Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3

Trong suốt những năm qua chúng ta luôn coi “GD là quốc sách hàng đầu”. Hệ thống GD chia làm nhiều bậc học, trong đó TH được coi là nền tảng cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đây là bậc học đặt nền tảng vững chắc cho toàn bộ hệ thống GD.

Cùng với môn học khác như Toán, Tiếng Việt , môn TN & XH đóng vai trò quan trọng trong giáo GDTH. Môn TN & XH cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu và cơ bản về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và XH. Môn học này còn giúp học sinh hình thành và phát triển KN quan sát, mô tả, phân tích, so sánh. Nó kích thích HS tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh và tìm tòi nghiên cứu khoa học, phát hiện ra cái mới. Từ đó, các em vận dụng những KT đã học vào thực tế cuộc sống. Môn TN & XH còn bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, XD hình thành cho các em có thái độ đúng đắn đối với bản thân gia đình, XH.

Ngành GD đổi mới nội dung chương trình SGK. Trong đó, đổi mới PPDH góp phần quan trọng cho sự đổi mới đó. Chinh vì vậy, việc sử dụng đồ dùng DH đặc biệt được quan tâm.

ĐDDH là phương tiện giúp GV tổ chức và điều khiển nhận thức của HS. ĐDDH thực sự cần thiết để GV thiết kế HĐ học cho HS, giúp HS có cơ hội tự mình phát hiện KT giúp đổi mới PPDH theo hướng tích cực đạt hiểu quả.

ĐDDH môn TN & XH phong phú đa dạng so với những môn học khác. Do vậy, nếu GV biết cách lựa chọn, sử dụng ĐDDH thì sẽ mang lại một giờ học đạt hiệu quả. Vả lại HSTH vốn sống còn ít, chưa đủ có sự tự phân tích đánh giá những điều có trong sách. Vì vậy, ĐDDH sẽ hỗ trợ đắc lực giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng. Nhất là trong vài năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào HĐ giảng dạy làm cho HĐ giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Trong môn TN & XH việc ứng dụng CNTT càng có hiệu quả rõ nét. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH trong giảng dạy nói chung và trong dạy học TN & XH nói riêng nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong môn TN&XH lớp 3” .

 

docx12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC ĐỒNG
-----------˜&™-----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HIỆU QUẢ 
TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
 Môn: TN&XH
 Cấp học: Tiểu học
 Họ và tên: Phan Thị Thanh Giang
 Chức vụ: TTCM
 ĐT: 0949907792
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phúc Đồng -
 Quận Long Biên - Hà Nội 	
Long Biên, tháng 4/2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDTH
Giáo dục Tiểu học
HSTH
Học sinh Tiểu học
TN&XH
Tự nhiên và Xã hội
XH
Xã hội
TH 
Tiểu học
SGK
Sách giáo khoa
ĐDDH
Đồ dùng dạy học
CNTT
Công nghẹ thông tin
KT
Kiến thức
GD
Giáo dục
KN
Kĩ năng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
PPDH
Phương pháp dạy học
HĐ
Hoạt động
GAĐT
Giáo án điện tử
DH
Dạy học
XD
Xây dựng
TLCH
Trả lời câu hỏi
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN	
Trong suốt những năm qua chúng ta luôn coi “GD là quốc sách hàng đầu”. Hệ thống GD chia làm nhiều bậc học, trong đó TH được coi là nền tảng cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đây là bậc học đặt nền tảng vững chắc cho toàn bộ hệ thống GD.
Cùng với môn học khác như Toán, Tiếng Việt, môn TN & XH đóng vai trò quan trọng trong giáo GDTH. Môn TN & XH cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu và cơ bản về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và XH. Môn học này còn giúp học sinh hình thành và phát triển KN quan sát, mô tả, phân tích, so sánh. Nó kích thích HS tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh và tìm tòi nghiên cứu khoa học, phát hiện ra cái mới. Từ đó, các em vận dụng những KT đã học vào thực tế cuộc sống. Môn TN & XH còn bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, XD hình thành cho các em có thái độ đúng đắn đối với bản thân gia đình, XH.
