Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong trường Mầm non

Cơ sở thực tiễn:

 1. Mô tả thực trạng:

- Trường Mầm non nơi tôi đang làm là một ngôi trường có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng khá tốt trong nhiều năm qua.

 - Trường đã đạt trường tiên tiến trong nhiều năm liền. các hội thi cấp huyện đều đạt giải.

 - Toàn trường có 5 khu có 1 khu chẵn và 4 khu lẻ. Có 2 bếp ăn với tổng số trẻ ăn bán trú là 531 trẻ. Năm học 2017- 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm tại bếp ăn khu Trung tâm, tổng số cô nuôi làm việc tại bếp là 16 đồng chí. Trong đó có 14 đồng chí có bằng cao đẳng nấu ăn, 2 đồng chí có bằng trung cấp nấu ăn.

- Ban giám hiệu có 3 đồng chí trong đó có một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách riêng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Trường có một đồng chí phụ trách y tế học đường có kinh nghiệm về dinh dưỡng cho trẻ mầm non.

 2. Thuận lợi:

 - Trường Mầm non đã đạt trường tiên tiến trong nhiều năm qua. Trong thời gian qua nhà trường cũng đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh. Bếp khu trung tâm được xây dựng khang trang, rộng đẹp, thoáng mát, trang bị một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng theo hướng hiện đại như: Tủ lạnh, tủ cơm gas, tủ sấy bát, và các đồ dùng bằng inox . Cô nuôi được trang bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cá nhân như găng tay, tạp dề, quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang .

 - Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần cao, 90% trẻ ăn bán trú tại trường. Đa số phụ huynh là người địa phương nên việc trao đổi thông tin rất thuận lợi.

-14 đồng chí trong bếp có bằng trung cấp nấu ăn. 2 đồng chí có bằng kỹ thuật chế biến món ăn. Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao.

 - Bản thân tôi là cô nuôi có bằng cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn, và luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình nên cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.

 -Nhà trường có hợp đồng mua các loại thực phẩm của các công ty và nhà hàng tin cậy có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nên chất lượng bữa ăn được cải thiện rõ rệt.

