Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu.

 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ . hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu, giúp đỡ cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ có kiến thức tự bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đều có cuộc sống đầy đủ hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt hơn của gia đình và xã hội. Nhưng làm thế nào để sự quan tâm đó được hài hòa, hợp lí, không thái quá thì đó là vấn đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa tuổi mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu, dễ mắc các dịch bệnh vì vậy chúng ta phải phối hợp nhiều các biện pháp khác nhau một cách xuyên suốt để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 8274 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợn, đậu phụ sốt cà chua.
           + Canh cua nấu rau cải.
* Kết quả :
Sau thời gian phát động hội thi cô nuôi gioir cấp trường tôi đã xây dựng được một số thực đơn sau và đã đạt Giải Nhất trong hội thi:
Thực đơn 1: 
- Bữa chính sáng: + Cơm tẻ.
                                  + Thịt bò, thịt lợn, thịt gà hầm khoai tây, cà rốt.
                                  + Canh riêu cua thập cẩm.
                                  + Tráng miệng: Chuối tiêu.
- Bữa chính chiều: + Bún thịt gà.
                                  + Sữa Hà Lan.
Thực đơn 2:
- Bữa ăn gia đình: + Cơm tẻ
   + Thịt tôm cuốn cà.
   + Canh khoai môn nấu thịt.
  + Nộm thập cẩm
   Mỗi thực đơn xây dựng lên tôi đều tính trên định xuất 10 trẻ để thấy được tỉ lệ các chất và các nhóm thực phẩm phù hợp, thấy được số lượng calo mà thực đơn đạt được.
Ví dụ: Bảng tính định lượng 10 xuất 2 thực đơn đã đạt giải. 
*  Áp dụng thực đơn đã đạt giải vào bữa ăn cho trẻ.
 Nếu như xây dựng được thực đơn phong phú, đảm bảo đủ các tỷ lệ chất mà không đưa vào thực hiện thì chúng ta chưa khẳng định được đó là thực đơn phù hợp. Để khẳng định được thực đơn của mình là phù hợp, đảm bảo tỷ lệ hợp lý và áp dụng tại trường mình. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu cho áp dụng thử thực đơn của tôi trong 2 tuần tháng 11/2016 để theo dõi bữa ăn của trẻ và chất lượng bữa ăn. 
 Sau khi được Ban giám hiệu chấp thuận và áp dụng thực đơn của tôi vào bữa ăn của trẻ. Ban giám hiệu, nhân viên y tế cùng các chị em trong bếp của tôi tiến hành nấu thử các món ăn trong thực đơn đã lựa chọn.
 Khi áp dụng thử những ngày thực đơn của chúng tôi, tôi và chị em trong tổ nuôi thường xuyên lên lớp để quan sát xem trẻ ăn có ngon miệng, có phù hợp với khẩu vị không. Và kết quả trẻ rất thích những món ăn trong thực đơn của tôi.
Qua 2 tuần áp dụng thực đơn của tôi đã được Ban giám hiệu áp dụng vào thực đơn chính của nhà trường. Các con ăn ngon miệng, hết suất. Thực đơn của tôi đã được áp dụng vào thực đơn mùa đông của nhà trường như sau: 
Thực đơn 1:  áp dụng vào 2 tuần lẻ
ảnh minh họa
THỰC ĐƠN MÙA HÈ 
NĂM HỌC: 2016 – 2017.
Thứ
Bữa chính sáng
Bữa chiều
Bữa phụ nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Hai
-Thịt bò,lợn, hầm khoai tây,cà rốt
- Canh riêu cua thập cẩm
- TM: Chuối tiêu
-Thịt bò,lợn, hầm khoai tây,cà rốt
- Canh riêu cua thập cẩm
- TM: Sữa chua
- Bún thịt gà
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Cháo tôm, thịt lợn, bí đỏ
- Sữa Hà
 lan 1.2.3
- Sữa
 Hà lan 1.2.3
Ba
-Trứng, tôm, thịt lợn, gà đúc nấm hương
- Canh bí đỏ nấu thịt lợn.
- TM:  Dưa hấu
-Trứng, tôm, thịt lợn, gà đúc nấm hương
- Canh bí đỏ nấu thịt lợn.