Ngành GD đổi mới nội dung chương trình SGK. Trong đó, đổi mới PPDH góp phần quan trọng cho sự đổi mới đó. Chinh vì vậy, việc sử dụng đồ dùng DH đặc biệt được quan tâm.
ĐDDH là phương tiện giúp GV tổ chức và điều khiển nhận thức của HS. ĐDDH thực sự cần thiết để GV thiết kế HĐ học cho HS, giúp HS có cơ hội tự mình phát hiện KT giúp đổi mới PPDH theo hướng tích cực đạt hiểu quả.
ĐDDH môn TN & XH phong phú đa dạng so với những môn học khác. Do vậy, nếu GV biết cách lựa chọn, sử dụng ĐDDH thì sẽ mang lại một giờ học đạt hiệu quả. Vả lại HSTH vốn sống còn ít, chưa đủ có sự tự phân tích đánh giá những điều có trong sách. Vì vậy, ĐDDH sẽ hỗ trợ đắc lực giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng. Nhất là trong vài năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào HĐ giảng dạy làm cho HĐ giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Trong môn TN & XH việc ứng dụng CNTT càng có hiệu quả rõ nét. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH trong giảng dạy nói chung và trong dạy học TN & XH nói riêng nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong môn TN&XH lớp 3” .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Nghiên cứu trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quá trình giảng dạy.
 Đề ra một số biện pháp chuẩn bị và sử dụng ĐDDH trong giờ TN & XH ở 
lớp 3 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
III. GIỚI HẠN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
Đồ dùng dạy học môn TN&XH lớp 3 
Thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2019
B. NỘI DUNG
I. CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG MÔN TN&XH LỚP 3
SGK TN&XH lớp 3 có 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần thực học (Trong đó có 64 bài học mới ,4 bài ôn tập ) được phân phối như sau:
Chủ đề “Con người và sức khỏe”: 9 bài mới, 1 bài ôn tập kiểm tra
Chủ đề “Xã hội”: 12 bài mới, 1 bài ôn tập kiểm tra
Chủ đề “Tự nhiên”: 10 bài mới, 2 bài ôn tập kiểm tra
Cũng như các sách TN&XH lớp 1 và 2, ND KT trong sách TN&XH lớp 3 được phát triển theo nguyên tắc đồng tâm từ gần đến xa , dẫn dắt HS mở rộng vốn hiểu biết .Từ bản thân đến gia đình, trường học đến thiên nhiên rộng lớn mặt trời, trái đất và mặt trăng. ND mỗi chủ điểm đều được tích hợp GD sức khỏe một cách hợp lý. Từ sức khỏe cá nhân và cộng đồng liên quan đến môi trường. 
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MÔN TN&XH LỚP 3
Biện pháp 1. Chuẩn bị, phân loại đồ dùng dạy học TN&XH
Với mỗi môn học sẽ có những ĐDDH đặc trưng. Và môn TN&XH cũng vậy. ĐDDH gồm tranh ảnh, vật thật, mẫu thật, mô hình, sơ đồ, lược đồ, phiếu học tập, phương tiện nghe nhìn.
1.1. Tranh ảnh, tư liệu 
Đối với tranh ảnh và tư liệu thì hầu hết tiết TN&XH nào cũng cần phải có. Tùy ND từng bài ta có thể chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh khác nhau để phục vụ tiết học. Những tranh ảnh sưu tầm phải có HT đẹp , ND phải phục vụ cho việc khai thác KT bài học. Công việc sưu tầm phải được thực hiện trước khi vào tiết học. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Động vật”, tôi yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật từ sau tiết TN & XH tuần 24.
Khi yêu cầu HS sưu tầm, tôi gới ý các em sưu tầm bằng cách tìm trên các loại báo, hay trên các tờ tranh về thế giới loài vật dành cho trẻ em.
1.2. Vật thật, mẫu vật, mô hình.
	Sử dụng vật thật, mẫu vật, mô hình trong giảng dạy là phù hợp với nhận thức
của HSTH vì “trăm nghe không bằng một thấy”. Trong chương trình TN & XH lớp 3, vật thật, mẫu vật, mô hình được sử dụng nhiều trong chủ đề “Tự nhiên”.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Rễ cây”, trước đó tôi và HS phải quan sát xung quanh xem nhà ai, ở đâu có cây Trầu không hoặc cây Vạn niên thanh để đến hôm có tiết dạy đến xin hoặc mua. Còn củ cải, cà rốt, cây hành, tỏi thì dễ kiếm vì có rất sẵn ngoài chợ.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Lá cây”.
	Nếu vật thật là lá cây có màu xanh và hình dáng kích thước khác nhau thì dễ kiếm nhưng lá có màu đỏ, tím thì khó kiếm hơn. Do vậy, tôi phải sưu tầm một số cây cảnh có màu sắc khác nhau như cây tía tô cành lá có màu tím, cây đuôi lươn lá màu vàng. Đồng thời, tôi hỏi thêm nhà em nào có loại cây nào có lá cây không phải là màu xanh tôi đề nghị các em mang một số lá tới lớp. Còn một số mô hình, mẫu vật trong phòng đồ dùng nhà trường có, tôi đăng kí với GV phòng ĐD để mượn.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Thân cây”, tôi cho HS xem cách mọc của một số loại cây như: cây đậu Hà Lan, cây khoai lang, cây nhãn. Khi xem, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Đó là cách mọc của những cây nào? Chúng mọc như thế nào?
	Nhờ những đoạn băng đó, HS hứng thú và phát hiện ra KT thế nào là cây có thân mọc đứng , thân mọc bò, thân mọc leo một cách cụ thể hơn.
	Có những mẫu vật thật, mô hình rất sẵn lúc nào cũng có nhưng có những vật tương đối khó vì nó phụ thuộc vào thời tiết, thời vụ, khách quan khác. Do vậy việc chuẩn bị ĐD loại này cần phải có thời gian chuẩn bị để tìm kiếm.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Mặt trăng” , trước đó tôi phải quan sát, tìm ở thư viện để mượn trước mô hình mặt trăng, nếu thư viện nhà trường không có tôi phải có kế hoạch tự làm hoặc mua.
	1.3. Phương tiện nghe nhìn.
	Phương tiện nghe nhìn gồm máy chiếu, máy hắt, máy thu thanh, đầu video. Đối với phương tiện nghe nhìn, sự chuẩn bị chủ yếu của GV với phim của máy chiếu hắt tôi phải chuẩn bị sao cho phim không bị mờ xước, hoen ố. ND trình bày trên phim phù hợp với KT của bài, chữ viết, mực viết cũng phải thể hiện tính thẩm mỹ. Hiện nay, do việc ứng dụng CNTT vào giàng dạy thì việc giảng dạy môn TN & XH trên GAĐT có sử dụng những đoạn băng hình đặc biệt gây hứng thú cho HS.
	1.4. Lược đồ và bảng công thức.
	Sơ đồ, lược đồ được sử dụng trong các bài nói về cơ thể người, gia đình, mặt trời và trái đất. Các sơ đồ lược đồ này phòng đồ dùng đã có.Tôi lên lịch sử dụng và
 báo cáo với phòng thư viện để cán bộ đồ dùng sắp xếp.
	1.5. Phiếu học tập
	Khi soạn PHT bao giờ cũng phải nêu rõ yêu cầu, diễn đạt một cách chặt chẽ, rõ ràng , mạch lạc, dễ hiểu, chính xác. PHT phải đa dạng về ND và HT. PHT được soạn từ khi soạn giáo án và phát cho HS vào đầu giờ học.
	Ví dụ 1. Bài 33 “An toàn giao thông”, PHT dành cho HĐ nhóm như sau: 
	* Viết thêm một số quy định đối với người đi xe đạp.
	+ Người đi xe đạp: Đi bên phải 
	+ Người đi xe đạp không được: Đi hàng ba trên đường 	
	Ví dụ 2. Bài 26 “Không chơi các trò chơi nguy hiểm”, tôi soạn phiếu dành cho thảo luận nhóm như sau: 
Đánh dấu x vào □ trước câu trả lời phù hợp với ý kiến của em.
	* Em sẽ làm gì khi thấy các bạn khác chơi những trò chơi nguy hiểm
□ Không làm gì.	 □ Cùng tham gia trò chơi. 
□ Báo cho thầy cô hoặc người lớn biết □ Khuyên bạn không nên chơi trò chơi đó.
	1.6. Bảng tổng kết:
	Kiến thức được sử dụng trong các tiết ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa KT đã học sau một chủ đề. Bảng tổng kết giúp các em ghi nhớ một cách tổng quát các KT đã học. 
	Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập con người và sức khỏe”, tôi kẻ sẵn bảng tổng hợp và yêu cầu HS thảo luận và điền vào cột 4. 
STT
Tên cơ quan
Tên các bộ phận
Chức năng từng bộ phận
1
Hô hấp
Mũi
Khí quản
Phổi
2
Tuần hoàn
Tim
Các mạch máu
3
Bài tiết nước tiểu
Hai quả thận
Hai ống dẫn nước tiểu
Bàng quan
Ống dẫn đái
4
Thần kinh
Não, Tủy sống
Các dây thần kinh 
	Sau khi HS hoàn thiện bảng, tôi đã có hệ thống KT được tổng hợp. 
	Biện pháp 2. Các sử dụng ĐDDH trong môn TN & XH lớp 3.
	Để đạt hiệu quả cao trong tiết dạy, tôi phải tìm hiểu kĩ mục đích, yêu cầu của tiết dạy đó là gì, cần có những ĐDDH nào? Chúng được sử dụng lúc nào, sử dụng ra sao? ĐDDH có thể được sử trong các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài.	2. Tìm hiểu nội dung.
	3. Liên hệ sử dụng.	4. Trò chơi củng cố.
	2.1. Sử dụng đồ dùng khi giới thiệu bài.
	ĐDDH sử dụng nhằm mục đích gây hứng thú học tập cho các em ngay từ phút đầu và có tác dụng kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em.
	VD: Khi dạy bài “An toàn khi đi xe đạp”, trước khi giới thiệu bài, tôi cho HS xem một đoạn phim ngắn với ND ba bạn HS vượt lên dàn hàng ngang ra đường, bác lái đi xe ô tô đã phanh kịp không gây ra mộtt vụ tai nạn giao thông. Từ bộ phim đó, GV giới thiệu bài: Các bạn HS đi xe đạp như vậy rất nguy hiểm. Nếu không có bác lái xe phanh kịp có lẽ đã gây ra một vụ tai nạn lớn rồi .Vậy đi xe đạp thế nào là an toàn, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
	2. 2. Sử dụng đồ dùng trong phần tìm hiểu nội dung bài.
	2.2.1. Sử dụng tranh ảnh, tư liệu.
	Tranh ảnh, tư liệu là ĐDDH được sử dụng rất phổ biến trong các bài dạy TN – XH khi không có vật thật, mô hình để minh họa cho nội dung KT của bài học giúp HS khám phá KT mới.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Động vật”
	Hoạt động 1: Tôi đã yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, rút ra KT về đặc điểm bên ngoài của chúng.
	2.2.2. Sử dụng vật thật, mẫu vật, mô hình.
	Đặc điểm tri giác của học sinh TH mang tính chất trực quan cụ thể.
	Các em tri giác sự vật có ý nghĩa là phải làm gì đó với sự vật (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,miệng nếm)
	Ví dụ: Khi dạy bài “Thân cây”, từ các cây mà HS mang đến lớp, tôi cho 2 HS lên bấm vào 2 thân cây (cây rau cải và cây xoài). Từ đó, HS nêu nhận xét: Cây rau cải thân mềm, dễ bấm. Còn thân cây xoài cứng, không bấm được.
