Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thành lập, quản lý thư viện học sinh ở trường Trung học Phổ thông Yên Thành 3

Trong nhà trường thì từ lâu thư viện trở thành một bộ phận không thể thiếu

được, các ấn phẩm tài liệu, sách báo, tạp chí có một vị trí quan trọng đối với đời

sống xã hội cũng như trong học tập, nghiên cứu, giải trí.

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục cùng với

khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Mới đây, ngày 24 tháng 2 năm 2014,

Thủ tướng Chính Phủ nước ta đã ra Quyết định số 284/QĐ-TTg về việc tổ chức

Ngày Sách Việt Nam 21.4 là một hoạt động tuyên truyền, quảng bá sách “nhằm

khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận

thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với

việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân

cách con người;.khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời

sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất

bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách”.

Không thể hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà

không có sự tham gia tích cực của thư viện trường học. Thư viện là nơi lưu trữ và

phát huy một phần tinh hoa văn hóa nhân loại. Thông qua đọc sách báo, tài liệu.

đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên

của giáo viên và học sinh.

Thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng từ rất lâu đã được Đảng

Nhà nước quan tâm và khẳng định vài trò chức năng, nhiệm vụ của thư viện trong

quá trình bảo tồn xây dựng và phát triển về mọi lĩnh vực của đất nước. Đặc biệt là

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học,

ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước đã ký công bố Pháp lệnh Thư viện, ngày

02/01/2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 01 về tiêu chuẩn

thư viện trường phổ thông. Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền giới

thiệu sách báo, tài liệu thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện đọc ngay từ tuổi

ấu thơ đến lúc tuổi trưởng thành. Sách báo đã và đang góp phần “Làm tốt việc

chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ” góp phần quyết định chất lượng và không

ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức xây dựng

thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Thư viện trường học giúp học sinh được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các

nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình

thành các em thói quen tự học, giúp các em thấy được ý nghĩa to lớn của lao động

trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều

này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong

cuộc đời mình.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thành lập, quản lý thư viện học sinh ở trường Trung học Phổ thông Yên Thành 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích sự tò mò, tập trung lắng 
nghe của học sinh.
Nếu đặt câu hỏi có nội dung liên quan đến chuyên môn thì phải tham 
khảo và nhờ sự trợ giúp từ các tổ chuyên môn.Vì thời gian có hạn, nên số lượng 
câu hỏi được giới hạn khoảng từ 5-7 câu. Tất nhiên, ngoài sự hiểu biết, những câu 
hỏi đó đã được thông tin trong phần giới thiệu sách. Nếu tập trung lắng nghe thì tất 
cả 100 % học sinh đều trả lời được, nếu không thì ít nhất cũng tạo sự tò mò tìm 
đến sách của học sinh.
29
Mục đích của những câu hỏi đặt ra trong phần đố vui là để kiểm tra sự hiểu 
biết ban đầu của các em về cuốn sách vừa giới thiệu, vừa là phương pháp tự kiểm 
tra, đánh giá phần giới thiệu sách của mình có hiệu quả không, có đủ sức thuyết 
phục 100% học sinh tham gia lắng nghe hay chưa? Qua đó, từng bước sẽ có 
phương pháp tốt hơn. Đồng thời kiểm tra sự hiểu biết của các em có liên quan đến 
sách nhằm rèn luyện cho các em thói quen đọc sách để bồi bổ kiến thức.
 - Trò chơi:
Tùy vào thời gian và hình thức sinh hoạt mà tôi chuẩn bị trò chơi để tạo cho 
buổi tuyên truyền giới thiệu sách thêm sôi động và hấp dẫn. Tôi đã sử dụng các 
hình thức của trò chơi là : Trò chơi “Đối mặt”,” dành cho tập thể chung trong một 
nhóm học sinh hay “Trò chơi ô chữ”, “ Hái hoa dân chủ”,...dành cho hai đội chơi. 
Trò chơi cũng là những câu hỏi xoay quanh việc tìm hiểu sách, tìm hiểu về lịch sử 
các anh hùng dân tộc,...
 Nội dung 3. Chuẩn bị chương trình văn nghệ
Bên cạnh việc chuẩn bị câu hỏi đố vui hay trò chơi là chuẩn bị phần văn 
nghệ để tạo không khí vui tươi hơn trong buổi ngoại khóa. Để chuẩn bị tốt phần 
này, tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường, phối hợp với giáo viên tổng phụ 
trách Đội và giáo viên chủ nhiệm lớp để chọn những giọng hát hay và phối hợp với 
thiết bị, bảo vệ để chuẩn bị âm thanh máy móc.
Hình thức các tiết mục văn nghệ có thể là đơn ca, song ca, hay tốp ca tùy 
theo chương trình và chủ đề thực hiện mà sẽ có tiết mục phù hợp. Và các tiết mục 
văn nghệ này sẽ được thông báo trước một tuần để học sinh chuẩn bị. Ngoài ra, có 
thể xen kẻ các tiết mục kể chuyện, kịch, hoặc hoạt cảnh khác nhằm phù hợp nội 
dung và thay đổi không khí, tăng tính hấp dẫn để đem lại hiệu quả cho buổi giới 
thiệu sách.
 Nội dung 4. Chuẩn bị phần thưởng
Khi thực hiện chương trình giới thiệu sách chỉ có văn nghệ xen kẻ, hay câu 
hỏi đố vui, kể chuyện, kịch, thì chưa đủ điều kiện để thuyết phục 100 % học 
sinh lắng nghe tìm đọc. Phần quan trọng và quyết định tính hấp dẫn, thu hút toàn 
