Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lứa tuổi 5-6 tuổi

Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ , giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu cuộc sống. Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ mầm non. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

 Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người . Trẻ được tự tay tạo ra những món đồ chơi cho mình giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật mà còn giúp trẻ hình thành lòng mong muốn và thể hiện vẻ đẹp sáng tạo của sự vật, hiện tượng xung quanh, để qua đó biểu lộ thái độ, tình cảm của mình. Đặc biệt là dạy cho trẻ nói lên được ý tưởng sản phẩm của mình ( chỉ số 103).

 Trong giáo dục mầm non ngày càng nâng cao chất lượng dạy học và nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Vì vậy, nếu trẻ không được bồi dưỡng , phát huy một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như hoạt động “ Tạo hình ” thì sẽ hạn chế đến sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi việc cho trẻ hoạt động “ Tạo hình: một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng dồ chơi tự tạo” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động “ Tạo hình: làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.

 Sự hình thành và rèn luyện kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non phụ thuộc vào thành tựu tâm lý học, giáo dục trẻ em Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ học tạo hình một cách có hiệu quả. Trẻ 5 – 6 tuổi đang ở giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các bộ máy chức năng. Ở giai đoạn này vận động của trẻ còn ở mức độ thấp, trẻ ghi nhớ có chủ đích, tư duy trực quan hình tượng. Các kỹ năng cầm bút, thao tác cầm kéo cắt dán, xé dán còn vụng về. Trẻ mẫu giáo lớn rất cần đến việc gây hứng thú, tạo niềm say mê cho trẻ đối với hoạt động này. Qua hoạt động tạo hình làm đồ dùng, đồ chơi, trẻ tạo ra được sản phẩm của bản thân trẻ qua sự tri giác, suy nghĩ, liên tưởng, khả năng khái quát hóa, cụ thể hóa , sử dụng tích cực vốn kinh nghiệm tạo hình để phát triển các vận động tạo hình của tay điều khiển thực hiện một số thao tác để làm được ra những món đồ chơi tự tạo của mình làm ra. Đặc biệt là rèn cho trẻ sự khéo léo và phát huy được khả năng sáng tạo của mình.Và để tạo ra được một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu được về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.

 Như vậy, nhiệm vụ của người giáo viên trực tiếp hướng dẫn dạy trẻ là tạo được sự hứng thú của trẻ, khơi dậy ở trẻ khả năng sáng tạo, tích lũy cho trẻ các kỹ năng tạo hình và kỹ năng truyền đạt được ý tưởng của mình đến mọi người. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi sự nỗ lực của cả cô và trò.

 

doc35 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lứa tuổi 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đĩa...
Giấy nhăn
Các hột hạt
Đồ tự tạo bằng giấy màu
Hộp giấy
Đá sạch
Các hột hạt nhuộm
Nguyên liệu thiên nhiên
	Dấy kim sa
5. Biện pháp 5: Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo mọi lúc, mọi nơi . 
Như chúng ta đã biết, sản phẩm của hoạt động làm đồ dùng đồ chơi là sản phẩm rất có ý nghĩa với trẻ, nó mang tính cá nhân trẻ. Trong những sản phẩm đó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó và cũng là “ Ngôn ngữ riêng ” để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra.
Ngoài giờ hoạt động tạo hình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tôi còn tận dụng các giờ khác để rèn kỹ năng tạo hình đó cho trẻ: 
* Qua hoạt động đón trả trẻ và hoạt động chiều: Tôi có thể trao đổi với phụ huynh về khả năng, năng khiếu của trẻ để cùng phối hợp với gia đình.
Trong lúc chờ phụ huynh tới đón con, tôi chuẩn bị một số các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn cho trẻ thực hiện. Mỗi hôm chỉ sử dụng một số kỹ năng tạo hình. Có thể cho trẻ gấp nan quạt. Những lúc này tôi chỉ cần đến bên trẻ và hỏi con gấp gì? Con gấp như thế nào? Động viên khuyến khích trẻ làm. Sau khi nhận xét xong cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình ở góc nghệ thuật để bố mẹ cùng quan sát. Với những bài nhận xét tốt trẻ thường thích thú và giới thệu với bố bẹ về sản phẩm của mình. Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, ham muốn được hoạt động tạo hình đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi.
Trẻ làm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào hoạt động chiều để phục vụ trong các hoạt động ngày hôm sau
* Qua hoạt động ngoài trời: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, khi đi dạo chơi trẻ được nhìn ngắm vật thật, được sờ nắn. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi chuẩn bị cho trẻ nhiều nguyên vật liệu để trẻ được thực hiện. Có thể cho trẻ nhặt những chiếc lá cây để làm ra các con vật theo ý thích.
Ví dụ: Trẻ dùng lá cây, dùng đất để nặn các con vật trẻ thích.
* Thông qua hoạt động góc: Góc “ Bé trổ tài ” trẻ được tạo ra sản phẩm của mình bằng các kỹ năng tạo hình theo các chủ đề.
Ví dụ: Trẻ có thể sử dụng lõi giấy vệ sinh để tạo thành một số bánh của ngày tết. Cô chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ lựa chọn thực hiện.
Góc nấu ăn
Trong hoạt động góc trẻ được sử dụng kỹ năng cắt dán trẻ cắt được những bông hoa, chiếc lá để dán lên thân cây tạo thành cây hoa mai để mang ra góc xây dựng trưng bày.
Trẻ in, cắt dán những bông hoa
Hay ở góc bán hàng, trẻ được thử tài sáng tạo của mình dùng các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn để làm ra những bưu thiếp chúc mừng năm mới. Điều đó thu hút được nhiều trẻ tham gia thăm quan và mua hàng.
Góc bán hàng
 Đây là khoảng thời gian trẻ được tạo ra sản phẩm mà trẻ đã thực hành trên tiết học cũng như mọi lúc, mọi nơi. Tôi chuẩn bị các đồ dùng ở góc học tập để trẻ thoải mái lựa chọn nội dung mang tính sáng tạo. Cho nên, để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn.
6. Biện pháp 6: Tích hợp với các giờ hoạt động khác 	
Trong quá trình dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tôi có thể tích hợp với nhiều hoạt động khác. Bởi khi tích hợp với các hoạt động khác đòi hỏi ở tôi sự sáng tạo, linh hoạt và sự khéo léo khi vận dụng. Trong quá trình vận dụng tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, bị chắp vá.
 VD:
 -Tích hợp với hoạt động âm nhạc: Khi trẻ thực hiện làm các con vật, tôi bật các bài hát nhạc không lời có trong chủ điểm “ thế giới động vật” để cho trẻ say mê làm việc.
Góc âm nhạc
- Tích hợp với hoạt động góc: Có thể trẻ ở góc nào trẻ cũng có thể sáng tạo ra những đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn.
Góc chữ cái: trẻ làm có chữ bằng xốp
- Tích hợp với hoạt động làm quen với văn học: Sau khi học xong bài thơ “ Hoa kết trái ” cho trẻ vẽ, nặn các loại quả, tạo quả nhồi bông. Cô định hướng cho trẻ vào hoạt động vẽ hoặc nặn. 
Có thể vào bài bằng một bài đồng dao hoặc đố một câu đố gây hứng thú cho trẻ.
 - Tích hợp với hoạt động khám phá khoa học: Đây là hoạt động cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức về tự nhiên xã hội,về cỏ cây hoa lá và các con vật. Khi trẻ được khám phá và trải nghiệm về những điều mới lạ trong cuộc sống, tôi định hướng cho trẻ xé dán,cắt, gấp nan quạt về hoa, quả, các con vật, đồ dùng..
- Tích hợp với hoạt động là quen với toán: Khi cho trẻ nhận biết các con số trẻ sẽ hình thành các con số đó và sẽ dùng các nguyên liệu để làm ra những con số tự tạo.
Góc toán: Làm những con số
+ Hỏi trẻ xếp con số như thế nào? Hỏi trẻ kỹ năng xếp? Để xếp được các con dùng kỹ năng gì? Xếp như thế nào? Sau đó cho trẻ xếp, cô động viên trẻ.
7.Biện pháp 7: Rèn kỹ năng tạo hình khi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ.
Muốn giúp trẻ tham gia hoạt động “ Tạo hình ” một cách hứng thú và có hiệu quả, ngoài những yếu tố về môi trường, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động thì giáo viên cần phải thường xuyên luyện tập kỹ năng tạo hình.
Tôi rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ dựa theo các chỉ số:
- Chỉ số 38: Trẻ biết thể hiện thích thú trước cái đẹp.
- Chỉ số 44: Trẻ thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi.
- Chỉ số 102: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Chỉ số 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
 7.1: Kỹ năng vẽ, tô màu
Đối với trẻ 5-6 tuổi, tôi tiếp tục gây hứng thú cho trẻ trong quá trình vẽ các chi tiết vào những con vật tự tạo, VD: Mắt, mũi, cánh ......nhằm tiếp tục bồi dưỡng hứng thú, khả năng cảm thụ, đánh giá, hình thành các cảm xúc thẩm mỹ. Trẻ được phát triển tri giác để mở rộng các biểu tượng, tăng cường khả năng quan sát có phân tích: nhận biết, gọi tên, tìm đặc điểm các chi tiết, bộ phận, xác định các vị trí sắp xếp của các thành phần trong cấu trúc và các mối quan hệ của chúng; phân biệt cảm nhận vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc, nét đặc thù của sự vật và các hoạt động tạo hình. Trẻ sử dụng tích cực vốn kinh nghiệm tạo hình để phát triển các vận động tạo hình của tay, điều khiển, vận động để thực hiện vẽ. Trẻ sử dụng các đường nét để vẽ.
Khi tiến hành dạy trẻ, tôi dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó theo từng chủ điểm. Ở các chủ điểm tiếp theo, tôi cho trẻ tô bằng màu nước, miết đất nặn và các nguyên vật liệu khác để sản phẩm đa dạng và phong phú.
VD: Cho trẻ dùng màu nước: Tôi cho trẻ in hình bàn tay, bàn chân lên giấy bằng màu nước, hoặc thổi màu nước loang ra tạo thành các cành cây và làm thêm hoa tạo thành 1 bức tranh. Với hoạt động này trẻ rất hứng thú tham gia.Từ những bàn tay nhỏ nhắn của trẻ đã tạo nên được những bức tranh thật đẹp. Trẻ lấy lõi giấy vệ sinh chấm vào màu in vào giấy để tạo ra những bông hoa rất ngộ nghĩnh.
Trẻ in 2 bàn tay thành bông hoa Trẻ in lõi giấy thành hình bông hoa
Tranh hoa được thổi bằng ống hút
Trẻ dùng ống hút thổi màu nước tạo thân cây, sau đó dùng bông tăm chấm màu tạo hoa và nhị hoa hoặc xé giấy để làm ra những bức tranh,để các góc trưng bày, trang trí lớp.
Trong quá trình dạy trẻ vẽ tôi luôn chú ý tới khả năng của từng trẻ.
Đối với trẻ yếu, tôi động viên hướng dẫn trẻ cụ thể hơn. Đối với trẻ khá hơn, tôi khuyến khích trẻ sáng tạo hơn.
7.2: Kỹ năng căt, xé, dán:
* Kỹ năng cắt dán:
Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì trẻ có kỹ năng sử dụng kéo. Tôi dạy trẻ cầm kéo đúng cách, điều khiển lưỡi kéo vào tay phải, cầm giấy và điều khiển giấy bằng tay trái để trẻ cắt làm ra được những đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng. 
 VD: Trẻ biết dùng kéo cắt được những bông hoa mai, hoa đào để gắn vào cây để có được những cây hoa mai, hoa đào cho ngày tết .
 Trẻ biết dùng kéo xong cất kéo đúng nơi quy định . 
Trẻ Dùng kéo cắt hoa
Tại hoạt động góc, tôi lấy góc tạo hình làm góc trọng tâm. Trước khi trẻ cắt hoa và lá trẻ được xem video cô cắt mẫu và trẻ rất chăm chú quan sát. Trẻ sử dụng kỹ năng cắt lượn theo đường vẽ bên ngoài của bông hoa và của lá. Tôi dạy trẻ kỹ năng mới: Dạy trẻ dán băng dính 2 mặt vào mặt trái của bông hoa và chiếc lá, sau đó bóc lớp ngoài của băng dính ra rồi dán lên thân cây mà tôi đã chuẩn bị. Trẻ rất hứng thú và có kỹ năng đã cắt dán được cây hoa mai rất đẹp. Và trẻ biết xoay cổ tay, xoay giấy để cắt lượn theo đường vẽ bên ngoài.
Trẻ làm cây hoa mai, hoa đào
Cây hoa mai, hoa đào
* Kỹ năng xé dán:
Tiếp tục dạy trẻ 5- 6 tuổi xé bằng vận động thô – bằng cả bàn tay. Tôi dạy trẻ xé từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ biết sử dụng đầu ngón tay cái và tay trỏ để xé. Tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật xé; xé bằng các vận động thô như: xé toạc, xé bứt; xé bằng các vận động tinh của đầu ngón tay: xé bấm theo đường thẳng, các đường cong lượn. Đối với những bài đơn giản, ít chi tiết tôi cho trẻ chấm hồ vào mặt trái của hình rồi dán lên. Còn với những bài phức tạp tôi dạy trẻ xếp hình bố cục tranh trước, sau đó lật lên phết hồ ở mặt sau rồi dán xuống. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm và làm được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo.
VD: Xé hình “ bông hoa ” trẻ biết gấp giấy, xé lượn cung để tạo thành bông hoa, có những trẻ xé lượn thành cánh dài, tròn. Tùy theo sự sáng tạo của trẻ, trẻ sẽ tạo ra được sản phẩm của chính mình để trang trí lớp.
 Trẻ đang xé hoa
Đối với trẻ yếu tôi chú ý kèm cặp, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, tạo sự gần gũi với trẻ để trẻ làm ra được những đồ dùng, đồ chơi cho riêng mình.
Đối với những trẻ khá hơn, tôi khuyến khích trẻ sáng tạo hơn. Trẻ biết bố cục bức tranh, bố cục của một nhân vật hoặc đồ vật, phối hợp màu sắc hài hòa. Trẻ đã rất sáng tạo để xé được nhiều loại khác nhau. Đặc biệt trẻ biết kết hợp giữa xé dán với cắt dán tạo nên các con vật có nhiều màu sắc và phù hợp với chúng và tạo cho chúng thêm sinh động. Và dùng rất nhiều các kỹ năng khác, các nguyên liệu khác nhau để tạo ra chúng.
Sản phẩm của trẻ
7.3: Kỹ năng nặn:
Ở lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi, giáo viên cần tiếp tục gây sự hứng thú, tạo niềm say mê đối với hoạt động nặn, kích thích trẻ tích cực suy nghĩ, tưởng tượng. Tôi luyện tập, bồi dưỡng khả năng quan sát bằng mắt và tự điều khiển các vận động của đôi bàn tay, của các ngón tay thực hiện các thao tác vận động tinh ( bằng các cơ nhỏ ). Củng cố những hiểu biết về hình thù, cấu trúc, tỷ lệ các chi tiết của vật, bồi dưỡng khả năng phân tích và nhận biết nhanh nhạy các đặc điểm của khối. Trẻ cảm nhận một số đặc điểm hình khối của sự vật bằng cách sờ vào các mặt của hình đó. Vì vậy, tôi tăng cường bồi dưỡng cho trẻ cảm xúc thẩm mỹ: các cảm xúc về vẻ đẹp của hình khối, cảm xúc về vẻ đẹp, về sự cân đối. Tôi dạy trẻ một số kỹ năng nặn cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm. Dạy trẻ biết dùng ngón tay, bàn tay để làm các động tác xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, làm mỏng, uốn cong thành ống loe. Khi nặn tôi dạy trẻ biết sử dụng các kỹ năng sau đó dạy trẻ nặn, cho trẻ tập nặn từ đơn giản đến phức tạp.
VD: Dạy trẻ nặn quả tròn sau đó dạy kỹ năng lăn dài, uốn congsao cho giống quả thật, dần dần dạy trẻ nặn những vật khó hơn để trưng bầy trang trí lớp.
Các loại quả
Đối với trẻ mẫu giáo lớn của tôi, thì tôi tăng cường tổ chức các giờ học nặn tự do tại các góc chơi. Trẻ chủ yếu nặn bằng cách chắp ghép, gắn chặt các bộ phận, miết chỗ nối, biết dùng que để làm một số chi tiết. 
Khi thấy trẻ của lớp mình có được kỹ năng nặn, tôi mạnh dạn đưa hoạt động nặn vào một tiết học nặn. Trẻ rất hứng thú tham gia nặn một số loại quả mà mình thích. Trẻ nặn các loại quả có dạng tròn và có dạng dài. Trẻ biết dùng đầu ngón tay, lòng bàn tay để tạo ra hình tròn làm quả, sau đó trẻ lấy một ít đất lăn dọc làm cuống ghép nào quả và lấy một ít đất xoay tròn, ấn dẹt gắn lên cuống làm lá.
Trẻ đang nặn các loại quả
Sau đó tôi cho trẻ ra trưng bầy sản phẩm, trẻ nói được ý tưởng sản phẩm của bản thân và 86.5% trẻ đã đạt được chỉ số 103.
 7.4: Kỹ năng xếp hình:
Để trẻ làm tốt kỹ năng này, thì việc đầu tiên phải làm là sự chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu cho trẻ. Tôi tìm kiếm các nguyên vật liệu đa dạng nhằm kích thích sự sáng tạo và hứng thú, tò mò cho trẻ.
Khi trẻ xếp hình, trẻ được bồi dưỡng khả năng quan sát, phân biệt, gọi tên các khối theo đặc điểm, tính chất để tạo các kết cấu mới. Trẻ được phát triển khả năng ước lượng bằng mắt để so sánh, lựa chọn chắp ghép giữa các khối với nhau. Trẻ được tập sắp xếp các hình khối theo quan hệ khác nhau: Xếp các khối nối đuôi nhau, xếp các khối chồng lên nhau,Từ các cách xếp đó, trẻ xếp một cách sáng tạo được một số đồ chơi đơn giản đến những “ công trình ” phức tạp có kiểu dáng đẹp, có kích thước và tỷ lệ phù hợp, màu sắc hài hòa để tạo sản phẩm đa dạng, phong phú.
VD: Trẻ được xếp một số đồ dùng gia đình: Ti vi, đài đĩa, tủ lạnh; xếp nhà cao tầng, xếp một số loại ô tô: ô tô con, ô tô tải, ô tô khách
Các hình khối
Ngôi nhà bằng các hình khối
Khi dạy trẻ làm một số phương tiện giao thông, tôi đã chuẩn bị rất nhiều các hình khối, nguyên vật liệu khác nhau để trẻ thực hiện. Tôi đã chuẩn bị mô hình sa bàn “ Ngã tư đường phố” để trưng bày sản phẩm của cô và của trẻ tạo cho tạo cho trẻ hứng thú, say mê vào hoạt động.
Trẻ được chia theo nhóm để dán ghép các khối với nhau tạo thành những chiếc ô tô mà mình thích. Đầu tiên trẻ biết ước lượng xếp các khối và nhau. Trong quá trình trẻ làm thì tôi kết hợp với giáo viên của lớp bao quát trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Trẻ chia nhóm để học tạo hình
VD: Xe ô tô con: Trẻ biết đặt nằm khối chữ nhật to ở dưới và xếp chồng khối chữ nhật nhỏ hơn lên trên rồi dùng băng dính xốp dán vào nhau. Sau đó trẻ dán bánh xe và trang trí cho chiếc ô tô.
VD: Xe ô tô tải: Trẻ biết sử dụng 2 khối chữ nhật, một khối để đứng dán nối tiếp với khối chữ nhật để nằm để tạo ô tô, dán bánh xe, trang trí cửa xe.
Ô tô bằng các hình khối
 Ô tô con bằng các hình khối Các phương tiện giao thông tự tạo
Sau đó trẻ mang những chiếc ô tô do mình tự làm ra trưng bày ở mô hình ngã tư vào ký hiệu của mình theo các làn đường. Trẻ giới thiệu được về sản phẩm của mình với cô và các bạn. 
IV. Kết quả đạt được
1. Đối với trẻ: Khi tiến hành các biện pháp trên đã thu được kết quả rất cao trên trẻ: Hầu hết các cháu ham thích và hứng thú tham gia hoạt động “ Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ” một cách tích cực. Thông qua làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mà một số trẻ có kỹ năng tốt về nặn, vẽ, xé, dán, gấp nâng lên rõ rệt và có ý tưởng rất hay, sáng tạo trong sản phẩm; kết quả đạt được như sau:
TT
Nội dung giáo dục
Tổng số trẻ
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
1
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
37
37
100%
2
Trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu
37
35
95%
3
Trẻ có kỹ năng cắt, xé, dán
37
32
86.5%
4
Trẻ có kỹ năng nặn
37
31
84%
5
Trẻ có kỹ năng xếp hình
37
33
89%
6
Trẻ thể hiện sự sáng tạo trong sản phẩm
37
30
81%
Đánh giá trẻ theo các chỉ số:
TT
Chỉ số
Tổng số trẻ
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
1
Chỉ số 38: Trẻ thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.
37
34
92%
2
Chỉ số 44: thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi.
37
32
86,5%
3
Chỉ số 102: biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
37
31
84%
4
Chỉ số 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
37
32
86.5%
* Đối với giáo viên: 
 - Giáo viên có thêm nguồn tư liệu, thêm các đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động.
- Giáo viên chủ động lựa chọn các đồ dùng đồ chơi phù hợp với độ tuổi mình phụ trách, Phù hợp với chủ đề, chủ điểm để dạy trẻ, nâng cao chất lượng giờ dạy của mình. Từ đó phụ huynh lớp tôi cũng quan tâm hơn tới khả năng sáng tạo đồ dùng tự tạo của con.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh thấy rõ con mình khéo tay, yêu cái đẹp, tự tin thích đi học, yêu thương, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn bè. Đặc biệt thấy con có nhiều kỹ năng tốt về tạo hình .
- Thấy con mạnh dạn, tự tin, biết yêu cái đẹp rất cần thiết cho cuộc sống nên rất tin tưởng yên tâm khi cho con đi học. Chính vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt tình ủng hộ lớp những nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc học tập của các con: hộp, giấy,bìa màu, dạ bút, ống chỉ, lon bia ...
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I.Kết luận
Việc tạo hứng thú và một số biện pháp giúp trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong trường mầm non là một việc làm cần thiết nhất trong chương trình đổi mới hiện nay. Hoạt động đó là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu được đối với trẻ, để trẻ có lòng ham mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, động vật xung quanh, trẻ có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng một số kỹ năng tạo hình cơ bản như: tô màu; kỹ năng nặn, kỹ năng xé dán để tạo ra sản phẩm mình yêu thích. Đây là tiền đề, là yếu tố cần thiết giúp trẻ tự tin làm ra những sản phẩm đồ dùng trang trí lớp. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết với nghề, yêu trẻ và có sự phối hợp đồng bộ của nhà trường , gia đình. Có như vậy trẻ mới có môi trường tốt để hoạt động, giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm “ về biện pháp giúp trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo lứa tuổi 5-6 tuổi ” tôi xin mạnh dạn trình bày với các đồng chí trong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp. Tôi rất mong được nhận sự đóng góp của các đồng chí để tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn trong quá trình giảng dạy.
II. Bài học kinh nghiệm
Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm trên thấy rất có hiệu quả, bản thân tôi xin trình bầy một số kinh nghiệm như sau:
- Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là chuẩn bị tri thức cho trẻ, kết hợp với việc soạn giáo án đầy đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp kích thích trẻ say mê, phát huy khả năng về tạo hình.
- Tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo để hấp dẫn trẻ tham gia hoạt động.
- Tạo cho trẻ được hoạt động trong môi trường nghệ thuật phong phú, lành mạnh tạo một tâm thế cho trẻ hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một “ trường học thân thiện ”.
- Quá trình giảng dạy phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. 
- Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục thường xuyên “ lấy trẻ làm trung tâm ”. “ Cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ vào thế giới đầy màu sắc của tạo hình đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ”. Khi dạy trẻ, giáo viên cần kiên trì dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học. Ngoài ra, giáo viên còn phải tích lũy kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, tất cả sẽ đem lại thành công cho mình.
- Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo. Lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
- Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
- Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
 Ngoài chuyên môn vững chắc, giáo viên còn phải thực hiện sự hòa nhập với thế giới tuổi thơ. Cô hiểu trẻ và cùng trẻ thể hiện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và đạt hiệu quả cao trong giờ học.
III. Khuyến nghị, đề xuất
+ Đối với nhà trường: 
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đi kiến tập nhiều hơn về tạo hình đặc biệt là tiết dạy làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
+ Đối với Phòng giáo dục: 
- Cần mở nhiều hơn nữa các buổi tập huấn về hoạt động tạo hình đặc biệt là bài dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để cho giáo viên trong trường được tham gia.
-Tổ chức nhiều hơn nữa về triển lãm đồ dùng đồ chơi tự làm để giáo viên được quan sát và học hỏi.
- Phòng giáo dục cần cấp thêm các tư liệu, tập san về tạo hình cho giáo viên tham khảo và học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
 Long Biên, ngày 21 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non- Nhà xuất bản đại học sư phạm.
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non 5-6 tuổi- nhà xuất bản giáo dục.
- Giáo trình giáo dục tích hợp bậc mầm non- nhà xuất bản đại học sư phạm.
- Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non – Nhà xuất bản giáo dục.
- Hướng dẫn làm đồ chơi bằng vật liệu dễ tìm – Phạm Thị Việt Hà - Nhà xuất bản giáo dục .
- Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_cho_tre_l.doc
Sáng Kiến Liên Quan