	Từ phần nhận xét thực tế, GV giúp HS hiểu được: Cây có thân xốp dễ bấm chính là cây thân thảo, cây có thân chắc không bấm được chính là cây thân gỗ. Từ đó, HS thảo luận phân loại cây nào là cây thân thảo, cây nào là cây thân gỗ bằng những cây mang tới lớp. Qua làm việc với cây thật, tôi nhận thấy HS nắm chắc và 
hiểu sâu KT hơn.
	Với những ví dụ cụ thể như vậy, dạy TN & XH bằng các vật thật giúp các em khám phá và tiếp nhận KT một cách dễ dàng, ghi nhớ lâu, bền chắc, tạo khả năng hứng thú cho HS. Bởi khi dạy bài “Thân cây”, tôi đã dạy thực nghiệm ở lớp không dùng đồ dùng là vật thật. HS chỉ được làm việc với một số thân cây là tranh ảnh trong SGK. Chính vì vậy, việc tổ chức cho HS tự phát hiện, tự tìm hiểu về đặc điểm của thân cây là khó khăn. Có chăng cũng chỉ là cách mô tả lại, nói lại. Dù tôi đã cố gắng mô tả một cách mô tả một cách tỉ mỉ nhưng HS vẫn khó hình dung, khó ghi nhớ những điều trong bài học khi tiếp nhận KT bởi sự thực các em dễ nhớ, dễ quên. Do vậy, sử dụng đồ dùng bằng vật thật rất có ý nghĩa đối với HS.
	2.2.3. Sử dụng dụng cụ thí nghiệm.
	Sau khi giới thiệu bài, GV và HS sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo hiện tượng xảy ra trong thực tế, tìm hiểu và rút ra kết luận khoa học.
	Ví dụ : Khi dạy bài “Hoạt động thần kinh ” 
	Thí nghiệm 1: Gồm một cốc thủy tinh, một phích nước nóng tôi cho HS thực hành thí nghiệm như sau: Tôi rót nước nóng vào cốc thủy tinh rồi yêu cầu các em đưa tay chạm vào cốc thủy tinh chứa nước nóng và hỏi tay các em lúc đó như thế nào (rụt tay lại)
	Thí nghiệm 2: Thử phản xạ đầu gối .
	Gọi một HS lên trước lớp, yêu cầu em này ngồi vào 1 cái ghế cao, chân buông thẳng , GV dùng búa cao su hoặc cạnh bàn tay đánh nhẹ vào phía dưới xương bánh chè. HS phía dưới quan sát chân bạn thế nào (cẳng chân đó bật ra phía trước)
	Từ 2 thí nghiệm, HS rút ra kết luận: Trong cuộc sống khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh – đó là “phản xạ”. 
	Như vậy thí nghiệm đã tạo niềm tin khoa học, nâng cao tính tự lực và tư duy khoa học. Thí nghiệm còn giúp HS làm quen dần dần hình thành kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm . 
	2.2.4. Sử dụng sơ đồ tư duy, lược đồ, phiếu học tập, bảng tổng kết 
	Khi dạy các bài về cơ quan trong cơ thể người tôi dùng các sơ đồ, yêu cầu HS lên bảng gắn thêm các cơ quan vào sơ đồ .
	Ví dụ 1: Dạy bài: “Hoạt động bài tiết nước tiểu”, tôi đã sử dụng sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu và yêu cầu HS lên gắn thêm các bộ phận của cơ quan bài tiết 
nước tiểu. 
Ví dụ 2. Dạy bài: “Ôn tập con người và sức khỏe”(tiếp theo), tôi đã soạn và sử dụng PHT như sau .
	1. Viết chữ Đ vào trước ý trả lời đúng , chữ S vào trước ý trả lời sai.
	Trong nước thải, điều gì gây hại cho sinh vật và sức khỏe con người?
 	 Phân Vi khuẩn gây bệnh
 	 Đất Muối Chất độc hại
2. a. Đánh dấu x vào trước ý chỉ những nguồn nước thải mà bạn đã nhìn thấy .
 Nước thải các nhà máy	 Nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi
 Nước thải từ bệnh viện 	 Nước thải từ chợ , hàng quán
 Nước thải trong sinh hoạt gia đình như : tắm, giặt, nấu ăn, lau nhà.
	b.Trong các nguồn nước thải mà bạn nhìn thấy, nguồn nước thải nào được cho chảy vào cống rãnh ? 
3.Ở địa phương bạn nước thải được xử lý như thế nào?
	Để giúp HS thảo luận và TLCH “Trong nước thải điều gì gây hại cho sinh vật và sức khỏe con người”?, tôi cho các em thảo luận và làm bài tập.Tôi yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, sau đó đại diện nhóm sẽ trình bày ND của nhóm mình đã thống nhất. HĐ nhóm sẽ phát huy tích cực độc lập của HS, tạo điều kiện cho các em biết nghe và lựa chọn tiếp nhận hiểu biết của bạn, bổ sung vào vốn hiểu biết của mình. Sau đó, tôi cho các em làm tiếp bài tập 2 (cá nhân). Nhờ sự hiểu biết của mình, các em có thể điền được các từ vào ., nhưng cũng sẽ có em không biết, hoặc có đáp án khác. Vậy HĐ cá nhân tạo điều kiện cho HS tự thể hiện năng lực hiểu biết của mình và bày tỏ ý kiến nhận xét của mình. Qua đó, GV quan tâm được đến từng HS, giúp HS yếu theo kịp trình độ của lớp, HS có năng khiếu phát triển được nguồn năng lực sẵn có.
	Tiếp theo của HĐ 2, tôi cho HS làm bài tập 3 để nêu cách xử lí nước thải tại địa phương . Khi đại diện các nhóm trình bày, GV có thể lồng ghép với việc lấy ví dụ cụ thể phân tích.
	2.2.5. Sử dụng phương tiện nghe nhìn.
	Với các bài về cá, chim, thú, côn trùng..., tôi đã sử dụng máy chiếu đa năng (hoặc máy chiếu hắt), in phim màu phóng to các tranh ảnh SGK giúp HS chỉ và nói tên chính xác các bộ phận bên ngoài của cá, chim, thú, côn trùng...của các con vật có trong SGK. Việc làm đó giúp HS tự phát hiện ra các bộ phận bên ngoài của các
con vật.
	2.3. Sử dụng ĐDDH trong phần củng cố
	Với quan điểm đúng đắn trong giáo dục TH “Học mà chơi, chơi mà học”, cuối mỗi bài, tôi thường dành ít phút để củng cố lại KT cho các em bằng các trò chơi. Tùy từng bài, từng trò chơi, tôi đã sử dụng những đồ dùng chơi khác nhau nhưng hầu hết đều là những đồ dùng đơn giản.
	Với các bài về cơ quan bên trong cơ thể, tôi làm hai bộ bằng giấy ghi tên các cơ quan (cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn...). Với 2 sơ đồ các cơ quan (trong cơ thể) tôi tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
	Chọn hai đội, mỗi đội (3-5 em) khi có hiệu lệnh các em lần lượt gắn nhanh các băng giấy vào sơ đồ. Đội nào đính nhanh, đúng đội đó sẽ thắng cuộc.
	Hay với bài “Thân cây”, GV cho HS chơi trò chơi “Đoán cây”
	Trên màn hình có 4 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép là một câu đố về cây hoặc một câu hát , tên cây nhiệm vụ của HS là chọn câu đố trong mỗi mảnh ghép và tìm các cây có trong câu đố câu hát đó. Ai tìm nhanh, tìm đúng sẽ là người thắng cuộc. Qua trò chơi “Đoán cây”, tôi thấy HS chơi rất vui và hào hứng. Từ trò chơi, GVcó thể khắc sâu KT bằng những câu hỏi nhỏ: Cây đó là cây thân gì? Cây đó có thân mọc như thế nào? Với mỗi trò chơi ở phần củng cố, các em được “Chơi mà học” đồng thời các trò chơi đã khác sâu KT cho các em.
	Biện pháp 3. ĐDDH để liên hệ mở rộng kiến thức.
