Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trường tiểu học nơi tôi công tác là một trong những trường có truyền thống lâu đời, nhiều năm liền nhà trường được công nhận là Tập thể Lao động tiến tiến.
Đội ngũ giáo viên phần lớn giáo viên trong nhà trường đều trẻ, nhiệt tình trong công tác, 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Giáo viên chủ yếu là người địa phương nên gắn bó với trường lớp, yên tâm công tác. Tất cả giáo viên đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực sư phạm đồng đều, tác phong chuẩn mực, quan tâm đến công tác giáo dục học sinh. Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tỉ lệ giáo viên trên lớp phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học, trong đó giáo viên có tuổi đời trên 50 chiếm tỉ lệ nhỏ, họ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, tuy nhiên trong công tác đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh cũng không ít khó khăn do bị chi phối của nhiều yếu tố như sức khỏe, tư duy. Cơ cấu đội ngũ trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo ham học hỏi là điều kiện thuận lợi để nhà trường tiến hành những đổi mới quan trọng trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. Nhiều giáo viên có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt, luôn tích cực học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Nhà trường có 14 giáo viên trong biên chế, trong đó có 9 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 7 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện.
Đội ngũ cốt cán như các tổ trưởng, tổ phó, phụ trách các tổ chức trong nhà trường nhiệt tình, năng nổ trong mọi hoạt động.
Ngoài ra phải kể đến sự quan tâm, nhiệt tình phối hợp của các ban ngành trong xã, của cấp uỷ chính quyền địa phương trong việc huy động, duy trì số lượng học sinh.
Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học đang được củng cố và phát triển. Trường, lớp từng bước được kiên cố hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Thiết bị dạy học hiện đại từng bước được tăng cường, phòng học Tin học, phòng Tiếng Anh, phòng Âm nhạc, phòng Mỹ thuật đang được đầu tư và phát triển.
Chất lượng đại trà được ổn định ở mức vững chắc, các đội tuyển năng khiếu, các câu lạc bộ phát triển và hoạt động đạt chất lượng cao.
khó khăn gì? vì sao? cần thay đổi như thế nào để kết quả học tập của học sinh tốt hơn? Ở bước nhận xét, người dự đưa ra các ý kiến nhận xét góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng. Các ý kiến thảo luận, góp ý tập trung vào phân tích các hoạt động học của học sinh: học sinh học như thế nào (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em). Cùng suy nghĩ tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả... và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu của bài học, tạo cơ hội học tập cho mọi học sinh, không có học sinh bị “bỏ quên” trong quá trình học tập. Trong sinh hoạt, tổ chuyên môn chia sẻ thông tin để mọi giáo viên có cơ hội nắm bắt, cập nhật những thông tin mới. Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác trong dạy học và giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi giáo viên được tham gia các hoạt động của tổ. Giao trách nhiệm và phân công công việc rõ ràng. Khẳng định thành tích của giáo viên trong việc thực hiện chuyên đề. Biểu dương khen thưởng kịp thời và đúng mức. Tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện việc thử nghiệm và áp dụng chuyên đề vào công việc giảng dạy. 2.3.3. Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên: Để giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Hiệu trưởng cần có kế hoạch, dành thời gian, kinh phí nhất định trong năm học cũng như cần có kế hoạch chiến lược lâu dài trong công tác bồi dưỡng giáo viên gồm những vấn đề về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm... Có những quy định cụ thể về công tác nghiên cứu khoa học, việc tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Nắm rõ đặc điểm chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm của mỗi giáo viên trong nhà trường để có kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng đội ngũ. Đối với những giáo viên còn hạn chế trong giảng dạy, Hiệu trưởng cần phân công giáo viên có tay nghề cao trực tiếp giúp đỡ, tạo thêm thời gian và tài liệu để họ tự học, tự bồi dưỡng. Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn qua các khóa đào tạo, qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với những giáo viên thuộc đối tượng được cử đi học. Việc quan tâm đúng mức của lãnh đạo nhà trường đến công tác bồi dưỡng giáo viên là một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Xây dựng kế hoạch và triển khai tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên theo hương dẫn của cấp trên và phù hợp với thực tế của nhà trường. 2.3.4. Chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chỉ đạo thiết kế nội dung dạy học theo hướng tích hợp: Giúp giáo viên hiểu rõ mục đích của việc điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dạy học phát triển năng lực. Hướng dẫn giáo viên nắm vững nguyên tắc của việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm. Cung cấp cho giáo viên tài liệu hướng dẫn dạy học phát triển năng lực và yêu cầu giáo viên nghiên cứu kĩ, dạy học theo hướng phát triển năng lực. Tăng cường vai trò của tổ chuyên môn trong việc tiếp sức cho giáo viên tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chỉ đạo giáo viên sử dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh. Chỉ đạo đổi mới PPDH đối với giáo viên bao gồm: Chỉ đạo giáo viên đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp học; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho tạo điều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân. Biên soạn câu hỏi và bài tập dựa theo chuẩn, thiết kế tình huống dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học sao cho giám sát chặt chẽ việc có thể đạt chuẩn tối thiểu hay không. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học sao cho tạo điều kiện để có nhiều học sinh được tham gia thực hành luyện tập nhằm phát triển năng lực. Mỗi tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần thực hiện thông qua 4 đến 5 bước, tùy theo nội dung từng bài cụ thể. Chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào hoạt động dạy học: Để phát triển năng lực của học sinh, không thể thiếu những thiết bị dạy học cần thiết. Đặc biệt là những thiết bị thực hành luyện tập của học sinh để các em được trực tiếp thực hành, trực tiếp làm thí nghiệm, trực tiếp giải quyết vấn đề. Do vậy đây là sự chỉ đạo cần thiết và quan trọng trong dạy học phát triển năng lực học sinh. Chỉ đạo chặt chẽ việc khai thác, sử dụng có hiệu quả TBDH trong quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh nhà trường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Chỉ đạo các giáo viên phải tích cực sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Công nghệ thông tin là một trong những thành tựu công nghiệp hiện đại, đang làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa của nhân loại, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy và ứng dụng trong trường phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển năng lực cho thế hệ trẻ, đáp ứng đòi hỏi của thực tế cuộc sống không ngừng thay đổi. Tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các phần mềm phổ biến và khai thác tài nguyên thông tin trên Internet. Tạo điều kiện để giáo viên được ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và học sinh ứng dụng công nghệ thông tin để học. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả giáo viên và học sinh mà còn tác động mạnh tới các khâu khác của quá trình dạy học. Trong dạy học, yêu cầu giáo viên phải tăng cường nhận xét bằng lời cho học sinh để các em nắm được những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của mình. Chỉ ra cụ thể những điểm cần phát huy và những điểm cần khắc phục cho từng em để các em phát huy được các năng lực, sở trường của mình. Các bài kiểm tra định kỳ của học sinh phải được giáo viên nhận xét cụ thể bằng ký hiệu, bằng lời, sửa sai cụ thể cho các em để khi nhìn vào bài kiểm tra các em biết mình đã làm tốt chỗ nào, còn sai chỗ nào. 2.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Kiểm tra hoạt động dạy học là một hoạt động quan trọng trong quản lý trường học. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực đồng thời với tích cực đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhằm nắm bắt thông tin liên hệ ngược một cách đầy đủ, khách quan; nhận biết được thực trạng dạy học trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường; đánh giá đúng kết quả hoạt động dạy học; phát hiện kịp thời để động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn sai lệch cho người dạy và cả người quản lý. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phải có kế hoạch, đảm bảo đúng qui định, huy động được các lực lượng phù hợp tham gia kiểm tra; đa dạng hóa hình thức kiểm tra và áp dụng các phương pháp kiểm tra hợp lý để đảm bảo hoạt động dạy học được thực hiện đúng chương trình và các hướng dẫn của Bộ, phù hợp với điều kiện mỗi nhà trường. Trong mỗi năm học, nhà trường cần kiểm tra toàn diện 70% giáo viên, kiểm tra chuyên đề 100% giáo viên, đặc biệt tập trung nhiều vào việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Kiểm tra bằng nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra đột xuất. Sau kiểm tra phải tư vấn, thúc đẩy kịp thời cho đội ngũ. 2.3.6. Phối hợp hiệu quả các lực lượng giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực trong các môi trường, điều kiện khác nhau. Nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của các lực lượng giáo dục trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho các em. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần. Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực trong các môi trường, điều kiện khác nhau. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho học sinh của chi đoàn, Liên đội như: Sân chơi “Trí tuệ học đường”; Chương trình “Mỗi tuần một câu hỏi”, ..... Tănng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể. Tổ chức các chuyên đề tuyên truyền cho học sinh về các vấn đề như: biển đảo quê hương, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ, tìm hiểu luật bảo vệ trẻ em, luật An toàn giao thông, ... Tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, hàng tháng để vệ sinh phong quang nhà trường, sân chơi, bãi tập thể dục, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho các hoạt động dạy học, vui chơi của nhà trường. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn phải có sự phối hợp, trao đổi thống nhất tác động sư phạm đến học sinh thông qua một số hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi kết quả học tập của học sinh thông qua giáo viên bộ môn (trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn, thông qua nhận xét đánh giá của giáo viên bộ môn), nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Huy động sự tham gia của Hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục. Ngày nay, xã hội càng phát triển, đời sống được cải thiện... thì những nguy cơ tiêu cực trong xã hội cũng nảy sinh. Nhiều bậc cha mẹ học sinh rất lo lắng và lúng túng trong việc giáo dục, dạy bảo con em. Hiệu trưởng cần huy động và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về lĩnh vực này để giáo viên chủ nhiệm tư vấn cho cha mẹ học sinh, là nhịp cầu nối giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Đầu năm, bầu Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh, phân công phụ trách từng địa bàn để tiện liên hệ. Ngoài ra, hàng tuần, hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, phản ánh kết quả học tập rèn luyện của học sinh tới gia đình. Ban giám hiệu cần tư vấn để tổ chức tốt Hội nghị cha mẹ học sinh toàn trường, bầu Ban thường trực của Hội, thống nhất lịch làm việc và xác định rõ để các bậc phụ huynh nhận thức rõ trách nhiệm mà họ cần chia sẻ và cộng tác với nhà trường để học sinh được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, trở thành trò giỏi, con ngoan. Thông qua hệ thống loa phát thanh của trường, của thôn, qua sổ liên lạc, qua họp PHHS nhà trường làm cho PHHS nắm được những yêu cầu của đổi mới PPDH, trong đó đặc biệt chú trọng tới hình thành kỹ năng tự học cho học sinh. Gia đình khuyến