Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6

Cơ sở để xây dựng bài dạy chính là sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên và chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn được qui định trong chương trình.

Sách giáo khoa vật lý tuy không phải là pháp lệnh, nhưng hầu hết giáo viên đều luôn bám sát trong suốt quá trình giảng dạy, dù có những ví dụ ở sách giáo khoa không phù hợp với thực tế nơi học sinh sinh sống và học tập.

Hầu hết giáo viên đều có nhận thức và quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đối với giáo viên dạy vật lý thì việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý không thể tách rời với việc tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm bằng hình thức hoạt động nhóm trong các giờ học vật lý.

Tuy nhiên thời gian qua việc tổ chức cho học sinh đạt được các kĩ năng đặc trưng bộ môn chưa được giáo viên coi trọng. Việc sử dụng các dụng cụ đo đạc đúng cách, việc quan sát hiện tượng, quan sát thí nghiệm, tìm phương án thí nghiệm, tổ chức thí nghiệm, cách thu thập và xử lý thông tin . . . chưa được xem là kiến thức cần học tập.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiệm, cách thu thập và xử lý thông tin . . . chưa được xem là kiến thức cần học tập. 
2. Đối với học sinh :
 Biết nhiều kiến thức vật lý trong cuộc sống và học tập ở bậc tiểu học, nhưng chưa có cách nhận thức đúng về bản chất khoa học của các kiến thức đã có và chưa có các kĩ năng cần thiết để tìm hiểu bản chất khoa học và vận dụng chúng vào cuộc sống.
	Học sinh thường rất lúng túng trong cách sử dụng các dụng cụ đo đạc, phương pháp đo đạc, phương pháp thí nghiệm, chưa có kỹ năng quan sát, thu thập, xử lí, thông tin khi làm thí nghiệm. Đặc biệt chưa biết cách vận dụng kiến thức bài học vào việc giải thích những vấn đề cuộc sống.
3- Đối với kiến thức của chương trình vật lý lớp 6.
Về những kiến thức học tập trong chương trình lớp 6 rất quen thuộc đối với học sinh, nội dung kiến thức trong chương trình không nhiều nhưng yêu cầu vận dụng thì đa dạng, yêu cầu về phương pháp học tập thì quá mới, đòi hỏi học sinh phải được trang bị một số kỹ năng hoàn toàn mới để nghiên cứu khoa học.
 Hầu hết các bài học trong sách giáo khoa vật lý 6 đều có nội dung ghi nhớ được rút ra từ kết quả thí nghiệm. Tuy phương thức tổ chức đưa thí nghiệm vào tiến trình mỗi bài rất khác nhau, nhưng việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm ở các bài đều có thể rèn cho học sinh đạt được các kĩ năng bộ môn.
III. Các biện pháp đã tiến hanh để giải quyết vấn đề :
1 – Các giải pháp trong xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn.
Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức của chương trình, dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn để xác định mục tiêu của chương trình, của từng chương và của từng bài.
Trong các kế hoạch cần định kì thời gian và phương án cụ thể tổ chức các thí nghiệm cho từng phần.
Rà soát lại những thiết bị, những đồ dùng dạy học cho từng chương, từng bài để kịp thời bổ sung ngay từ đầu năm học.
Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài, xây dựng những tình huống dẫn bài và những ví dụ minh họa.
Lựa chọn những nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường, về sử dụng tiêt kiệm năng lượng và hiệu quả vì đây là một đặc trưng cơ bản của bộ môn vật lý.
Lựa chọn những bài có thể dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin để tập trung khai thác nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề năm học. Sưu tầm trên Internet những tư liệu minh họa cho các bài dạy trong chương trình.
Lên phương án tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trước đối với các thí nghiệm có trong chương trình. Phương pháp thí nghiệm phải được xem là một loại kiến thức quan trọng làm nền tảng để học sinh tiếp thu được những kiến thức khác.
 Xây dựng hệ thống câu hỏi gây tình huống, dự đoán tình huống cho từng chương, từng bài dựa trên những hiểu biết của học sinh và đặc điểm vùng, miền nơi học sinh sinh sống.
 Xây dựng các yêu cầu về đề xuất phương án thí nghiệm đối với học sinh cho những bài có tiến hành thí nghiệm sao cho phương án thí nghiệm thiết thực, gần gũi với cuộc sống ở địa phương của các em không giống như ở sách giáo khoa nhưng vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của bài học. Cách làm này có thể đưa vào phần công việc ở nhà để học sinh tìm hiểu nghiên cứu trước. Giải pháp này nếu kèm theo đánh giá bằng điểm tốt đối với những phương án hay, sáng tạo sẽ huy động được học sinh tìm hiểu, nghiên cứu rất nhiều.
 Xây dựng cách quan sát, theo dõi thí nghiệm, cách nêu nhận xét, cách ghi nhận kết quả thí nghiệm của từng bài. Ghi nhận những chi tiết cần tập trung tìm hiểu, nghiên cứu ở những hình vẽ trong sách giáo khoa của từng bài. Kênh hình ớ sách giáo khoa không chỉ mang một lượng thông tin về kiến thức mà còn chuyển tải một phương pháp học tập nghiên cứu rất phong phú.
 Dự kiến những vận dụng của kiến thức các bài học để giải thích hiện tượng thực tế. Dựa vào nội dung kiến thức bài học, trình độ hiểu biết của học sinh và kết hợp với những hiện tượng vật lý học sinh thường gặp trong đời sống giáo viên dự kiến trước những hiện tượng hay tình huống để yêu cầu học sinh tìm lời giải thích sau mỗi bài.
2.Các biện pháp đã tiến hành để rèn kỹ năng trong quá trình giảng dạy:
	Thí nghiệm vật lý giúp học sinh có điều kiện rèn kĩ năng cơ bản, các thói quen cần thiết cho việc học tập vật lý. 
a) Các biện pháp để rèn kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý cho học sinh 
- Đặt câu hỏi, nêu tình huống nghiên cứu: 
Dựa vào hệ thống câu hỏi gây tình huống đã chuẩn bị trong kế hoạch giảng dạy bộ môn, tạo những bất ngờ, lôi cuốn học sinh vào vấn đề của bài học. 
- Yêu cầu học sinh chỉ ra những chi tiết cần quan sát:
Trong mỗi hiện tượng hay thí nghiệm vật lý nêu ra giáo viên luôn phải yêu cầu học sinh quan sát theo đúng trình tự từ bao quát đi dần vào các chi tiết cần nghiên cứu, giải thích lý do vì sao phải quan sát chi tiết đó. 
Có thể giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng từ tranh ảnh sách giáo khoa để lập kế hoạch khám phá, cho học sinh tranh luận về vấn đề nầy nếu có thời gian.
- Yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm:
 Sau khi học sinh quan sát hiện tượng vật lý mà giáo viên hay sách giáo khoa hướng dẫn, giáo viên cần yêu cầu học sinh thảo luận, trao đổi với nhau để nêu lên phương án thí nghiệm minh họa cho hiện tượng vừa quan sát.
Yêu cầu học sinh nêu dự đoán: 
Khích lệ học sinh nói lên cảm nhận, phát hiện của mình về vấn đề đặt ra, mạnh dạn đưa ra các dự đoán của cá nhân.
Ví dụ 1: Dạy bài 19: 
Giáo viên nêu tình huống: Đổ nước đầy ấm rồi đem đun. Nêu yêu cầu:
Dự đoán khi đun nóng thì điều gì sẽ xảy ra với ấm nước đó? (nước tràn ra ngoài)
Vì sao nước sẽ tràn ra khi nóng lên? (mực nước trong ấm dâng lên khi nước bị đun nóng)
Để dễ quan sát hiện tượng đó ta có thể thí nghiệm với những dụng cụ nào? Thí nghiệm như thế nào? (bình thủy tinh, đèn cồn, nước có màu để dễ nhìn thấy, không đổ đầy bình . . .)
Dự đoán khi nước nóng lên điều gì sẽ xảy ra ? (mực nước trong bình dâng lên)
Ví dụ 2 Dạy bài 20: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”
Giáo viên giao mỗi nhóm học sinh một quả bóng bàn bị bẹp rồi nêu các yêu cầu:
Quan sát kỹ quả bóng bàn bàn bị bẹp đó để nêu nhận xét (quả bóng bị bẹp nhưng vẫn hoàn toàn kín).
Nêu các làm cho quả bóng phồng lên như cũ ? (tạo sức ép từ bên trong quả bóng ra để thành quả bóng phồng lên) → làm cho không khí bên trong nở ra → hơ nóng hoặc nhúng vào nước nóng).
Dự đoán kết quả xảy ra đối với những làm đề xuất đó? (Nếu hơ nóng quả bóng bàn trên ngọn lửa thì kết quả thế nào? Có gì trở ngại?. Nếu nhúng nó vào nước nóng thì kết quả thế nào, so sánh 2 cách làm đó) 
Chọn phương án thực hiện thí nghiệm (chọn cách nhúng quả bóng vào nước nóng dễ thực hiện và an toàn hơn)
Có thể có học sinh nêu ngay được cách làm là nhúng vào nước nóng, nhưng các em không thể giải thích được vì sao. Để giải thích được hiện tượng đó, các em sẽ thực hiện các thí nghiệm trong bài 20 để rút ra được kiến thức làm cơ sở giải thích.
b) Các biện pháp để rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, cách lắp ráp, tiến hành 1 thí nghiệm đơn giản.
 Đối với bất kỳ dụng cụ nào cho học sinh sử dụng giáo viên đều phải hướng dẫn kỹ về đặc điểm và các sử dụng của nó nhất là việc cầm nắm dụng cụ, tư thế đứng hoặc ngồi khi đo, đọc số đo . . . 
Khi tiến hành lắp ráp các thí nghiệm giáo viên cần chỉ ra và phân tích qui trình lắp ráp cho học sinh hiểu, đồng thời phải giải thích tác dụng của các bộ phận,các chi tiết, đặc biệt đối với các chi tiết thể hiện kết quả của thí nghiệm phải được tường minh.
 Ví dụ khi dạy bài mặt phẳng nghiêng: Sau khi yêu cầu học sinh đọc phần tiến hành thí nghiệm trong sách giáo khoa : 
 Giáo viên vừa hỏi vừa ghi các bước thí nghiệm lên bảng :
 Bước 1: Đo trọng lượng F1 
 Bước 2 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn)
 Bước 3 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa)
Bước 4 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng nhỏ) 
Làm thế nào để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các lần đo. 
Học sinh có thể đưa ra các phương án: Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng, hoặc giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. 
Giáo viên thống nhất chọn 1 phương án cho học sinh tiến hành thí nghiệm. 
Các nhóm nhận dụng cụ, phân công làm thí nghiệm. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Sự bay hơi và Sự ngưng tụ”
	Sau khi cho học sinh biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh nêu một phương án thí nghiệm để kiểm tra tác động của nhiệt độ lên tốc độ bay hơi?
	Cho học sinh thực hiện thí nghiệm theo phương án thống nhất mà các em chọn, quan sát hiện tượng xảy ra, ghi nhận kết quả.
 Hoặc khi dạy bài 19 : Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1,19.2 để lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng thí nghiệm. 
 Thảo luận về các bước tiến hành thí nghiệm, bố trí, lắp đặt dụng cụ thí nghiệm , thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn.	
 Tất cả học sinh đều tham gia đề xuất, xây dựng phương án thí nghiệm, thực hiện phương án thí nghiệm, quan sát diễn biến, ghi nhận kết quả. 
 Thông qua những hoạt động như thế này học sinh đã được hình thành dần dần kĩ năng sử dụng dụng cụ đo lường, kĩ năng lắp ráp, tiến hành thí nghiệm qua hệ thống nhiều bài học.
c) Các biện pháp để rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin từ kết quả thí nghiệm : 
Cần tập cho học sinh thói quen ghi kết quả thí nghiệm vào bảng thống kê dù thí nghiệm đơn giản cũng không nên bỏ qua bảng thống kê, thí nghiệm phải được thực hiện và ghi kết quả ít nhất 3 lần để đạt độ tin cậy khi đối chiếu kết quả.
Các thông tin ghi nhận được qua thí nghiệm là kết quả của một quá trình lao động, tư duy sáng tạo của học sinh. Vì vậy các thông tin này không giống nhau cho toàn bộ lớp học mà phụ thuộc vào từng thí nghiệm cụ thể. Cùng một hiện tượng vật lý nhưng các nhóm khác nhau sẽ thu nhận thông tin một cách khác nhau. Vì vậy giáo viên có điều kiện rèn luyện cho học sinh cách chọn lọc, thu thập, xử lí thông tin. 
Ví dụ : Dựa vào kết quả thí nghiệm của các nhóm bài “ Mặt phẳng nghiêng ” 
Yêu cầu học sinh quan sát bảng kết quả thí nghiệm của các nhóm và nhận xét về số liệu thu được của các nhóm. 
Nhận xét : Số liệu kết quả thí nghiệm của các nhóm sẽ khác nhau. 
Giáo viên cho học sinh phân tích,xử lí kết quả thông qua các câu hỏi sau :
Dựa vào kết quả thí nghiệm của các nhóm hãy so sánh trọng lượng F1 của vật với lực kéo vật lên F2 ở 3 trường hợp 
Học sinh dựa vào số liệu cho biết :Trọng lượng F1 của vật luôn lớn hơn lực kéo F2 ở cả 3 trường hợp. 
	Tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá kết quả thí nghiệm : Mặc dù số liệu kết quả thí nghiệm của các nhóm khác nhau nhưng đều tìm được một điểm chung F1 < F2 cả 3 trường hợp. 
Qua cách tiến hành như trên giáo viên có điều kiện rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, xử lí kết quả thí nghiệm.
d) Các biện pháp để rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế 
Dựa vào những tình huống đã chuẩn bị sẵn trong kế hoạch giảng dạy để giao việc cho học sinh. Cũng có thể yêu cầu học sinh chỉ ra những tình huống hay hiện tượng mà các em nhận thấy có liên quan đến nội dung kiến thức vừa học để cùng nhau giải thích làm rõ bản chất khoa học của nó.
 Tạo điều kiện cho từng cá nhân vận dụng kiến thức đã học để giải thích, góp phần củng cố kiến thức, tăng cường tính bền vững và độ sâu của kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy của học sinh. 
Ví dụ vận dụng kiến thức bài 18 : Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Yêu cầu học sinh giải thích: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Hoặc vận dung kiến thức bài 19: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau để giải thích :Tại sao chai nước uống được đóng khá đầy còn chai rượu thì vơi?
Hoặc vận dụng kiến thức bài 21 để giải thích: Tại sao chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa có chừa 1 khe hở?
	Việc chuẩn bị tốt cho một bài dạy, xác định phương pháp phù hợp cùng với sự trợ giúp của giáo viên sẽ giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh luôn nhịp nhàng đồng bộ trong quá trình lên lớp, tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức mới, gây hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Bài minh hoạ: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức: Học sinh nhận biết:
	- Thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
	- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 2.Kĩ năng:
- Bước đầu đưa ra một số dự đoán về chất lỏng gặp nóng thì nở ra.
- Làm được thí nghiệm hình19.2 sách giáo khoa theo phương án đề ra.
- Mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
- Giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống.
 3.Thái độ:
	Rèn luyện tác phong cẩn thận, xây dựng thái độ, ý thức trách nhiệm trong hoạt động học tập.
II.Chuẩn bị
	Dụng cụ thí nghiệm cho nhóm, lớp như H19.2, 19.3.
III.Tổ chức hoạt động
 Hoạt động 1: Nêu vấn đề cần nghiên cứu 
Có khi nào các em thấy nước làm bể chai đựng không? Nếu có thì tại sao?
Dựa vào kiến thức bài 18. Học sinh có thể nêu dự đoán:
	- Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng.
	- Khi chất lỏng dãn nở nếu bị ngăn cản thì gây ra một lực rất lớn.
 Hoạt động 2: Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra:
	Ta có thể làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán trên được không?
 Học sinh: Đề xuất phương án thí nghiệm theo dụng cụ hình 19.2 sách giáo khoa.
Giáo viên: Ngoài cách đặt bình thuỷ tinh vào chậu nước nóng, còn cách nào khác để làm cho nước trong bình nóng lên ở thí nghiệm này không ?
Học sinh: Đun hoặc hơ bình thuỷ tinh trên ngọn lửa đèn cồn.
- Nhóm thực hiện thí nghiệm theo phương án đã nêu.
Hướng dẫn học sinh quan sát diễn biến thí nghiệm: Đánh dấu mực nước ở ống thủy tinh trên miếng bìa, ghi nhận kết quả.
-Hợp thức hoá kết quả nghiên cứu: Các nhóm báo cáo kết quả quan sát, rút ra kết luận: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Đặt vấn đề tiếp: Nếu đậy kín bình bằng một nút cao su, dùng đèn cồn để đun thì điều gì sẽ xảy ra?
HS: nêu dự đoán có thể nút bật ra hoặc bể bình.Từ đó rút ra kết luận: khi chất lỏng dãn nở nếu bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
 Hoạt động 3: Dự đoán và đề xuất thí nghiệm kiểm tra sự dãn nở của các chất lỏng khác nhau.
Nêu vấn đề: Tại sao chai nước uống được đóng khá đầy, còn chai rượu thì đóng không thật đầy?
Học sinh: Dự đoán: 
- Khi nóng lên rượu nở ra nhiều hơn nước.
- Rượu đắt tiền hơn nước nên người ta không đổ đầy chai.
Yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.
- Thực hiện thí nghiệm như hình 19.3 để rút ra kết luận: các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
- Giáo viên thực hiện lại thí nghiệm hình 19.2 và yêu cầu 2 học sinh quan sát kĩ mực nước màu trong ống thủy tinh khi mới nhúng bình thủy tinh vào chậu nước nóng ?
Học sinh : Mực nước màu trong ống thủy tinh tụt xuống một chút, sau đó mới từ từ dâng lên cao . 
-Yêu cầu học sinh giải thích : Bình thủy tinh tiếp xúc với nước nóng trước, nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống. Sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên cao hơn. 
Từ đó rút ra kết luận : Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
 Hoạt động 4: Vận dụng kết quả để giải thích hiện tượng:
- Giải thích tại sao người ta không đóng chai rượu thật đầy?
Học sinh: Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước, nếu đóng đầy thì khi nhiệt độ tăng rượu nở ra sẽ làm bật nút hoặc vỡ bình. 
Đến đây em nào có thể trả lời vấn đề đặt ra ở đầu bài ?
- Tại sao khi đun nước, ta không nên đỗ nước thật đầy ấm? 
Các phương án tổ chức các hoạt động kể trên góp phần rèn luyện các kĩ năng trong học tập vật lý. 
 Các kĩ năng đã được rèn là : 
- Kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý, thu thập thông tin: Học sinh trực tiếp quan hiện tượng vật lý ( Hoạt động 1 ) 
- Kĩ năng dự đoán, đề xuất, tiến hành thí nghiệm ( Hoạt động 2,3 ) : Học sinh được hướng dẫn thu thập thông tin có ích phục vụ cho việc học tập vật lý.
 - Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế ( hoạt động 4 ) : Có thói quen ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
	Qua một quá trình học tập, được phát biểu những nhận xét của cá nhân mình, được tự tay thực hiện một số thao tác thí nghiệm và tranh cải nhau về những nội dung bài học mà một số năng lực của học sinh được bộc lộ, nên giáo viên có cơ hội để đánh giá năng lực thực sự của học sinh. Đặc biệt học sinh bộc lộ rõ tình cảm hứng thú niềm đam mê, sở thích đối với bộ môn, điều này giúp cho giáo viên đánh giá hiệu quả giờ dạy của mình.
 Ngoài ra, các kĩ năng thí nghiệm của học sinh cũng được hình thành. Thông qua hoạt động của học sinh mà giáo viên biết được các thói quen, kĩ năng của từng học sinh. Đó là cơ sở quý báu để học sinh trong học tập có kết quả tốt hơn.
.	Kết quả học tập của học sinh có sự chuyển biến rất rõ rệt.	
 Chất lượng giảng dạy bộ môn: 
Xeáp loaïi
Naêm hoïc 2010-2011 
Naêm hoïc 2011-2012
Naêm hoïc 2012-2013
Chæ tieâu 
Thöïc hieän 
Keát quaû 
Chæ tieâu 
Thöïc hieän 
Keát quaû 
Chæ tieâu 
Thöïc hieän 
Keát quaû 
Gioûi 
25%
32.5%
Vượt
25%
34.4%
Vượt
25%
38.5
Vượt
Khaù 
40%
39.1%
Đạt
40%
40.5%
Vượt
40%
34.6
Đạt
Trung bình 
31%
24.8%
Vượt 
31%
21.9%
Đạt
31%
24
Đạt
Yeáu 
4%
3.6%
Đạt
4%
3.2 % 
Đạt
4%
2.9
Đạt
 Qua bảng số liệu trên, rõ ràng việc áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 là hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng dạy và học của bộ môn. Hình thành được kĩ năng thí nghiệm góp phần thực hiện thành công các thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn vật lý.
PHẦN KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm 
Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý 6, việc rèn kĩ năng thí nghiệm là hết sức cần thiết, nhưng không thể nhanh chóng được, kĩ năng phải được hình thành qua việc tự tay học sinh làm thí nghiệm hay quan sát thực tế. 
Hệ thống câu hỏi nêu tình huống cần chuẩn bị trước trong kế hoạch bộ môn, kế hoạch bài dạy và cách nêu câu hỏi phải đúng lúc, phải tạo sự bất ngờ và đi vào trọng tâm kiến thức cần nghiên cứu thì mới dễ thu hút học sinh tập trung vào nội dung trọng tâm cần nghiên cứu.
Việc xây dựng kế hoạch bài dạy chặt chẽ, nêu đủ các tình huống có thể xảy ra giúp sự phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong quá trình lên lớp nhịp nhàng, đồng bộ.
Việc lựa chọn phương pháp phù hợp và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả giúp học sinh dễ nắm vững kiến thức hơn. 
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm :
Tạo cho học sinh cơ hội nêu nhiều phương án thí nghiệm rồi lựa chọn lại phương án tối ưu để tiến hành thí nghiệm là một phương pháp giáo dục rất có hiệu quả về phương pháp học bộ môn vật lý của các em
Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thường xuyên, đúng phương pháp sẽ kích thích hứng thú học tập cho học sinh, yêu thích bộ môn hơn. 
Học sinh tự nói lên được những nhận định, những hiểu biết của mình sẽ giúp các em tự tin hơn và dễ nắm bản chất kiến thức hơn từ đó có sức thuyết phục lớn và tạo ra ở học sinh niềm tin vào bản chất của sự vật và hiện tượng, vào các quy luật của tự nhiên đồng thời đó cũng là điều kiện tốt để học sinh rèn kĩ năng bộ môn. 
III. Khả năng ứng dụng, triển khai 
 Đề tài này áp dụng để giảng dạy ở tất cả các bài có thí nghiệm trong chương trình vật lý 6 và các lớp trên. 
 Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy vật lý trung học cơ sở. 
IV. Những kiến nghị, đề xuất 
 Nhà trường cần trang bị kịp thời các thiết bị tối thiểu đã bị hư hỏng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Vật lý 6
Nhà xuất bản Giáo dục
Sách giáo viên Vật lý 6
Nhà xuất bản Giáo dục
Phương pháp giảng dạy Vật lý THCS
Nhà xuất bản Giáo dục
Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Nhà xuất bản Giáo dục
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý THCS
Nhà xuất bản Giáo dục
MỤC LỤC
Nội dung
trang
Phần mở đầu
I
Bối cảnh chọn đề tài
2
II
Lý do chọn đề tài
2
III
Phạm vi và đối tượng của đề tài
3
IV
Mục đích của đề tài
3
V
Phương pháp nghiên cứu
4
Phần nội dung
I
Cơ sở lí luận
5
II
Thực trạng của đề tài
6
III
Các biện pháp giải quyết vấn đề
7-15
IV
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
Phần kết luận
I
Bài học kinh nghiệm
17
II
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
17
III
Khả năng ứng dụng kiểm tra
17
IV 
Kiến nghị đề xuất
18

File đính kèm:

  • docSKKN hạnh 12-13.doc
Sáng Kiến Liên Quan