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
- Bổ sung bát con, xoong đun thức ăn, muôi thìa và các vật dụng khác theo đúng số lượng trong bảng kê.
- Hệ thống cống nước cũng đã được làm mới thoát nước rất tốt.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cơ sở vật chất mới đầu tư.
Tủ nấu cơm
Tủ sấy bát 
3.2 Xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa.
 	Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ là thực đơn phù hợp với trẻ, tỉ lệ chất cân đối. nếu thiếu đi một trong hai điều kiện trên thì công tác nuôi dưỡng trẻ chưa đạt được kết quả toàn diện. Vì vậy xây dựng thực đơn cho trẻ là một việc làm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ngay từ tháng 8/2016 tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường phát động mọi người cùng tham gia xây dựng thực đơn tới toàn bộ tổ nuôi chúng tôi, các chị em cũng rất nhiệt tình.
 	 Bản thân tôi, tôi đã thực hiện cách xây dựng thực đơn theo các bước sau: 
Xác định nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi: (Kcal/24h)
Tháng
Hiện nay
3 - 6 tháng
650 Kcal
6 - 12 tháng
930 Kcal
1 - 3 tuổi
1000 Kcal
4 - 6 tuổi
1320 Kcal
 	Với nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi trong một ngày như trên thì ở trường mầm non trẻ phải đạt 50%. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ chất Gluxít (bột đường) và Lipít(chất béo) vì vậy khi xây dựng thực đơn tôi đã chú ý kết hợp loại thực phẩm nhiều calo và loại thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo năng lược cần thiết cho trẻ hàng 1 ngày. 
 Ví dụ: 
Thực đơn: + Thịt lợn thịt vịt sốt vang
                  + Canh bí đỏ nấu xương vịt
                  + Tráng miệng: cam.
Vì thịt vịt có lượng calo thấp cho nên ta kết hợp món tráng miệng là cam để bổ sung thêm năng lượng.
 * Cân đối tỷ lệ giữa các bữa chính, phụ
 Trong các bữa ăn của trẻ tôi luôn nghiên cứu sao cho các loại thực phẩm kết hợp với nhau đảm bảo tỉ lệ phù hợp.
 	Ví dụ:
 + Bữa phụ của mẫu giáo ăn bánh bông lan sợi dừa, tỉ lệ calo sẽ thấp do vậy khi xây dựng thực đơn tôi phối hợp cho trẻ uống thêm sữa nutifood.
 	* Thực đơn đa dạng, phong phú nhiều loại thực phẩm.
Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non, mà  một loại thực phẩm không thể cung cấp nhiều loại dinh dưỡng vì vậy chúng ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm để có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.
 	Ví dụ: 
 Thực đơn: Sáng:
 + Thịt lợn, thịt bò hầm khoai tây cà rốt.
                      + Canh cua nấu rau thập cẩm.
                    + Tráng miệng: Thanh long.
                          Chiều:
 + Bún thịt ninh xương
* Xây dựng thực đơn theo mùa:
 Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng vô cùng quan trọng vì thế khi xây dựng thực đơn cho trẻ phải chú ý đến thực phẩm theo từng địa phương, theo mùa thì sẽ đảm bảo giá cả hợp lý, thực phẩm tươi ngon.
Ví dụ: 
 	+ Mùa hè thì nên cho trẻ ăn món canh mát như: Mùng tơi, rau dền, rau đay, mướp.
  + Mùa đông: su hào, bắp cải, khoai tây, cà rốt.
Với mức tiền ăn thấp mà giá cả thực phẩm đắt đỏ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo calo cao và tỷ lệ chất cân đối thì đòi hỏi người lên thực đơn phải tính toán sao cho kỹ lưỡng theo số tiền đã có. Vì vậy ta phải phối hợp thực phẩm có giá tiền cao với thực phẩm có giá tiền thấp.
Ví dụ: + Thịt lợn, trứng hấp nấm hương 
 + Bí xanh,cà rốt xào thịt.
           + Canh cua nấu rau cải.
* Kết quả :
Sau một thời gian nghiên cứu cùng với các đồng chí trong tổ nuôi dưỡng và trực tiếp làm khẩu phần ăn cho trẻ tôi đã xây dựng được thực đơn sau
 MẪU GIÁO
 NHÀ TRẺ
THỨ 2:
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả
 Canh rau ngót nấu thịt
 Tráng miệng : Thanh long
Bữa phụ: Cháo vịt
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả
 Canh rau ngót nấu thịt
 Tráng miệng: Thanh long
Bữa chính chiều: Cháo xương rau củ quả
Bữa phụ: Sữa Nutifood
THỨ 3:
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, tôm rim
 Canh bí xanh, cà rốt nấu tô
Bữa phụ: Bún thịt xương ninh
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, tôm rim
 Canh bí xanh, cà rốt nấu tôm
Bữa chính chiều: Cơm tẻ - Thịt
xốt cà chua
 Canh bí đỏ nấu thịt
Bữa phụ: Sữa Nutifood
THỨ 4:
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt bò, thịt lợn nấu sữa chua
 Canh rau ngót nấu thịt
Bữa phụ : Cháo gà
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt bò, thịt lợn nấu sữa chua
 Canh rau ngót nấu thịt
Bữa chính chiều : Bún thịt
Bữa phụ: Sữa Nutifood
THỨ 5:
Bữa chinh: Cơm tẻ - Thịt, trứng cút kho tàu
 Canh sườn bí xanh, cà rốt
Bữa phụ: Bánh bông lan dừa+ Sữa nutifood
Bữa chinh: Cơm tẻ - Thịt, trứng cút kho tàu
 Canh sườn bí xanh, cà rốt
Bữa chính chiều: Cháo thịt bò rau ngót
Bữa phụ: Sữa Nutifood
THỨ 6:
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt vịt, thịt lợn xốt cam
 Canh xương vịt nấu bí đỏ
 Rau giá xào thịt
Bữa phụ: Bún cua
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt vịt, thịt lợn xốt cam
 Canh xương vịt nấu bí đỏ
Bữa chính chiều: Cơm tẻ - Thịt bò xốt vang
 Canh bí xanh nấu thịt
Bữa phụ: Bánh bông lan dừa
Thực đơn mùa hè tuần chẵn
Bảng tính khẩu phần ăn một ngày của trẻ
Mỗi thực đơn xây dựng lên tôi đều tính trên định xuất 1 trẻ để thấy được tỉ lệ các chất và các nhóm thực phẩm phù hợp, thấy được số lượng calo mà thực đơn đạt được.
*Áp dụng thực đơn vào bữa ăn cho trẻ.
 Nếu như xây dựng được thực đơn phong phú, đảm bảo đủ các tỷ lệ chất mà không đưa vào thực hiện thì chúng ta chưa khẳng định được đó là thực đơn phù hợp. Để khẳng định được thực đơn của mình là phù hợp, đảm bảo tỷ lệ hợp lý và áp dụng tại trường mình. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu cho áp dụng thử thực đơn của tôi trong 2 tuần / tháng 9/2017 để theo dõi bữa ăn của trẻ và chất lượng bữa ăn. 
 	Sau khi được Ban giám hiệu chấp thuận và áp dụng thực đơn của tôi vào bữa ăn của trẻ. Ban giám hiệu, nhân viên y tế cùng các chị em trong bếp của tôi tiến hành nấu thử các món ăn trong thực đơn đã lựa chọn.
 	Khi áp dụng thử những ngày thực đơn của chúng tôi, tôi và chị em trong tổ nuôi thường xuyên lên lớp để quan sát xem trẻ ăn có ngon miệng, có phù hợp với khẩu vị không. Và kết quả trẻ rất thích những món ăn trong thực đơn của tôi.
Qua 2 tuần áp dụng thực đơn của tôi đã được Ban giám hiệu áp dụng vào thực đơn chính của nhà trường. Các con ăn ngon miệng, hết suất. Thực đơn của tôi đã được áp dụng vào thực đơn của nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ mầm non
THỰC ĐƠN 1 MÙA ĐÔNG TRƯỜNG MẦM NON 
NĂM HỌC: 2017 – 2018
 MẪU GIÁO
 NHÀ TRẺ
THỨ 2
Bữa chính : Cơm tẻ - Thịt, tôm rim
 Canh rau thập cẩm nấu tôm
Bữa phụ: Cháo vịt
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt, tôm rim
 Canh rau thập cẩm nấu tôm
Bữa chính chiều: Cơm tẻ - Thịt vịt xốt vang
 Canh ngót nấu thịt
Bữa phụ: Sữa Nutifood
THỨ 3:
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, thịt vịt xốt vang
 Canh bí đỏ nấu xương vịt
 Tráng miệng : Cam
Bữa phụ : Bún cua
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, thịt vịt xốt vang
 Canh bí đỏ nấu xương vịt
 Tráng miệng : Cam
Bữa chính chiều: Cháo sườn rau củ
Bữa phụ: Bánh bông lan dừa
THỨ 4:
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, trứng cút kho tàu
 Canh củ quả ninh xương
Bữa phụ: Bánh bông lan dừa+ Sữa Nutifood
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, trứng cút kho tầu
 Canh củ quả ninh xương.
Bữa chính chiều : Cháo thịt bò bí đỏ
Bữa phụ: Sữa Nutifood
THỨ 5:
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn trứng hấp nấm hương
 Bí xanh, cà rốt xào thịt
Canh cua nấu rau thập cẩm
Bữa phụ: Bún thịt xương ninh
Bữa chinh: Cơm tẻ - Thịt lợn, trứng hấp nấmhương
 Canh cua nấu rau thập cẩm
Bữa chính chiều: Bún thịt xương ninh
Bữa phụ: Sữa Nutifood
THỨ 6:
Bữa chinh: Cơm tẻ - Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả
 Canh cá nấu rau giá, cà chua, dứa
 Bữa phụ: Cháo gà
Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả
 Canh cá nấu rau giá, cà chua, dứa
Bữa chính chiều: Cơm tẻ - Thịt lợn rim
 Canh bí đỏ nấu thịt
Bữa phụ: Sữa Nutifo
Thực đơn mùa đông tuần lẻ