	Chương trình TN&XH ở lớp 3 có nhiều kiến thức gần gũi với các em. Nhưng với các em, thế giới xung quanh mình là những gì mà như tự nhiên có mà lại là những gì hết sức khó hiểu. Lúc này, HĐ quan sát chiếm ưu thế, tư duy diễn ra trên cơ sở trực quan, hành động chưa dựa trên luận chứng logic. Do vậy, dưới sự hướng dẫn của GV, HS không phải chỉ dừng lại ở dấu hiệu bên ngoài mà từ dấu hiệu bên ngoài các em suy ra những dấu hiệu bên trong của sự vật. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn sưu tầm, tìm hiểu thêm các kiến thức, các thông tin mới mẻ phục vụ cho bài học. Trong các giờ dạy, ngoài KT trong SGK, tôi đã cung cấp thêm tới các em một số thông tin, tư liệu. Nhờ đó, các em hiểu rõ hơn, biết rõ hơn, làm tăng ham thích tìm hiểu, sưu tầm tư liệu khám phá khoa học. 
	III. KẾT QUẢ
 	Khi áp dụng các biện pháp trên, phần lớn HS lớp tôi rất thích học môn TN&XH nhất là ở chương “Tự nhiên”, các em say sưa quan sát, tìm tòi, học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt, các em còn đem ra bàn luận ở những giờ ra chơi. Một số em còn mang tài liệu có tranh ảnh của môn học này đã mua được đến lớp để trao đổi, bàn luận rất sôi nổi. Nhiều em còn mạnh dạn đóng vai các bài có thể chuyển thành kịch. Các em đã biết vận dụng KT, KN đã học để phục vụ học tập và đời sống. Điều này cho thấy việc đổi mới PPDH để nâng cao hiệu quả môn học là rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với bậc TH nói chung và môn TN&XH nói riêng
C. PHẦN KẾT LUẬN
	I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Trong các tiết dạy TN&XH, tôi nhận thấy việc sử dụng ĐDDH là rất cần thiết, nhất là đối với lớp 1,2,3 hiện nay. Nó góp phần quan trọng trong việc truyền đạt KT của GV và tiếp thu KT của HS. Đó chính là phương tiện giúp GV truyền đạt KT dễ dàng, hấp dẫn và HS tự tiếp nhận KT một cách thoải mái, có cơ sở để nhớ lâu để vận dụng KT một các dễ dàng.
	Tuy nhiên, HS lớp 3 với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các em rất tò mò, hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao. Do đó, sử dụng ĐDDH khi dạy TN&XH mang lại hiệu quả cao. HS hứng thú học tập, lớp học sôi nổi hiệu quả giảng dạy thu được là cao hơn so với dạy chay rất nhiều. Tuy nhiên khi sử dụng ĐDDH tôi cố gắng sử dụng trong khoảng thời gian hợp lý nhất, tránh mở rộng, lạm dụng không cần thiết làm loãng nội dung bài dạy.
	II. KHUYẾN NGHỊ
	Khi sử dụng ĐDDH trong dạy TN&XH lớp 3, tôi xin đề xuất một số ý kiến:
	Để giúp HS hiểu bài, nắm vững KT, có chiều sâu và mở rộng được KT, trong giờ TN&XH khi GV sử dụng đồ dùng phải tuân theo một số nguyên tắc sử dụng ĐDDH. Mỗi giờ dạy GV cần thiết kế đồ dùng, phối hợp các phương pháp để giờ học bớt căng thẳng, HS thích học và ham thích khám phá thế giới xung quanh.
	Cần trang bị đủ ĐDDH cho GV và cho HS. Bộ, Sở, Phòng cần đầu tư trang bị đầy đủ ĐDDH và chỉ đạo công ty thiết bị trường học nghiên cứu, in ấn ĐDDH cho phù hợp với yêu cầu của chương trình mới. 
	Trên đâylà một số Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong môn TN&XH lớp 3 mà tôi thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_day_h.docx
Sáng Kiến Liên Quan