Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo (5 – 6) tuổi

 Khái niệm hành vi văn minh: Là cách ứng xử của con người đối mọi sự vật hiện tượng phải tuân theo một quy tắc.

Đối với trẻ mầm non có những hành vi văn minh như sau:

Hành vi văn minh trong giao tiếp: Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn, phù hợp với tình huống. Không nói tục chửi bậy. Chăm chú lắng nghe người khác, đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù hợp và chờ đến lượt trong trò chuyện. Không nói leo, không ngắt lời người khác. Biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người khác.

Hành vi văn minh trong ăn uống: Không nói chuyện khi ăn. Biết nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa. Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nuốt vội, phải nhai từ tốn. Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng mình, không bỏ dở suất ăn. Biết và không ăn những thứ có hại cho sức khỏe. Biết dùng tay, khăn che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi, hỉ mũi

Hành vi văn minh nơi công cộng: Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên môi trường sạch sẽ. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như vứt rác đúng nơi qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẵm lên cỏ. Thói quen thực hiện các qui định giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường đúng nơi qui định, ngồi trên các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo (5 – 6) tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y như vứt rác đúng nơi qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẵm lên cỏ.
+ Không đùa nghich xô đẩy đồ đạc làm ảnh hưởng những người xung quanh 
- Hoạt động khám phá, 
- Hoạt động góc, chiều, ngoài trời ...
*Kết quả:
 - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động.
 - Việc xây dựng kế hoạch hoạt động còn giúp giáo viên không bỏ sót một công việc naò hoặc làm qua loa.
4.2 Tạo môi trường cho trẻ hoạt động: 
* Mục đích:
 Nhằm mục đích nhằm phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những hành trang ban đầu về nhân cách con người mới, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển về ác mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kĩ năng xã hội, thẩm mỹ 
* Cách thực hiện: 
 - Môi trường trong lớp:
+ Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh. Việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút sực chú ý của trẻ. 
+ Rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ điểm, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước.
 + Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ.
 - Môi trường ngoài lớp học:
 + Tạo không gian cho trẻ với nhiều đồ dùng đồ chơi ngooài trời để trẻ trải nghiệm 
 + Sử dụng hình ảnh minh họa các bước thực hiện các kỹ năng , thói quen hành vi văn minh dán, treo theo từng chủ điểm,sự kiện
 + Tích cực hướng dẫn, tổ chức các hoạt động và lồng ghép các hoạt động khác để trẻ có thể trải nghiệm với môi trường đã xây dựng 
* Kết quả:
 - Trẻ hoạt động tích cực hơn trong môi trường đã tạo, kiến thức được bổ sung và phong phú hơn. 
 - Trẻ hững thú tham gia vào các hoạt động. 
 - Trẻ có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp học.
4.3 Tổ chức một số hoạt động lồng ghép giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh 
* Mục đích:
Nhằm xây dựng hình thành, bồi dưỡng thói quen tự giác và hành vi tốt đẹp, lỗi sống thân thiện cho trẻ.
Nhằm nâng cao ý thức cho trẻ cả khi ở nhà lẫn trong môi trường giáo dục mầm non.
* Cách thực hiện:
Muốn dạy trẻ (5 - 6) tuổi có thói quen vệ sinh và hành vi văn minh được tốt thì tôi phải có kiến thức và nắm vững phương pháp tổ chức, các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ
Tôi thực hiện hướng dẫn trẻ 2 đến 3 lần tuỳ theo khả năng của trẻ.
+ Lần 1: Thực hiện thao tác không phân tích (Làm chậm, rõ từng thao tác).
+ Lần 2: Nhấn vào các kĩ năng thao tác khó (có thể kết hợp với phân tích bằng lời).
 Ví dụ: 
* Thao tác rửa tay:
 Các thao tác rửa tay gồm 6 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xắn cao tay áo, hứng dưới vòi nước chảy sao cho ướt từ cổ tay xuống hết lòng bàn tay và xoa xà phòng khắp 2 bàn tay.
Buớc 2: Rửa cổ tay và mu tay: Đưa tay phải xoay cổ tay trái rồi tay trái xoay cổ tay phải. Tiếp tục dùng tay nọ lau cọ mu tay kia.
Bước 3: Xoay tròn rửa từng ngón tay và kẽ hai bàn tay.
Bước 4: Xoa 2 tay vào nhau rửa lòng bàn tay.
Bước 5: Chụm đầu các ngón tay trái xoay vào lòng tay phải và ngược lại để rửa các đầu ngón tay.
Bước 6: Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước sạch và lau tay khô ráo.
* Thao tác đánh răng:
Bước 1: Lấy bàn chải đúng ký hiệu và kem đánh răng 
Bước 2: Hứng cốc vào vòi, lấy nước vừa đủ khoảng 2/3 cốc
 Bước 3: Chải răng: 
 Chải mặt ngoài của răng
 Chải mặt trong của răng
 Chải mặt trong răng cửa và răng nanh
 Chải mặt nhai của hàm
 Chải nhẹ lên trên lưỡi 
Bước 4: Súc miệng với nước
 Bước 5: Rửa sạch bàn chải đánh răng 
* Thao tác lau mặt: 
. Thao tác rửa mặt gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Lấy khăn mặt rải khăn lên tay, lấy ngón tay lau hai mắt trước.
Bước 2: Gấp đôi khăn lau từ trán qua má xuống cằm 
Bước 3: Gấp khăn tiếp lau bên má phải rồi lật khăn lau má trái.
Bước 4: Cầm 2 mũi khăn ngoáy hai lỗ mũi lau lỗ mũi và bỏ khăn vào chậu.
Ngoài việc nắm chắc các kiến thức về kỹ năng vệ sinh, tôi còn tạo ra các tình huống để dạy trẻ các hành vi văn minh, cụ thể như sau:
Hành vi biết cảm ơn, xin lỗi: Trẻ cần biết cảm ơn khi được sự giúp đỡ và biết xin lỗi khi làm việc sai trái. Trẻ nhận biết được đâu là đúng đâu là sai, đây cũng là một phần hình thành nên nhân cách trẻ sau này. Vì vậy tôi đã đưa ra các tình huống để trẻ giải quyết các tình huống theo vốn kinh nghiệm sống của trẻ:
* Tình huống 1: Trong giờ cô đón các bạn vào lớp, bạn An không chào cô và các bạn lúc đến lớp. Theo các con bạn An đã ngoan chưa? Chúng mình nên làm gì để giúp bạn?
Trẻ trả lời: Bạn An chưa ngoan. Con sẽ nhắc bạn để bạn chào cô và các bạn trong lớp. 
Qua đó các tình huống tôi đưa ra và trẻ trả lời tôi thấy trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ nét về cách chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn khi được nhận quà và xin lỗi khi mình làm bạn đau, nhường đồ chơi cho bạnvv
Hành vi giữ gìn vệ sinh môi trường:
Dạy trẻ biết vứt rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi, không ngắt lá bẻ cành. Những hành động đó tuy nhỏ nhưng góp phần làm cho môi trường xanh sạch, giúp trẻ hình thành con người sống có văn hóa. 
* Tình huống :Trong giờ hoạt động ngoài trời, có một bạn hái hoa? Con nhìn thấy bạn như vậy con sẽ làm gì?
 Trẻ trả lời: con sẽ bảo bạn không được hái hoa vì cô giáo dạy nếu hái hoa thì sân trường không còn đẹp nữa vì vậy chúng mình phải chăm sóc hoa và bảo vệ hoa để cho sân trường mình thêm đẹp.
Hành vi văn minh trong ăn uống: Dạy trẻ không nói chuyện khi ăn. Biết nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa. Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nuốt vội, phải nhai từ tốn. Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng mình, không bỏ dở suất ăn. Biết và không ăn những thứ có hại cho sức khỏe. Biết dùng tay, khăn che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi, hỉ mũi 
 Giáo dục các thói quen vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh cho trẻ không thể tiến hành trên một tiết học riêng biệt mà nó được tích hợp vào các hoạt động khác như: Hoạt động đón trả trẻ; Hoạt động học tập, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều hay tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Trong hoạt động đón, trả trẻ: Thông qua hoạt động giáo viên vừa giao tiếp với trẻ, với phụ huynh đồng thời cũng quan sát ứng xử của trẻ khi đến lớp từ đó có những uốn nắn kịp thời cho trẻ.
Hàng ngày đến lớp trẻ đều thực hiện chào hỏi sẽ trở thành thói quen tốt giúp trẻ tự tin trong giao tiếp thể hiện hành vi văn minh của mình và để các bạn trong lớp học tập. Chính sự bắt chước và nêu gương khen ngợi động viên kịp thời, trẻ lớp tôi đã có ứng xử rất tốt trong việc chào cô, chào bạn và bố mẹ khi đến lớp cũng như lúc về nhà.
Trong hoạt động học:
Với trẻ mầm non hoạt động học của trẻ diễn ra trong một ngày rất ít. Thời gian một giờ học của trẻ không dài, với trẻ 5 – 6 tuổi chỉ từ 30-35 phút. Nhưng với thời gian ngắn đó nội dung cung cấp cho trẻ lại rất sâu và trọng tâm. Với nội dung hình thành thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ không có một hoạt động học riêng biệt mà nó chỉ được lồng ghép ở một phần trong nội dung giờ học. Có thể là phần vào bài, hay phần trò chơi củng cố hay phần kết thúc. Nhưng với bất kỳ vào nội dung nào thì đều cung cấp kiến thức cần thiết cho trẻ.
Ví dụ: 
*Trong hoạt động học khám phá về đề tài “ ích lợi của cây xanh”
Ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ tôi còn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường bảo vệ cây xanh như chăm sóc cây như tưới nước, không ngắt lá bẻ cành
Trong hoạt động góc:
Hoạt động vui chơi có thể nói là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, ở lứa tuổi này trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”,. Chính vì vậy mà tôi đã khéo léo lồng ghép những nội dung giáo dục các hành vi văn minh khi trẻ chơi. Cụ thể là trong hoạt động góc.
Thông qua hoạt động chơi để dạy trẻ biết cách dọn dẹp đồ chơi và xem việc dọn dẹp đồ chơi cũng là một phần của trò chơi, qua đó bé sẽ thấy hào hứng với việc dọn dẹp đồ chơi và cảm thấy công việc này thật nhẹ nhàng. 
Hoạt động ngoài trời: Trong hoạt động ngoài trời đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng và được trải nghiệm nhiều nhất. Ở hoạt động này tôi luôn chuẩn bị tốt các đồ dùng cho trẻ quan sát trực tiếp. Với hình thức này, tôi hướng dẫn trẻ quan sát về thế giới thực vật ngoài trời, tận dụng điều kiện tự nhiên để rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi ở trẻ đồng thời cũng có hành vi văn minh của trẻ với môi trường.
Trong hoạt động lao động:
Lao động là môi trường thực tế nhất để trẻ được trải nghiệm xúc cảm, tình cảm của mình, giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ tham gia vào lao động, trẻ có cơ hội đứng ở vị trí của người khác để hiểu người lao động, hiểu được những cố gắng, khó khăn của họđể từ đó có cách ứng xử phù hợp người lao động. 
. Qua hoạt động lao động này trẻ biết rằng muốn giữ cho môi trường sạch đẹp thì con người không nên vứt rác bừa bãi, Không nhổ bậy, không bẻ cành, hái hoa, biết sử dụng nước sạch.. Khi cần vứt rác thì bỏ vào thùng rác.
Trong giờ ăn:
Hình thành thói quen vệ sinh rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Rửa tay là cách đơn giản nhất và tốt nhất giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Tôi luôn khuyến khích trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ngoài sân trường hoặc chơi với đất cát, động vật.
* Ví dụ : Trước giờ ăn cơm tôi cho trẻ lần lượt đi rửa tay theo bàn ăn, trẻ xếp hàng vào rửa tay tôi luôn chú ý quan sát xem trẻ rửa có đúng cách không, có sạch tay không, tôi khuyến khích trẻ sử dụng xà phòng khi rửa tay. Hoặc sau khi trẻ được chơi ngoài trời vào tôi cho trẻ xếp hàng theo tổ vào rửa tay. 
 Hình ảnh trẻ rửa tay trước khi ăn Hình ảnh trẻ ăn trưa
Trong giờ hoạt động chiều:
Hàng tuần tôi có kế hoạch cho trẻ được tham gia vệ sinh đồ dùng đồ chơi ở trong lớp vào một buổi chiều. Tôi thường cho hoạt động này vào chiều thứ 6 hằng tuần với những nội dung được thay đổi như: Dạy trẻ vệ sinh rửa mặt, Rửa tay, gấp quần áo, lau và sắp sếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng. 
Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ cũng là một trong những biện pháp hình thành cho trẻ thói quen làm việc, vui chơi theo giờ giấc. Trẻ sẽ dần hình thành cách cảm nhận thời gian qua từng hoạt động. Thông qua các hoạt động này tôi đã lồng ghép để dạy trẻ kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh bước đầu đã đạt được kết quả tốt, trẻ hứng thú, tự tin khi tham gia các hoạt động, biết quan tâm và giúp đỡ người khác, biết phân biệt được hành vi đúng - sai, biết bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
* Kết quả:
- Đa số trẻ đã có ý thức tự giác, thói quen vệ sinh cá nhân đúng cách.
- Trẻ biết phân biệt các hành vi đúng sai, ứng xử tốt khi có các tình huống xảy ra và biện pháp xử lý. 
 4.4 Sưu tầm, sáng tác một số bài thơ:
 * Mục đích:
 - Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng, xã hội. 
- Giúp trẻ nhanh chóng ghi nhớ và thực hiện đồng thời phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ 
- Việc sưu tầm và sáng tác còn giúp trẻ hứng thú với những thứ mới lạ tạo sự đổi mới trong cách dạy để không bị nhàm chán.
* Cách thực hiện:
 Việc rèn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh diễn ra hàng ngày. Để tránh sự nhàm chán và để trẻ nhớ lâu tôi đã sưu tầm, sáng tác một số bài thơ như sau:
Ví dụ : 
Bài thơ “Bé rửa tay”
Một làm ướt 2 tay
Xoa xà phòng lên nhé!
Hai cổ tay xoa kỹ
Rồi tiếp đến mu tay
Ba các ngón xoay tròn
Và kẽ tay lau sạch
Bốn hai tay xà mạnh
Sao cho sạch trong lòng
Năm chụm đầu các ngón
Xoay vào lòng tay kia
Sáu xả sạch xà phòng
Và lau tay khô ráo!
Để giúp trẻ nhớ lâu tôi đã sưu tầm hai bài thơ trên cho trẻ đọc. Trẻ nhớ được lần lượt các thao tác và từng bước khi rửa tay, lau mặt và đúng qui trình hơn.
 Ví dụ : Hình thành cho trẻ hành vi biết cảm ơn, xin lỗi: 
 Sau khi trẻ được học cảm ơn, xin lỗi tôi đã sáng tác để dạy trẻ bài thơ: “Như hoa bé ngoan ” để trẻ ghi nhớ hơn và luôn có hành vi đúng với hoàn cảnh. 
Bài thơ: “Như hoa bé ngoan”
 Khi con được nhận quà
Phải cảm ơn con nhé
Lời cảm ơn tuy nhỏ
Nhưng góp nhiều niềm vui
Còn khi con mắc lỗi
Dù lỗi to hay nhỏ
 Nhận lỗi là điều hay
Để biết rằng mình sai
Và không nên mắc lại
Thế mới là bé ngoan
Bé giỏi của thầy cô.
 Thông qua bài thơ trẻ biết cảm ơn khi được nhận quà và khi làm sai trẻ biết xin lỗi. Thói quen này sẽ giúp trẻ có được lối sống khỏe mạnh, vui tươi và được mọi người yêu mến.
Ví dụ : Hình thành cho trẻ hành vi xếp hàng. Tôi đã sưu tầm bài thơ: “Đàn kiến nó đi” để dạy trẻ.
Bài thơ: “Đàn kiến nó đi”
Một đàn kiến nhỏ
Chạy ngược chạy xuôi
Chẳng ra hàng một
Chẳng thành hàng đôi
Đang chạy bên này
Lại sang bên nọ
Cắm cổ cắm đầu
Kìa trông xấu quá
Chúng em vào lớp
Sánh bước hai hàng
Chẳng như kiến nọ
Rối tinh cả đàn.
 Bài thơ: “Đàn kiến nó đi” nhằm giáo dục trẻ cách xếp hàng ngay ngắn khi đi vào lớp không chen lẫn xô đẩy nhau “Không như kiến nọ\ Rối tinh cả đàn”. Bài thơ với vần điệu vui tuơi hồn nhiên nhí nhảnh đã giúp cho trẻ học được bài học về hành vi xếp hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
*Kết quả:
 Có thể nói để hình thành được các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh thì việc nắm chắc các trình tự thực hiện là yếu tố cốt lõi hình thành nên nhân cách con người. 
4.5 Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh giáo dục trẻ:
* Mục đích:
 Phối hợp vối phụ huynh tạo sự kết hợp chặt chẽ thống nhất trong việc giáo dục trẻ tránh sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 Cha mẹ là người gần gũi con nhiều nhất, giáo dục con tỉ mỉ nhất, toàn diện nhất, là người đặt viên gạch đầu tiên trong việc hình thành nhân cách, thói quen, hành vi đạo đức, tạo dựng hành vi văn minh tốt nhất cho trẻ.
* Các biện pháp:
 Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Vào buổi buổi họp phụ huynh đầu năm tôi tuyên truyền với phụ huynh những chương trình mà các cháu được học trên trường. Tôi cũng đưa cho phụ huynh bản đánh giá trẻ qua các chỉ số ở mỗi tháng để cha mẹ trẻ tự đánh giá trẻ qua các chỉ số xem trẻ có đạt được yêu cầu
 Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh và biết vệ sinh bằng xà phòng nhằm phòng tránh bệnh tật. 
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
 Hằng ngày nhắc nhở phụ huynh những trẻ chưa thực hiện được kết hợp cùng cô để kèm và hướng dẫn trẻ trong việc thực hiện các thao tác vệ sinh ở nhà.
* Kết quả:
 Mức độ hiểu biết của phụ huynh về chất lượng chăm giáo dục trẻ đã tăng lên. Phụ huynh đã biết phối hợp trực tiếp với giáo viên tại lớp để năm băt tình hình trẻ một cách thiết thực.
5. Kết quả đạt được: 
 - Đối với giáo viên: 
+ Bản thân tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn các trò chơi, hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình huống, hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tìm hiểu thói qun vệ sinh và hành vi văn minh 
+ Bản thân tôi đã trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật dạy trẻ.
+ Phụ huynh tin nhiệm tin yêu.
+ Kết quả hoạt động dạy các hoạt động giáo dục một số thói qun vệ sinh và hành và hành vi văn minh được đánh giá tốt.
 - Đối với học sinh:
+ Được rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh thông qua các hoạt động đa dạng cũng làm trẻ thêm hứng thú giúp cho vốn kiến thức của trẻ tăng lên một cách rõ rệt.
+ Khả năng quan sát thực nghiệm của trẻ cũng nhạy bén và chính xác hơn.
+ Trẻ hứng thú, tự tin khi trực tiếp thực hiện.
 - Kết quả khảo sát cuối năm: 
. -Tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
* Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số trẻ
Nội dung khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng 
%
Số lượng 
%
Cuối năm 43 trẻ
Thói quen, hành vi trong giao tiếp chào hỏi
43
100
0
0
Thói quen, hành vi thói quen vệ sinh cá nhân 
42
97
1
3
Thói quen, hành vi trong ăn uống
42
97
1
3
Thói quen, hành vi nơi cộng cộng 
40
93
3
7
. Những kết quả mà trẻ lớp tôi đạt được kể trên đã tạo nên niềm phấn khởi là động lực giúp tôi cố gắng hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tiến bộ đi lên như Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc, giáo dục các cháu bé cho tốt” Một đứa trẻ ngoan là niềm tự hào của mỗi gia đình, của xã hội và của thầy cô.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ 
1. Kết luận:
 Để xây dựng con người mới đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm do đó đã đặt mục tiêu cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về lâu dài, giúp cho trẻ em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Ở trường mầm non giáo dục văn hóa vệ sinh là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nó hình thành cho trẻ tính cẩn thận, trẻ có những hành vi văn minh đối với người xung quanh và có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ gìn đồ vật xung quanh trẻ. Đức tính này được hình thành vững chắc từ lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi trẻ rất dễ nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu những điều học được ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài.
 2. Bài học kinh nghiệm.
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Nhà giáo dục K.Đ.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng, song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải: Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết.
Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Kiến nghị:
Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập các trường điểm.
Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
Có nhiều băng hình về giáo dục lễ giáo và hành vi văn minh để cô giáo truyền đạt tới trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ đi tham quan dã ngoại nhiều hơn nữa để trẻ được trải nghiệm, học tập.
Trên đây là :“Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo (5 - 6) tuổi” . Tuy đã đạt được những kết quả, song vẫn còn có hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy của mình. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 	 Đại Kim, ngày 22 tháng 3 năm 2019 
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non ( Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội). Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Phan Thị Thảo Hương
2. Quy chế mầm non.
3. Giáo dục học Mầm non.
4. Những điều cần biết về sự phát triển trẻ thơ - Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Hoàng Yến.
5. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề trẻ (5 – 6) tuổi theo chương trình giáo dục mầm non mới - Lê Thu Hường (chủ biên) - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Giáo trình giáo dục môi trường cho trẻ mầm non – Hoàng Thị Phương – (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_v.doc
Sáng Kiến Liên Quan