Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh Tiểu học

Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đổi mới công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước.

 Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các bậc học cao hơn nữa.

 Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông, là cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sư phát triển toàn diện con người. Thành quả của giáo dục Tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định, vì thế làm tốt giáo dục Tiểu học là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

 Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hình thành và phát triển khả năng tự học cho học sinh; đảm bảo tính phù hợp đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực quan nhằm khơi dậy hứng thú học tập của học sinh. Đảm bảo tính tích cực là coi trọng vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình nhận thức. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục là tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân. Đảm bảo tính trực quan là tổ chức quá trình nhận thức của học sinh thông qua các biểu tượng, hình ảnh cụ thể và thực tế cuộc sống của học sinh.

 

doc24 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7429 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¶ng bé cã h¬n 200 ®¶ng viªn ph©n ra 14 chi bé trong ®ã cã 9 chi bé n«ng nghiÖp. HÖ thèng gi¸o dôc ®îc h×nh thµnh sím hiÖn nay cã 3 bËc häc lµ trêng MÇm non, TiÓu häc vµ THCS. Nh÷ng n¨m 1995 vÒ trưíc do c«ng tr×nh trÞ thuû chưa hoµn thµnh nh©n d©n chñ yÕu sèng b»ng n«ng nghiÖp lµ chÝnh, t×nh h×nh s©u bÖnh lu«n tiÒm Èn bïng ph¸t, thiªn tai lò lụt thường x¶y ra dÉn ®Õn ®êi sèng kh«ng æn ®Þnh nh©n d©n gÆp nhiÒu khã kh¨n, häc sinh cßn bá häc dë dang.
- T×nh h×nh chÝnh trÞ x· héi được æn ®Þnh c«ng t¸c an ninh trËt tù ®ược ®¶m b¶o, c¸c tÖ n¹n x· héi ®ược gi¶m nhiÒu. Cuéc sèng nh©n d©n ë khu d©n cư b×nh yªn, tµi s¶n cña nh©n d©n ®ưîc b¶o vÖ an toµn, c«ng t¸c quèc phßng ®ưîc gi÷ v÷ng.
- T×nh Cư¬ng, n»m däc theo bê S«ng Hång cã Quèc lé 32C ch¹y qua. Do ®ã ngoµi nh÷ng thuËn lîi vÒ viÖc giao lưu KT - VH XH cßn cã nh÷ng khã kh¨n.
- Nh÷ng tÖ n¹n XH như: Cê b¹c, nghiÖn hót, mua b¸n tr¸i phÐp c¸c chÊt ma tuý vµ c¸c tÖ n¹n XH kh¸c ®· x©m nhËp vµo ®Þa phư¬ng còng lµm ¶nh hưëng xÊu ®Õn nÒ nÕp, ®¹o ®øc, g©y khã kh¨n kh«ng nhá ®Õn c«ng t¸c gi¸o dôc thÕ hÖ trÎ.
Là một xã còn nhiều khó khăn về đời sống. Song những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. An ninh chính trị trên địa bàn luôn ổn định. Các hoạt động văn hoá xã hội của địa phương đã đạt được kết quả nhất định. 
*Thuận lợi:
Trường Tiểu học Tình Cương đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2011. Nhà trường làm tốt công tác giữ vững duy trì công tác chuẩn quốc gia. Tôn tạo chăm sóc vườn hoa, cây cảnh luôn giữ khung cảnh sư phạm nhà trường xanh, sạch đẹp. Giữ gìn cơ sở vật chất. Nhà trường có đủ phòng học kiên cố hoá đảm bảo cho việc dạy 2 buổi/ ngày. Bàn ghế học sinh và giáo viên đầy đủ đúng quy định. Có đủ các phòng chức năng theo quy định.
	Phòng thư viện, thiết bị có đầy đủ sách vở đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
	Nhà trường 4 năm liền đạt trường tiên tiến cấp huyện. Công tác phổ cập luôn dược duy trì và giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. 
Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khoẻ, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết, nhất trí giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên chuẩn trong đó trình độ đại học chiếm trên 60%.
	Sĩ số học sinh hàng năm dao động khoảng 160 đến 180 em. Sĩ số học sinh ít, thuận lợi cho việc quản lý. Nhà trường hằng năm làm tốt công tác tuyển sinh huy động 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 97 đến 100%. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
	Phụ huynh học sinh đã có sự quan tâm đến việc học của con em mình, có đủ đồ dùng sách vở theo quy định.
	* Khó khăn:
	Là xã xa trung tâm với trên 90% người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Một số học sinh bố mẹ đi làm xa các em ở nhà với ông bà việc quan tâm đến học tập cũng như chăm lo sức khoẻ cho các em còn hạn chế.
* Thực tiễn việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh mấy năm trước đây việc tiếp thu chương trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kèm theo việc kiểm tra đánh giá học sinh là một vấn đề mới, các văn bản hướng dẫn luôn có sự bất ổn định, điều chỉnh hằng năm.
	Nhận thức của cán bộ giáo viên: 
Trong quá trình giảng dạy cán bộ quản lý đặc biệt là giáo viên đứng lớp quan tâm đến công tác soạn bài, hoàn thiện các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Quan tâm đến việc đổi mới chương trình sách giáo khoa lên lớp dạy làm sao cho đủ giờ, đủ tiết đặc biệt là khi có người dự giờ luôn lo lắng dạy làm sao cho đủ thời gian quy định, truyền đạt hết nội dung bài học đến cho học sinh. Thực sự chưa quan tâm đến chất lượng học của học sinh. Đặc biệt công tác kiểm tra đánh giá của học sinh. Quản lý giao cho giáo viên chủ nhiệm, không sát xao trong việc hướng dẫn kiểm tra. Các đề kiểm tra giao cho tổ trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ra. Vì vậy không có tính khách quan. 
	Một số giáo viên chưa nắm chắc, hiểu rõ văn bản quy định đánh giá xếp loại học sinh. Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá còn hạn chế dẫn đến việc sử dụng phương pháp, hình thức và kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh chưa sát với thực chất đối tượng, giáo viên còn lúng túng.
	Việc kiểm tra đánh giá các môn bằng nhận xét còn mang tính định tính cao dẫn đến giáo viên dễ mắc sai lầm. Kết quả ấy chưa chắc đã phản ánh đúng thực tế mà học sinh đạt được, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng học sinh; chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.
	Về học sinh: Việc tự đánh giá, nhận xét kết quả của bạn chưa thích ứng còn rụt rè, chưa tự tin vào ý kiến chủ quan của bản thân mình.
	Về phía phụ huynh: Chưa được tuyên tryền rộng rãi, chưa thực sự thích ứng với cách đánh giá theo phương pháp mới. Phụ huynh đòi hỏi cần có sự đánh giá bằng điểm số đối với các môn Đạo đức, TN-XH, Nghệ thuật, Thể dục để theo dõi con em mình học tập như thế nào.
	Căn cứ vào tình hình thực tế của trường Tiểu học Tình Cương, việc quản lý, tập huấn triển khai công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh là một vấn đề cấp bách và phải được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, phải coi trọng đặc điểm vùng miền đối với từng đối tượng học sinh trong công tác dạy học nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đi lên. 
Từ thực tiễn trên, việc hình thành sáng kiến “Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học” của trường Tiểu học Tình Cương rất quan trọng, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng trong nhà trường.
	II. Thực trạng của vấn đề:
	Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, là đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nắm chắc chuẩn kiến thức kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh.
	Nếu áp dụng đúng quy trình các bước tiến hành và sử dụng triệt để các biện pháp của sáng kiến “ Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học” ở trường Tiểu học Tình Cương sẽ mang lại những hiệu quả sau:
1. Nhận thức nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý giáo viên nâng lên rõ rệt.
2. Việc quản lý chất lượng giáo dục nhà trường rõ ràng, rành mạch góp phần thực hiện tốt mục tiêu của bậc Tiểu học.
3. Chất lượng giáo dục học sinh tăng góp phần thực hiện tốt mục tiêu, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, ảnh hưởng tốt tới công tác xã hội hóa giáo dục,...
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết:
Bước 1: Tổ chức thực hiện
	- Để đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giáo dục của nhà trường, căn cứ điều kiện nhân sự của nhà trường, tham mưu Ban giám hiệu nhà trường bổ nhiệm các Tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ, năng lực, sức khỏe, nhiệt tình, có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ và có điều kiện thuận lợi để công tác.
	- Tham mưu với nhà trường tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất, sách giáo khoa, tài liệu, kinh phí và các điều kiện khác để phục vụ cho công tác chuyên môn hàng năm.
Bước 2: Học tập và nghiên cứu các văn bản.
	- Căn cứ kế hoạch, nhà trường triển khai các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú Thọ, Phòng GD&ĐT Cẩm Khê theo các năm học và các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn bậc Tiểu học.
	- Học tập nghiên cứu các tài liệu, chương trình thay sách giáo khoa, sách giáo viên của chương trình, đặc biệt là đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, cách sử dụng đồ dụng dạy học, cách đánh giá xếp loại học sinh...
	- Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, áp dụng chương trình điều chỉnh nội dung dạy học ở Tiểu học của Bộ GD&ĐT.
	- Triển khai hệ thống hồ sơ sổ sách.
	- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
- Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng khối lớp, từng giáo viên.
Bước 3: Thực nghiệm.
- Lập các hồ sơ kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh (sổ điểm, sổ tích các chứng cứ).
	- Sau mỗi giờ dạy Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn đóng góp, rút kinh nghiệm về: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, và cách kiểm tra đánh giá học sinh, nắm bắt những thông tin phản hồi từ phía giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh, phụ huynh,... Từ đó có hướng điều chỉnh hay tiếp tục triển khai theo kế hoạch đã định.
Bước 4: Tổng hợp.
	- Tổng hợp kết quả và phân loại chuyên môn giáo viên, kết quả hai mặt giáo dục của học sinh dưới sự đánh giá của giáo viên, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu và Hội đồng trường.
	- So sánh kết quả đánh giá chất lượng của học sinh với năm học trước, với các kì và kế hoạch năm học đề ra để rút kinh nghiệm và có biện pháp điều chỉnh công tác chuyên môn sao cho phù hợp với đối tượng lớp, đối tượng học sinh, giúp học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, tự đánh giá và nhận xét kết quả của mình và của bạn, phản ánh chất lượng giáo dục của nhà trường.
IV. Hiệu quả của sáng kiến :
	 Qua một năm triển khai sáng kiến kết quả đánh giá chất lượng học sinh được thể hiện như sau:
Đối tượng: Học sinh năm học 2011 – 2012: 171 học sinh
Số HS
HK
Học lực
Lên lớp
HTCTTH
G
K
TB
Y
171
171
64
59
48
0
171
39
	Sau khi chúng tôi áp dụng đồng bộ các giải pháp đã nêu ở trên thì hoạt động chuyên môn đã có chuyển biến tích cực, giáo viên được nâng lên về trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, năng lực đánh giá, xếp loại học sinh. Giáo viên có nhận thức đúng đắn về chương trình mới, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần sẵn sàng vượt khó, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng hơn.
* Năm học 2012 - 2013:
- Học sinh: Có tinh thần học tập cao, được động viên khích lệ kịp thời, được tôn trọng và đánh giá thực chất khả năng học tập của mình. Chất lượng hai mặt giáo dục được nâng lên một cách rõ rệt. 
Cuối học kỳ I, đối tượng: 161 học sinh
Số HS
HK
Học lực
Lên lớp
HTCTTH
G
K
TB
Y
161
161
62
58
41
0
*Cuối năm học đối tượng: 161 học sinh.
Số HS
HK
Học lực
Lên lớp
HTCTTH
G
K
TB
Y
161
161
65
58
36
0
161
29
- Phụ huynh: Có ý thức trách nhiệm và quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn, mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, sẵn sàng tham gia giúp đỡ nhà trường.
V. Bài học kinh nghiệm: 
1. Kinh nghiệm cụ thể.
 a. Bài học thứ nhất: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên.
	- Xây dựng kế hoạch, tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú Thọ, Phòng GD&ĐT Cẩm Khê theo các năm học và các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn bậc Tiểu học ngay từ đầu năm học.
- Học tập nghiên cứu các tài liệu, chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên của chương trình, đặc biệt là đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, cách sử dụng đồ dụng dạy học, thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, áp dụng chương trình giảm tải các nội dung dạy học ở Tiểu học của Bộ GD&ĐT, cách đánh giá xếp loại học sinh.
	b. Bài học thứ hai: Tổ chức thực hiện
	- Thực hiện tốt các khâu soạn gảng, sử dụng thuần thục các phương pháp, kĩ năng lựa chọn phương pháp, kĩ năng sử dụng thiết bị, hình thức tổ chức dạy học.
	- Tăng cường công tác sinh hoạt tổ chuyên môn:
	+ Sinh hoạt chuyên môn mỗi tuần một lần, nội dung sinh hoạt đảm bảo tính thiết thực, chất lượng và hiệu quả và đặc biệt chú ý đến các nội dung học tập: Chỉ thị, nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn thực hiên quy chế chuyên môn, quy định kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh.
	+ Xây dựng và thông qua kế hoạch của tổ và các cá nhân, bàn bạc và trao đổi về các biện pháp giúp đỡ nhau trong việc soạn giảng, giải quyết các thắc mắc trong công tác chuyên môn. Thực hiện các chuyên đề giảng dạy, đổi mới các phương pháp dạy học nhằm từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy.
	+ Tổ chức thăm lớp dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
	- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Yêu cầu 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác tự bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kĩ năng sư phạm, về đạo đức, pháp luật, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh.
	- Thực hiện nghiêm túc hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh theo tinh thần đổi mới. Tổ chức kiểm tra chuyên môn của từng giáo viên trong tổ, đánh giá xếp loại hàng tháng, hàng kì và năm học theo quy định Chuẩn nghề nghiệp.
c. Bài học thứ ba: Xây dựng hệ thống đề kiểm tra.
	- Nhà trường xây dựng hệ thống đề kiểm tra để phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng học sinh nhằm tránh những khó khăn về vật chất, về điều kiện, đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh, sát với chuẩn kiến, thức kĩ năng.
	+ Môn Tiếng Việt :
	Các kĩ năng nghe, nói, đọc thành tiếng, viết chữ được đánh giá qua sản phẩm như cho điểm bài đọc, chấm điểm bài tập viết, bài làm văn nói.
	Các kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu, dùng từ đặt câu, kiến thức về chính tả, từ vựng, ngữ pháp được đánh giá qua câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở.
	Kĩ năng viết đoạn văn, bài văn đánh giá bằng bài kiểm tra, bài tập làm văn viết hay đoạn văn.
	+ Môn Toán: 
Củng cố vận dụng, kiểm tra đánh giá bằng một số hệ thống các bài tập có nội dung thực tế gần gũi với học sinh. Đề kiểm tra đảm bảo tính toàn diện về kiến thức, kĩ năng và tư duy của học sinh theo các mạch kiến thức thuộc nội dung chương trình, đồng thời chú trọng đến tính phổ thông đại trà và tính phân hóa trong học tập của học sinh.
	+ Môn Đạo Đức:
	Đánh giá kết quả của học sinh dựa trên tất cả các mặt : Kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử của em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
	Hình thức đánh giá là giáo viên nhận xét dựa trên tự đánh giá của học sinh và kết hợp với đánh giá của tập thể học sinh, của cha mẹ, của phụ trách Đội, phụ trách sao, của cộng đồng nơi ở.
	+ Môn Tự Nhiên và Xã Hội:
	Đánh giá kết quả học tập của môn Tự Nhiên và Xã Hội của học sinh cần quan tâm đến tất cả các mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
	Mục đích của việc đánh giá là nhằm uốn nắn, phát hiện những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, phát hiện những kiến thức cần bổ sung cho học sinh.
	Giáo viên có thể đánh giá học sinh ngay lúc thực hiện các hoạt động thực tập để học bài mới, lúc kiểm tra kiến thức cũ, ôn tập theo chủ đề.
	Hình thức đánh giá: vấn đáp, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở, làm thực hành.
	Tạo điều kiện cho học sinh đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
+ Các môn: Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học: Cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh.
	+ Môn Thể Dục:
	Căn cứ vào mức độ thực hiện cũng như khối lượng vận động của học sinh, các phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên là những tiền đề chính để đánh giá chất lượng.
	+ Môn Thủ Công:
	Kết quả học tập của học sinh được đánh giá dựa vào mức độ hoàn thành sản phẩm thực hành và ý thích, thái độ học tập bộ môn. Những học sinh hoàn thành sản phẩm thực hành ngay tại lớp theo yêu cầu mỗi bài học, có ý thức chuẩn bị bài, tích cực học tập cần được biểu dương khen ngợi kịp thời và được đánh giá là hoàn thành.
	+ Môn Âm nhạc:
	Tăng cường kiểm tra thực hành (kiểm tra theo nhóm hoặc cá nhân). Kiểm tra sự nhận biết, thông hiểu bằng các bài tập trắc nghiệm cho cả lớp cùng thực hiện.
+ Môn Mĩ Thuật
Hoàn thành bài tập theo yêu cầu đề ra yêu cầu tối thiểu để học sinh nào cũng đạt được, tuy nhiên có những mức độ khác nhau: Hoàn thành tốt nét vẽ tự nhiên, hình vẽ sát với mẫu, sắp xếp hình cân đối, vẽ màu đều.
Hoàn thành xuất sắc: Có nhiều điểm mới trong cách vẽ hình, sắp xếp hình cân đối, vẽ mầu có đậm nhạt .
Đối với các bài hoàn thành tốt, cần động viên để học sinh tìm tòi sáng tạo thêm.
d. Bài học thứ tư: Công tác quản lí và chỉ đạo.
- Quản lí tốt nội dung chương trình, hồ sơ sổ sách, lịch báo giảng, kế hoạch bài dạy, sổ ghi tên ghi điểm, sổ tích các chứng cứ học tập của học sinh.
- Nhà trường có kế hoạch kiểm tra rõ ràng, cụ thể, thăm lớp dự giờ thường xuyên kiểm tra hồ sơ, đánh giá xếp loại chuyên môn hàng tháng, hàng kì và hàng năm, kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất không theo kế hoạch về giáo án, chất lượng giờ dạy, chất lượng học sinh. Sau mỗi đợt kiểm tra, bao giờ cũng có nhận xét, đánh giá, giúp kinh nghiệm cụ thể cho từng giáo viên.
đ. Bài học thứ năm: Một số biện pháp hỗ trợ.
- Nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu với Phòng giáo dục đào tạo, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh... quan tâm xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng công tác giáo dục trong nhà trường. 
- Nhà trường phối hợp với các tổ chức cơ quan đoàn thể trong nhà trường cần tham gia quản lý hồ sơ, quản lý trương trình, kết hợp đánh giá học sinh qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh tham gia giáo dục phẩm chất, nhân cách học sinh. Ngoài ra cần phải động viên khích lệ tập thể, cá nhân có thành tích trong học tập và giảng dạy.
2. Cách sử dụng sáng kiến: 
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy: Trong quá trình áp dụng biện pháp cần thực hiện một cách đồng bộ, không tách rời nhau, trong đó cần chú ý thực hiện các biện pháp theo một chu trình, căn cứ kế hoạch nhà trường sau đó thực hiện khâu tổ chức cán bộ, giáo viên học tập để nhận thức được tinh thần chỉ đạo của các cấp, thực hiện theo quy chế, quyết định của ngành hiện hành, tiếp theo là thực hiện giải pháp và cuối cùng là khâu tổng hợp đánh giá. Làm được như vậy chắc chắn việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lương giáo dục trong nhà trường.
3. Đề xuất hướng phát triển: 
Sáng kiến này được tổng kết và rút ra từ một đơn vị trường cụ thể, đó là trường Tiểu học Tình Cương - Cẩm Khê, vậy nên các cơ sở bạn có thể tham khảo vận dụng cần lưu ý đến đặc thù vùng miền, để có thể điều chỉnh cho hợp lý. Trong các năm học tiếp theo, trường Tiểu học Tình Cương cần tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm để bổ sung cho hoàn chỉnh và tiếp tục duy trì và thực hiện.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận:
Để đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo về việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học của những năm học tiếp theo, việc đánh giá chất lượng học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong mỗi nhà trường. Nó đảm bảo tính khách quan, tính tích cực, động viên khích lệ tinh thần học tập của học sinh đồng thời phản ánh chất lượng cụ thể thực tế quá trình dạy và học. Do đó với mỗi nhà quản lý trong nhà trường cần phải có những biện pháp chỉ đạo cụ thể về công tác quản lý "việc đánh giá chất lượng học sinh", sáng kiến kinh nghiệm trên phần nào giúp cho nhà trường có những biện pháp cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 2. Kiến nghị:
Đề nghị trường Tiểu học Tình Cương tạo điều kiện để sáng kiến được tiếp tục nghiên cứu, sử dụng và bổ sung các biện pháp, bài học kinh nghiệm. 
Xác nhận của hội đồng KH nhà trường
Người thực hiện
Nguyễn Trọng Việt
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam - Chỉ thị số 40/2000/QH 10 - NXB chính trị quốc gia 2000.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam - Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg - NXB chính trị quốc gia 2001
Bộ giáo dục và đào tạo - Thông Tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009
Đỗ Hoàng Toàn - Giáo trình khoa học quản lý I - NXB khoa học và kĩ thuật
Bộ giáo dục và đào tạo - Điều lệ trường tiểu học - NXB giáo dục năm 2010
Bộ giáo dục và đào tạo - Về nhiệm vụ năm học 2004-2005, 2010-2011; 2011-2012, 2012 - 2013 - NXB Giáo dục.
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
3
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
5
4
1. Cơ sở lý luận:
5
5
2. Cơ sở thực tiễn:
9
6
II. Thực trạng vấn đề:
13
7
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết:
13
8
IV. Hiệu quả của sáng kiến :
15
9
V. Bài học kinh nghiệm:
16
10
1. Kinh nghiệm cụ thể:
16
11
2. Cánh sử dụng sáng kiến:
20
12
3. Đề xuất hướng phát triển:
21
13
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
22
14
1. Kết luận:
22
15
2. Kiến nghị: 
22
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
23

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan