Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường hoạt động theo hướng mở tại lớp cho trẻ 5-6 tuổi

Cơ sở lý luận

Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: là xây dựng một môi trường

an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động

tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích

cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh

thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.

+ Môi trường vật chất: là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và

ngoài trời liên quan đến đến diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp

xếp

+ Môi trường tinh thần: là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành

và phát triển nhân cách: giao tiếp giữa trẻ với người lớn (giáo viên, phụ

huynh), giữa trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau.

Như trên đã nói, môi trường giáo dục là người giáo viên thứ hai tổ

chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Môi

trường hoạt động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu

cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của

mình, qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ

sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho

trẻ mầm non.

Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình

thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất

mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy

và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các

cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ

động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và

tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành

động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình

chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt

động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình,

bác sĩ, trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng

đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghevà chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập

thể và đoàn kết ở trẻ.

Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho

trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện,

tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.

pdf23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường hoạt động theo hướng mở tại lớp cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của 
trẻ tôi cũng tạo thêm nhưng dãy kệ để chứa những hộp đựng nguyên vật liệu 
cho trẻ dễ thấy dễ lựa chọn khi muốn dùng. Góc tạo hình đặc thù nên tối bố 
trí bàn thấp đặt sát tường và di động trẻ có thể mang ra và cất gọn tùy theo 
cách trẻ muốn chơi, phía dưới bàn tôi tận dụng để thêm nhiều hộp đựng 
nguyên liệu khác nữa. Với diện tích bờ tường với bệ cửa sổ khoảng 10 m2 tôi 
đã bố trí được hơn 30 hộp đựng các đồ dùng nguyên liệu khác nhau 
Góc tạo hình 
2. Tạo cho trẻ và phụ huynh niềm vui khi sưu tầm đồ dùng, nguyên 
phế liệu 
Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non đa dạng 
về hình dáng, màu sắc, phong phú về chủng loại. Các trường mầm non trong 
Tỉnh cũng được sự quan tâm của ngành giáo dục Tỉnh nhà được cung cấp 
đầy đủ đồ dùng đồ chơi đầy đủ theo thông tư 34/BGD&ĐT. Nhưng đồ dùng 
đồ chơi đó chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của trẻ. Vì vậy, ngoài việc đầu năm 