*Kết quả : Sau khi áp dụng biện pháp tham mưu trên tôi đã thu đươc kết quả hết sức khả quan. Bếp tôi đã được Ban giám hiệu trang bị đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tạo cơ hội tốt cho việc thực hiện công tác nuôi dưỡng trong nhà trường. Với thục đơn của chúng tôi trẻ ăn rất ngon miệng, góp phần làm cho thực đơn của nhà trường phong phú hơn. 
4. Biện pháp 4: Phối hợp dây chuyền phân công hợp lý:
Phối hợp giây chuyền phân công cô là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nếu như thục hiện dây chuyền không linh hoạt, đều tay thì công việc chồng chéo không dạt hiệu quả dẫn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hạn chế. Chính vì vậy tôi và chi em tổ nuôi luôn phối hợp với nhau hài hòa, hợp lý để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Trước đây, bảng phân công chức năng tổ nuôi là do Ban giám hiệu trực tiếp xây dựng. Song trong thực tế khi thực hiện thì còn một số nội dung chưa phù hợp với múi giờ hoặc còn thiếu một số nội dung công việc chưa có trong bảng phân công, vì vậy trong năm học này, ngay từ đầu tháng 8 trong hè tôi đã đưa ra ý kiến tham mưu với Ban giám hiệu để chị em tổ nuôi của từng bếp thực hiện dây chuyền  dựa trên bảng phân công của Ban giám hiệu đối chiếu với thực tế, bổ sung các nội dung còn thiếu vào các múi giờ cho hợp lý, sau đó trình Ban giám hiệu xem xét. Đề xuất Ban giám hiệu giành thời gian dự trực tiếp dây chuyền phân công mới.
Kết quả: Sau hai tuần thực hiện chúng tôi đã đưa ra được một bảng phân công cô hợp lý, khoa học không chồng chéo. Đã được Ban giám hiệu dự và khẳng định khoa học, phù hợp, đưa vào áp dụng từ dầu năm học 2017 – 2018. Và qua các đợt thanh tra, dự giờ bếp tôi được Ban giám hiệu cũng như thanh tra viên đánh giá công việc thực hiện giây chuyền của chúng tôi xếp loại tốt
Bảng phân công nhân viên như sau: 
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TỔ CÔ NUÔI
5. Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên trên lớp.
Hàng ngày đến lớp, người trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc thường xuyên với trẻ không ai khác đó là các cô giáo, cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chế biến ra được sử dụng có hiệu quả thì một yếu tố không thể thiếu được đó là sự kết hợp giữa các cô nuôi và giáo viên trên lớp, hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã cùng các chị em trong tổ nuôi bàn bạc và đưa ra những biện pháp phối hợp chặt chẽ với giáo viên để góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Với các món ăn mới: Trao đổi để giáo viên nắm bắt được đặc thù của món ăn và có tác dụng tới sức khỏe của trẻ để giáo viên giới thiệu món ăn đầy đủ cho trẻ trước bữa ăn , gây hứng thú động viên trẻ ăn ngon miệng
- Trước mỗi giờ ăn: Cùng giáo viên trò chuyện với trẻ về các món ăn để trẻ biết được lợi ích khác nhau của món ăn.
- Với những trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân: Trao đổi với giáo viên về chế độ ăn của trẻ để có cách chia thức ăn hợp lý cho trẻ mà vẫn đảm bảo đủ khẩu phần ăn
Ví dụ: Với những trẻ thừa cân không nên cho trẻ ăn thêm nước của các món xào, không chắt nước canh ở trên chan cho trẻ vì váng mỡ rất nhiều, và với trẻ suy dinh dưỡng thì ngược lại.
- Bên cạnh đó thực hiện theo đúng lịch phân công cô, đi thăm giờ ăn của trẻ để tận mắt nhìn thấy các con cảm nhận về món ăn do tay mình nấu.Thường xuyên phối hợp với giáo viên trò chuyện, xúc cho những trẻ ăn chậm và quan sát các món ăn để biết được những món ăn không phù hợp với trẻ và có kế hoạch đề xuất với Ban giám hiệu thay đổi
Kết quả: Trong năm học vừa qua chúng tôi đã phối hợp rất tốt với giáo viên trên lớp. Trẻ hàng ngày ăn rất ngon miệng, hết xuất. Các món ăn đã thay đổi rất phù hợp với trẻ trong hai tuần, do đó trẻ của trường tôi sau mỗi đợt cân đo tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân giảm rất nhiều và trẻ tăng cân đạt tỷ lệ cao. Cuối mỗi kỳ cân đo đều đạt kết quả phát triển rõ rệt.
 6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ tại gia đình.
       	Đối với trẻ mầm non thì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ có hiệu quả.
