Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non được coi là "giai đoạn quan trọng đặt nền móng hình thành nhân cách ban đầu của con người, chuẩn bị tốt mọi tiềm năng để có thể học tập tốt ở trường phổ thông và bước vào cuộc sống". Trong đó, ngoài kiến thức thì việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi là vô cùng quan trọng,

 Hiện nay các nhà giáo dục trên thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống và sẽ bị lệch lạc sau này. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi 5- 6 tuổi là một giai đoạn rất cần thiết.

 Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vân dụng những kỹ năng đó vào trong cuộc sống hằng ngày như: tự tin trong giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác chia sẻ. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em biết được những điều nên làm và không nên làm, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn vớí bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó với nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.

 Rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi là rèn cho trẻ có được những hành vi lành mạnh, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống và hình thành ở trẻ các giá trị văn hoá con người trong thời đại hiện nay, tạo cho trẻ nền tảng vững chắc khi chuyển qua một lối sống mới, môi trường và quan hệ mới, đó là vào trường phổ thông.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa? Vì sao? Giờ con phải làm gì?" Như vậy trẻ biết rác nhiều là không sạch và cùng nhau nhặt bỏ vào thùng rác.
Tiếp theo, tôi kể cho trẻ nghe những hành động, hành vi liên quan đến bảo vệ môi trường mà độ tuổi lớp tôi có thể làm được như: không dẫm lên cỏ, không hái hoa, bẽ cành, không vứt rác bừa bãi... Cho trẻ tham gia hoạt động thực hành chăm sóc vườn cây, tưới nước cho cây, nhỏ cỏ.. ở vườn hoa của trường. Hoặc cho trẻ chơi đóng vai cây xanh, hoa, vai bác bảo vệ, nhắc nhở các bạn không nên có các hành động sai, cùng nhau bảo vệ môi trường.
Khám phá thế giới xung quanh là cơ hội để trẻ được tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu mọi cảnh vật gần gũi xung quanh trẻ như sân trường, vườn nhà.. giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. 
Chủ đề "Nghề nghiệp", tôi bắt đầu đi sâu vào phát triển kỹ năng làm việc đội nhóm.
Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Giáo dục dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm hữu hiệu. Trong lớp học, trẻ được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn, kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động góc
- Trước khi cho trẻ về góc chơi tôi đặt một số câu hỏi:
+ Sáng nay các con đã chọn góc chơi cho mình chưa?
+ Lớp mình đang thực hiện chủ đề gì?
+ Các con cho cô và các bạn biết ý tưởng chơi của nhóm mình nào? (Qua đó cô đặt những câu hỏi để định hướng quá trình làm việc của nhóm).
+ Quá trình chơi, cô theo dõi, nhắc nhở và hỗ trợ cho các nhóm khi cần thiết.
+ Kết thúc, cô và trẻ cùng nhận xét kết quả làm việc của nhóm tại góc đó hoặc các nhóm đến góc chơi sáng tạo để nhận xét kết quả của nhóm chơi đó
Ví dụ 2: Tổ chức vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi cuối tuần.
Tôi chia lớp thành 3 tổ và phân công cụ thể: Tổ 1: Vệ sinh sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở góc xây dựng. Tổ 2: Vệ sinh sắp xếp ở góc phân vai. Tổ 3 vệ sinh sắp xếp ở góc chơi học tập.
Đặt ra một số câu hỏi định hướng thực hiện nhiệm vụ:
+ Để làm được công việc này cần có những dụng cụ gì?
+ Các con sẽ làm như thế nào? (Tôi gợi ý cho trẻ: Theo cô để công việc được nhanh và hiệu quả thì bạn tổ trưởng và các thành viên hãy thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng bạn).
Quá trình trẻ thực hiện tôi theo dõi, nhắc nhở và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
+ Kết thúc cho các nhóm nhận xét kết quả công việc.
Ví dụ 3: Khi tổ chức cho trẻ phân loại công việc, đồ dùng, sản phẩm của các nghề, chia trẻ thành 3 nhóm, trong một thời gian nhóm nào phân loại đúng, nhiều tranh, là thắng cuộc.
Thông qua kỹ năng làm việc theo đội, nhóm, trẻ biết hợp tác giúp đỡ nhau, có những cơ hội để phát triển trí tưởng tượng trong trẻ. Vì vậy để phương pháp này có hiệu quả tôi chú ý chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi cho các nhóm và đưa ra yêu cầu phù hợp để trẻ thực hiện.
Giải pháp 4: Khen ngợi, động viên trẻ kịp thời:
Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần biết khen, chê đúng lúc, đúng mức. Khi trẻ thể hiện một việc làm đúng cần phải khen ngay bằng những lời khen hay, những biểu dương tích cực, những món quà nhỏ mang ý nghĩa tinh thần nhằm khuyến khích và củng cố những kỹ năng đó.
Ví dụ: Trong giờ ăn, ngủ, học, trẻ biết thể hiện các hành động, hành vi đúng, có thói quen tốt như khi trẻ thấy cô kiêng cái bàn nặng, một số trẻ vội chạy đến giúp cô; trước khi ăn trẻ biết lấy khăn, lấy bát cùng cô; trong khi ăn trật tự, nhai nhẹ nhàng, nhặt hết cơm rơi bỏ vào đĩa; sau khi học xong trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp...những lúc đó tôi khen ngợi trẻ kịp thời và biểu dương những hành động tốt vào cuối ngày, cuối tuần đồng thời nhắc nhở những trẻ chưa ngoan.
Hoặc trong các hoạt động khác như tham quan, xem phim sẽ xảy ra các tình huống, trẻ biết chào hỏi người lớn, biết nhường chỗ, nhường đường cho cụ già, em nhỏ, biết cảm ơn khi người khác cho mình, biết trật tự và biết lắng nghe khi người khác nói...Khi về lớp, tôi kể cho trẻ nghe về các câu chuyện có liên quan đến nội dung trong thời gian hoạt động đó và hỏi trẻ: "Các con cho cô biết những hành động đó được khen hay bị chê trách? Theo cô những hành động như vậy rất tốt? Các con học tập bạn đó ở điểm nào?" Sau đó tôi nêu gương bạn tốt trong lớp cho trẻ biết và tổ chức khen ngợi và tặng quà cho trẻ, nhằm khuyến khích và củng cố nhân rộng kỹ năng đó.
Giải pháp5: Rèn kỹ năng sống cho trẻ ỏ mọi lúc mọi nơi.
Trẻ 5- 6 tuổi là lứa tuổi bắt đầu hình thành ý thức mạnh mẽ, những tác động xung quanh trẻ ở mọi lúc mọi nơi đều có mặt tích cực. Vì vậy tôi luôn chú ý quan tâm để rèn cho trẻ có hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động đúng.
Ví dụ: Giờ đón trẻ, tôi luôn niềm nở ân cần với trẻ, để tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, để trẻ tự tin khi đến lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng gọn gàng, lễ phép chào cô chào bạn. Khi tham gia thể dục sáng, giáo dục cho trẻ biết xếp hàng trật tự không xô đẩy, chen lấn nhau. Khi muốn đi qua trước mặt người khác biết xin phép cúi đầu.
Bên cạnh đó, trong các hoạt động học, tôi khuyến khích trẻ tự lấy và cách đồ dùng, đồ chơi; qua đó hình thành ở trẻ có kỹ năng tự phục vụ.
Ngoài ra, tôi luôn tạo mọi điều kiện cho trẻ xây dựng các mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn, thể hiện sự hợp tác với bạn bè và tôn trọng mọi người xung quanh.
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ giúp bác bảo vệ nhặt lá, quét sân, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây; tổ chức cho trẻ tham quan các di tích lịch sử ở địa phương.. Những hoạt động đó góp phần tạo các mối quan hệ thân thiện và mở ra sự hợp tác giữa trẻ với mọi người xung quanh, qua đó hình thành ở trẻ kỹ năng hợp tác.
 Trong giờ hoạt động góc khi trẻ về các góc chơi, trẻ thể hiện các vai chơi, đồng thời bắt đầu thể hiện các hành động chơi. Đây là lúc giáo viên cần quan sát để điều chỉnh các hành động chơi của trẻ đúng theo chuẩn mực đạo đức quy định.
Ví dụ: Vai bác sĩ khi khám cho bệnh nhân phải nhẹ nhàng, hỏi han ân cần, niềm nở; bệnh nhân phải trả lời những câu hỏi của bác sĩ.
Ngoài ra trong các giờ ăn trưa, giờ ngủ, sinh hoạt chiều tôi thường xuyên dạy trẻ có những hành vi, thái độ thích hợp trong ứng xử xã hội. 
Có thể nói rằng các hoạt động, hành động của trẻ ở mọi lúc mọi nơi có được nề nếp, thói quen tốt, biết thể hiện đúng các hành vi theo chuẩn mực, có tác động và ảnh hướng rất lớn đến mỗi cá nhân trẻ, góp phần hình thành nhân cách của trẻ và sẽ giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng sống tốt sau này.
Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Phụ huynh là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh là một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi.
Hiện nay một số phụ huynh chưa nhận thấy sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ, chỉ lo cho con ăn ngon, mặc đẹp là đủ, nhiều khi thể hiện thái độ cử chỉ, hành vi không phù hợp trước mặt trẻ, điều này không chỉ vô tình làm cho trẻ tổn thương, mà còn làm lệch lạc đi các hành vi chuẩn mực, đạo đức xã hội của con trẻ.
 Nên việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thời đại ngày nay là hết sức quan trọng, vì vậy không thể thiếu sự phối kết hợp của phụ huynh, nhà trường và xã hội. Với nhận thức như vậy, tôi thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Vào những buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn đánh giá tình hình của lớp, trong đó tôi luôn chú trọng đến các kỹ năng sống của trẻ 5- 6 tuổi: sự mạnh dạn trong các hoạt động, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ, thái độ, cử chỉ, lời nói .. để phổ biến cho các bậc phụ huynh được biết và để thực hiện có tính thuyết phục cao. Hàng ngày, vào giờ đón, trả trẻ, tôi trao đổi với về các kỹ năng tôi đang rèn cho trẻ tại lớp để giữa giáo viên và phụ huynh có sự giáo dục hoà hợp, không chồng chéo, tránh tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược".
Ngoài ra, những hoạt động trong lớp tôi lập danh sách, hoặc chụp ảnh của bé có các hành vi tốt dán vào góc: "Những điều phụ huynh cần biết".
Ví dụ: những cháu Duy- Mỹ Trinh- Thuỷ Tiên đang giúp cô nhổ cỏ, dọn rác... tôi quay clip rồi chiếu lên màn hình cho trẻ xem, đồng thời làm nhiều bức ảnh dán ở góc tuyên truyền. Hoặc các buổi họp phụ huynh tổ chức cho phụ huynh xem một số hoạt động của trẻ và nhân cơ hội đó tôi giải thích rõ với phụ huynh về các vấn đề mà gia đình, xã hội cần quan tâm, đó là cần làm gương cho trẻ noi theo, thể hiện thái độ hành vi đúng đắn trước mặt con trẻ, không nên xem nhẹ trẻ mà luôn quan sát, chú ý để hình thành và xây dựng cho trẻ có những kỹ năng sống tốt.
Với quan điểm của tôi, để trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng sống tốt, tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà và bàn bạc cách giải quyết mọi khó khăn.
 Ví dụ: Trong lớp có trẻ chưa gọn gàng khi cất đồ dùng như dép, mũ, áo khoác vào tủ, hay nói tục... chiều trả trẻ tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh về những hành vi mà trẻ thường mắc phải, qua trao đổi tôi biết được các hành vi, thói quen của trẻ lúc ở nhà.
Không những thế, tôi luôn vận động phụ huynh tham gia tình nguyện và các hoạt động giáo dục trong lớp.
Ví dụ: Tham gia dự giờ vào các buổi thao giảng và các hoạt động ngoại khoá...Qua đó phụ huynh thấy được việc ngoài dạy cho trẻ kiến thức giáo viên rất chú trọng tới kỹ năng sống của trẻ, từ đó tạo thêm mối quan hệ chặt chẽ và hợp lý hơn.
Hơn nữa trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển nhanh kèm theo những mặt trái của xã hội, nếu chúng ta lơ là hoặc bỏ qua những gì ảnh hưởng không tốt tới đứa trẻ thì trẻ sau này không có kỹ năng sống tốt như chúng ta mong đợi.
Vì vậy tôi luôn đề cao nội dung này trong các cuộc họp phụ huynh, nhằm nhắc nhở phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, không cho trẻ xem những bộ phim, những tranh ảnh... có hành động, hành sai trái, hoặc kịp thời giải thích cho trẻ rõ về những gì trẻ vừa thấy không đúng với chuẩn mực xã hội.
Tóm lại, để rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện thì giáo viên cần phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, cùng với phụ huynh tạo được nền tảng vững chắc, kịp thời sửa chữa những gì trẻ bị va chạm, lệch lạc trơng cuộc sống, để sau này trẻ là người con ngoan, học trò tốt, người công dân có ích cho xã hội. Với những việc làm trên, tôi thấy đa số phụ huynh hưởng ứng, ủng hộ và tin tưởng vào những gì mà tôi đã rèn cho trẻ 5- 6 tuổi những kỹ năng sống thích hợp.
	3. Phần kết luận: 
	3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi góp phần quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ con người tương lai của đất nước, trong đó trẻ 5- 6 tuổi là một lứa tuổi có vai trò đặc biệt quan trọng.
Việc rèn kỹ năng sống tốt cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là xây dựng và củng cố nền tảng và những gì mà theo trẻ đến suốt cuộc đời, làm cơ sở tiền đề cho cuộc sống sau này của trẻ. Giúp cho trẻ phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khoẻ tốt, tự tin mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng và sở trường của mình. Giúp trẻ có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, trẻ có thể làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến lối sống lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, là nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào trường phổ thông và vận dụng vào trong cuộc sống
Cho nên rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi lúc trẻ đang ở Trường mầm non đối với giáo viên trong các hoạt động, cử chỉ, hành động, ăn măc, thói quen, nề nếp... của trẻ. Rèn như thế nào, định hướng ra sao, để đạt được hiệu quả cao nhất, đó là vấn đề quan trọng mà bất cứ ai làm công tác giáo dục trẻ đều phải chú ý. Để thực hiện tốt điều đó thì bản thân tôi phải kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau:
1. Trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung, phương pháp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của rèn kỹ năng sống cho trẻ. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi, xác định rõ mục đích, yêu cầu cần rèn cho trẻ để lên kế hoạch cụ thể, phù hợp và thực hiện kế hoạch đầy đủ, có tính khả thi cao. Muốn làm được điều đó thì người giáo viên mầm non phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, luôn làm những tấm gương sáng về kỹ năng sống cho trẻ noi theo.
2. Rèn cho trẻ tính độc lập, mạnh dạn, hợp tác, chia sẻ và biết kiên trì hoàn thành các công việc được giao một cách có hiệu quả. 
3. Thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ mở rộng các mối quan hệ như trò chuyện, giao lưu, tham quan thực tế, kể chuyện, xem tranh ảnh, băng đĩa có nội dung liên quan đến các hành vi, hành động, ngôn ngữ có văn hoá theo chuẩn mực đạo đức xã hội.
4. Tổ chức một số hoạt động khuyến khích tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, thói quen lao động, tự phục vụ, kỹ năng tự lập cho trẻ gần giống với các tiết học của lớp 1 ở tiểu học nhưng phải mang phương pháp đặc trưng của trẻ mẫu giáo.
5. Thường xuyên quan sát uốn nắn kịp thời các hành động, cử chỉ, lời nói có biểu hiện không đúng. Lồng ghép tích hợp những nội dung giáo dục phù hợp vào các hoạt động nhằm giúp tự tin trong giao tiếp, có kỹ năng giải quyết các vấn đề, biết tự phục vụ và hợp tác với bạn bè, mọi người xung quanh. Nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. 
6. Phải luôn gần gũi, cởi mở với trẻ, luôn tạo ra không khí học tập vui vẻ, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, thích đi học, thích đến trường, thích hoạt động, thích giao tiếp.
7. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, rèn các kỹ năng sống cho trẻ.
 Sau khi sử dụng các giải pháp trên để: “Rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi " tôi đã thu được những kết quả sau:
* Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi đã vận dụng, phối hợp các nội dung, phương pháp, hoạt động đan xen lẫn nhau có hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi.
- Biết lập kế hoạch và xây dựng nội dung phù hợp với độ tuổi của lớp đang phụ trách.
* Đối với trẻ:
 - Trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn tự tin trong giao tiếp, có thói quen tự phục vụ, có lễ phép với mọi người, biết thể hiện đúng các hành vi, thực hiện đúng các yêu cầu của cô.
- Trẻ năng động, thích khi được đến trường, hứng thú tham gia vào các hoạt động.
* Kết quả khảo sát học kỳ II cụ thể như sau: 
- 38/38 trẻ có kỹ năng giao tiếp tự tin mạnh dạn, phát âm rõ ràng, trọn câu, mạch lạc, tích cực tham gia vào các hoạt động, tiếp thu tốt các kiến thức, kĩ năng. Qua khảo sát đánh giá chuẩn trẻ 5 tuổi 38/38 trẻ đạt.
 - 38/38 trẻ thích nghi với môi trường, thích đi học, tỷ lệ chuyên cần đạt 95% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự xếp khay để khăn, tự lấy băt, thìa... trong các giờ ăn, biết vứt rác đúng nơi quy định, biết giúp cô cất dọn đồ dùng như chăn, gối, chiếu khi ngủ dậy, biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi lên tủ gọn gàng ngăn nắp. 
	- 38/38 trẻ biết yêu quý cây cối, động vật, thường xuyên giúp cô nhổ cỏ, tưới nước cho cây, biết nhắc nhỡ nhau giữ gìn những gì xung quanh trường lớp và nôi công cộng.
	- Trẻ đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động, biết vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng cá nhân như áo quần, dép, mũ luôn gọn gàng: 38/38 đạt 100%
	- Trẻ có nhận thức về bản thân, độc lập, tự phục vụ bản thân; đoàn kết, hoà đồng với bạn bè và mọi người; có những hành vi đúng và văn minh: 38/38 đạt 100%.
	- 38/38 trẻ được rèn các kỹ năng xã hội, biết kiềm chế cảm xúc, biết tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn, biết tham gia vào các hoạt động cùng nhau, biết nhường nhịn, chia sẽ và biết tự giải quyết một số vấn đề khá nhanh nhẹn và khôn ngoan: 35/38 đạt 92,1%
	- Qua nhiều năm học dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi, chất lượng chuyển giao vào trường tiểu học của lớp tôi đều đạt 100%.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi.
- Phụ huynh ngày càng tin tưởng giáo viên, luôn quan tâm chăm lo đến việc học tập, các hoạt động, lời nói, hành vi của con em trên lớp cũng như lúc ở nhà. Một số phụ huynh đã mạnh dạn trao đổi những vấn đề cần thiết nhờ giáo viên quan tâm giúp đỡ. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa cô, trẻ và phụ huynh ngày càng gần gũi hơn.
	Chính vì vậy mà việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi là rất cần thiết. Bởi trẻ chuẩn bị bước vào một môi trường khác các hoạt động không có sự giám sát chặt chẽ được đó là vào trường phổ thông, các quan hệ rộng, mọi hoạt động khác ở trường mầm non. Nên dù đã có nhiều cố gắng trong công tác nuôi dưỡng, giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng và rèn cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản nhằm chuẩn bị cho trẻ một nền tảng vững chắc khi vào vào trường phổ thông và trong cuộc sống, song bản thân tôi nhận thấy cần phải học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhiều hơn nữa. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học và chị em đồng nghiệp để bản sáng kiến: ""Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện" của tôi được hoàn thiện.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_rèn_kỹ_năng_sống_cho_trẻ_5-6_tuổi_nhằm_giúp_trẻ_phát_triển_toàn_diện.doc
Sáng Kiến Liên Quan