Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khó nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai

Hệ thống giáo dục của nước ta được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đầu tư sâu sắc, vì giáo dục mang nhiều giá trị lớn lao, có ý nghĩa quyết định của nguồn lực con người. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

 Để phát triển nguồn lực có chất lượng cao, Đảng ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và không ngừng đầu tư cho giáo dục. Trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo đối với vùng miền núi, dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm nhanh chóng đưa miền núi, vùng dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước rút ngắn khoảng cách về mọi mặt giữa các vùng miền.

 Hiện nay đa số học sinh vùng cao, vùng sâu, các em đến trường phải vượt đèo, vượt suối rất gian nan, chưa kể mùa mưa, lũ quét. Đặc điểm này chi phối không nhỏ đến việc vận động học sinh đi học. Học sinh học bỏ học giữa chừng ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai vẫn còn xảy ra. Với rất nhiều lí do khác nhau mà các em bỏ học, vắng học; ví như: Hũ tục coi nhẹ con gái học lên bởi quan niệm con gái chỉ cần làm việc nhà, sinh con và trông con chăm chồng là đủ, tập tục lập gia sớm cho con gái vẫn tồn tại ở một số bản người dân tộc H’Mông; Có nhiều gia đình các em còn là đối tượng lao động chính, cho nên việc học sinh vắng học vào mùa gặt, mùa trồng, trĩa thường vẫn diễn ra. Điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo nàn, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn nên không ít gia đình không đủ sức lo cho con đi học. Vì vậy ngoài vận động tuyên truyền, nhiệm vụ trước mắt là cải tạo điều kiện sống cho học sinh để gia đình phối hợp với nhà trường, học sinh có cơ hội học tập.

Mặt khác chính quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục tại xã Nhôn Mai, vẫn còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường. Xã Nhôn Mai địa bàn trãi rộng, có nhiều thôn bản cách xa khu vực trường trên 12km, sông suối cách trở, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em.

 