khích tạo điều kiện cho con em học ham thích, tích cực tìm tòi học tập với thái độ chủ động, tưu duy vận dụng những nội dung học tập vào cuộc sống. Gia đình tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt như: thời gian, phương tiện học tậpđặc biệt là có trách nhiệm trong việc quản lý, nhắc nhở, đôn đốc quá trình học tập ở nhà của học sinh, tạo cho học sinh ý thức tự giác, hình thành kỹ năng tự học cho các em. Duy trì mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan và các tổ chức xã hội. Phát triển giáo dục &đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của các cấp chính quyền và toàn xã hội. Hiệu trưởng cần chủ động tạo ra những mối quan hệ tốt với các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn để tạo nên tác động giáo dục thống nhất. Phối hợp giáo dục học sinh hiểu biết thêm về các mặt khác như quốc phòng, an ninh, luật dân sự, luật giao thông, giáo dục sức khỏe, cách phòng chống tệ nạn ma túy, giáo dục bảo vệ môi trường, truyền thống yêu nước, đạo lý con người, ... Để thiết lập, duy trì các mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhà trường thì cần phải thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác xã hội hóa giáo dục về sự phát triển và vị thế của nhà trường, đảm bảo mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội. 2.4. Kết quả: Qua việc nghiên cứu và áp dụng vào công tác quản lí tại trường thời gian vừa qua, tôi nhận thấy chất lượng dạy học của nhà trường được cải thiện rõ rệt, học sinh ngoan, mạnh dạn, tự tin, phát triển các kỹ năng rất tốt. Việc nghiên cứu và triển khai đầy đủ các văn bản của ngành về công tác dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên một cách kịp thời, đúng quy định cũng phần nào góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Qua kiểm tra dự giờ thăm lớp, giáo viên đã tích cực sáng tạo trong sử dụng phương pháp cũng như hình thức dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh, mỗi giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh hoạt động tích cực, tất cả các em đều hào hứng tham gia học tập. Đặc biệt các giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo viên thực hiện rất hiệu quả, đưa thêm các video thực tế vào bài giảng giúp các em nắm bắt bài giảng tốt hơn. Học sinh ngoài việc nắm chuẩn kiến thức, kỹ năng và hoàn thành chương trình các môn học, các em còn phát triển được nhiều năng lực như khả năng giao tiếp tốt hơn, tự tin chia sẻ với bạn bè, thầy cô; có tinh thần đoàn kết, biết tham gia xây dựng tập thể lớp, Việc quản lí chỉ đạo tốt công tác dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn góp phần thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng giáo dục toàn diện, thu hút học sinh đến trường và tạo dựng được niềm tin trong lòng các bậc phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo chính quyền và bà con nhân dân. * Kết quả chất lượng giáo dục cuối năm học 2018-2019: Môn học, HĐGD Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tiếng Việt (lớp 1 đến 5) 301 147 48,8 153 50,8 1 0,3 Riêng TV 1- CNGD 82 53 64,6 29 35,4 0 0,0 Toán 301 196 65,1 103 34,2 2 0,7 Đạo đức 301 138 45,8 163 54,2 0,0 Tự nhiên và Xã hội 186 78 41,9 108 58,1 0 0,0 Khoa học 116 54 46,6 61 52,6 1 0,9 Lịch sử và Địa lí 116 71 61,2 45 38,8 0 0,0 Âm nhạc 301 102 33,9 199 66,1 0 0,0 Mĩ thuật 301 103 34,2 198 65,8 0 0,0 Thủ công (Kĩ thuật) 301 108 35,9 193 64,1 0 0,0 Thể dục 301 109 36,2 191 63,5 1 0,3 Tiếng Anh (Lớp 1-5) 301 182 60,5 118 39,2 1 0,3 TA riêng (Lớp 1-2) 136 84 61,8 52 38,2 0 0,0 Tin học 165 80 48,5 85 51,5 0 0,0 Năng lực Đạt tốt Đạt Cần cố gắng Tự phục vụ, tự quản 301 221 73,4 80 26,6 0,0 Hợp tác 301 224 74,4 76 25,2 1 0,3 Tự học và GQVĐ 301 221 73,4 78 25,9 2 0,7 Phẩm chất Chăm học, chăm làm 301 227 75,4 73 24,3 1 0,3 Tự tin, trách nhiệm 301 227 75,4 74 24,6 0 0,0 Trung thực, kỉ luật 301 230 76,4 71 23,6 0 0,0 Đoàn kết, yêu thương 301 232 77,1 69 22,9 0 0,0 Số HS được khen thưởng Tổng số Tỉ lệ Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Cấp trên 1 1 Cấp trường 229 76,1 68 37 39 47 38 Số HS hoàn thành chương trình lớp học Tổng số Tỉ lệ Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 301 100,0 81 54 49 68 48 Số HS hoàn thành chương trình tiểu học 48 100 48 Số HS KT hòa nhập được đánh giá 02 100,0 1 0 0 1 0 . Kết quả hoàn thành CTLH, HT CTTH, khen thưởng cuối năm học: Hoàn thành chương trình lớp học: 301/301 em, tỉ lệ 100% Hoàn thành chương trình tiểu học: 48/48 em, tỉ lệ 100% Khen thưởng: Giấy khen cấp trường: 361 lượt khen; . trong đó khen về học tập và rèn luyện 229 em tỉ lệ 76,1% + 29,9% HS được khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập rèn luyện; + 46,2% HS được khen có thành tích vượt trội từng mặt . 132 lượt HS được khen đạt giải trong các hội thi cấp trường, cụm và huyện lệ 43,9%. Giấy khen cấp trên: 1 em tỉ lệ 0,3% (1hs đạt giải Nhất môn bật xa hội thi TDTT cấp huyện) 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung, hình thành con người phát triển toàn diện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Để hoạt động dạy học ở trường Tiểu học thực sự có hiệu quả, cần phải xuất phát từ những cơ sở lý luận về quản lý nhà trường, về thực trạng cũng như các yếu tố đảm bảo khác của trường tiểu học. Có như vậy, công tác quản lý hoạt động dạy học mới có hiệu quả, khả thi, có tác dụng thúc đẩy giáo dục phát triển. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quy luật chung của khoa học giáo dục vào điều kiện cụ thể của các trường Tiểu học ở địa phương giúp cho nhiệm vụ quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trên qua một năm học, tôi đã rút ra cho mình những kinh nghiệm trong quản lí, chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở nhà trường như sau: Thứ nhất: Tăng cường công tác lãnh đạo của Chi bộ Đảng, xây dựng và thực hiện tốt quy chế hoạt động của Nhà trường và các quy chế phối hợp giữa các tổ chức, trong trường cùng tham gia thực hiện chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động chuyên môn một cách thống nhất, nhằm phát huy sức mạnh tổng thể của các nguồn lực. Thứ hai: Cần tổ chức xây dựng các kế hoạch chỉ đạo và quản lí việc thực hiện kế hoạch một cách cụ thể, sát tình hình thực tế. Cần bám sát các yêu cầu chỉ đạo chuyên môn của ngành để cụ thể thành kế hoạch của trường. Thứ ba: Cần xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng dạy học phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên. Thứ tư: Tập trung quản lí, chỉ đạo việc dạy học của giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề và công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên. Chỉ đạo quyết liệt các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường khai thác sử dụng phương tiện, kĩ thuật hiện đại vào giảng dạy nhằm phát triển năng lực học sinh. Thứ năm: Tập trung quản lí việc học của học sinh thông qua kiểm tra thường xuyên nền nếp lớp học, tổ chức các cuộc thi, sân chơi trí tuệ, các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ,nhằm rèn các kỹ năng sống và phát triển các năng lực nhằm hỗ trợ cho việc học kiến thức, kỹ năng các môn học, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Thứ sáu: Cần phối hợp hiệu quả các lực lượng giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực trong các môi trường, điều kiện khác nhau. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội Mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều, bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số một số biện pháp quản lí dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường nhằm để đúc rút và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong nhà trường và trường bạn. 3.2. Kiến nghị - Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức thêm các đợt tập huấn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ cốt cán và toàn thể giáo viên. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh để giáo viên trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” mà bản thân tôi đã nghiên cứu áp dụng ở đơn vị. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến được đưa vào thực hiện có hiệu quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- Một_số_biện_pháp_quản_lý_hoạt_động_dạy_học_ở_trường_Tiểu_học_theo_định_hướng_phát_triển_năng_lực_học.doc