Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi

- Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là môi trường giáo dục mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: Bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; xắp xếp và vệ sinh góc chơi

- Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.

- Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ từ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với đời sống thực tế của trẻ.

- Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ tiếp thu khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mỗi nhà trường, giáo viên mầm non cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm.

- Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên- xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục: Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường tự nhiên( như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội bao gồm( bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác ). Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Đặc biệt là với những người giáo viên mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Theo tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. Đặc biệt môi trường đó phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi trẻ.

- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi việc học được thông qua hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ có mong muốn là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Qúa trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả trò chơi đều hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lý cũng như đời sống tình cảm. Thông qua trò chơi thì những phẩm chất ý chí của trẻ được hình thành như: Tính dũng cảm, tính kỷ luật, tính mục đích,.

- Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau vì vậy cha mẹ và cô giáo cần nắm rõ đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai đoạn. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thích khám phá những điều mới lạ và hay tìm hiểu, trong giai đoạn này trẻ rất thích khám phá thế giới xung quanh và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi, trẻ thích giao tiếp, bắt trước tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm vô cùng quan trọng, đáp ứng nhu cầu của trẻ.

 

doc19 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 4848 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên vật liệu mở
- Ví dụ: Trong hoạt động góc: (Tạo hình) tôi đã chuẩn bị các nguyên vật mở rất đa dạng như các loại hột hạt sẵn có ở địa phương do phụ huynh mang tới như: hạt ngô, đậu xanh, đậu đỏ, hạt, vừng, hạt lúa, vỏ hộp sữa, ống, ống lon,.. Từ cá nguyên vật liệu này trẻ được tự sáng ra các sản phẩm theo trí tưởng tượng của trẻ như tạo hình con vật bằng các loại hột hạt. 
+ Ví dụ với môi trường hoạt động ngoài trời: tôi thiết kế, chuẩn bị các khu vui chơi cho trẻ trải nghiệm: Các khu vui chơi với cát và nước để trẻ chơi, thí nghiệm, đo lường, tạo hình với cát theo trí tưởng tượng của trẻ,Bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động chơi tự chọn như: chong chóng, đánh chuyền, ô ăn quan, với khu phát triển thể dục được thiết kế từ các lốp xe, hộp lon,với khu khám phá thiên nhiên bổ sung thêm các giống rau, cây 
cảnh tạo môi trường đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng cho trẻ trải nghiệm.
- Là một giáo viên mầm non việc làm đồ dùng đồ chơi mầm non cho trẻ rất thiết thực và phục vụ hàng ngày cho trẻ trong các hoạt động ở lớp. Tuy nhiên đồ chơi trẻ em của các cháu ở lớp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ để phục vụ cho trẻ. Hàng ngày tôi thường xuyên dùng nguyên vật liệu mở làm đồ dùng, đồ chơi tôi từ các loại như: chai, lọ nhựa, vỏ sò, xơ mướp, que kem.. làm thành nhiều đồ chơi cho trẻ trong các hoạt động. 
*Biện pháp 3:Thiết kế trình bày các góc hoạt động tiện lợi, phong phú và - Môi trường hoạt động góc là một môi trường có khoảng không gian thường xuyên bị giới hạn nhưng giúp trẻ dễ tập chung hơn, việc học thường xuyên diễn ra một cách khoa học hơn và hệ thống hơn, thường bao gồm các trò chơi xây dựng, lắp ghép cũng như hoạt động nghệ thuật hay các hoạt động phát triển vận động tinh.
- Môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ tôi đã tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh
- Ví dụ trang trí cuối lớp tôi trang trì hình ảnh con ong chở mật, con gấu cầm chùm bóng bay.
-Môi trường hoạt động góc tôi đã sắp xếp có không gian, phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương và luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. 
-Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên qua các chủ đề, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy tôi đã thiết kế các góc hoạt động tĩnh xa hoạt động động có giới hạn không gian giữa các góc bằng giá để đồ dùng nhưng vẫn tạo một lối đi chung cho các góc để trẻ di chuyển giao lưu giữa các góc dễ dàng, có góc thiên nhiên và góc khám phá âm thanh tôi đã mạnh dạn chuyển ra khu nhà ăn tạo không gian cho trẻ thoải mái, rộng rãi khám phá âm thanh. 
+ Ví dụ: Với góc âm nhạc tôi thiết kế gần góc khám phá âm thanh và di chuyển ra ngoài nhà ăn tạo không gian rộng rãi thoải mái, phù hợp với lớp có trẻ đông, góc xây dựng, góc phân vai ( bán hàng, bác sỹ, nấu ăn) trang trí ở gần nhau tạo cho trẻ có thể giao lưu với các góc khi chơi, góc học tập và góc tạo hình trang trí xếp gần nhau tạo không gian yên tĩnh ngăn cách giữa các góc là kệ giá để đồ dùng, bàn ,chiếu, ghế gỗ
* Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh nhằm nâng cao nhận thức, tạo cơ hội cho phụ huynh thu gom nguyên liệu mở làm đồ dùng.
- Để có sự ủng hộ, kết hợp phụ huynh ngay từ đầu năm học 2017-2018 trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi đã mạnh dạn xây dựng nội quy lớp học chặt chẽ và có được sự đồng ý cao của phụ huynh. Đầu tiên tôi tuyên truyền về chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhấn mạnh vấn đề quan trọng là đầu tư thiết kế môi trường lấy trẻ làm trung tâm có đầy đủ đồ dùng đồ chơi để trải nghiệm khám phá, huy động sự đóng góp nguyên vật liệu mở sẵn có của mỗi phụ huynh. Từ đó hàng tháng lớp tôi luôn có đóng góp những nguyên vật liệu mở của gia đình phụ huynh để chuẩn bị cho việc chế tạo đồ dùng đồ chơi. Không chỉ vận động ở họp phụ huynh, hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi cởi mở, chân tình với phụ huynh về tình hình một ngày ở lớp của trẻ và vận động phụ huynh đóng góp những nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình để cô chế tạo ra những đồ chơi cho trẻ chơi trong các hoạt động.
- Với cuộc sống hiện đại ngày nay đã làm cho không ít phụ huynh có tư tưởng mua đồ dùng đắt tiền, hiện đại như: mua sắm những đồ chơi ngoài chợ, trên thị trường đồ chơi nước ngoài chiếm đa số, dù có những đồ chơi mầm non mang tính giáo dục, phát huy được trí tuệ, thông minh của trẻ nhưng vẫn có đồ chơi mầm non không an toàn, kích động tính hiếu chiến, bạo lực như súng, gươm, mặt nạ dữ dằnvà nhiều đồ chơi mầm non gây sợ hãi, không có tính chân, thiện, mỹ đã gây tác hại không nhỏ đến tâm lý trẻ.
- Thông qua các giờ đón trả trẻ tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của việc làm đồ dùng đồ chơi mầm non từ nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu từ thiên nhiên gắn với trò chơi dân gian, gần gũi, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền. Không cần những tốn kém mà chỉ tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, tốn ít công sức phụ huynh có thể dễ dàng tự làm cho con một số đồ chơi ở nhà và hướng dẫn con cùng chơi.
+ Ví dụ: Tết trung thu phụ huynh tự làm đèn trung thu con,... Đây là một quá trình sáng tạo cần thiết, tập cho trẻ nhiều kỹ năng tự mình có thể làm và sáng tạo trong quá trình học mà chơi, chơi mà học. 
-Với việc trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu và cách làm ra đồ dùng đồ chơi mầm non đó, trẻ trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền đến phụ huynh về các đồ dùng đồ chơi mầm non có tính chất giáo dục phù hợp với trẻ. Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên vật mở, nguồn nguyên liệu này rất phong phú, có nhiều nguyên vật liệu là đặc thù ngành nghề của phụ huynh ví dụ: bố mẹ là y bác sỹ có những hộp thuốc đã hết, mẹ bán hàng giải khát có những chai lọ đã qua sử dụng gom lại để trẻ chơi góc bán hàng, mặt khác phụ huynh cũng hứng thú trong việc làm các đồ dùng đồ chơi mầm non từ các nguyên vật liệu mở thay cho các đồ dùng mua trôi nổi trên thị trường.
c, Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
-Các biện pháp đều tác động đến thiết kế môi trường, đến việc sử dụng các nguồn học liệu, vật liệu và phương tiện, tác động đến bản chất tự nhiên của hoạt động vui chơi của trẻ, các biện pháp giải pháp áp dụng trong quá trình thực hiện có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen với nhau, tác động hài hòa, cộng tác qua lại lẫn nhau, không thể tách rời.Cả bốn biện pháp trên đều rất quan trọng đối với việc dạy và học của cô và trẻ. 
- Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động học và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó. Vì vậy trẻ cần có nhiều cơ hội để chơi và học ở cả bên trong lớp học và bên ngoài lớp học.
- Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1 trường tiểu học; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học".
- Điều quan trọng là GV phải nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách chăm sóc giáo dục phù hợp Đặc biệt, trẻ được trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp từng độ tuổi trẻ. Qua đó, trẻ hình thành nhân cách và phát triển toàn diện”. 
- Chính môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với bạn, với môi trường xung quanh giúp cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn. Từ đó, trẻ cảm thấy yêu cô, yêu bạn và thích đến trường.
d, Kết quả khảo nghiệm và giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:
* Kết quả thu được qua khảo nghiệm.
- Với các biện pháp được đề ra và thực hiện ở trên, qua 7 tháng thực hiện( tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12, tháng 01, tháng 2, tháng 3) tôi nhận thấy trẻ do lớp tôi phụ trách có những chuyển biến tích cực:
+ Bản thân có sự chuyển biến tích cực, hiểu rõ hơn môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các tiết hoạt động sinh động hơn, thu hút trẻ hơn.
+ Đồ dùng đồ chơi nhiều hơn, phong phú, đa dạng hướng vào trẻ.
+ Phụ huynh sự thông cảm, sẻ chia và được sự ủng hộ nhiều nguyên vật liệu từ phía phụ huynh .
+ Các tiết hoạt động góc, hoạt động học và hoạt động có chủ đích diễn ra hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn trẻ thể hiện đúng bản chất chuyên đề môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm qua bốn biện pháp tôi đã thực hiện, hơn hết tôi đã làm cuộc khảo nghiệm đạt được những kết quả sau:
Bảng thống kê số liệu so sánh đầu năm - cuối năm về kết quả khảo nghiệm trẻ lớp lá 1 trường Mẫu giáo Búp Sen Hồng năm học 2017-2018: Tổng số : 55 trẻ
TT
Tiêu chí
Số lượng
hiện có
trước khảo nghiệm(%)
Số lượng
hiện có
sau khảo nghiệm(%)
1
Cách sắp đặt, trang trí góc chơi
Chưa hợp lý, chưa linh hoạt
63%
20%
Theo hướng mở, linh hoạt, thuận tiện, phù hợp
37%
80%
2
Đồ dùng, đồ chơi
Mua sẵn
90%
10%
Tự làm
10%
90%
3
Nguyên vật liệu mở, sẵn có
8%
85%
4
Trẻ hứng thú và tự tin trải nghiệm với các hoạt động
30%
89%
*Nhìn vào bảng trên ta thấy có tiến bộ rõ rệt môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp lá 1:
- Tiêu chí 1 từ 37% tăng lên 80%.
- Tiêu chí 2 tăng từ 10% tăng lên 90%.
-Tiêu chí 3 tăng từ 8% tăng lên 85%
-Tiêu chí 4 từ 30% tăng lên 86%.
- Cho thấy đồ dùng tự làm đã chiếm tỷ lệ cao, cách sắp đặt, trang trí các góc chơi đã theo hướng mở, linh hoạt, thuận tiện, phù hợp, có nhiều sản phẩm từ nguyên vật liệu mở,trẻ chơi hứng thú và tự tin trải nghiệm các hoạt động. 
*Gía trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Cả bốn tiêu chí đều có sự biến đổi rõ rệt, qua đó tôi nhận thấy việc áp dụng biện pháp thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là cần thiết. Việc áp dụng biện pháp này giúp trẻ được trải nghiệm, được tham gia vào các hoạt động, được nói ra những phán đoán của mình về môi trường xung quanh. Trẻ được trải nghiệm, được nói ra những điều trẻ nghĩ, trẻ thích một cách tự nguyện, trẻ được thảo luận theo nhóm. Từ đó giúp trẻ có những kỹ năng trong cuộc sống, tự tin trước mọi người xung quanh. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. 
- Qua quá trình nghiên cứu bản thân tôi nhận thấy phải luôn tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, linh động trong quá trình dạy học, nhất là làm đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ và cách chọn các đối tượng đồ vật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh tại địa phương áp dục vào chăm sóc giáo dục trẻ.... Từ đó bản thân tôi tự khơi dậy trong mình tình yêu nghề mến trẻ cũng như sự sáng tạo trong các cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ lớp lá 1
* Phạm vi hiệu quả ứng dụng:
- Sau khi áp dụng các biện pháp thì Trẻ lớp lá 1 của trường Mẫu giáo Búp Sen Hồng đã có những tiến bộ:
- Mạnh dạn tự nhiên trong các hoạt động.
- Hứng thú, chủ động, linh hoạt hơn với các hoạt động vui chơi, hoạt động chủ đích do cô tổ chức.
- Trẻ hiểu nội dung bài học, thực hiện được các kỹ năng thực hành dưới gợi ý của cô 
- Phụ huynh đa số đã hiểu về ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, môi trường học tập vui chơi của con mình, có sự hợp tác mạnh mẽ với giáo viên chủ nhiệm thông qua các biện pháp tuyên truyền của cô giáo.
III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
- Qua thời gian tiến hành và áp dụng “ Một số biện pháp thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5- 6 tuổi”. Chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ của lớp tôi chủ nhiệm có nhiều khởi sắc, cụ thể: Chính bản thân tôi cũng nắm rõ hơn mục tiêu của chuyên đề áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chọn học liệu, phương tiện phù hợp với đặc điểm tình hình lớp học, có khả năng tự thiết kế môi trường giáo dục để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất.
- Bản thân có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ.
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
- Môi trường bên trong và bên ngoài nhóm lớp được đầu tư, bố trí, khai thác sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt sự sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm trong việc thiết kế môi trường giáo dục từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập.
- Phụ huynh cảm thấy mãn nguyện với tiến bộ của trẻ, tin tưởng vào kết quả chăm sóc giáo dục, không chê bai chỉ trích cô giáo mà ngược lại phụ huynh biết thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp cô giáo trang trí lớp, làm đồ chơi.
2.Kiến nghị:
- Để triển khai thực hiện các biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn trong giai đoạn hiện nay nói chung đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Búp Sen Hồng nói riêng bản thân mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đối với giáo viên: Cần tích cực,chủ động học tập tìm hiểu chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
-Đối với phụ huynh: Cần quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc giáo dục con, luôn ủng hộ, tin tưởng các phương pháp chăm sóc giáo dục của giáo viên nói riêng và nhà trường nói chung, ủng hộ những nguyên vật liệu mở và chia sẻ những khó khăn của nghề mầm non.
- Đối với Ban giám hiệu: Đầu tư cơ sở vật chất: mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục như: Tham mưu xây dựng thêm phòng học đúng quy cách cho các cháu mẫu giáo để không còn tình trạng phải học nhờ, học mượn các trường tiểu học, hội trường thôn, tham mưu xây vườn cổ tích, hòn non bộ,đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. 
- Đối với lãnh đạo cấp trên: Tiếp tục tăng cường mở các giờ thực hành chuyên đề, tăng số lượng giáo viên tham dự chuyên đề.
 Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khá thành công. Bài viết còn nhiều thiếu sót và hạn chế, bản thân rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để những biện pháp trên được phổ biến rộng rãi và đạt kết quả cao.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ea Tam, Ngày 10 tháng 03 năm 2018
 Tác giả
 NÔNG THỊ THẬP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1.Tài liệu bồi dường hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2016-2017. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
 2. Điều lệ Trường Mầm Non.
 3. Sách Giáo dục học mầm non, Tập 1. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
 6. Sách Tâm lý học mầm non Tập 1, Tập 2, Tập 3. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
 7. Tư liệu từ nguồn internet, sách, báo.
NHẬN XÉT 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
CẤP TRƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.....................................................................................................
.....................................................................................................
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
.....................................................................................................
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
.....................................................................................................
.
....................................................................................................
.....................................................................................................
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
.....................................................................................................
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
..................................................................................................... 
.....................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_12754266.doc
Sáng Kiến Liên Quan