thể học sinh tập trung lắng nghe thể hiện ở phần động viên, khen thưởng. Do đó, 
mỗi chương trình giới thiệu sách, tôi luôn chuẩn bị những phần quà xinh xắn, phù 
hợp với số lượng câu hỏi đặt ra để khuyến khích các em tham gia trả lời.
Mỗi phần thưởng của chương trình dành cho cá nhân hay tập thể sẽ khác 
nhau, có thể là một cái bút, một cái com pa, một quyển vở hay một gói kẹo nhỏ... 
để động viên tinh thần. Mỗi phần quà tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, nó sẽ có tác 
động trực tiếp và cảm hóa được tất cả các em kể cả các em học sinh cá biệt. Bởi lẽ, 
các em được khen, được khuyến khích trước toàn thể giáo viên và học sinh thì đó 
là một trong những nguồn động viên lớn nhất. Từ đó, các em cảm nhận được niềm 
vui, hứng thú khi đến với sách.
30
 B3: Thực hiện giới thiệu sách và điều hành chương trình trò chơi
 Vì đây là phần chính nên cần phải có phong cách giới thiệu tự nhiên, tự tin, 
ngôn ngữ phát âm phải chuẩn, rõ ràng, mạch lạc. Ngữ điệu phải phù hợp, thể hiện 
rõ sự am hiểu về nội dung cuốn sách cũng như thể hiện những đồng cảm, những 
cảm xúc với nhân vật trong tác phẩm thì mới gây cảm xúc cho người nghe.
Tùy theo chương trình mà tôi có thể trực tiếp giới thiệu hoặc phân công giáo 
viên hoặc học sinh giới thiệu. Đặc biệt, phần giới thiệu sách phải nắm vững nội 
dung giới thiệu thì phong cách lúc giới thiệu mới tự tin, thuyết phục hơn.
Về hình thức khi giới thiệu, để làm nổi bật hình ảnh, nội dung của tác phẩm 
tôi thường phóng to hình bìa tác phẩm, tác giả hoặc một số hình ảnh liên quan để 
giới thiệu thêm trực quan hơn.
Sau phần giới thiệu sách là câu hỏi giao lưu hay trò chơi. Trong phần đặt 
câu hỏi, người dẫn chương trình phải rất khéo léo và thành thạo các thao tác: hỏi, 
mời học sinh trả lời, nhận xét, đánh giá câu trả lời, hay động viên,tạo sự tự tin, 
thỏa mái khi các em tham gia trả lời.
Qua những trò chơi, câu hỏi giao lưu như thế sẽ tạo cho buổi tuyên truyền, 
giới thiệu sách của mình thêm sôi nổi, hấp dẫn và thu hút đựợc người nghe. Từ đó, 
sẽ tạo nhiều niềm vui, rèn luyện trí nhớ và gây sự chú ý về sách cho tất cả học 
sinh.
 3.3.3.2. Giải pháp trang facebook “Người yêu sách” 
 Công nghệ thông tin đang ngày càng hiện đại thì các trang mạng xã hội 
ngày càng tràn lan, đây là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong giới trẻ. 
Chúng tôi lập chuyên trang trên facebook để thu hút học sinh tham gia tránh để 
các em lướt web để đua đòi, sống ảo
 Giải pháp này là tạo nên một trang wed độc lập mang tên “Người yêu 
sách”. Trang này sẽ tập hợp các “list” sách do thầy cô giới thiệu. Các cuốn sách sẽ 
có đường link liên kết với facebook. Các thành viên tham gia có thể đăng các cuốn 
sách đã được chỉnh sửa, được dịch, các bài viết, bình luận giới thiệu cho nhau 
những cuốn sách hay đã đọc. Như chúng ta cũng đã biết khi sử dụng facebook để 
thành lập chuyên trang mời các bạn vào để đọc sách đây là một điều rất thuận lợi 
