Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử bậc trung học phổ thông

Dạy học là một quá trình hoạt động tổ chức, điều khiển của người giáo viên, còn người học tự giác tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của mình.

Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học phổ thông là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử , với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại . Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em.

Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9852 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử bậc trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài
Một số biện pháp Tạo hứng thú học tập
Cho học sinh trong dạy học lịch sử 
bậc trung học phổ thông
**************
Đặt vấn đề.
I. Cơ sở lí luận
Dạy học là một quá trình hoạt động tổ chức, điều khiển của người giáo viên, còn người học tự giác tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của mình.
Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học phổ thông là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử , với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại . Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. 
Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép.
II. Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, năng lực tiếp thu còn hạn chế, điều kiện học tập của các em còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Chất lượng của bộ môn lịch sử đã đến lúc “báo động”.
Bên cạnh đó một số giáo viên soạn bài chưa chu đáo, có phần còn khiếm khuyết khi xác định nhiệm vụ và vai trò bộ môn lịch sử trong nhà trường. Hoặc 
có thể khi giảng dạy, người giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bộ môn, giảng dạy còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, tạo sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.
 Là người giáo viên trực tiếp cầm phấn giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi rất băn khoăn về vấn đề học tập của các em. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử là cả một vấn đề. Đặt ra yêu cầu đối với cả người dạy và người học. Trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực ở trò, phải khơi dậy được niềm đam mê ở trò. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn Lịch sử.
Giải quyết vấn đề.
I. Thực trạng.
Thực ra từ trước đến nay, đa số giáo viên ở trường do điều kiện dạy học, thiết bị còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu như giờ học chưa sôi nổi, học sinh chưa có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả gìơ học đạt kết quả chưa cao. Qua khảo sát đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
 Kết quả.
Khối lớp.
Tổng số
học sinh
Khá-Giỏi
Trung bình
Dưới trung bình
12
177
34 %
51 %
15 %
11
216
36 %
51 %
13 %
II. Nguyên nhân.
Theo tôi, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy.
- Các giờ học lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh.
- Học sinh chưa yêu thích bộ môn lịch sử.
- Giáo viên và học sinh chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học.
- Thiết bị dạy học còn hạn chế.
III. Giải pháp.
Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của mình tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong khi dạy học lịch sử. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn. Thiết nghĩ rằng trò chơi trong các giờ học Lịch sử không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập. Các em có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh, chính xác. Vì thế khi các em được học Lịch sử qua hình thức trò chơi sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản. 
Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình soạn giảng và đã thu được kết quả tốt trong quá trình dạy học.
1. Trò chơi ô chữ.
a. Cách tạo ô chữ.
Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ lịch sử với các ô chữ hàng ngang và một ô chữ mật mã. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khoá. Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc. Ô chữ mật mã sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học liên quan đến các ô chữ hàng ngang.
	b. Sử dụng ô chữ.
	Với ô chữ lịch sử, tôi thường sử dụng vào khâu củng cố bài học, hoặc có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học một chương, một giai đoạn lịch sử. Để thực hiện trò chơi giải ô chữ, tôi dành thời gian khoảng 5 phút.