doc21 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 6866 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khó nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Một số biện pháp quản lí hiệu quả các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai
	2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư...
- Khảo sát thực tế và điều tra cơ bản.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. Thực trạng việc chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai. 
I.1. Đặc điểm tình hình địa phương.
Nhôn Mai là một xã miền núi 100% học sinh đều là con em dân tộc thiểu số (Thái, Kh’Mú, H’Mông), thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nằm trong dự án 30A của Chính phủ, mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con em, chính quyền địa phương còn thờ ơ với công tác giáo dục, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp và đến trường. Toàn xã có 12 bản, có tổng số là 635 hộ, tổng số nhân khẩu là 3438 (trong đó 1861 nữ). 
- Địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, có những bản ở sâu, xa như: Thăm thẩm, Huồi Cọ, Huồi Măn, ... cách trung tâm xã từ 8 – 12 km. Xã có diện tích tự nhiên 12.185,43 ha, đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương chưa phát triển. Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn xã có hơn 582 hộ đói, nghèo, ý thức việc học của con em trong nhân dân chưa cao, từ đó việc vận động học sinh trong độ tuổi đến trường, duy trì số lượng, nâng cao chuẩn phổ cập giáo dục THCS càng khó khăn hơn. Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm trường PTDTBT THCS Nhôn Mai và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
I.2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
	* Thuận lợi: 
 	Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Đảng uỷ, chính quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã nhà, nhân dân có tinh thần hiếu học, ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác bán trú của học sinh, tập thể giáo viên ở trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
 	* Khó khăn:
 	Bên cạnh một số thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý học sinh bán trú dân nuôi tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là: Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt, có nhiều bản cách xa trường chính từ 8 – 12 km, đường giao thông đi lại khó khăn. Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học tập cũng như vốn hiểu biết xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thêm vào đó một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường.
	Nhà trường phải đối mặt với một thực tế là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước ở một bộ phận học sinh và phụ huynh, nên ngay từ đầu năm học, chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện đồng bộ 5 mặt công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong; hoạt động dạy và học; lao động và hướng nghiệp, dạy nghề; tổ chức nội trú và công tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường sớm tổ chức học tập, quán triệt và triển khai đầy đủ các chỉ thị và văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học và cuộc vận động của ngành.
Số học sinh có nhu cầu bán trú ngày một tăng, trong khi đó nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất: Khu bán trú mới được xây dựng gồm 15 phòng với tổng diện tích 350 m2, có 88 giường tầng nằm, mới đáp ứng được nhu cầu cho 180 học sinh, thiếu nguồn nước sinh hoạt, các em còn rụt rè ngại tiếp xúc, đã quen với lối sống tự do, chưa quen tự lập và lối sống tập thể, ý thức vệ sinh cá nhân và bảo vệ tài sản chung chưa tốt. Chế độ trợ cấp cho các em chưa đáp ứng hết nhu cầu ăn ở cho các em, các em còn phải tự lo cải thiện bữa ăn.
	II. Một số biện pháp hiệu quả các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chất lượng dạy học và quản lí học sinh bán trú.
Trước những khó khăn đó, nhà trường đã xác định: Quản lí hiệu quả các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bán trú là quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến vấn đề duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong trường và duy trì kết quả chuẩn phổ cập GD THCS. 
Cho nên Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương xã vận động phụ huynh học sinh góp sức, cùng phối hợp với nhà trường để làm một số công trình phục vụ sinh hoạt... để các em có thêm sân chơi thể thao, chỗ học ban đêm, công trình tắm giặt... Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban quản lí khu bán trú và phân công tất cả giáo viên trực và giúp đỡ các em. Với trách nhiệm là Trưởng ban quản lí khu bán trú tôi đã chỉ đạo và đề ra một số biệp pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại cho học sinh khu bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai như sau: 
Biện pháp 1: Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
 Ban giám hiệu đã bám sát nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của học sinh bán trú để xây dựng kế hoạch nội dung chương trình hoạt động quản lý thật cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề của nhà trường phát động cho phù hợp với tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học (Đêm múa hát tập thể, đêm trung thu, ngày hội thể thao, đêm sinh nhật tập thể...)
Ảnh chụp: Bí thư huyện ủy Tương Dương tham giá sinh nhật học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai – Tương Dương
 Ảnh chụp: Sinh nhật tháng 12 của học sinh bán trú trường PTDTBT THCS Nhôn Mai – Tương Dương
Biện pháp 2: Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động quản lý học sinh bán trú.
 * Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động quản lý:
 Ban quản lí khu bán trú được phân công phụ trách hoạt động quản lý có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động quản lý mô hình bán trú. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động. Cụ thể là hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội thực thi kế hoạch hoạt động quản lý, đánh giá kết quả thực hiện từng tháng.
 * Đối với việc đánh giá kết quả hoạt động.
 - Ban giám hiệu phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng không mang tính cá nhân.
 - Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý nội trú cũng như các phong trào trong nội trú trường học.
 - Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp ở nội trú, đánh giá kết quả của từng học sinh ở nội trú.
Ảnh chụp: Giờ dạy đánh giá việc học tập của học sinh lớp 6A trường PTDTBT THCS Nhôn Mai – Tương Dương
Biện pháp 3: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động quản lý phù hợp nhu cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ thể nhà trường.
 Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình hoạt động quản lý, Ban giám hiệu phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của Ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm... Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động quản lý mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động quản lý cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng khối lớp trong khu nội trú nhà trường.
 Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh nội trú là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh bán trú trong học tập và rèn luyện.
Ảnh: Hội khỏe Phù Đổng
Ảnh: Ngoại khóa rung chuông vàng
Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động quản lý học sinh bán trú cho giáo viên và học sinh.
	- Bồi dưỡng năng lực của ban quản lý nội trú: Tạo điều kiện cho Ban quản lý khu bán trú tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức các buổi thảo luận về cách quản lý có hiệu quả.
	- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lý học sinh bán trú cùng với ban quản lý học sinh bán trú đồng thời từng bước tiến hành và xây dựng đưa ra các nội quy, quy chế thật chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng khối lớp học sinh trong khu vực bán trú nhà trường.
	- Bồi dưỡng năng lực cho đội xung kích cờ đỏ bán trú vào đầu năm học: Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai trò tích cực cho hoạt dộng tự quản của học sinh trong khu vực bán trú nhà trường. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tự quản của các em việc tiến hành hoạt động tự quản, cách ứng xử, giải quyết.
Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để năng cao chất lượng tổ chức hoạt động quản lý bán trú dân nuôi. Cụ thể là:
	- Đảng uỷ, chính quyền địa phương sử dụng tối đa năng lực của các cấp lãnh đạo xã, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là công tác an ninh trật tự...
	- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
	- Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch quản lý học sinh bán trú trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể và hiệu quả của các đoàn thể tham gia.
Ảnh chụp: Biểu dương học sinh đạt thành tích cao trong học tập ...
 Biện pháp 6: Tiếp tục bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ cho khu bán trú nhằm bảo đảm những yêu cầu về trang thiết bị và chế độ cho hoạt động quản lý học sinh bán trú:
	- Tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục đầu tư xây dựng khu bán trú dân nuôi như: Đường dẫn nước, nhà ăn, nhà phơi áo quần, công trình vệ sinh, sân chơi bãi tập..., hỗ trợ thêm thực phẩm cho các em. 
	- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế độ, cơ chế đánh giá để giáo viên quản lý tốt bán trú trường học. 
Ảnh chụp: Tỉnh đoàn Nghệ An trao quà cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới 2015 - 2016
Biện pháp 7: Phân công bố trí giáo viên tiến hành phụ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các em trong học tập.
Ở bán trú thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em, qua đó bù đắp những lỗ hỏng kiến thức cho các em, giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập.
Ảnh chụp: Giáo viên hướng dẫn học sinh bán trú học bài ban đêm trên lớp
Biện pháp 8: Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực bán trú dân nuôi.
	- Thành lập đội xung kích bao gồm cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bảo vệ tài sản cũng như trật tự ở khu bán trú.
	- Phối hợp với Công an, Quân sự xã, đồn biên phòng Nhôn Mai lên phương án chuẩn bị đối phó với sự cố bất thường xảy ra như: Hỏa hoạn, thanh niên bên ngoài vào gây rối để đảm bảo an ninh trật tự cho khu bán trú, gúp các em an tâm học tập.
	Biện pháp 9: Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường và chính quyền địa phương:
	Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động một cách sâu rộng đến toàn thể nhân dân, gia đình học sinh, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, tính thiết thực, hiệu quả của mô hình học sinh bán trú này (tạo ra những buổi sinh hoạt tập thể có sự tham gia của các bậc phụ huynh).
Ảnh chụp: Phụ huynh tham gia hoạt động ngoại khóa của trường PTDTBT THCS Nhôn Mai – Tương Dương
	Biện pháp 10: Gần gũi, động viên các em ổn định tư tưởng, an tâm học tập ở khu bán trú:
	Đối với học sinh khu bán trú dân nuôi thì giáo viên vừa là người thầy, người cha, người anh, người bạn của các em. Bởi lẽ các em xa gia đình, bố mẹ, hàng ngày được tiếp xúc nhiều với thầy cô. Cho nên giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với các em để nắm bắt tâm tư nguyện vọng để chia sẽ cùng các em, cũng như chăm sóc các em lúc ốm đau, lúc trái gió trở trời... để từ đó các em an tâm hơn. 
Ảnh chụp: Giáo viên hướng dẫn học sinh bán trú học bài ban đêm trên lớp
III. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU.
Qua gần hai năm thực hiện mô hình trường bán trú với những biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai trên, nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
- Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, không còn những em phải bỏ học vì nhà xa trường, vốn tiếng phổ thông của các em được nâng lên, các em mạnh dạn hơn, có tinh thần và thái độ học tập cao hơn, chất lượng hai mặt giáo dục cũng như chuẩn Phổ cập GDTHCS được củng cố và nâng cao. Cụ thể là: 
* Về chất lượng hai mặt giáo dục trong những năm qua:
	- Học lực:
Năm học
Số học sinh
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
Ghi chú
2014 - 2015
T.Trường
276
4
39
215
18
Chưa áp dụng SKKN
Bán trú
221
2
30
177
12
2015 - 2016
T.Trường
275
6
40
217
12
Áp dụng SKKN
Bán trú
221
5
35
175
6
(Theo báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2015 – 2016 của Trường PTDTBT THCS Nhôn Mai)
- Hạnh kiểm:
Năm học
Số học sinh
Tốt
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
Ghi chú
2014 - 2015
T.Trường
275
108
146
22
Chưa áp dụng SKKN
Bán trú
221
86
123
12
2015 - 2016
T.Trường
275
121
136
18
Áp dụng SKKN
Bán trú
221
111
104
6
(Theo báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2015 – 2016 của Trường PTDTBT THCS Nhôn Mai)
	* Tỷ lệ học sinh bỏ học, học sinh chuyên cần hằng ngày trên lớp:
Năm học
TS học sinh
Bỏ học
Tỷ lệ chuyên cần
Ghi chú
Số lượng
Tỷ lệ
2014 – 2015
276
22
7,8%
Trên 75%
Chưa áp dụng SKKN
2015 – 2016
275
1
0,4
Trên 90%
Áp dụng SKKN
(Theo số liệu thống kê của Văn phòng Trường PTDTBT THCS Nhôn Mai)
* Kết quả Đạt chuẩn phổ cập Giáo dục THCS:
Tính các chỉ tiêu (theo tiêu chuẩn đánh giá)
Tỉ số
Tỷ lệ (%)
- Tỷ lệ % trẻ 6 tuổi vào học lớp 1:
85/86
98.84
- Tỷ lệ % trẻ (11-14) tuổi tốt nghiệp tiểu học:
307/311
98.71
- Tỷ lệ % HS tốt nghiệp TH vào học lớp 6 (2 hệ):
78/82
95.12
- Tỷ lệ % HS TN THCS (2 hệ) năm học (vừa qua):
53/60
88.33
- Tỷ lệ % thanh thiếu niên (15-18) tuổi TN.THCS (2 hệ):
216/283
76.33
So sánh kết quả đạt được trong năm học thực hiện mô hình với năm học chưa thực hiện mô hình bán trú dân nuôi, cho ta thấy rõ hiệu quả mang lại của mô hình. Điều đó khẳng định có sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, quản lý học nội trú bán trú ở nhà trường.
C. KẾT LUẬN.
Quản lý học sinh bán trú đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục dạy và học cũng như quản lý giáo dục học sinh Trung học cơ sở hiện nay. Quản lý được tiến hành, thực hiện bởi một chương trình, hệ thống các hoạt động theo những nội dung quản lý do Ban quản lý khu bán trú, cùng Ban giám hiệu đưa ra phong phú với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và sinh động tương đối có hiệu quả. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Học sinh ngày nay có những bước phát triển mới về chất trong quá trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Người lãnh đạo phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý học sinh nói chung và quản lý học sinh bán trú dân nuôi nói riêng nhằm thoả mãn nhu cầu nguyện vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng các biện pháp quản lý các hoạt động ngoại khóa của học sinh có ý nghĩa quan trọng ở trường THCS. Quản lý các hoạt động ngoại khóa của đối với học sinh bán trú là một hoạt động đa dạng và phong phú cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường THCS để tạo nên một kết quả tổng hợp góp phần đào tạo người học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ.
Trên đây là những biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa đối với học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai nghiên cứu trong thời gian qua. Tôi tin tưởng rằng có hướng đi đúng đắn, cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tập thể cán bộ công nhân viên của các nhà trường, chắc chắn trường PTDTBT THCS Nhôn Mai có những bước phát triển quản lý vững chắc trong những năm tiếp theo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên những vấn đề được trình bày trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp./. 
	D. KIẾN NGHỊ
1. Đối với UBND huyện Tương Dương
 - Tạo điều kiện về kinh phí giúp các nhà trường xây dựng thêm CSVC cho nhà trường, nhà bếp, nhà ăn, nhà phơi quần áo, đường nước... để cho học sinh an tâm trọ học.
- Vận động các ban ngành, các tổ chức, các nhà hảo tâm hổ trợ thêm cơ sở vật chất cho các em học sinh bán trú như: Chăn màn, quần áo, sách vở, lương thực, thực phẩm...
- Tham mưu các chế độ trợ cấp, hỗ trợ cho các em học sinh cũng như giáo viên làm công tác quản lí học sinh bán trú.
2. Đối với Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Tương Dương
 Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý học sinh bán trú giữa các trường có học sinh bán trú.
	Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ quản lý nhà trường cũng như giáo viên được giao trách nhiệm quản lý nội trú của nhà trường.
3. Đối với chính quyền địa phương.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của hội đồng giáo dục của địa phương.
- Kết hợp các ban ngành đoàn thể trong xã về công tác tuyên truyền vận động nhân dân. Đảm bảo an ninh khu vực nội trú của các nhà trường được tốt nhất.	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết các năm học 2011 – 2012; 2012 – 2013 và báo cáo sơ kết HKI năm học 2013 – 2014 của Trường PTDTBT THCS Nhôn Mai.
2. Chỉ thị 40/CT-TW.
3. Điều lệ trường THCS, năm 2011
4. Luật Giáo dục, năm 2010.
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS. Nxb Hà Nội năm 2005.
7. Từ điển tiếng việt, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1998.
8. Hồ sơ Phổ cập giáo dục THCS của nhà trường các năm 2010, 2011,2012, 2013.
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 1
I. Lí do chọn đề tài	 	
Trang 1
II. Giới hạn nghiên cứu 	 
Trang 3
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG THCS. 	
Trang 4
III.1. Một số khái niệm: 	
Trang 4
III.2. Tình hình chung về vấn đề quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi ở THCS Nhôn Mai. Thực hiện mô hình “ Bán trú dân nuôi” theo Quyết định 112 của Chính phủ.	
Trang 4
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 	 	
Trang 5
IV.1. Đối tượng nghiên cứu. 	
Trang 5
IV.2. Phương pháp nghiên cứu: 	
Trang 5
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 	 	
Trang 6
I. Thực trạng việc chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú bán nuôi ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai 
Trang 6
II. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và quản lí học sinh bán trú dân nuôi. 	
Trang 7
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 	
Trang 15
C. KẾT LUẬN. 	 
Trang 17
D. KIẾN NGHỊ 	 	
Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 19
MỤC LỤC 	
Trang 20

File đính kèm:

  • docSKKN_MOT_SO_BIEN_PHAP_QUAN_LY_HIEU_QUA_CAC_HOAT_DONG_NGOAI_KHOA_NHAM_NANG_CAO_CHAT_LUONG_DAI_TRA_CHO.doc
Sáng Kiến Liên Quan