-  TM: Xoài chín
- Phở bò, lợn
- Sữa Nutifood
- Phở bò, lợn
- Sữa Nutifood
- Sữa Nutifood
Tư
-Thịt lợn, gà, cá rô phi sốt cà chua
-Canh bớ xanh nấu thịt gà.
- TM: Chuối tiêu
- Thịt lợn, gà, cá rô phi sốt cà chua
-Canh bớ xanh nấu thịt gà.
- TM: Sữa chua
- Miến thịt lợn rau cải
- Nước chanh
- Cháo thịt lợn rau cải
- Sữa Hà lan 1.2.3
 - Sữa
 Hà lan 1.2.3
Năm
- Củ cải kho thịt gà, lợn .
- Canh đậu tươi nấu thịt, nấm rơm
- TM: Quýt sài gòn
- Củ cải kho thịt gà, lợn 
- Canh đậu tươi nấu thịt, nấm rơm
- TM: Xoài chín.
- Cháo cá thập cẩm
- Sữa Nutifood
- Cháo cá thập cẩm
- Sữa Nutifood
- Sữa Nutifood
Sáu
-Trứng cút, thịt lợn,bò kho tàu
- Canh rau thập cẩm nấu thịt
- TM: Sữa chua ELOVI
-Trứng cút, thịt lợn,bò kho tàu
- Canh rau thập cẩm nấu thịt
- TM: Chuối tây
- Mỳ chũ nấu thịt gà, rau muống
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Mỳ chũ nấu trứng gà, rau bắp cải
- Sữa chua
- Sữa
 Hà lan 1.2.3
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
Thứ
Bữa chính sáng
Bữa chiều
Bữa phụ nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
 Hai
- Thịt, đậu, tôm sốt cà chua
- Canh bầu(bí xanh) nấu thịt
-  TM:  Sữa chua
- Thịt, đậu, tôm sốt cà chua
- Canh bầu(bí xanh) nấu thịt.
-  TM:  Sữa chua
- Súp gà thập cẩm
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Súp gà thập cẩm
- Sữa  Hà lan 1.2.3
- Sữa
 Hà lan1.2.3
Ba
-Thịt lợn, thịt bò
 hầm nấm rơm
- Canh rau cải nấu cá
- TM: Chuối tiêu
-Thịt lợn, thịt bò
hầm nấm rơm
- Canh rau cải nấu cá
- TM: Xoài chín
- Cháo lươn, gà bí đỏ
-   Sữa Nutifood
- Cháo lươn, gà bí đỏ
-   Sữa Nutifood
-  Sữa Nutifood
Tư
- Thịt gà, thịt lợn hoa lơ.
- Canh khoai môn  nấu thịt
- TM:   Chuối tiêu
- Thịt gà, thịt lợn hoa lơ
- Canh khoai môn  nấu thịt
- TM:   Chuối tiêu
- Miến gà.
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Cháo gà thập cẩm.
- Quýt sài gũn
- Sữa
 Hà lan1.2.3
Năm
-Thịt, tôm rang chua ngọt
- Canh thập cẩm nấu thịt bò
- TM: Quýt sài gòn
-Thịt, tôm rang chua ngọt
- Canh thập cẩm nấu thịt bò
- TM: Xoài chín
- Phở gà.
-  Sữa Nutifood
- Mỳ gà.
-  Sữa Nutifood
-  Sữa Nutifood
Sáu
- Thịt lợn, thịt bò, thịt gà xào su su, cà rốt
- Canh đậu tươi nấu thịt
- TM:  Thanh long
- Thịt lợn, thịt bò, thịt gà  xào su su, cà rốt
- Canh đậu tươi nấu thịt
- TM:  Thanh long
- Mỳ chũ- thịt lợn, thịt bò rau cải
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Mỳ chũ- thịt lợn, thịt bò rau cải
- Sữa  Hà lan 1.2.3
- Sữa
 Hà lan1.2.3
*Kết quả : Sau khi áp dụng biện pháp tham mưu trên tôi đã thu đươc kết quả hết sức khả quan. Bếp tôi đã được Ban giám hiệu trang bị đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tạo cơ hội tốt cho việc thực hiện công tác nuôi dưỡng trong nhà trường. Thục đơn của chúng tôi đã đạt được giải nhất trong hội thi xây dựng thực đơn và được Ban giám hiệu đưa vào thực đơn chính của nhà trường. Với thục đơn của chúng tôi trẻ ăn rất ngon miệng, góp phần làm cho thực đơn của nhà trường phong phú hơn. 