* Cách thứ nhất: Hoạt động nhóm.
	B1: Chia lớp làm ba nhóm, giáo viên phát phiếu học tập cho các em thảo luận nhóm.
	B2: Giáo viên chiếu ô chữ lên máy chiếu hoặc vẽ lên bảng cho bốn nhóm.
	B3: Học sinh bốn nhóm thi đua nhau lên bảng điền vào các ô chữ. Nhóm nào hoàn thành ô chữ trước và đúng sẽ chiến thắng.
	B4: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ô chữ mật mã và trình bày hiểu biết của em về ô chữ đó.
	B5: Giáo viên chiếu ô chữ hoàn chỉnh lên máy chiếu . Nhận xét và tuyên dương nhóm làm tốt.
* Cách thứ hai: Hoạt động độc lập.
	B1: Giáo viên đóng vai trò là một người dẫn chương trình.
 B2: Cho học sinh tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang tuỳ thích, giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời. 
 B3: Sau khi lần lượt học sinh giải các ô chữ hàng ngang,HS sẻ xâu chuỗi các ô chữ hàng ngang thành nội dung lịch sử của ô chữ mật mã, Gv gợi ý về số chữ cái của ô chữ mật mã
 B4: Giáo viên nhận xét và tuyên dương những học sinh làm tốt.
 c. Thiết kế ô chữ.
	* Ô chữ thứ nhất:
 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Ô chữ gồm có 8 ô chữ hàng ngang và một ô chữ mật mã:
- Hàng ngang số 1: Có 13chữ cái: Ngày 1.9.1858 Liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công nước ta ở đâu.
- Hàng ngang số 2: Có 7 chữ cái: 2.1859 Thất bại ở Đà Nẵng, pHáp chuyễn hướng tấn công vào đâu.
- Hàng ngang số 3: Có 19 chữ cái: Sau khi thất bại trong kế hoach”Đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Đinh, Pháp chuyễn sang thực hiện kế hoạch gì?”
- Hàng ngang số 4: Có 14 chữ cái: Đênc 6.1862, Triều đình phong kiến Nhà Nguyễn đã để mất phần đất nào của đất nước ta
- Hàng ngang số 5: Có 8 chữ cái: Tên một trong những tỉnh Pháp chiếm được vào 6.1867. 
- Hàng ngang số 6: Có 5 chữ cái: 18733,1882 Pháp hai lần đánh vào nơi này.
- Hàng ngang số 7: Có 12 chữ cái: 18.8.1883 Pháp đánh nơi này. 
- Hàng ngang số 8: Có 4 chữ số: Năm Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. 
Đáp án ô chữ:
C
Ư
A
B
I
Ê
N
Đ
A
N
Ă
N
G
G
I
A
Đ
I
N
H
C
H
I
N
H
P
H
U
C
T
Ư
N
G
G
O
I
N
H
O
B
A
T
I
N
H
M
I
Ê
N
Đ
Ô
N
G
V
I
N
H
L
O
N
G
B
Ă
C
K
I
K
I
N
H
T
H
A
N
H
H
U
Ê
1
8
8
4
 Ô chữ mật mã gồm có 18 chữ cái: Pháp xâm lược Việt Nam
 * Ô chữ thứ hai:
Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ mật mã:
- Hàng ngang số 1: Có 13 chữ cái: Sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Hác- măng(1883)và Hiệp ước Patơnốt (1884)phái chủ chiến trong triều đình do ai đứng đầu vẫn hi vong khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới.
- Hàng ngang số 2: Có 15 chữ cái: Mục tiêu của phong trào Cần Vương là gì.
- Hàng ngang số 3: Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khỡi nghĩa nào có quy mô lớn nhất. 
- Hàng ngang số 4: Có 8 chữ cái: Một vị tướng tài trên lĩnh vực chế tạo vũ khí , vừa tham gia khỡi nghĩa Hương Khê, ông là ai.
- Hàng ngang số 5: Có 6chữ cái: Cuộc khỡi nghĩa tiêu biẻu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX
- Hàng ngang số 6: Có 5 chữ cái: Tên của một trong những căn cứ của cuộc khỡi nghĩa Ba Đình(1886-1887)
Đáp án ô chữ:
T
Ô
N
T
H
Â
T
T
H
U
Y
E
T
G
I
A
I
P
H
O
N
G
D
Â
N
T
Ô
C
H
Ư
Ơ
N
G
K
H
Ê
C
A
O
T
H
Ă
N
G
Y
Ê
N
T
H
Ê
M
A
C
A
O
Chìa khoá:thực chất của phong trào cần vương là gì;
Phong trào yêu nước chống pháp 
Ô chữ số 3:
gồm 7 ô hàng ngang và một ô chìa khoá
- Hàng ngang số 1: Có 7chữ cái: Là lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân.
- Hàng ngang số 2: Có 7 chữ cái: Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình , Phan Bội Châu đẫ tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là nước nào?
- Hàng ngang số 3: Có 9 chữ cái: Đầu năm 1904 , Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình thành lập tổ chức cách mạng nào?
- Hàng ngang số 4: Có 19 chữ cái: 6/1912 Phan Bội Châu thành lập tổ chức cách mạng nào ở Trung Quốc
- Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng chách nào?
- Hàng ngang số 6: Có 15 chữ cái:Một trong những hoạt động của Phan Châu Trinh trong cuộc vận động Duy Tân.
- Hàng ngang số 7: Có 6 chữ cái: Đông Kinh nghĩa thục trở thành trung tâm của phong trào cách mạng nào ở Bắc Kì?
Đáp án: 
B
A
O
Đ
Ô
N
G
N
H
 