tôi rà soát lại tài sản của lớp để bổ sung dầy đủ đồ dùng đồ chơi theo thông 
tư thì tôi đã chuẩn bị phương án bổ sung thêm đồ dùng, học liệu, đa dạng, 
hấp dẫn, tận dụng phế liệu và vật liệu từ thiên nhiên có sẵn ở địa phương để 
trẻ hoạt động hứng thú tích cực. Nhưng với sự góp nhặt, sưu tầm của hai 
giáo viên trong lớpthì nguyên phế liệu sẽ rất hạn chế về số lượng cũng như ít 
về chủng loại vì vậy tôi đã thực hiện phương án huy động sự quan tâm của 
phụ huynh, tạo cho trẻ yêu thích việc sưu tầm và phát hiện ra những đồ dùng 
đã cũ có thể tạo nên đồ chơi và đồ dùng học tập cho các bạn và cho mình 
chơi. Để phát huy tinh thần tự nguyện và sự thích thú của phụ huynh cũng 
như của trẻ tôi đã thực hiện vài mẹo nhỏ như sau: 
a, Thiết kế chỗ để nguyên liệu sưu tầm 
Đầu tiên tôi tạo một góc nhỏ, góc đó có chỗ để đựng nguyên liệu, để 
những nguyên liệu mà cô sưu tầm được, có thể ghi tên theo chất liệu để bố 
mẹ và các con được theo dõi hàng ngày và phát hiện ra ở nhà mình cũng có 
những đồ bỏ đi nhưng trên lớp các con cần. Ngoài ra, tôi treo thêm những 
dải màu có gắn riêng ảnh cá nhân trẻ để mỗi lần để trẻ mang nguyên phế liệu 
đến sẽ được một gắn kẹp hoa lên dải màu của mình. Cuối tuần sẽ có những 
lời khen ngợi động viên giúp trẻ hứng thú và tạo thói quen sưu tầm để “Kho” 
nguyên liệu của lớp ngày càng phong phú hơn 
Ví dụ: Ở nhà, đi chơi với bố mẹ, sau buổi liên hoan, đi dạo chơi ngoài 
trẻ có thể tự nhặt những nguyên phế liệu mà có thể dùng lại được như:nắp 
chai, chai nhựa, hộp bánh, hộp sữa, cành cây, lá cây, sỏi, vỏ hạt. Trẻ mang 
đến lớp bỏ vào trời rổ nhựa hoặc hộp catongcó ghi tên theo chất liệu và trẻ 
có thể gắn thêm một kẹp hoa lên giải màu của mình. Cuối tuần bạn nào được 
nhiều vạch sẽ được cô giáo và cả lớp tuyên dương sau đó cô giáo tổ chức 
cho cả phân loại nguyên liệu rồi cùng nhau cho nguyên liệu về từng góc chơi 
b, Tuyên truyền các nguyên liệu cần dùng và thường xuyên “Khoe” sản 
phẩm của các con với phụ huynh 
Giáo viên có thể tiếp cận tuyên truyền phụ huynh qua nhiều hình thức 
khác nhau như họp phụ huynh đầu năm, qua trang facebook của lớp, trực tiếp 
qua giờ đón trả trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh biết khi trẻ hoạt động cần 
dùng những nguyên vật liệu và những nguyên vật liệu nào có thể còn được sử 
dụng để tạo ra được những đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Có thể viết thành một 
danh sách gắn lên góc tuyên truyền phụ huynh lên trang facebook của lớp để 
phụ huynh thường xuyên được cập nhật, ngoài ra cô giáo có thể giao nhiệm 
vụ cho từng ngày để phụ huynh biết chuẩn bị nguyên liệu cụ thể hơn 
Ví dụ:Vỏ hộp bánh, hộp sữa, nắp lon bia nhờ bố mẹ rửa sạch và mang 
lên lớp để làm đồ dùng đồ chơi. Xuống sân trường hoặc đi chơi công viên 
bạn Hà An biết nhặt lá cây mang lên lớp. Bạn Quang Minh về quê thấy quả 
na điếc mang lên cho cô. Bạn Thảo My chiều nào cũng uống sữa xong rửa 
hộp bỏ vào góc sưu tầm của lớp. Bố bạn Lê Na công tác tại nhà Văn hóa Lao 
động tỉnh cũng mang nhiều tấm bìa cứng trắng các giải thưởng để cô làm bài 
tập sàn, Mẹ bạn Thùy Anh cứ góp góp mang cho lớp giấy đã in một mặt cho 
các con vẽ, gấp, cắt 
Lâi giÊy Hép catong Hép giÊy Chai 
nhùa 
 Cùng nhau sưu tầm 
 Khi được phụ huynh nhiệt tình hoàn thành nhiệm vụ của cô giáo giao 
cho thì giáo viên nên tìm mọi cách để “khoe” công trạng của phụ huynh một 
cách khéo léo nhất, kịp thời nhất thì sẽ tạo niềm vui, phấn khởi và tạo động 
lực cho những cuộc sưu tầm đồ dùng đồ chơi cho trẻ những lần tiếp theo. 
 Ví dụ: Vào chủ điếm “Ngôi nhà của bé”, Hoạt động tạo tình với đề tài 
“Tạo ngôi nhà từ các loại hộp” cô giao nhiệm vụ cho trẻ và nhờ phụ huynh 
sưu tầm cho mỗi bạn một hộp giấy vừa cầm tay. Sáng sớm bạn nào cũng tíu 
ta tíu tít mang hộp của mình đến lớp, để không phụ sự mong đợi của các con 
cô sẽ tổ chức ngay buổi sáng hôm đó, hướng dẫn các con thực hiện tạo ngôi 
nhà ước mơ của mình. Màn cuối cùng làm chụp ảnh và cho trẻ kể về ngôi 
nhà của mình quay vi deo gửi cho bố mẹ xem. Cô giáo “khoe” kịp thời sẽ đạt 
hiệu quả rất cao. 
Ảnh chụp “khoe” sản phẩm của bé 
3. Hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị và làm đồ dùng học liệu,tự làm đồ 
chơi 
Môi trường lấy trẻ làm trung tâm là trẻ phải được tham gia nêu ý tưởng, 
được tự chuẩn bị đồ dùng mình muốn sử dụng, được trải nghiệm, thực hành, 
được khám phá. Tôi khuyến khích trẻ tham gia cùng cô sưu tầm, chuẩn bị 
học liệu, cùng cô làm đồ chơi, cùng cô trang trí Thu hút sự tham gia của 
trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động của lớp càng nhiều càng tốt. 
a, Hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị và làm đồ dùng, đồ chơi 
Tôi thường giao nhiệm vụ cho trẻ tự chuẩn bị hay tự làm đồ dùng đồ 
chơi cho trẻ sử dụng, không những giảm tải cho sức lao động của giáo viên 
mà còn tạo cho trẻ sự hứng khởi, quan tâm đến hoạt động mà giáo viên sắp 
tổ chức, khi trẻ được chuẩn bị trẻ sẽ tò mò về cái mà mình đang chuẩn bị, 
đồng thời xuất hiện niềm hãnh diện của bản thân và sự tò mò về đồ dùng mà 
bạn chuẩn bị là cái gì và được cô tổ chức như thế nào, kiến thức và kỹ năng 
từ đó mà hình thành một cách tự nhiên thông qua sự tò mò ham hiểu biết của 
trẻ. 
Để chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động trong một tuần giáo viên cần lên kế 
hoạch cụ thể cần sử dụng những nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ gì trong hoạt 
động sau đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng trẻ, từng nhóm, từng tổ để trẻ 
hiểu rõ hơn nhiệm vụ của mình 
Ví dụ 1: Tuần tiếp theo sẽ là chủ điểm “Đồ dùng trong gia đình” Ngày 
thứ 6 tuần trước cô sẽ giao nhiệm vụ các con sẽ chuẩn bị đồ dùng gia đình có 
thể mang đến lớp như bát, đĩa, thìa cốc, lọ hoa, khăn trải bàn, ấm trà, thìa 
đũa. Tổ 1 sẽ mang đồ dùng để ăn, tổ hai sẽ mang đồ dùng để uống, tổ 3 sẽ 
mang đồ dùng để trang trí thứ hai tôi sẽ cho trẻ “Khám phá và phân loại đồ 
dùng gia đình” , thứ 3 cho trẻ học bài thơ “Cái bát xinh xinh” thứ 4 học toán 
đếm số lượng đồ dùng gia đình, thứ 5 học chữ cái B, d, đ (Cái bát, Cái dĩa, 
đôi đũa), thứ 6 hoạt động âm nhạc hát bài “Cái ấm trà” 
Ví dụ 2: Chủ điểm Bản thân có hoạt động đếm đến 6 nhận biết số 6, cô 
gợi ý cho các con chuẩn bị mỗi bạn 6 nắp chai và 6 vỏ hộp sữa. Chủ điểm 
“Đèn lồng trung thu” tôi cho các con cùng mang đèn lồng trung thu từ các 
chất liệu khác nhau đến lớp và các loại giấy, các loại hộp có thể làm thành 
đèn trung thu. Thứ hai tôi tổ chức cho trẻ làm đèn trung thu từ nguyên vật 