vì facebook đang rất “hot”, được các em rất ưu dùng. Khi chúng ta giới thiệu và 
gửi lời mời sẽ thu hút được rất nhiều các bạn trẻ tham gia. Thông qua fanpage này 
các em có thể trao đổi với bạn bè các thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, chúng ta 
cũng có thể lập nhóm với nhau để các em có thể tiếp xúc nhiều hơn, trao đổi với 
nhau các kinh nghiệm chọn sách và các phương pháp đọc sách.
31
Hình ảnh: Trang facebook Người yêu sách
Bên cạnh lập các trang ở facebook, chúng tôi còn thành lập câu lạc bộ 
“Người yêu sách”. Ở đó các bạn có thể viết trên trang cá nhân của mình và tìm sự 
phản hồi của những bạn khác. Điều này đưa ra cho chúng ta những gợi ý và cung 
cấp thông tin về cuốn sách cho những người bạn của mình. Bạn cũng có thể chia sẻ 
và nhận được nhiều thông tin bổ ích về những vấn đề văn hóa xã hội mà những 
cuốn sách đề cập. Bạn có thể đọc và hiểu những cuốn sách thú vị đó biết nhường 
nào. Giải pháp này sẽ rất phù hợp với trường THPT Yên Thành 3. Vì điều kiện của 
các bạn học sinh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn, ở xa trung tâm không thuận lợi 
để mua sách thường xuyên.
 3.3.3.3. Giải pháp “Nghe bạn đọc sách” 
Theo bảng điều tra, tỉ lệ học sinh giúp đỡ gia đình ngoài giờ học là 40%. Để 
các bạn vừa có thể làm việc vừa có thể đọc sách, chúng tôi đã đưa ra giải pháp 
“Nghe bạn đọc sách”. Chúng tôi tạo nên những “list” sách bản thu âm do chính các 
bạn học sinh thực hiện. 
Giải pháp này được tiến hành như sau: Sau khi nhờ thầy cô lựa chọn cuốn 
sách hay, phù hợp với học sinh. Chúng tôi sẽ tiến hành lựa chọc các giọng đọc 
32
thích hợp với nội dung cuốn sách. Sau đó cho các bạn tiến hành đọc, ghi âm lại, 
chia thành các file nhỏ, đăng lên trang facebook “Người yêu sách”. Các bạn có thể 
sử dụng điện thoại để nghe các bản ghi âm này, vừa có thể làm việc nhà mà không 
bị ảnh hưởng.
 3.3.4. Rèn luyện kỹ năng đọc sách hiệu quả cho học sinh
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tiến hành sinh hoạt chủ đề (sinh hoạt vào cuối 
tuần) với nội dung rèn luyện kỹ năng đọc sách hiệu quả cho học sinh. Chương trình này 
được tiến hành trong năm học 2020-2021 tại trường THPT Yên Thành 3 với sự tham 
gia đầy đủ của tất cả 27 GVCN và các lớp học sinh. Kết quả là 100% học sinh được rèn 
luyện các kỹ năng để đọc sách hiệu quả. Tiêu biểu có các lớp như 12a1 (Thầy Nguyễn 
Khắc Toàn chủ nhiệm), lớp 12a2 (thầy Nguyễn Văn Nhuận chủ nhiệm), lớp 10a1 (Thầy 
Nguyễn Đăng Thông chủ nhiệm)....
- Các bước tiến hành
+ Lập kế hoạch
+ Triển khai, tuyên truyền đến các GVCN trong các buổi họp giao ban GVCN
+ Lên khung chương trình, nội dung chính cho chủ đề cần sinh hoạt “Rèn luyện 
kỹ năng đọc sách hiệu quả”. Dự kiến triển khai từ tuần 9.
+ Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
+ Cho các lớp triển khai đại trà.
- Sau đây là 1số hình ảnh về sinh hoạt chủ đề “Rèn luyện kỹ năng đọc sách 
hiệu quả” tại trường THPT Yên Thành 3: 
33
SINH HOẠT LỚP. 
CHỦ ĐỀ
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ
34
4. Kết quả thu được sau 3 năm thực hiện đề tài
4.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện
Chúng tôi rất tự hào kết quả đã đạt được. Đến nay, số trường THPT trên địa 
bàn tỉnh Nghệ An có thư viện dành riêng cho học sinh là rất hiếm. Qua 3 năm vận 
động, xây dựng, chúng tôi đã thành lập được 01 thư viện học sinh với diện tích 
100m2, với không gian thoáng mát, yên tĩnh, sức chứa thư viện hơn 100 học sinh 
chưa tính không gian kết nối với sân trường. Trong quá trình lăn lộn đó chúng tôi 
đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các em cựu học 
sinh của trường Yên Thành 3. Những con số biết nói sau sẽ phản ánh được công 
sức của mọi người:
- Thư viện nhận được hơn 150 triệu đồng tiền mặt để xây dựng, mua sắm 
trang thiết bị thư viện và mua sách, báo, tạp chí...
- Các tổ chức và cá nhân tài trợ hơn 5000 đầu sách có giá trị. Cộng với số 
sách mua thêm thì hiện nay thư viện đã khoảng 10.000 đầu sách.
- Số bộ máy tính kết nối mạng internet: 05 bộ, Máy in: 02 bộ
- 25 bộ bàn ghế đọc sách
- 6 giá sách cỡ lớn, 02 giá sách cỡ nhỏ
4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn ĐDDH:
Trong 2 năm liên tục, thư viện duy trì và giữ vững thư viện đạt chuẩn
- Lượt bạn đọc đến thư viện tăng lên rõ rệt.
- Năm học 2019-2020: thư viện phục vụ 971 lượt bạn đọc.
- Năm học 2020-2021: thư viện phục vụ 1535 lượt bạn đọc.
4.3. Phát triển văn hóa đọc
- Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh:
Hứng thú của HS chiếm vị trí rất quan trọng trong văn hóa đọc sách. Đây là 
chỉ số quan trọng để đánh giá tính tích cực nhận thức của các bạn HS. Chúng tôi đã 
tiến hành lấy ý kiến và thu được kết quả như sau:
Hoạt động Số học sinh Ti lệ
Xem tivi 21 5.6%
Giúp đỡ bố mẹ 103 27.8%
Đọc sách 137 37%
Chơi thể thao 110 29.6%
Bảng 4: Mức độ hứng thú của học sinh đối với việc đọc
35
Qua bảng khảo sát trên chúng ta đã thấy được hiệu quả của đề tài. Các em 
đã có ý thức hơn trong việc đọc sách. Tỉ lệ học sinh đọc sách tăng lên 37%, đây là 
tín hiệu đáng mừng cho việc chuyển cách đọc của trường THPT Yên Thành 3.
Chúng tôi đã tiến hành trao đổi và phỏng vấn các bạn HS thích và rất thích 
đọc sách vì:
- Khi đọc sách pháp hiện ra đọc sách giúp các bạn rất nhiều trong học tập, 
cho các bạn những bài học mới trong những trang sách.
- Đọc sách giúp đời sống tinh thần của các bạn học thêm phong phú, đa 
dạng. Giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm sống để có thể chuẩn bị hành trang bước 
vào cuộc sống.
* Kết quả khác
Văn hóa đọc sách đã đến gần hơn với các bạn, nhiều bạn đã sưu tầm được 
những cuốn sách hay và giới thiệu cho các bạn cùng đọc. Đồng thời các bạn đã 
biết áp dụng các bài học từ sách vào cuộc sống tạo nền tảng cho thành công sau 
này trên con đường riêng của chính mình.
5. Định hướng phát triển thư viện học sinh trong những năm tiếp theo
