ảnh đó phải thiết thực trong cuộc sống. Cần rà soát, loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn từ đầu năm học để có kế hoạch tham mưu với nhà trường sửa chữa, loại bỏ hoặc bổ sung đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Cần lên lịch vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi và thực hiện nghiêm túc lịch để đảm bảo môi trường xanh, sạch đẹp an toàn, thân thiện gần gũi với trẻ. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan hành động chính vì thế môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ là yếu tố quyết định để đảm bảo hiệu quả tiếp thu của trẻ Mầm non. Môi trường luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm non nói riêng thông qua các hoạt động hàng ngày. Vì vậy việc tạo môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trẻ em luôn thích tìm tòi khám phá những điều đẹp và mới lạ trong thế giới xung quanh, gia đình và nhà trường mầm non là thế giới thu nhỏ giúp trẻ tìm tòi khám phá để ngày một khôn lớn. Để làm được điều đó thì gia đình, nhà trường phải hết sức chú ý đến việc tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện để trẻ có thể thoải mái khám phá thế giới xung quanh. Một lần nữa tôi muốn khẳng định rằng việc xây dựng môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp thu các kiến thức mà cô cung cấp để phát triển nhận thức thì bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. 2. Ý kiến kiến nghị: Để thực hiện tốt công tác chuẩn xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả. Tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: Đối với nhà trường: Tôi mong mong Ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương, cùng lãnh đạo ngành mua sắm tu bổ một số hạng mục đã xuống cấp, tạo điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi. Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi, chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động một cách hiệu quả giúp giáo viên nắm vững các kiến thức và tổ chức thực hiện tốt trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Đối với giáo viên: Quan tâm tạo môi trường trong và ngoài lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi và chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động. Trên đây là một số biện pháp của tôi trong quá trình xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả. Tôi đã áp dụng và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên đề tài còn có nhiều thiếu sót rất mong hội đồng khoa học các cấp điều chỉnh, bổ cứu cho đề tài của tôi được áp dụng rộng rãi hơn.
File đính kèm:
- Sang_kien_kinh_nghiem.doc