T 
B
A
N
H
Ô
I 
D
U
Y 
T
Â
N
V
I
Ê
T
N
A
M
Q
U
A
N
G
P
H
U
C
H
Ô
I
C
A
I
C
A
C
H
T
H
A
N
H
L
Â
P
N
Ô
N
G
H
Ô
I
D
U
Y
T
Â
N
Ô chữ số 4:	
T
Â
M
N
H
I
N
H
A
C
H
Ê
P
H
A
N
G
U
C
L
A
O
B
A
O
V
U
A
D
U
Y
T
Â
N
B
I
N
H
L
I
N
H
K
H
Ơ
I
N
G
H
I
A
V
U
T
R
A
N
G
T
Ô
N
G
I
A
O
H
Ô
I
K
I
N
N
A
M
K
I
- Hàng ngang số 1: Có 12 chữ cái: Cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại vì một trong những nguyên nhân này
 - Hàng ngang số 2: Có 13 chữ cái: Một trong những hoạt động tiêu biểu của tổ chức Việt Nam Quang Phục hội sau khi Phan Bội Châu bị bắt.
- Hàng ngang số 3: Có 9 chữ cái: Một vị vua lên ngôi ừ lúc 8 tuổi , tham gia khỡi nghĩa và bị đi đày. Ông là ai?
- Hàng ngang số 4: Có 8 chữ cái: Đây là lực lượng đã tham gia phong trào đấu tranh vũ trang trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Hàng ngang số 5: Có 16 chữ cái: Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất , nhân dân ta đã đấu tranh chủ yếu với hình thức này.
- Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Để tập hợp lực lượng đấu tranh, Hội kín ở Nam Kì đã sử dụng một trong những hình thức này.
- Hàng ngang số 7: Có 11 chữ cái: Đây là phong trào đấu tranh của nông dân.
Đáp án:
T
Â
M
N
H
I
N
H
A
C
H
Ê
P
H
A
N
G
U
C
L
A
O
B
A
O
V
U
A
D
U
Y
T
Â
N
B
I
N
H
L
I
N
H
K
H
Ơ
I
N
G
H
I
A
V
U
T
R
A
N
G
T
Ô
N
G
I
A
O
H
Ô
I
K
I
N
N
A
M
K
I
Chìa khoá: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bế tắc về đường lối và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
 2. Trò chơi giải “mật mã” Lịch sử.
 a. Tạo trò chơi:
 - Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện lịch sử, các dữ kiện đó có liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử được coi là “mật mã” . 
 - Mỗi dữ kiện là một câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.
 - Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện, học sinh sẽ có căn cứ để xác định các dữ kiện đó liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử.
 b. Sử dụng trò chơi:
 Với trò chơi này tôi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử dụng trong các tiết làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi giáo viên muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước. 
 Ví dụ:
 Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn
 Tiết 57. Quang Trung xây dựng đất nước. 
 Phần củng cố bài học, giáo viên đưa ra một bông hoa bằng giấy có 5 cánh, mỗi cánh hoa là mỗi dữ kiện, nhuỵ hoa là một “mật mã” :
* GV nêu câu hỏi để học sinh tìm ra các dữ kiện trên mỗi cánh hoa:
- Cánh hoa 1: Năm nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn . 
- Cánh hoa 2: Một chiến thắng quân sự năm 1785.
- Cánh hoa 3: Nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh vào năm này.
- Cánh hoa 4: Một cơ quan thời Tây Sơn có nhiệm vụ dịch chữ Hán ra chữ Nôm.
- Cánh hoa 5: Ban bố nào có tác dụng phục hồi và phát triển kinh tế thời Tây Sơn.
* Cho học sinh lựa chọn cánh hoa để trả lời.
* Sau khi học sinh trả lời cho đáp án từng cánh hoa.
* Khi đã tìm được tất cả câu trả lời ở các cánh hoa, giáo viên cho học sinh tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện đó để giải mật mã ở nhuỵ hoa.
* Đáp án:
- Cánh hoa 1: Năm 1771
- Cánh hoa 2: Rạch Gầm- Xoài Mút
- Cánh hoa 3: Năm 1789
- Cánh hoa 4: Lập Viện Sùng chính
- Cánh hoa 5: Chiếu khuyến nông.
- Nhuỵ hoa- “Mật mã”: Quang Trung
 IV. Kết quả.
Với mong muốn sáng tạo cho học sinh có hứng thú học tập, đồng thời nhớ và hiểu được lâu khi học tập bộ môn lịch sử , tôi thường xuyên tổ chức hình thức các trò chơi này trong các giờ học, và nhận thấy rằng trò chơi đã góp phần tích cực tạo được hứng thú học tập cho các em , giờ học sôi nổi hơn, học sinh hăng say học tập tìm hiểu, chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt . 
Cuối năm, các lớp sử tôi dạy đạt kết quả như sau:
 Kết quả.
Khối lớp.
Tổng số
học sinh
Khá-Giỏi
Trung bình
Dưới trung bình
8
177
41 %
54 %
5 %
9
216
44%
53 %
3 %
c. Bài học kinh nghiệm:
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải phổ biến rõ luật chơi cho học sinh: Thành phần tham gia, thời gian, số lượng câu hỏi, phần thưởng Trò chơi có thể chơi vào cuối giờ học để củng cố bài học, hoặc có thể dùng trò chơi để kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi học xong một thời kỳ, một giai đoạn lịch sửCác câu hỏi cho mỗi ô chữ, mỗi cánh hoa phải tập trung vào các đơn vị kiến thức lịch sử cần ghi nhớ. Ô chữ hàng dọc, “ mật mã lịch sử” phải là nội dung kiến thức quan trọng, bao trùm lên toàn bộ bài học hoặc của một chương, một giai đoạn lịch sử.
- Trò chơi chỉ là một phần trong tiết học để góp phần tạo hứng thú học tập cho các em. Tránh tình trạng lạm dụng quá mức, biến giờ học thành trò chơi sẽ làm mất thời gian và gây nên phản tác dụng.
- Để trò chơi thành công, đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm tòi , sáng tạo, chuẩn bị công phu trước khi đến lớp.
D. kết luận:
Với các trò chơi trên, tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, nó đã thực sự đem lại hứng thú học tập, các em học tập sôi nổi, hiệu quả hơn. Bởi ngoài việc chơi, hơn hết là các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, nặng nề. “Học mà chơi, chơi mà học”. Và dần dần các em yêu thích hơn bộ môn lịch sử. Tôi hy vọng rằng với các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói chung.
 Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy tôi rất mong bạn đọc góp ý kiến xây dựng, để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn./.

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan