Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh giỏi môn Tiếng Anh

1.Thực trạng :

Chúng ta phải mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tế đa số các học sinh không thể giao tiếp bằng Tiếng Anh một cách lưu loát kể cả những em trong đội tuyển học sinh giỏi. Tôi nhận thấy rằng những nhân tố cản trở khả năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh, một số khó khăn sau là chủ yếu:

Chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và có phần gây nhàm chán đối với học sinh. Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ của học sinh (chưa theo logic rèn luyện từ thấp tới cao). Cơ hội nói Tiếng Anh hạn chế . Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói được. Khi thực hành nói, các em phải đối mặt với giáo viên, với các bạn trong lớp, các em thường lo lắng về sự cố gắng nói về điều gì đó bằng Tiếng Anh, học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói, sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu. Học sinh có thể không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt động nói. Không có gì để nói

Ngoài ra, những hạn chế nhất định trong việc vận dụng phương pháp, kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nói Tiếng Anh của học sinh.

Nội dung bồi dưỡng chưa đồng bộ, giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. Có không ít những học sinh học Tiếng Anh rất tốt nhưng không mạnh dạn tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi vì ngại khả năng nói chưa lưu loát. Tuy nhiên cũng có rất nhiều học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Tiếng Anh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi .

 

doc12 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh giỏi môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THCS Tân Hiệp, tôi nhận thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngành mà còn là nhân tố thúc đẩy phong trào học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh. Thông qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà tay nghề và năng lực của giáo viên cũng như kiến thức của học sinh được nâng lên. Hơn nữa chính những kết quả của các kỳ thi học sinh giỏi đã góp phần khích lệ giáo viên cũng như học sinh tự tin hơn vào năng lực bản thân, mạnh dạn và năng động hơn trong giảng dạy và học tập. 
Sau đây tôi xin đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh giỏi rèn luyện kỹ năng nói môn Tiếng Anh” để đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
II. NỘI DUNG
1.Thực trạng :
Chúng ta phải mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tế đa số các học sinh không thể giao tiếp bằng Tiếng Anh một cách lưu loát kể cả những em trong đội tuyển học sinh giỏi. Tôi nhận thấy rằng những nhân tố cản trở khả năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh, một số khó khăn sau là chủ yếu:
Chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và có phần gây nhàm chán đối với học sinh. Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ của học sinh (chưa theo logic rèn luyện từ thấp tới cao). Cơ hội nói Tiếng Anh hạn chế . Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói được. Khi thực hành nói, các em phải đối mặt với giáo viên, với các bạn trong lớp, các em thường lo lắng về sự cố gắng nói về điều gì đó bằng Tiếng Anh, học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói, sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu. Học sinh có thể không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt động nói. Không có gì để nói 
Ngoài ra, những hạn chế nhất định trong việc vận dụng phương pháp, kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nói Tiếng Anh của học sinh. 
Nội dung bồi dưỡng chưa đồng bộ, giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. Có không ít những học sinh học Tiếng Anh rất tốt nhưng không mạnh dạn tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi vì ngại khả năng nói chưa lưu loát. Tuy nhiên cũng có rất nhiều học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Tiếng Anh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi . 
2. Các biện pháp thực hiện:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn. Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. 
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được, theo tôi một giáo viên dạy học sinh giỏi muốn có hiệu quả tốt thì cần đảm bảo về trình độ chuyên môn giỏi, phương pháp tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín và có thời gian.
2.1. Phương pháp và nội dung bồi dưỡng.
2.1.1. Giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Để các em có thái độ tích cực, giáo viên nên phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc học để thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là học tập để thi là xong. Kiến thức tiếng Anh sẽ theo các em trong suốt quá trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công việc tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của việc được ôn thi học sinh giỏi và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn luyện. 
2.1.2. Hướng dẫn học sinh tự học.
Phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học, và theo tôi con đường ngắn nhất để học sinh thi học sinh giỏi đạt được kết quả tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học. 
Để giúp các em có được niềm say mê này không ai khác chính là người thầy trực tiếp giảng dạy. Hơn nữa trong quá trình tự tìm tòi, học hỏi các em càng được củng cố và tăng cường thêm niềm say mê và sự hứng thú. Ngoài việc học và làm các bài tập luyện nói mà giáo viên yêu cầu, học sinh phải học thuộc nhiều từ vựng, nhiều cấu trúc ngữ pháp và nắm bắt được kiến thức xã hội. Từ đó làm nền tảng hay bước đệm để giao tiếp Tiếng Anh tốt hơn.
2.1.3. Nội dung rèn luyện và bồi dưỡng:
- Điều đầu tiên cần làm cho các em nói Tiếng Anh một cách tự nhiên và lưu loát là việc phân tích nhu cầu nói của các em để từ đó người giáo viên có thể chọn lựa ngữ liệu, thiết lập các tình huống thích hợp để soạn các bài tập nói tương ứng. Nhu cầu nói của các em rất đa dạng, thay đổi tuỳ theo mục đích học, trình độ, lứa tuổi Hoạt động nói của học sinh giỏi thường do giáo viên tự biên soạn chương trình và được xây dựng theo một số nguyên tắc nhất định như: Chủ điểm từ vựng, chủ điểm ngữ pháp, chức năng ngôn ngữ 
- Kĩ năng nói thường được rèn luyện tích hợp với một số kĩ năng khác thể hiện trong các hoạt động ngôn ngữ. Mục đích của các bài tập rèn luyện nói là để giúp cho các em nói chính xác và trôi chảy những điều cần thông tin. Tuỳ theo mục đích yêu cầu của bài, tình huống hay chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn một số phương pháp, kĩ thuật thích hợp để xây dựng các bài tập giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nói Tiếng Anh cho đối tượng học sinh giỏi.
- Các bài tập rèn luyện nói thường được sắp xếp theo nhiều mức độ: từ những bài tập nói được kiểm soát chặt chẽ đến những bài tập nói ít được kiểm soát hơn và đến giai đoạn tập nói tự do hay nói theo chủ đề. Các hoạt động nói cho học sinh giỏi thường cũng được tổ chức và xếp loại như học sinh đại trà nhưng kiến thức ngôn ngữ và chủ đề nói sẽ được nâng cao hơn nhiều so với các hoạt động nói dành cho học sinh.
a. Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp, ngữ âm:
 Để giúp các em rèn luyện nói có hiệu quả, giáo viên không nên xem các kĩ thuật rèn luyện lặp lại hay thay thế là phần chính của bài tập nói. Việc cho các em thực tập “lặp lại” hay “ thay thế” chỉ được xem như hoạt động ban đầu nhằm cung cấp ngữ liệu đầu vào giúp cho các em có dữ kiện ngôn ngữ chuẩn xác để có thể tiến hành các hoạt động tiếp theo mang tính giao tiếp. Việc rèn luyện nói phải được đưa vào những tình huống có ý nghĩa thật sự và thú vị để có thể đáp ứng một số yêu cầu của phương pháp giao tiếp. 
Khi rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh giỏi, giáo viên cũng nên giới thiệu cho các em làm quen với mô hình diagram để các em có khái niệm về các voice sounds, các voiceless sounds, các vowels và consonants,  nhằm giúp các em phát âm chuẩn hơn khi thực hành nói. 
Bên cạnh đó cách lên giọng – xuống giọng trong khi nói cũng đóng vai trò rất quan trọng trong lời nói nên giáo viên cũng phải hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh về ngữ điệu trong khi nói.
	* Ví dụ: Bài tập Structured Interview là một ví dụ của sự điều chỉnh vừa nêu. Trong bài học này các em phỏng vấn lẫn nhau, sử dụng cấu trúc ngữ pháp đã học nhưng ở mức độ cao hơn so với học sinh đại trà. 
	* Ví dụ: Chủ đề bài học là “Food and Drinks”. Ngữ liệu cần rèn luyện là cấu trúc ngữ pháp với động từ “like”. Thông thường đối với học sinh đại trà thì chỉ dùng những cấu trúc câu hỏi Yes – No để phỏng vấn lẫn nhau, nhưng đối với học sinh giỏi sau khi trả lời Yes – No thì bắt buộc các em sẽ mở rộng câu nói rộng và sâu hơn nữa.
	Minh: Do you like bananas, Mai ?
	Mai: Yes, I do.
Minh: Why?
Mai: Bananas are my favorite fruits, I eat them every day because I see that they are very good for my health. What about you, Lan ?
	Lan: No, I don’t. I like oranges, and I often eat them or drink orange juice, a healthful drink. I think We should drink orange juice regularly. Minh, do you like drink orange juice ?
	Minh: Yes, I do. I also drink it twice a week and my mother does, too.
* Ví dụ 3: Giáo viên cho học sinh nói theo tranh. (Có thể là tranh do giáo viên đưa ra hay tranh do các em tự đưa ra) , giáo viên yêu cầu học sinh mô tả nội dung bức tranh dưới sự hướng dẫn của giáo viên (Lưu ý mô tả từ tổng thể đến chi tiết bức tranh, sử dụng đúng các cấu trúc câu, lời nói phải lưu loát có nhịp điệu phù hợp) nhưng giáo viên cũng nên cung cấp cho học sinh một lượng từ mới cần thiết theo yêu cầu của bức tranh và gợi ý cho học sinh một số cấu trúc để giúp học sinh nói một cách hoàn hảo nhất.
Dạng bài nói ở mức độ cao hơn nữa là các em nói theo chủ đề. giáo viên đưa ra cho học sinh một số chủ đề cho học sinh nói theo cặp hoặc nhóm. Sau đó một học sinh đại diện trình bày trước lớp. Ví dụ: 
+ The advantages and disadvantages of the Internet.
+ Playing sports is beneficial to everybody.
+ It is important for students to do homework.
+ Mobile phones are important to many people.
+ Watching films brings us many benefits.
+ It’s interesting to listen to music in free time.
b. Hành động lời nói:
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà một bài nói và chuyển thông tin đến các bạn trong nhóm bạn bồi dưỡng học sinh giỏi chung. Chẳng hạn như giáo viên đưa ra bài tập về nhà yêu cầu học sinh kể chuyện về một kinh nghiệm nào đó của mình hay giải thích về một quy trình, một thí nghiệm nào đó và nói trước lớp. Sau đó giáo viên yêu cầu các em còn lại đưa ra ý kiến nhận xét hay phản hồi bằng hình thức hỏi - đáp. Việc đánh giá của các em sẽ có tác dụng tốt vì :
Mỗi học sinh trong nhóm bồi dưỡng đều tham gia và đóng góp tích cực qua việc đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá bài nói của bạn chứ không chỉ thụ động ngồi nghe. Đồng thời đánh giá, phản hồi của các em giúp cho các em tự tin hơn về khả năng nói Tiếng Anh của mình và là một cơ hội giúp cho việc giao tiếp bằng Tiếng Anh trong lớp bồi dưỡng trở nên chân thực hơn, cập nhật hơn và có tầm quan trọng hơn .
Một trong những kĩ thuật giúp cho các em đánh giá việc nói trước lớp của một bạn khác là việc giáo viên chỉ định trước hai học sinh nêu ra những điểm chính về bài thuyết trình của bạn để thể hiện khả năng nghe bài nói của họ. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giúp các em luyện nói bằng cách cho hai hay ba học sinh cùng nói trước lớp. Việc này tạo điều kiện cho các em thuyết trình thảo luận, bàn bạc, chia sẻ thông tin trong nhóm, và hỗ trợ nhau khi cần thiết.
Hình thức tranh luận cũng là một phương pháp rèn luyện giúp phát triển kỹ năng nói. Giáo viên sẽ dùng thời gian trên lớp để gợi ý cho học sinh tự chọn các đề tài, bài nghiên cứu, thu thập dữ liệu để tập hợp chuẩn bị cho phần trình bày của nhóm và phân tích trước các câu hỏi của nhóm tranh luận. 
c. Tham gia: 
Các hoạt động này thể hiện sự tham gia của học sinh trong những khung cảnh hoàn toàn tự nhiên. Một trong những hoạt động này là thảo luận có hướng dẫn. Giáo viên sẽ cho học sinh thuyết trình ngắn gọn về một đề tài hay một vấn đề cần thảo luận nào đó. Học sinh sẽ được chia thành nhóm để thảo luận về đề tài, đề xuất những giải pháp của vấn đề, ra quyết định hay biểu dương....
Giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật đánh giá đã nêu ở phần “hành động lời nói “ như: đánh giá người cùng học, bản tự đánh giá chi tiết của người nói dựa theo nhận xét của những người cùng học. 
Kĩ thuật thảo luận có hướng dẫn được đánh giá cao vì có thể giúp cho các em có một cơ hội tốt để nắm được các quy luật trong thảo luận như: thay phiên nhau nói, đề tài thảo luận được kiểm soát, việc kiểm tra mức độ chính xác của ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp được sử dụng trong khi nói.
Bài tập phỏng vấn cũng có thể dùng làm cơ sở cho một bài luyện viết. Nếu các em đã tóm tắt cuộc phỏng vấn bằng miệng thì bài tập viết sẽ cho thấy sự khác biệt giữa văn viết và văn nói trong tiếng anh.
d. Quan sát:
Trong các hoạt động này các em quan sát hay ghi lại các câu nói hoặc cử chỉ trong khi nói giữa hai hay nhiều bạn nói tiếng Anh thành thạo. Loại bài tập này rất có ích trong việc xây dựng cho các em sự quan tâm vì đây là thứ ngôn ngữ được thực sự sử dụng trong đời sống. Ngoài ra, do không tham gia trực tiếp vào các hoạt động hội thoại, các em sẽ có cơ hội tập trung vào đề tài thảo luận và không lo sợ mình sẽ nói sai, một trở ngại rất lớn cho các em vì kĩ năng nói chưa đựoc phát triển tốt.
Thông thường giáo viên chỉ định một nhóm 2 em theo dõi cuộc thảo luận của bạn khác để xem cách họ nói như thế nào trong khi chào hỏi, yêu cầu, ngắt lời nhau, cảm ơn nhau, biểu lộ sự đồng ý hoặc không đồng ý, nhận lời khen... làm thế nào để cách diễn đạt trong khi nói giống như người bản xứ trong các tình huống thân tình, trang trọng...
- Trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, giáo viên có thể phân chia thành các giai đoạn sau đây:
	+ Thiết lập tình huống có ý nghĩa.
	+ Giới thiệu ngữ liệu: ôn lại phần kiến thức cần thiết cho việc thực tập rèn luyện, giới thiệu từ, cấu trúc ngữ pháp mới để chuẩn bị cho học sinh đi vào thực hành rèn luyện kĩ năng nói trong một môi trường mang ý nghĩa giao tiếp.
	+ Hướng dẫn thực hành các bài tập có kiểm soát với mức độ thay đổi từ kiểm soát hoàn toàn đến ít kiểm soát hơn - bài tập có hướng dẫn.
	+ Hướng dẫn thực hành các bài tập tự do.
2.2. Bài tập củng cố:
 Đây là bước cuối cùng trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, vì học sinh đã trải qua những bước đầu tiên luyện nói cùng với các bạn trong nhóm, các em đã nắm được những ngữ liệu, cấu trúc cần thiết được sử dụng trong các bài luyện nói, các em đã tự tin lên rất nhiều cho nên khi được giao nhiệm vụ nói theo một chủ đề nào đó thì các em có thể bật ra ngay mà không còn phải lo sợ nói sai.
Vì vậy giáo viên không giới hạn việc luyện tập trong khuôn khổ của bài học mà nên cung cấp cho học sinh những kiến thức nâng cao cần thiết khác để học sinh luyện tập một cách có ý nghĩa với các chủ đề khó hơn mà giáo viên đưa ra. Để cho các em nói được dễ dàng hơn, giáo viên có thể cung cấp một số từ thuộc chủ điểm các em đang nói nhưng không có trong sách. Ngoài ra giáo viên phải biết lựa chọn chủ đề, chủ điểm thích hợp, lôi cuốn hấp dẫn học sinh khi rèn luyện kỹ năng nói.
* Ví dụ: Giáo viên cho học sinh nói về chủ đề cuộc sống ở vùng quê và cuộc sống ở thành thị “Do you like the life in the country or the life in the city ? Why/ Why not ?”.
Đối với chủ đề này giáo viên cần gợi ý cho học sinh một số điều có lợi cũng như bất lợi của cuộc sống ở Nông thôn và Thành thị thông qua một số từ / cụm từ cần thiết: 
+ The benefits of the life in the country: fresh air, friendly people, fresh food, beautiful sightseeings, low cost of life, fewer accidents, good environment, not traffic jam 
+ The inbenefits of the life in the country: Low income; old, small school; not available means/facilities, 
+ The benefits of the life in the city: available facilities/ means, modern technology, high income, good education, good schools/ public transports, a lot of entertainment, high income, good chances for job/ studying 
+ The disadvantages of the life in the city: polluted environment, cowded, rush hours, stressful, lacking of accommodation, high cost of life, more accidents, more crimes,  . 
Ngoài ra giáo viên cũng phải cung cấp và hướng dẫn cho học sinh một số trạng từ, cụm từ để trình bày bài nói một cách logic, có trình tự hay dùng để chuyển ý hoặc dùng để mở đầu – kết thúc bài nói: Nowadays, recently, firstly, secondly, thirdly, next, then, beside that, on the other side/ hand, therefore, conclusion, sum up,  
Bên cạnh đó việc sử dụng cấu trúc trong khi nói cũng đóng vai trò không ít để hoàn thành xuất sắc một bài nói cho nên giáo viên cần thiết phải gợi ý cho học sinh sử dụng chính xác các cấu trúc ngữ pháp trong khi nói. Đặc biệt là dùng càng nhiều câu phức thì bài nói càng được đánh giá cao. 
2.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng
 Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ kiến thức cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần). Soạn thảo cô đọng kiến thức, nội dung chương trình bồi dưỡng.
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp, giáo viên cũng nên đưa ra những chủ đề nói mang tính chất thực tế, gần gũi với đời sống giúp cho học sinh càng có nhiều ý tưởng hơn. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố từ vựng và ngữ pháp để cho học sinh vận dụng rèn luyện kỹ năng nói tốt hơn. 
+ Chọn đối tượng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học (chủ yếu dựa vào số lượng học sinh giỏi của năm học trước).
+ Ôn tập, cũng cố lại cho học sinh những kiến thức cơ bản, dần dạy cho học sinh những kiến thức mở rộng, nâng cao về ngữ pháp, kiến thức ngôn ngữ.
+ Lưu ý cách phát âm chính xác cho học sinh, ngữ điệu trong lời nói.
+ Cho học sinh luyện tập nói từ những bài đàm thoại ngắn theo cặp/ nhóm.
+ Hướng dẫn cho học sinh luyện nói những chủ đề theo nhóm sau đó một và em trình bày trước lớp, các học sinh khác lắng nghe và đưa ra lời nhận xét hay chất vấn.
+ Bước cuối cùng nâng cao hơn là giáo viên đưa ra những chủ đề thực tế sát với đời sống hằng ngày hay mang tính chất thời sự nóng của xã hội hiện nay, (Television, travelling, sports, computers, internet, vedio games, smart phones, learning foreign languages, entertainment, advertisement, your hometown, ... ). Yêu cầu mỗi học sinh tự chuẩn bị và trình bày trước lớp, các em khác lắng nghe sau đó cho lời nhận xét hay đưa ra câu hỏi chất vấn về chủ đề của bạn.
2.4. Thời gian bồi dưỡng.
Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, vấn đề thời gian cũng góp phần không nhỏ, ít nhất mỗi tuần 8 tiết bắt đầu từ tháng 9 cho đến khi thi. Kế hoạch bồi dưỡng phải rải đều trong năm, không nên dạy dồn ở tháng cuối trước khi thi, tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. 
Với sáng kiến này tôi tin rằng sẽ giúp cho các em đạt được những kết quả cao nhất trong phong trào bồi dưỡng và thi học sinh giỏi. Bởi vì học sinh có khả năng vận dụng tốt được Tiếng Anh vào mục đích giao tiếp với từng tình huống cụ thể và tăng dần, các em sẽ vận dụng những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để nói một cách tự tin, mạnh dạn, phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau và đặc biệt không ngại giao tiếp Tiếng Anh như trước, các em say mê hơn, đạt nhiều kết quả xuất sắc hơn .
Ngoài ra giáo viên phải tâm huyết, nhiệt tình với nghề, tìm tòi, phát hiện những phương pháp mới tối ưu, phù hợp đối tượng học sinh giỏi. Khuyến khích động viên khơi dậy hứng thú học tập của học sinh làm cho các em say mê với môn học và góp phần làm cho phong trào thi học sinh giỏi có hiệu quả cao hơn
3. Kết quả đạt được:
	- Khảo sát số học sinh giỏi đầu năm:	
Lớp
Số HS
G
K
Tb
Y
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
6
1
3
2
0
0
Tổng
6
1
3
2
0
0
- Giai đoạn cuối học kỳ 1:	
Lớp
Số HS
G
K
Tb
Y
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
6
3
3
0
0
0
Tổng
6
3
3
0
0
0
- Giai đoạn cuối năm:	
Lớp
Số HS
G
K
Tb
Y
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
6
6
0
0
0
0
Tổng
6
6
0
0
0
0
Qua bảng thống kê cho thấy: 
Tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi tăng cao (đạt 100%). Tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình khá không có. Hầu hết các em đều mạnh dạn, tự tin và nói tốt. Điều đó cho thấy khi cho các em vận dụng sáng kiến này thì khả năng nói của các em phát triển sâu hơn.
III. KẾT LUẬN 
 1. Bài học kinh nghiệm.
Qua sáng kiến này, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm là: Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn cộng với lòng nhiệt tình, có sáng tạo, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Giáo viên cần truyền cảm hứng học tập cho học sinh, giúp các em say mê với môn học. Giáo viên cần gần gũi với học sinh, biết cách động viên kích thích lòng say mê, sáng tạo trong học tập của học sinh. 
2. Kiến nghị và đề xuất:
 Xuất phát từ trình độ giáo viên còn hạn chế, chưa dày dặn kinh nghiệm để đáp ứng kịp thời nhanh nhạy với việc đổi mới phương pháp, giảng dạy nên rất cần có những lớp học bồi dưỡng nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho giáo viên.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP 
Tân Phong, ngày 10 tháng 5 năm 2019.
NGƯỜI VIẾT
 Hoàng Bá Hiền
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_noi.doc
Sáng Kiến Liên Quan