       	 Hơn thế nữa, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là một vấn đề mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đều quan tâm, đặc biệt là các phụ huynh có con em đang theo học ở trường tôi, khu tôi.
       	Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch cùng với chị em tổ nuôi đề xuất với Ban giám hiệu cho chúng tôi kết hợp trong buổi họp phụ huynh để tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về một số công việc trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ như sau:
    	- Tuyên truyền giúp họ hiểu biết hơn về tầm quan trọng của bữa ăn đối với trẻ, đồng thời còn giúp họ có thêm kiến thức nên kết hợp các nguyên liệu nào với nhau để có được những món ăn ngon, lạ miệng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn của gia đình họ cách lựa chọn thực phẩm phong phú, phù hợp. 
  	  - Cách phối hợp các nhóm thực phẩm sao cho phong phú, tốt nhất mỗi bữa chính đảm bảo 15 loại thực phẩm trở lên, trong ngày đảm bảo từ 21 loại thực phẩm trở lên. Trong các bữa ăn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột đường, đạm, béo, vitamin. 
   	- Các thực đơn trong tuần không trùng nhau. Kết hợp với nhà trường để tìm hiểu thực đơn và tránh ăn thực đơn trong ngày của gia đình trùng với thực đơn nhà trường. 
   	- Đồng thời trao đổi thêm những kinh nghiệm tạo cho trẻ bầu không khí, để tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ chúng tôi còn vận động phụ huynh cố gắng cho con ăn ít thậm chí không ăn quà vặt, ít ăn ngọt, vận động họ ở nhà trong các bữa 
ăn nên động viên trẻ để trẻ tự xúc ăn cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa đũa để nâng cao hứng thú cho bé. 
  	* Kết quả : 
Với cách làm như trên thì hầu hết các phụ huynh có con em gửi ở trường chúng tôi đều đã có thêm nhiều kinh nghiệm, biết cách làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho con em mình tại gia đình. 
Phụ huynh đã thường xuyên quan tâm đến thực đơn của nhà trường hơn, có những phụ huynh đã xin thực đơn của nhà trường để tham khảo.
          	Năm học vừa qua tiền ăn của trường tôi đã được 100% phụ huynh nhất trí cao tăng từ 12000 đồng/xuất lên 13000 đồng/xuất.
       100% phụ huynh rất yên tâm khi sáng suốt gửi con mình vào một địa chỉ tin cậy và họ rất ủng hộ nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục con em mình cũng như ký hợp đồng với các công ty cung cấp thực phẩm sạch. 
V/ Kết quả chung:
      	Trong năm học 2017 – 2018 bản thân tôi và các chị em trong tổ nuôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xây dựng thực đơn nâng cao chất lượng bữa ăn, các món ăn được chế biến ra luôn đảm bảo thơm ngon bổ dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩmcho trẻ.
 Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, hiện đại và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
      	 Năm học 2017 - 2018 tất cả các chị em trong tổ nuôi đều được đánh giá xếp loại cao. Riêng tôi trong hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi do nhà trường tổ chức đã đạt giải Nhất.
      	Các cô nuôi cũng như giáo viên trên lớp luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và được phòng giáo dục đào tạo cũng như ban giám hiệu nhà trường đánh giá rất cao.
     	 Công tác kiểm tra y tế học đường năm học này được đảm bảo tuyệt đối và được đánh giá xếp loại tốt.
   	Chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ đã được nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân  cuối năm giảm so với đầu năm rõ rệt.
 	Tất cả các bếp ăn trong trường đều được cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các món ăn khi chế biến ra rất hợp khẩu vị với trẻ, trẻ ăn rất ngon miệng ăn hết xuất từ đó cháu ở khu tôi tăng cân khỏe mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm hẳn. Đặc biệt trong năm học này khu tôi và các khu khác không xảy ra một trường hợp ngộ độc thực phẩm nào.
       	Từ những kết quả đó Ban giám hiệu cùng giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn được sự tin cậy của phụ huynh. Phụ huynh rất tin tưởng vào các hoạt động của nhà trường, luôn luôn ủng hộ, nhất chí cao trong mọi kế hoạch của nhà trường nói chung và trong công tác nuôi dưỡng trẻ nói riêng. Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