-Dự kiến năm học 2021-2022 sẽ liên thông thêm 01 phòng đọc, cải tạo từ 01 
phòng học cũ với diện tích khoảng 50m2. Tổng diện tích khoảng 150m2 
- Mua thêm khoảng 2000 đầu sách trong năm học tới.
- Phát triển thư viện trở thành thư viện xanh, kết nối với hệ thống ghế đá ở 
sân trường.
- Mua sắm thêm 05 bộ máy tính có kết nối mạng internet.
- Không ngừng phát triển văn hóa đọc cho học sinh, cho các em thấy những 
điều thú vị, hấp dẫn và ý nghĩa trong đọc sách. Qua các trang sách sẽ góp 
phần cho các em có tâm hồn đẹp, nhân cách đẹp, sống có hoài bão, có ước 
mơ, có động lực
36
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để có thể xây dựng được thư viện học sinh, quản lý hoạt động hiệu quả, 
phát triển được văn hóa đọc cho học sinh trong giai đoạn hiện nay thì cần chú ý 
những điểm sau
1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh về 
vai trò của thư viện. Cần là nhấn mạnh rằng: dù bất kỳ thời đại nào sách cũng đóng vai trò 
đặc biệt quan trọng nhất là trong dạy học.
1.2. Để thành lập được thư viện học sinh thì phải huy động sức mạnh tổng hợp từ 
nhân lực, vật lực của nhiều nguồn như CB-GV, học sinh, phụ huynh, nhà hảo tâm, nhà tài 
trợ, các tổ chức như “Tủ sách nhân ái”. Trong đó chủ lực là nguồn từ các Cựu học sinh. 
Trong sử dụng đa dạng các phương pháp, các hình thức để tuyên truyền, để huy động tài 
trợ như sử dụng các phương tiện truyền thông (qua website, qua facebook, qua zalo), 
gặp mặt qua các cuộc giao lưu, gặp gỡ
1.3.Để thư viện hoạt động khoa học, hiệu quả thì cần bồi dưỡng nâng cao 
trình độ, kĩ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên phụ trách thư 
viện.
1.4. Để phát triển được văn hóa đọc cho học sinh trong giai đoạn hiện nay 
thì cần sự tham gia của nhiều lực lượng như Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, 
nhất là các giáo viên dạy môn Ngữ văn
2. Kiến nghị
2.1. Đối với cơ quan quản lý cấp trên: Có thể sắp xếp 1 khoản kinh phí để 
hỗ trợ cho thư viện, nhất là thư viện học sinh, của các trường ngày càng phát triển.
2.2. Đối với nhà trường: Hàng năm tiết kiệm được nguồn chi thường xuyên 
của nhà trường để mua sắm thêm trang thiết bị, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, 
tạp chí...để đầu tư cho thư viện.
2.3. Đối với giáo viên:
- Về tư tưởng, nhận thức: Giáo viên phải luôn thấm nhuần rằng kể cả trong 
thời đại 4.0 thì vai trò của sách cũng rất quan trọng và không thể thay thế.
- Về hành động: 
+ Luôn khuyến khích, tạo điều kiện, tạo động lực để học sinh ham đọc sách.
+ Kịp thời tuyên dương, vinh danh những học sinh có ý thức đọc sách tốt, 
tạo thành phong trào đọc sách trong từng lớp, trong toàn trường.
+ Có hình thức thích hợp để gom sách từ học sinh, phụ huynh, các tổ chức 
làm cho nguồn sách thư viện ngày càng đa dạng, phong phú.
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết đinh số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
2. Cẩm nang công tác thư viện trong thời kỳ hiện đại; tác giả Ánh Dương và 
Minh Quân; Xuất bản 2019
3. Một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện...; Trường Đại học 
khoa học – Đại học Thái Nguyên; 2016.
4. Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam; Thư viện Quốc gia 
Việt Nam; 2017.
5. Văn hóa đọc và lợi ích của việc đọc sách; Trần Đình Tuấn; Đại học Kinh 
tế TP HCM.
6. Các tài liệu tham khảo khác từ nguồn internet.
38
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả kêu gọi ủng hộ thư viện học sinh (công khai trên website, 
fanpage của nhà trường, trên facebook Phan Tất Khang, dán tại bảng tin nhà 
trường)
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ỦNG HỘ THÀNH LẬP THƯ VIỆN HỌC SINH
I. SÁCH, TRANG THIẾT BỊ
- Mỗi thầy cô giáo Trường Yên Thành 3 ủng hộ ít nhất 5 cuốn sách có giá trị 
đặc biệt có những người ủng hộ rất nhiều sách như cô Nguyễn Thủy, cô 
Cẩm Tú, cô Tăng Trang, cô Đặng Biên, cô Phạm Xuân: Tổng hơn 1500 
cuốn
- Anh Phan Đăng Chương - Tủ sách nhân ái: Hơn 300 cuốn
- Em Việt Hằng K12A : Hơn 150 cuốn
- Anh Phan Tất Thắng (Kim Thành): ủng hộ 200 cuốn
- Em Nguyễn Lực K1A- Phan Trinh K2A: ủng hộ 50 cuốn
- Các học sinh K14A2 ở Vinh: 20 cuốn
- Em Hoàng Quý K10A: 80 cuốn
- Em Nguyễn Hạnh K6C và nhiều em khác nữa.
- Cô Đặng Thị Biên: Ủng hộ 1 đồng hồ treo tường.
- Hội CHS Yên Thành 3 ở Hà Nội: 1200 cuốn
- Hội CHS Yên Thành 3 ở Sài Gòn: 800 cuốn
- Hội CHS Yên Thành 3 ở Đà Nẵng: 600 cuốn
II. TÀI CHÍNH
TT Họ và tên Thông tin Số tiền Ghi chú
1 Em Hoàng Tú Cựu HS 
K10A
2 triệu FB: Tú Hoàng
2 Em Đặng Trọng Quý Cựu HS 300K FB: Trọng Quý
3 Em Trần Thị Hà Cựu HS 
K7A
500K FB: Trần Hà
4 Em Duyên Cựu HS 
K8H
200K
5 Em Phạm Nga Cựu HS 500K FB: Bún Lèo
39
K11D
6 Em Phạm Xuân Công Cựu HS 
K3E
5 triệu FB: Xuancong 
Pham
7 Anh Đặng Quang Quê ở Tây 
Thành, nay 
làm việc ở 
Hà Nội
5 triệu FB: Đặng Quang
8 Em Nguyễn Văn Linh Cựu HS 
K3A
1 triệu FB: Linh Văn 
Nguyễn
9 Em NguyễnThị Vân Cựu HS 
K6A
1 triệu FB: Van Ninna
10 Em Nguyễn Ngọc Tuyết 
Lê
Cựu HS 
K5A
1 triệu FB: Nguyễn Ngọc 
Tuyết Lê
11 Em Nguyễn Thị Thảo Cựu HS 
K7A
200K FB: Dưa Hấu
12 1 học sinh giấu tên 500K
13 Công ty may đồng phục
 Linh Sang
1,5 triệu Ủng hộ sách
14 1 em Hs K3A (xin giấu 
tên)
5 triệu
15 1 em HS K1A (xin giấu 
tên)
2 triệu
16 Trần Văn Thao K3A 500K Fb Thao Trần
17 Em Phạm Văn Nguyên K3A 1 triệu
18 Em Trần Thị Hương K11B 1 triệu Fb Hương Diễm
19 Em Uy Cựu HS 
K6
1 triệu FB Joseph Uy
20 Vợ chồng Trần Bảo 
Hoàng (K8A) _ Kiều 
Anh (K11B)
500K Fb Kiều Anh
21 Em Thái Thị Bưởi K14A 500K FB Buoi Thi Thai
22 Em Đặng Trọng Tuân K3A 1 triệu FB Tuân Trọng 
40
Đặng
23 1 em HS K3A (Xin giấu 
tên)
300K
24 Em Nguyễn Đình Thọ K8A 500K FB Thọ
25 Em Đào Thị Phú K6C 500K FB Phú Đào
26 Em Ngô Trang K7A 1 triệu
27 Em Khắc Dương K2B 2 triệu FB Duong Khac 
Duong
28 Em Phạm Đức Tú K7C 500K FB Đức Tú Phạm
29 Em Đặng Xuân Vương 
Thông
K3A 500K FB Đặng Xuân 
Thông
30 1 HS K3 (Xin giấu tên) 1 triệu
31 Em Hồ Phi Chung 1 triệu FB: Phi Chung
32 Em Vũ Thị Nhung K7A 300K FB: Nhung Bình 
Yên
33 Em Phan Đăng Hóa K6A 500K PB: Phan Đăng 
Hóa
34 1 em HS K10B (Xin giấu 
tên)
500K
35 Em Ngân K5B 500K
36 Vợ chồng Trần Diệu 
Hằng K10C1 – Trần Hữu 
Tuấn
1 triệu
37 Tập thể K9B Ủng hộ 01 máy 
tính trị giá 7,5 triệu
38 Tập thể K8A 7,7 triệu
39 Em Phan Thị Giang K2A 200K
40 Em Nguyễn Thị Quyên K6C 500K FB: Quyen Quyen
41 Trần Danh Phúc K5A 500K FB: Trần Phúc
42 Em Nguyễn Thị Vinh K7E 500K FB: Nguyen Vinh
41
43 Em Cao Xuân Đức K3A 500K FB: Cao Xuân Đức
44 Tập thể K8B 8,7 triệu 
45 Em Bùi Thị Chung K9C1 500K FB: Bình Yên
46 Em Ngô Trí Dũng K6A 500K FB: Ngô Dũng
47 Em Nguyễn Thị Thu 
Hương
K5A 500K Fb: Nguyen Thu 
Huong
48 Em Nguyễn Thị Thủy K7A 500K Fb: Nguyễn Thủy
49 Em Kiều Thị Ngà K9A 500K FB: Kiều Ngà
50 1 HS K12A + 1 HS 
K12B (Xin giấu tên)
1,25 triệu
51 1 HS K1A (Xin giấu tên) 1 triệu
51 Tập thể K7B 1,5 triệu Em Nguyễn Văn 
Thiết: 300K
Em Bùi Thị 
Phương: 200K
Em Chu Đình Ca: 
1 triệu
52 Tập thể các thầy cô giáo, 
nhân viên Trường Yên 
Thành 3
1500 cuốn 
sách
Ủng hộ sách
53 Tập thể K9A 8 triệu và 
01 máy in
54 Em Trần Thị Trang Giáo viên 
cũ của 
trường
 1 triệu Cựu HS K5
55 Em Đặng Hữu Trường K5 500K Fb Đặng Trường
56 Em Nguyễn Trường Sinh K6A 500K FB Nguyễn Trường 
Sinh
57 Tập thể K5A 2,9 triệu
58 Em Nguyễn Duy Tưởng K6C 500K FB Nguyễn Duy 
Tưởng
42
59 Em Thái Thủy K6K 500K Fb Thái Thủy
60 Tập thể lớp K11C1 1,5 triệu Em Thủy chuyển
61 Em Nguyễn Văn Hải K8A 1 triệu
62 Em Nguyễn Thị Vinh K8D 500K FB Sương Muối
63 Em H.Thành K7A- em 
Hạnh K11B
500K 2 bạn chuẩn bị đám 
cưới
64 Em Nguyễn Thanh Ngân K7A 1triệu Fb Nguyen Thanh 
Ngan
65 Cô Phạm Thị Xuân Cựu GV 
trường 
YT3
1 triệu Nay chuyển về 
trường Diễn Châu 
2
66
Em Nguyễn Đình Thạch K12B 5 triệu FB Thạch Nguyễn 
Đình
67 Em Đỉnh K6A 1,4 triệu FB: Đỉnh Nghệ An
68 Em Nguyễn Thị Trang Chưa biết 
khóa
500k Fb: Trang Nguyen
69 Em Thái Châu Chưa biết 
khóa
500k FB: Thái Châu
70 Tập thể K8D 5,5 triệu
71 Tập thể K1A 3 triệu
72 Em Phan Văn Trọng K1A 6 triệu FB Phan Văn 
Trọng
73 Vợ chồng em Nguyễn 
Văn Lực K1A- Phan 
Trinh K2A
1 triệu Fb Lực Nguyễn 
Văn
74 1 HS giấu tên K10C1 2 triệu
75 Em Hạnh K5C 1 triệu
76 Em Phan Thị Ly 200K FB Lý lyna
77 Em Nga Bùi K6A 300K
78 Em Nguyễn Thị Bảy K3A 500K FB Nguyễn Thị 
43
Bảy
79 Em Nguyễn Thị Lượng K4B 1 triệu Fb Nguyễn Lượng
80 Em Đặng Hữu Đàm K1A 500K
81 Tập thể K15A3 1,6 triệu
82 Gia đình Thu Hưởng 500K Đối diện cổng 
trường
83 Tập thể K11B 2 triệu
84 Thầy Đặng Ngọc Chinh 500K Cựu Gv của trường
Tổng: 150.050.000 đ (Một trăm năm mươi triệu không trăm năm mươi nghìn 
đồng)
2. Phụ lục 2: Một số hình ảnh về xây dựng thư viện
44
3. Phụ lục 3: Chuẩn bị khánh thành thư viện
45
Thư viện chuẩn bị khánh thành
Học sinh say sưa đọc sách
46
Giáo viên đang đọc sách 
47
Tác giả cùng đồng nghiệp trước thư viện

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thanh_lap_quan_ly_thu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan