Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Phần nội dung:

1. Thực trạng việc dạy và học văn miêu tả của học sinh và giáo viên

Đa số các em rất ngại học phân môn Tập làm văn vì đây là môn học đòi hỏi phải dùng ngôn ngữ để nói hoặc trình bày bài làm của mình nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế. Trong tiết lí thuyết các em rất ít phát biểu, GV phải tích cực gợi ý thì một số em mới trả lời được. Qua chấm bài tập làm văn đầu tiên với kiểu bài tả cảnh kết quả bài làm của các em tôi rất đáng buồn và lo lắng, trăn trở. Bởi kết quả đạt được như sau:

- Giỏi: 0 em

- Khá: 9 /26em đạt 34,6%

- Trung bình: 8/26 em đạt 30,7%

- Yếu: 9/26 em đạt 34,6%

 1.1. Những tồn tại

* Về học sinh

Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Trình tự sắp xếp còn lộn xộn, bố cục thiếu chặt chẽ, bài văn chưa có trọng tâm. một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, Mặt khác, khả năng cảm thụ văn học của các em chưa cao. Chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào trong bài viết của mình nên hầu hết các bài văn đều chưa có cảm xúc và chưa lôi cuốn người đọc. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:

- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.

- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.

- Vốn từ đã nghèo nàn lại không có điều kiện đọc sách báo, tích lũy vốn từ, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn, sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.

- Rất ít học sinh biết vận dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ vào bài làm của mình.

*Về giáo viên

- Với những tồn tại của học sinh như trên, một tiết học Tập làm văn Giáo viên vẫn chưa bao quát hết các đối tượng để uốn nắn, sửa chữa kịp thời cho các em.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lập – Tự do – hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HS LỚP 5
 Lệ Thuỷ, tháng 12 năm 2020
PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định Tập làm văn là phân môn tổng hợp tri thức các phân môn đó. Mỗi một bài văn của các em là một quá trình tích luỹ các kiến thức đã học từ các phân môn khác. 
	 Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đ``ối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau.
	Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2018- 2019, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của môn Tiếng Việt và thể loại văn miêu tả là thể loại có thể nói là vừa khó dạy lại vừa khó học. Nhìn chung đa số học sinh đã biết làm một bài văn đảm bảo bố cục song việc dùng từ đặt câu, sử dụng các biên pháp tu từ so sánh, nhân hóa cả biện pháp liên tưởng vào bài làm còn rất nhiều hạn chế. Đa số học sinh thường mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng. Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn văn mặc dù kiến thức này đã được học ở lớp 4. Các câu trong đoạn văn hay cả bài văn không có sự liên kết chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định. Chính vì thế, để học sinh có thể hoàn thành tốt bài văn là điều không dễ dàng.
	Để giúp các em đạt được mục tiêu đề ra tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5” nhằm giúp cho quá trình dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn
*Điểm mới của đề tài:
Với đề tài  “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5” không phải là một sáng kiến mới, nhưng qua đề tài tôi đã chọn lọc để đưa ra các biện pháp thiết thực nhất giúp người dạy vững vàng hơn trong kĩ năng rèn của mình và người học tự tin, mạnh dạn hơn khi gặp một đề bài văn miêu tả.
2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 Đề tài này áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy đối với học sinh lớp 4 và lớp 5. Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Tập làm văn cho học sinh học trong trường chúng tôi nói riêng, trong ngành giáo dục huyện Lệ Thủy nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công, đồng thời chất lượng học tập của học sinh học cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
II. Phần nội dung:
Thực trạng việc dạy và học văn miêu tả của học sinh và giáo viên
Đa số các em rất ngại học phân môn Tập làm văn vì đây là môn học đòi hỏi phải dùng ngôn ngữ để nói hoặc trình bày bài làm của mình nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế. Trong tiết lí thuyết các em rất ít phát biểu, GV phải tích cực gợi ý thì một số em mới trả lời được. Qua chấm bài tập làm văn đầu tiên với kiểu bài tả cảnh kết quả bài làm của các em tôi rất đáng buồn và lo lắng, trăn trở. Bởi kết quả đạt được như sau:
Giỏi: 0 em
Khá: 9 /26em đạt 34,6%
Trung bình: 8/26 em đạt 30,7%
Yếu: 9/26 em đạt 34,6%
 1.1. Những tồn tại
* Về học sinh
Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Trình tự sắp xếp còn lộn xộn, bố cục thiếu chặt chẽ, bài văn chưa có trọng tâm. một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, Mặt khác, khả năng cảm thụ văn học của các em chưa cao. Chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào trong bài viết của mình nên hầu hết các bài văn đều chưa có cảm xúc và chưa lôi cuốn người đọc. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: 
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.
- Vốn từ đã nghèo nàn lại không có điều kiện đọc sách báo, tích lũy vốn từ, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn, sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. 
- Rất ít học sinh biết vận dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ vào bài làm của mình.
*Về giáo viên
- Với những tồn tại của học sinh như trên, một tiết học Tập làm văn Giáo viên vẫn chưa bao quát hết các đối tượng để uốn nắn, sửa chữa kịp thời cho các em. 
2. Các giải pháp
2.1. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy- tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). 
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
 Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
2.2. Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc với học sinh và xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
	- Đối tượng học sinh chúng tôi là vùng nông thôn nên có một số đề bài khá xa lạ đối với các em Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5: Tả một khu vui chơi mà em thích, hay tả dòng sông ở quê em hoặc tả cảnh biển buổi sáng Với những đề bài như thế này, tôi mạnh dạn thay bằng đề bài khác.
- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội phát huy trí tưởng tượng của mình. Bởi trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng học sinh. 
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
2.3. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
*Kiểu bài tả cảnh: Cần xác định các yêu cầu sau:
a. Xác định không gian, thời gian nhất định:
Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn trình tự quan sát. Đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
b. Xác định trình tự miêu tả:
 Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả.
 c. Chọn nét tiêu biểu:
Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn.
d. Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan:
Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức sống.
e. Chọn từ ngữ thích hợp khi tả cảnh:
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá để làm nổi bật đặc điểm cảnh đang tả giúp người đọc như đang đứng trước cảnh đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ : Trong bài văn Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh(SGK lớp 5- tập 2- trang 132) có đoạn Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phốThành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương...Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớmMặt trời dâng chầm chậm, lơ lững như một quả bóng bay mềm mại
*Kiểu bài tả người:
a. Chú ý tả ngoại hình hoạt động:
Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác- mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện theo giới tính, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống. Khi miêu tả cần tập trung vào việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của con người được miêu tả.
b. Quan sát trò chuyện trực tiếp:
Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý kiến với người đó. Quan sát khuôn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ, thao tác lúc làm việcđể rút ra nét nổi bật... 
c. Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động:
Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt,từng bộ phận để tả nhưng để nội dung bài văn miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình, tính nết đan xen với tả hoạt động.
d. Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình:
Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về người đó, không cần phải tô điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ, vẽ nên một hình ảnh toàn diện. Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu sự chân thật làm người đọc cảm thấy khó chịu.
Ví dụ: 
Trong bài văn tả “Hạng A Cháng” (sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 119) nhà văn Ma Văn Kháng đã viết: “A Cháng trông như một con ngựa tơ 2 tuổi, chân chay chạy qua chín núi mười khe không biết mệtMười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vái rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.” 
2.4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
	Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng. Đối với đối tượng học trung bình và yếu việc lập dàn ý một bài văn không giống những dàn ý của đối tượng khá và giỏi mà tôi dựa vào các câu hỏi gợi ý của mình, câu trả lời của các em để hình thành nên dàn bài mẫu( ở đây giáo viên phải viết dàn bài lên bảng cho học sinh quan sát.Thậm chí nếu các em không hình dung được thì giáo viên dùng dàn bài dạng mở cho học sinh, chọn từ để điền vào dàn bài theo từng câu trả lời.
Ví dụ: Tả về người bạn thân của em.
Dàn bài sau khi đặt câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học sinh như sau:
Mở bài:- Bạn định tả là bạn: Minh, học chung với em từ lớp 1.
Thân bài:
Tả hình dáng:
+ Vừa tầm
+ Nước da ngăm đen
+ Mặt tròn
+ Mắt sáng, dễ thương
Tả tính tình:
+ Hòa nhã
+ Thông minh
+ Học giỏi
+ Hay giúp đỡ bạn bè
+ Có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động phong trào
3. Kết bài:
 - Rất quý bạn
 - Noi gương bạn
Dàn bài mở( cho học sinh chọn từ thích hợp để điền vào câu trả lời)
Ví dụ phần thân bài( Tả hình dáng):
+ hình dáng( vừa tầm, không cao, bình thường)
+ Nước da( ngăm đen, nước da bánh mật, hơi đen, đen như cột nhà cháy)
 + Mặt( tròn, vuông, hơi tròn, dài)
 + Mắt( sáng, mắt lanh lợi, mắt to tròn)
Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, đúng theo yêu cầu.
2.5. Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: 
Gợi ý cho học sinh khá giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn. Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại và cho học sinh phát biểu. Nhưng điểm mấu chốt là giáo viên phải chú ý từng đối tượng học sinh, sửa cho từng em, động viên sự sáng tạo của các em, dù là rất nhỏ. 
Dựa trên một đề văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau, nhất là với đối tượng học sinh trung bình, yếu. Ví dụ:
+ Học bài văn tả người thân, học sinh tả bà ngoại. Khi gặp một đề văn yêu cầu tả một người hàng xóm, học sinh có thể sử dụng thứ tự miêu tả, bố cục, các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ở đề bài trước để thực hiện làm đề bài thứ hai. Tất nhiên, giáo viên phải giúp học sinh tránh sự sao chép nguyên văn.
2.6.Chấm bài thường xuyên:
Giáo viên phải tăng cường chấm bài nhằm giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những lỗi các em hay sai để có cách điều chỉnh phù hợp.
	Đi đôi với công việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp các em phát hiện ra những điểm hay cần học tập và những điểm chưa hay, chưa đạt để sửa chữa trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, các em phải sửa lại bài làm của mình cho hay hơn, đúng hơn.
	Đối với học sinh học yếu giáo viên cần tránh việc chê bai các em mà luôn động viên, khuyến khích các em dù là những điều nhỏ nhất như các em biết chấm câu, biết viết hoa chữ đầu câu, chữ rõ hơn
2.7. Làm giàu vốn từ, tích lũy kiến thức văn học cho học sinh
Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống. 
Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ gợi tả tầm vóc,dáng người ( cân đối, thon thon, thon thả, dáng người hơi thấp, khệnh khạng, dong dỏng, cao cao, lùn tịt, lưng còng, lưng tôm, gù). Đôi mắt ( hình dáng mắt to, bồ câu), màu sắc mắt, tính cách( đen lay láy, đen huyền, lanh lợi, sắc sảo, ngây thơ, nhân từ ), mắt thể hiện tâm trạng( lờ đờ, đờ đẫn, buồn bả, quả quyết, quyến rủ) mắt thể hiện tuổi tác ( có dấu chân chim, mờ đục, trũng sâu, ) 
Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách truyện, nhất là qua các phân môn của Tiếng Việt như môn Tập đọc, luyện từ và câu là rất cần thiết.
- Khi tả tính tình của một con người cần chú ý những đặc điểm phù hợp với đối tượng đó ví dụ: Tả em bé thì tính tình hiền lành, thông minh, hóm hĩnh, ngoan ngoãn; Tả cô giáo hoặc mẹ dịu dàng, công bằng, tận tình, bao dung, đảm đang; Tả một người xấu thì có tính hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn, ích kỉ, tàn bạo, dối trá
- Khi đã có một số vốn từ, việc tích lũy kiến thức văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Sổ tay văn học để cho học sinh ghi chép các ý hay, câu đoạn văn hay. Việc ghi chép này không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng làm văn.
 2.8. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiết học. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả.
- Để hướng dẫn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn, giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn như: Đoạn văn trên miêu tả đặc điểm gì của nhân vật? Có những từ láy nào gợi tả hình ảnh của nhân vật? Có những hình ảnh so sánh, nhân hóa nào? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc đoạn văn trên? 
III. KẾT QUẢ
Sau một thời gian thực hiện, theo nhận định của tôi, chất lượng học tập kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 51 do tôi chủ nhiệm đã có sự chuyển biến rõ rệt.
 Kết quả khảo sát môn Tập làm văn - Năm học 2018 – 2019 theo từng giai đoạn như sau
Đợt 1 Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua 
Đợt 3 Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân trong lớp của em. 
Đợt 4 Đề bài: Em hãy tả một ở quê em vào buổi sáng sớm 
Tổng số
Nữ
Dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
GKI
26
13
7
26,9
10
38,5
7
26,9
2
7,7
GKII
26
13
2
7,7
7
26,9
12
46,2
5
19,2
CKII
26
13
5
26,9
14
38,5
7
26,9
IV. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài: 
Sau một năm học áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ nhoi nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp tôi làm được bài văn miêu tả sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh giỏi văn sẽ không còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Tập làm văn đúng là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho nên mỗi bài văn của từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tôn trọng nó, giúp đỡ nó để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn hơn, các em thích học văn hơn. Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
 Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp lớp Bốn - Năm
2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm”, tôi đề nghị Nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài. 
Nếu được công nhận, đề nghị Nhà trường tạo điều kiện cho tôi tiếp tục triển khai đề tài này trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung, chất lượng dạy học cho học sinh lớp Năm nói chung./. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_m.doc
Sáng Kiến Liên Quan