Để đạt được những kết quả trên, trước hết bản thân tôi có tâm huyết với trẻ, luôn duy trì, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, mang hết sức mình để chăm lo cho từng bữa ăn của các cháu. Luôn học hỏi các chị em ở trường và các đồng nghiệp qua các buổi đi kiến tập của Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức.
PHẦN C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 	I. Kết luận:
   	Nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự  phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Nuôi dưỡng tốt là động lực góp phần vào sự phát triển hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để phát triển thể lực và trí lực. Nếu được nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ mau lớn, khoẻ mạnh thông minh và học giỏi. Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không đúng cách trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ bị mắc một số bệnh. Vì vậy muốn trẻ phát triển tốt ta phải có cách chăm sóc trẻ đảm bảo cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì ...Bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Chính vì vậy, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ cơ bản. 
   	Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ nói chung và chất lượng nuôi dưỡng trong các trường mầm non nói riêng là rất quan trọng nó góp phần thúc đẩy hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, góp phần vào sự phát triển thể lực, sức khỏe tạo nền móng phát triển nhận thức, thẩm mỹ... giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ để có thêm nhiều nhân tài tương lai cho xã hội.
 II. Bài học kinh nghiệm:
    	  - Bản thân tôi là cô nuôi, tôi luôn chấp hành mọi nội quy, quy chế của ngành đề ra, tham gia các hội thi của trường, của xã, của Huyện và của ngành đề ra;
     	 - Bản thân tôi luôn tự học hỏi, tham khảo sách, báo, mạng Internet, tập san " Bếp gia đình" để nâng cao trình độ chuyên môn;
    	  - Là người yêu nghề, mến trẻ và hiểu được tâm sinh lý của trẻ, phải thực sự coi mình là người mẹ hiền, người mẹ thứ hai của các cháu;
    	  - Luôn nghiên cứu thay đổi thực đơn, cải tiến cách chế biến món ăn phù hợp với  khẩu vị của trẻ để trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng.
    	  - Phối hợp chặt chẽ với các chị em trong tổ nuôi, để cùng nhau thống nhất nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
   	  - Luôn học tập, trau dồi kinh nghiệm với các chị em đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do phòng giáo dục và đào tạo huyện cũng như nhà trường tổ chức.
     	 - Trong khi làm việ luôn luôn để ý, rà soát các trang thiết bị để phát hiện ra những điểm còn bất cập để tham mưu với Ban giám hiệu thay đổi cho phù hợp.
III. Khuyến nghị:
     	- Tôi rất mong Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường mầm non tạo điều kiện cho chúng tôi đi kiến tập, tập huấn ở các trường điểm trong huyện, thành phố, mở nhiều các lớp học về dinh dưỡng để tôi và các chị em có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường tôi ngày càng tốt hơn.
   	- Tiếp tục đầu tư cho chúng tôi những đồ dùng, dụng cụ ngày càng hiện đại hơn nữa.
      Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm " Các biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non” của tôi. Rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, cùng các bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ tôi để năm học tới tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nuôi dưỡng trẻ, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ngành mầm non nói riêng và ngành giáo dục cả nước nói chung.  
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm 2009- 2010
Tạp chí giáo dục mầm non chuyên đề năm 2016
Tạp chí giáo dục mầm non chuyên đề số 15 năm 2010.
Tài liệu diễn đàn về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (Của vụ Giáo dục mầm non)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tham_muu_phoi_hop_de.docx
Sáng Kiến Liên Quan