liệu trẻ mang đến, thứ 3 tôi cho trẻ tìm hiểu về các loại đèn lồng, thứ 4 vận 
động cầm đèn lồng đi trên dây, thứ 5 bài thơ về đèn lồng, thứ 6 hát về đèn 
lồng 
b, Giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng trẻ 
Trẻ cùng độ tuổi sẽ có kỹ năng, nhận thức, tư duy khác nhau cho nên tôi 
đã nắm rõ khả năng từng trẻ trong lớp của mình để xây dựng nhiều hoạt động 
phù hợp với từng trẻ,sau đó gợi ý trẻ tham gia các hoạt động vừa sức với 
mình. Để tránh tình trạng trẻ vụng về sản phẩm tạo ra không đẹp, bị bạn bè 
chê sẽ làm cho trẻ nhụt chí, trẻ không tự tin thực hiện những sản phẩm tiếp 
theo. Với sự phân công và có nhiều nhóm trẻ với các cách làm đồ chơi đồ 
dùng khác nhau có mức độ khó, dễ. Trẻ có nhiều cơ hội lựa chọn cơ hội chơi 
cho bản thân mình hơn, trẻ không thấy bị lạc lõng trong chính lớp học của 
mình. Tôi đã phân các nhóm dựa trên khả năng của trẻ như sau: 
- Trẻ tư duy sáng tạo và kỹ năng tạo hình tốt: Với nhóm trẻ này thì tôi 
đã phát huy tối đa khả năng của trẻ bằng cách gợi ý cho trẻ lựa chọn các hoạt 
động khó cần tư duy sáng tạo cần kỹ năng tạo hình tốt 
Ví dụ: Trong hoạt động góc gợi ý cho trẻ lựa chọn góc trang trí tranh 
chủ điểm. Như chủ đề “Trường mầm non” tôi hướng dẫn trẻ tự xé dán nhà, 
thân cây, ông mặt trời, đám mây; vẽ - cắt hình cô giáo, các bạn và hoa; xé 
dải làm hàng rào, dán thêm lá vào thân tạo thành cây. Cho trẻ tự nói ra ý 
tưởng cô chỉnh sửa lại và gợi ý cho trẻ lựa chọn cách mình thực hiện. Vẽ 
tranh nhóm hay làm ra các sản phẩm cần kỹ năng tốt như: làm con vật, 
người, phương tiện giao thông, làm mô hình, các loại thức ăn 
Bé tự làm tranh về chủ điểm Trẻ làm đồ chơi nấu ăn 
- Trẻ tư duy sáng tạo nhưng kỹ năng tạo hình chưa khéo léo: tôi tận 
dụng ưu điểm học hỏi rất nhanh của trẻ ở nhóm này để gợi ý cho trẻ lựa chọn 
nội dung chơi là tạo ra các đồ dùng học tập, sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi trong 
lớp 
Ví dụ: Trong hoạt động góc, trẻ lựa chọn về góc chơi học tập tôi gợi ý 
cho trẻ cách tìm và cắt chữ cái, số dán vào đáy cốc, nắp chai để cho các bạn 
có thêm nhiều đồ chơi ở góc học tập. 
Trẻ làm đồ chơi học tập cắt từ họa báo 
- Trẻ kỹ năng tạo hình tốt tư duy chưa sáng tạo: Các bé ở nhóm này có 
kỹ năng tốt nhưng lại không nghĩ ra được tự mình làm gì? làm như thế nào?. 
Trẻ hầu như phải nhìn và làm theo các bạn khác. Khi đó, tôi đã cho thêm mẫu 
để trẻ thực hiện theo 
Ví dụ: Trong góc tạo hình tôi đặt cho trẻ hộp nhựa mà các bạn đã trang 
trí thành ngôi nhà cho các bé thực hiện 
 - Trẻ rụt rè nhút nhát: Với nhóm trẻ này trẻ đến trường với nhiều sự lo 
lắng như bị cô mắng, bị bạn cười nên không giám làm gì hoặc có làm cũng 
rụt rè ái ngại, tôi đã phải cực kỳ chịu khó động viên trẻ và giao cho trẻ những 
phần việc thật đơn giản để khích lệ trẻ tham gia tích cực và tự tin hơn. 
Ví dụ: Tô màu lõi giấy, chai nhựa, hộp cattoong, vò giấy làm cua 
Tô màu lõi giấy Vò giấy làm cua 
Việc tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô 
là cách kích thích niềm say mê học hỏi, tìm hiểu của trẻ. Các học liệu bố trí 
đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ chơi theo nhiều cách sáng tạo để trẻ có 
thể chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hiện, hợp 
tác và trẻ thoải mái trò chuyện chia sẻ ý tưởng cùng bạn bè. Trẻ hoạt động 
tích cực, hiệu quả. 
4. Chấp nhận mọi kết quả của trẻ 
Việc chấp nhận mọi kết quả của trẻ để các hoạt động diễn ra suôn sẻ, 
tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ cũng không phải là dễ nhưng cũng 
không quá khó nếu giáo viên quan tâm đến trẻ, quan tâm đến sự phát triển 
của trẻ, quan sát đánh giá trẻ hàng ngày,nắm được kỹ năng của từng trẻ thì sẽ 
dễ dàng thoải mái chấp nhận kết quả của trẻ và giao nhiệm vụ phù hợp với 
khả năng trẻ một cách dễ dàng. 
a, Chấp nhận cách chơi của trẻ 
Chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là hướng 
tới trẻ, chấp nhận mọi khả năng của trẻ, giúp trẻ được hoạt động được phát 
triển theo đúng khả năng của mình. Với tiêu chí đó nên khi xây dựng môi 
trường hoạt động của lớp mình theo hướng mở tôi cũng không áp đặt trẻ 
chơi theo cách nghĩ của cô. Trong suốt năm học có nhiều đồ chơi với nhiều 
cách chơi khác nhau của trẻ mà tôi cũng không nghĩ ra. Nhưng tôi chấp nhận 
mọi kết quả và dưới sự gợi ý của tôi trẻ rất vui vẻ thực hiện một cách tự 
nhiên. 
Ví dụ: Trong góc học tập tôi chuẩn bị cục bông cho trẻ học đếm, cốc 
giấy và ống hút trẻ sưu tầm để xếp theo quy tắc nhưng cuối cùng với ba đồ 
dùng đó trẻ rất thích chơi trò chơi làm cốc sinh tố ngay trong góc học tập rồi 
ngồi uống chúc tụng nhau, bình thường trò này sẽ chơi trong góc gia đình. 
Với trường hợp này tôi gợi ý cho trẻ “Các con có thể làm mỗi bạn 6 cốc sinh 
tố mang sang cho góc bán hàng bán cho mọi người thưởng thức được không” 
Các bạn vui vẻ hăng hái thi đưa nhau cùng làm những cốc sinh tố thật đầy để 
nhanh chóng mang lại góc bán hàng.Hay như “hột xâu hạt nhiều màu” cô 
chuẩn bị cho trẻ chơi trò chơi xâu hạt để đếm hay xâu theo quy tắc màu 
nhưng bạn Thảo My ngồi xếp học đếm 
Ví dụ: Ống hút các bạn sưu tầm được cô hướng dẫn các bạn làm que 
tính xếp như hình bên Trái thì các con lại xâu các ống hút lại thành que dài 
như hình bên trái. Lúc đó cô lại gợi ý “con hãy xếp các ống hút theo quy tắc 
mà mình chọn như là màu xanh đỏ vàng thành một que dài cho đẹp nhé” trẻ 
chăm chú làm ngay. 
Cô hướng dẫn Thực tế trẻ chơi 
b, Chấp nhận kết quả sản phẩm của trẻ 
Trên cương vị giáo viên trong lớp tôi sử dụng những sản phẩm của trẻ 
để trang trí, sử dụng để làm đồ chơi ở các góc trong lớp với vị trí phù hợp 
nhất. Khi trẻ thấy thành quả của mình dù đẹp hay xấu cũng được cô tôn 
trọng, nâng niu và mang cho mình và các bạn sử dụng thì trẻ rất sung sướng 
và hãnh diện. Đó chính là động lực cho trẻ tiếp tục phát huy khả năng và các 
bạn trong lớp có cơ hội noi gương học theo và động lực để cố gắng. Đây là 
cơ hội quý báu để trẻ tự tin ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học 
thể hiện theo cách của mình. 
Ví dụ: Sau khi hoạt động góc các sản phẩm trẻ tạo ra tôi đều để vào vị 
trí khác nhau của lớp theo công dụng của sản phẩm như: trẻ vẽ thức ăn để tại 
góc bán hàng và gia đình, lõi giấy được tô màu bỏ vào góc xây dựng, tranh 
được để lên giá xưởng tranh, Tìm cắt số và chức cái dán vào cốc và nắp chai 
được để về góc học tập. 
 Tìm cắt số và chức cái dán vào cốc và nắp chai sau đó đưa về góc trẻ chơi 
Đồ chơi thức ăn được trẻ vẽ dán lên bìa vụn được đưa vào các góc chơi 
Ví dụ: Hôm sau có hoạt động “Số 6 tiết 1” thì hoạt động theo ý thích 
vào buổi chiều hôm trước cô cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng học tập bằng cách 
vẽ, tô, màu và cắt các chấm tròn. Trẻ rất hào hứng mặc dù kết quả không đẹp 
nhưng cô đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng, nếu trẻ nào không làm được thì cô 
bổ sung thêm đồ dùng học tập cho trẻ 
Trẻ chuẩn bị đồ dùng học toán 
IV. Kết quả đạt được: 
* Đối với trẻ: 
Sau khi tiến hành các biện pháp trên. Bản thân tôi nhận thấy: 
- Trẻ lớp tôi rất thích đi học, mạnh dạn, tự tin, hứng thú thích tham gia 
vào hoạt động. 
- Trẻ thường xuyên được học và chơi với nhiều những nguyên vật liệu 
đồ dùng, đồ chơi khác nhau nên trẻ thích thú với mỗi hoạt động và dần dần 
có thêm nhiều những kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi. 
Có khả năng sáng tạo trong quá trình sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật 
liệu để làm nên sự mới lạ và thêm phần hứng thú cho hoạt động. 
- Trẻ biết chủ động lấy đồ dùng, đồ chơi khi cô yêu cầu, biết cất gọn đồ 
dùng đồ chơi sau mỗi hoạt động. 
- Kết quả đạt được trên trẻ so với mục đích yêu cầu của các hoạt động 
hàng ngày đạt trên 95 %. 
Kết quả khảo sát kỹ năng hoạt động với môi trường trong lớp cuối 
tháng 3 năm 2021 của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp tôi phụ trách có 42 trẻ đạt 
được như sau: 
T
T 
Nội dung 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
Số 
trẻ 
Tỉ 
lệ 
% 
Số 
trẻ 
Tỉ 
lệ 
% 
Số 
trẻ 
Tỉ lệ 
% 
Số 
trẻ 
Tỉ 
lệ 
% 
1 Kỹ năng làm tranh 
và đồ chơi 35 83,3 4 9,5 1 2,4 2 4,8 
2 Sự sáng tạo trong 
cách chơi 34 81,0 5 11,9 1 2,4 2 4,8 
3 Chủ động sưu tầm 
nguyên liệu phế 
liệu 39 92,9 2 4,8 0 0,0 1 2,4 
4 Ứng dụng các đồ 
dùng đồ chơi 
mình làm ra vào 
hoạt động học 34 81,0 5 11,9 1 2,4 2 4,8 
* Đối với giáo viên: 
- Không tốn nhiều kinh phí để tổ chức hoạt động. 
- Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm được rèn luyện 
trong hoạt động, cảm thấy yêu trường lớp hơn. 
- Sau khi tìm tòi và nghiên cứu, sưu tầm để trang trí lớp mình, chuẩn bị 
những nguyên vật liệu khả năng sáng tạo, sự khéo léo của cô cũng được nâng 
lên. 
- Nâng cao khả năng vận dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi sán có và tự làm 
* Đối với phụ huynh: 
- Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môi trường trong và ngoài 
nhóm lớp đối với việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, môi trường có ảnh 
hưởng trự tiếp đến sự phát triển của trẻ. 
- Quan tâm đến các hoạt động của con em nình và tích cực hỗ trợ giáo 
viên và trẻ trong các hoạt động trải nghiệm của nhóm,lớp. 
- Yêu quý giáo viên và nhà trường, yên tâm gửi trẻ 
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN 
I. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN. 
 Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm khó, giáo dục trẻ có 
chất lượng lại càng khó hơn. Có thể những giải pháp trên chưa phải là giải 
pháp có hiệu quả tuyệt đối nhưng đối với trường MN Hoa Sen nó đã mang lại 
kết quả tương đối tốt, nó làm thay đổi chất lượng đánh giá trẻ trong nhà 
trường. Chất lượng giáo viên được nâng cao, phụ huynh quan tâm tới việc kết 
hợp giáo dục con trẻ. Trẻ hứng thú, hoạt bát, nhanh nhẹn, thông minh hơn... 
 Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong nhà 
trường và thu được một số thành công nhất định trong quá trình thực 
hiện.Qua thời gian thực hiện tại trường, bản thân tôi rút ra một số kinh 
nghiệm như sau: 
- Tổ chức khảo sát thực trạng cụ thể, tìm hiểu nguyên nhân tồn tại chính 
xác. Xây dựng kế hoạchcụ thể, sâu sát và thực hiện kế hoạch nghiêm túc, 
có hiệu quả. 
 - Tự bồi dưỡng chuyên môn thông qua tập huấn và Tham quan học tập 
đồng nghiệp qua các kênh thông tin khác 
- Tích cực tuyên truyền vận động phụ huynh và cộng đồng cùng phối 
hợp trong quá trình thực hiện. 
 - Thường xuyên phối hơp thực hiện của hai giáo viên trong lớp để kịp 
thời bổ sung, điều chỉnh. 
- Tăng cường công tác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ và tay nghề cho bản thân. 
- Tích cực chủ động tìm tòi, học hỏi, sưu tầm các nguyên vật liệu khác 
nhau để xây dựng môi trường học tập cho trẻ sạch, đẹp, an toàn, thân thiện 
nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới và phong trào thi 
đua: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. 
- Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động sưu tầm nguyên vật liệu với rèn luyện 
cho trẻ kỹ năng tạo hình. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo 
viên và giáo viên, giáo viên và trẻ; đoàn kết, gắn bó với phụ huynh trong 
việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hỗ 
trợ lớp về vật chất cũng như tinh thần trong các hoạt động chăm sóc giáo dục 
trẻ. 
- Kết quả của việc tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ hoạt động 
tích cực ở lớp mẫu giáo lớn B trường mầm non Hoa Sen do tôi trực tiếp 
giảng dạy trong năm học 2020 - 2021 bước đầu có những hiệu quả tích cực: 
đối với giáo viên, đối với trẻ và phụ huynh nhưng bản thân thân nhận thấy 
vần còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh 
nghiệm ở các đơn vị bạn để làm thế nào xây dựng môi trường học tập trong 
lớp cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường nói để trẻ như 
được sống cuộc sống thực của mình. 
II. Kiến nghị 
 Từ thực tế những việc tôi đã thực hiện tại lớp mình, từ khó khăn của 
bản thân tôi xin được đề xuất một vài kiến nghị như sau: 
Bổ sung các loại tài liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, tìm ra 
cách xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả 
Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm 
để giáo viên học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng xây dựng 
môi trường nhóm lớp 
Phòng mầm non - Sở giáo dục đào tạo Nghệ An mở các lớp chuyên đề 
bồi dưỡng giúp giáo viêncách xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đạt 
hiệu quả 
Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường tăng cường cơ sở vật 
chất, tu sửa nâng cấp trường lớp tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực. 
Trên đây là một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung 
tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Sen, Tỉnh Nghệ An. Bản 
thân tôi xin được mạnh dạn đúc rút kinh nghiệm của mình, chắc không tránh 
khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các cấp 
lãng đạo để tôi hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện chuyên môn của 
mình. 
NGƯỜI VIẾT 
 Nguyễn Thị Tình 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_h.pdf
Sáng Kiến Liên Quan