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp giây chuyền phân công hợp lý:
Phối hợp giây chuyền phân công cô là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nếu như thục hiện dây chuyền không linh hoạt, đều tay thì công việc chồng chéo không dạt hiệu quả dẫn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hạn chế. Chính vì vậy tôi và chi em tổ nuôi luôn phối hợp với nhau hài hòa, hợp lý để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Trước đây, bảng phân công chức năng cô là do Ban giám hiệu trực tiếp xây dựng. Song trong thực tế khi thực hiện thì còn một số nội dung chưa phù hợp với múi giờ hoặc còn thiếu một số nội dung công việc chưa có trong bảng phân công, vì vậy trong năm học này, ngay từ đầu tháng 8 trong hè tôi đã đưa ra ý kiến tham mưu với Ban giám hiệu để chị em tổ nuôi của từng bếp thực hiện dây chuyền  dựa trên bảng phân công của Ban giám hiệu đối chiếu với thực tế, bổ sung các nội dung còn thiếu vào các múi giờ cho hợp lý, sau đó trình Ban giám hiệu xem xét. Đề xuất Ban giám hiệu giành thời gian dự trực tiếp dây chuyền phân công mới.
Kết quả: Sau hai tuần thực hiện chúng tôi đã đưa ra được một bảng phân công cô hợp lý, khoa học không chồng chéo. Đã được Ban giám hiệu dự và khẳng định khoa học, phù hợp, đưa vào áp dụng từ dầu năm học 2015 – 2016. Và trong đợt thanh tra thi đua, bếp tôi được thanh tra viên đánh giá công việc thực hiện giây chuyền của chúng tôi xếp loại tốt. 
Bảng phân công cô như sau: 
LỊCH PHÂN CÔNG TỔ NUÔI
Thời gian
Cô 1
Cô 2
Cô 3
Cô 4
07h20 - 9h00
- 07h20 có mặt, mở cửa thông thoáng nhà bếp.
- Vệ sinh khu bếp nấu.
- Đun nước uống cho trẻ.
- Nhận số trẻ báo ăn trong ngày.
- Nhận sữa, bánh, gạo, thực phẩm trong ngày.
- Viết sổ nhận thực phẩm toàn trường.
- 07h30 có mặt, vệ sinh nhà bếp.
- Chuẩn bị đồ dùng nấu.
- Phụ sơ chế.
- Đi lấy số trẻ, số cô báo ăn.
- Phụ sơ chế.
- 07h40 có mặt, vệ sinh nhà bếp.
- Chuẩn bị đồ dùng sơ chế.
- Sơ chế chính.
- 07h45 có mặt.
- Vệ sinh phòng để đồ dùng.
- Phụ sơ chế.
- Vo gạo đổ vào khay.
- Lên bảng tài chính công khai
09h00 - 10h30
- Nấu bữa chính cho trẻ.
- Lưu thức ăn.
- Lên bảng định lượng.
- Phụ nhận thực phẩm.
- Phụ nấu, vệ sinh tủ lạnh.
- Cất bảo quản thực phẩm bữa chiều.
- Chia cơm cho trẻ
- Chuẩn bị đồ dùng chia ăn cho trẻ.
- Chia hoa quả tráng miệng.
- Lên bảng định lượng hoa quả.
- Phụ chia cơm cho trẻ.
- Vệ sinh đồ dùng sơ chế.
- Lấy khay phụ chia hoa quả.
- Lấy bát thìa cho trẻ.
- Chuẩn bị đồ dùng nấu cho giáo viên 
- nhân viên
10h30 - 11h30
- Phụ sơ chế thực phẩm, nấu bữa trưa cho CB-GV-NV.
- Vệ sinh khu vực nấu.
- Chia cơm cho CB-GV-NV.
- Vệ sinh dụng cụ chia ăn, bàn ăn.
- Vận chuyển cơm cho các lớp.
- Thu dọn đồ dùng chia ăn các lớp.
- Vận chuyển cơm cho các lớp.
- Thăm giờ ăn các lớp.
- Thu dọn đồ dùng chia ăn các lớp.
11h30 - 12h00
- Vệ sinh khu vực nấu.
- Chuẩn bị quà chiều (Cháo).
- Rửa bát của trẻ, vệ sinh nhà bếp
- Rửa bát của trẻ, vệ sinh nhà bếp.
- Úp bát, rửa bát, sấy bát.
- Vệ sinh khu nhà bếp.
12h00 - 13h30
- Ăn cơm, nghỉ trưa
- Ăn cơm, nghỉ trưa
- Ăn cơm, nghỉ trưa
- Ăn cơm, nghỉ trưa
13h30 - 14h20
- Chế biến quà chiều cho trẻ
- Phụ nấu quà chiều, lưu thức ăn.
- Chia quà chiều
- Sơ chế quà chiều.
- Chuẩn bị đồ dùng chia quà chiều.
- Phụ chia quà chiều.
- Lấy bát thìa cho trẻ.
14h20 - 16h30
- Đun nước uống cho trẻ.
- Vệ sinh nhà bếp.
- 15h30 ra về.
- Vệ sinh dụng cụ nấu.
- Rửa bát.
- 16h ra về
- Vận chuyển quà chiều cho các lớp.
- Thăm lớp.
- Thu dọn đồ dùng trên lớp.
- Rửa bát, đổ rác.
- 16h30 ra về.
- Vận chuyển quà chiều cho các lớp.
- Thăm giờ ăn các lớp.
- Thu dọn đồ dùng trên lớp.
- Rửa bát, đổ rác.
- 16h30 ra về.
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên trên lớp.
Hàng ngày đến lớp, người trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc thường xuyên với trẻ không ai khác đó là các cô giáo, cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chế biến ra được sử dụng có hiệu quả thì một yếu tố không thể thiếu được đó là sự kết hợp giữa các cô nuôi và giáo viên trên lớp, hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã cùng các chị em trong tổ nuôi bàn bạc và đưa ra những biện pháp phối hợp chặt chẽ với giáo viên để góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Với các món ăn mới: Trao đổi để giáo viên nắm bắt được đặc thù của món ăn và có tác dụng tới sức khỏe của trẻ để giáo viên giới thiệu món ăn đầy đủ cho trẻ trước bữa ăn , gây hứng thú động viên trẻ ăn ngon miệng
- Trước mỗi giờ ăn: Cùng giáo viên trò chuyện với trẻ về các món ăn để trẻ biết được lợi ích khác nhau của món ăn.
- Với những trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân: Trao đổi với giáo viên về chế độ ăn của trẻ để có cách chia thức ăn hợp lý cho trẻ mà vẫn đảm bảo đủ khẩu phần ăn.
Ví dụ: Với những trẻ thừa cân không nên cho trẻ ăn thêm nước của các món xào, không chắt nước canh ở trên chan cho trẻ vì váng mỡ rất nhiều, và với trẻ suy dinh dưỡng thì ngược lại.
- Bên cạnh đó thực hiện theo đúng lịch phân công cô, đi thăm giờ ăn của trẻ để tận mắt nhìn thấy các con cảm nhận về món ăn do tay mình nấu.Thường xuyên phối hợp với giáo viên trò chuyện, xúc cho những trẻ ăn chậm và quan sát các món ăn để biết được những món ăn không phù hợp với trẻ và có kế hoạch đề xuất với Ban giám hiệu thay đổi
Kết quả: Trong năm học vừa qua chúng tôi đã phối hợp rất tốt với giáo viên trên lớp. Trẻ hàng ngày ăn rất ngon miệng, hết xuất. các mon ăn đã thay đổi rất phù hợp với trẻ trong hai tuần, do đó trẻ của trường tôi sau mỗi đợt cân đo tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân giảm rất nhiều và trẻ tăng cân đạt tỷ lệ cao. Cuối mỗi kỳ cân đo đều đạt kết quả phát triển rõ rệt.
3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ tại gia đình.
       Đối với trẻ mầm non thì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ có hiệu quả.
        Hơn thế nữa, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là một vấn đề mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đều quan tâm, đặc biệt là các phụ huynh có con em đang theo học ở trường tôi, khu tôi.
       Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch cùng với chị em tổ nuôi đề xuất với Ban giám hiệu cho chúng tôi kết hợp trong buổi họp phụ huynh để tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về một số công việc trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ như sau:
    - Tuyên truyền giúp họ hiểu biết hơn về tầm quan trọng của bữa ăn đối với trẻ, đồng thời còn giúp họ có thêm kiến thức nên kết hợp các nguyên liệu nào với nhau để có được những món ăn ngon, lạ miệng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn của gia đình họ cách lựa chọn thực phẩm phong phú, phù hợp. 
    - Cách phối hợp các nhóm thực phẩm sao cho phong phú, tốt nhất mỗi bữa chính đảm bảo 15 loại thực phẩm trở lên, trong ngày đảm bảo từ 21 loại thực phẩm trở lên. Trong các bữa ăn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột đường, đạm, béo, vitamin. 
   - Các thực đơn trong tuần không trùng nhau. Kết hợp với nhà trường để tìm hiểu thực đơn và tránh ăn thực đơn trong ngày của gia đình trùng với thực đơn nhà trường. 
   - Đồng thời trao đổi thêm những kinh nghiệm tạo cho trẻ bầu không khí, để tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ chúng tôi còn vận động phụ huynh cố gắng cho con ăn ít thậm chí không ăn quà vặt, ít ăn ngọt, vận động họ ở nhà trong các bữa ăn nên động viên trẻ để trẻ tự xúc ăn cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa đũa để nâng cao hứng thú cho bé. 
  * Kết quả : 
Với cách làm như trên thì hầu hết các phụ huynh có con em gửi ở trường chúng tôi đều đã có thêm nhiều kinh nghiệm, biết cách làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho con em mình tại gia đình. 
Phụ huynh đã thường xuyên quan tâm đến thực đơn của nhà trường hơn, có những phụ huynh đã xin thực đơn của nhà trường để tham khảo. 
Nhiều phụ huynh đã trực tiếp xuống bếp dự giao giao nhận thực phẩm, chế biến món ăn của tổ nuôi chúng tôi.
          Năm học vừa qua tiền ăn của trường tôi đã được 100% phụ huynh nhất trí cao tăng từ 13000/xuất lên 15000/xuất.
       100% phụ huynh rất yên tâm khi sáng suốt gửi con mình vào một địa chỉ tin cậy và họ rất ủng hộ nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục con em mình cũng như ký hợp đồng với các công ty cung cấp thực phẩm sạch. 
4/KẾT QUẢ CỦA SKKN
 Kết quả chung:
      - Trong năm học 2016 - 2017 bản thân tôi và các chị em trong tổ nuôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xây dựng thực đơn nâng cao chất lượng bữa ăn, các món ăn được chế biến ra luôn đảm bảo thơm ngon bổ dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩmcho trẻ.
 - Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, hiện đại và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
      - Năm học 2016 - 2017 tất cả các chị em trong tổ nuôi đều được đánh giá xếp loại giỏi cấp trường. Riêng tôi trong hội thi xây dựng thực đơn do nhà trường phát động đã đạt giải Nhất.
 -Thực đơn của tôi đạt giải trong hội thi đã được đưa vào thực đơn chính thức của nhà trường.
      - Các cô nuôi cũng như giáo viên trên lớp luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và được phòng giáo dục đào tạo cũng như ban giám hiệu nhà trường đánh giá rất cao.
      - Công tác kiểm tra y tế học đường năm học này được đảm bảo tuyệt đối và được đánh giá xếp loại tốt.
   - Chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ đã được nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân  cuối năm giảm so với đầu năm rõ rệt.
Kết quả cuối năm như sau:
Thời điểm
TS trẻ đi học
TS trẻ được cân
Tỉ lệ
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
Kênh SDD
Béo phì
Kênh BT
Kênh thấp còi
T Số
Tỉ lệ
T Số
Tỉ lệ
T Số
Tỉ lệ
T Số
Tỉ lệ
T Số
Tỉ lệ
Đầu năm
275
275
100
240
87%
35
13%
242
88%
33
12%
Cuối năm
275
275
100
272
99%
3
0.1%
273
99%
2
0.1%
      - Bếp ăn của trường được UBND Xã cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các món ăn khi chế biến ra rất hợp khẩu vị với trẻ, trẻ ăn rất ngon miệng ăn hết xuất từ đó cháu ở khu tôi tăng cân khỏe mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm hẳn, trong tháng luôn có cháu từ kênh B lên kênh A và không có cháu kênh C. Đặc biệt trong năm học này khu tôi và các khu khác không xảy ra một trường hợp ngộ độc thực phẩm nào.
       - Từ những kết quả đó Ban giám hiệu cùng giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn được sự tin cậy của phụ huynh. Phụ huynh rất tin tưởng vào các hoạt động của nhà trường, luôn luôn ủng hộ, nhất chí cao trong mọi kế hoạch của nhà trường nói chung và trong công tác nuôi dưỡng trẻ nói riêng. Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
   Để đạt được những kết quả trên, trước hết bản thân tôi có tâm huyết với trẻ, luôn duy trì, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, mang hết sức mình để chăm lo cho từng bữa ăn của các cháu. Luôn học hỏi các chị em ở trường và các đồng nghiệp qua các buổi đi kiến tập của Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức.                                        
III: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
     Nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự  phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Nuôi dưỡng tốt là động lực góp phần vào sự phát triển hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để phát triển thể lực và trí lực. Nếu được nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ mau lớn, khoẻ mạnh thông minh và học giỏi. Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không đúng cách trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ bị mắc một số bệnh. Vì vậy muốn trẻ phát triển tốt ta phải có cách chăm sóc trẻ đảm bảo cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì ...Bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Chính vì vậy, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ cơ bản. 
   Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ nói chung và chất lượng nuôi dưỡng trong các trường mầm non nói riêng là rất quan trọng nó góp phần thúc đẩy hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, góp phần vào sự phát triển thể lực, sức khỏe tạo nền móng phát triển nhận thức, thẩm mỹ... giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ để có thêm nhiều nhân tài tương lai cho xã hội.
2. Bài học kinh nghiệm:
      - Bản thân tôi là cô nuôi, tôi luôn chấp hành mọi nội quy, quy chế của ngành đề ra, tham gia các hội thi của trường, của xã, của Huyện và của ngành đề ra;
      - Bản thân tôi luôn tự học hỏi, tham khảo sách, báo, mạng Internet, tập san " Bếp gia đình" để nâng cao trình độ chuyên môn;
      - Là người yêu nghề, mến trẻ và hiểu được tâm sinh lý của trẻ, phải thực sự coi mình là người mẹ hiền, người mẹ thứ hai của các cháu;
      - Luôn nghiên cứu thay đổi thực đơn, cải tiến cách chế biến món ăn phù hợp với  khẩu vị của trẻ để trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng.
      - Phối hợp chặt chẽ với các chị em trong tổ nuôi, để cùng nhau thống nhất nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
     - Luôn học tập, trau dồi kinh nghiệm với các chị em đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do phòng giáo dục và đào tạo huyện cũng như nhà trường tổ chức.
      - Trong khi làm việ luôn luôn để ý, rà soát các trang thiết bị để phát hiện ra những điểm còn bất cập để tham mưu với Ban giám hiệu thay đổi cho phù hợp.
3. Khuyến nghị:
     - Tôi rất mong Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường mầm non tạo điều kiện cho chúng tôi đi kiến tập, tập huấn ở các trường điểm trong huyện, thành phố, mở nhiều các lớp học về dinh dưỡng để tôi và các chị em có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường tôi ngày càng tốt hơn.
     -  Tiếp tục đầu tư cho chúng tôi những đồ dùng, dụng cụ ngày càng hiện đại hơn nữa.
      Trên đây là kinh nghiệm " Các biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non”. Rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, cùng các bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ tôi để năm học tới tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nuôi dưỡng trẻ,  góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ngành mầm non nói riêng và ngành giáo dục cả nước nói chung.  
  Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_nuoi.doc
Sáng Kiến Liên Quan