Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi
Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng giáo dục - Đào tạo. Nhà trường chọn giáo viên giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách học sinh giỏi ở từng khối lớp. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho các lớp có học sinh giỏi học tập. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu nâng cao, lập tủ sách nâng cao của nhà trường.
PHÒNG GD – ĐT LONG PHÚ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN THẠNH B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------------------- ------------------------------------------- BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT TĂNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN ( 2011 – 2013) I/ Sơ yếu lý lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao: - Họ và tên: Trần Bích Liễu - Năm sinh: 1971 - Nơi sinh : Mỹ Thuận - Ba Xuyên - Quê quán: Xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - Chức danh: Phó hiệu trưởng - Cơ quan đơn vị: Tiểu học Tân Thạnh B II / Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kĩ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới: a) Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác hiệu quả cao. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI b/ Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiêm cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác hiệu quả Sáng kiến này được áp dụng từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 c/ Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiêm cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác đạt hiệu quả cao * Thực trạng của việc quản lí chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Tân Thạnh B Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng giáo dục - Đào tạo. Nhà trường chọn giáo viên giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách học sinh giỏi ở từng khối lớp. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho các lớp có học sinh giỏi học tập. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu nâng cao, lập tủ sách nâng cao của nhà trường. Số lượng học sinh giỏi của các lớp mỗi năm đạt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Tân Thạnh B còn một số hạn chế: - Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng còn thiếu cơ sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để. - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá biệt nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh. - Chưa có nội dung chương trình chuẩn mực để bồi dưỡng học sinh giỏi. - Sự quan tâm, đầu tư của Phụ huynh học sinh còn ít, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa. - Chất lượng và số lượng học sinh giỏi chưa ổn định. * Biện pháp của việc quản lí chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Tân Thạnh B Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Tân Thạnh B, tôi hệ thống và đề xuất: “ Một số biện pháp quản lí chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Tân Thạnh B trong giai đoạn mới => Xây dựng kế hoạch chỉ đạo : Phát hiện học sinh giỏi : Việc phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi cần được tiến hành thông qua các việc làm sau : - Tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học. - Tổ chức chấm, chữa bài kiểm tra một cách tỉ mỉ, chuẩn xác theo hình thức chuyên sâu . - Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau mỗi kì kiểm tra, đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình học sinh . - Phân loại đối tượng học sinh : giỏi, khá, trung bình, yếu. - Lập danh sách theo dõi từng lớp, từng khối .( Có bảng điểm theo dõi tình hình học tập qua các lần kiểm tra). Phân công, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Căn cứ vào thực tế của đội ngũ, nhà trường tạo điều kiện cho 100% giáo viên dạy lớp 1 đều được tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó giáo viên giỏi, tổ khối trưởng làm nòng cốt. Để đạt được kết quả như mong đợi mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng và tham gia vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hình thức sau : - Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề : là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo viên cần nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn học làm cơ sở cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi . - Bồi dưỡng trong sinh hoạt tổ chuyên môn: Các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn được tổ chức đều đặn vào các chiều thứ sáu hàng tuần. Tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận. Chú ý giải quyết những vấn đề trọng tâm về kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. - Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Các chuyên đề này đều do giáo viên tự đăng kí dạy thực nghiệm cho tổ chuyên môn hoặc cả trường tới dự giờ rút kinh nghiệm. Tiến trình tiết dạy không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà hầu hết đi sâu vào cách thức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kiến thức nâng cao. Đồng thời chú ý rèn luyện kĩ năng phân tích tìm hiểu đề và trình bày bài một cách dễ hiểu, khoa học nhất. Sau mỗi chuyên đề tổ chuyên môn đều tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất các giải pháp chung và yêu cầu giáo viên vận dụng các giải pháp đó vào từng tiết học cho phù hợp với thực tế lớp dạy. Bên cạnh việc tổ chức các chuyên đề nhà trường còn tổ chức nhiều hình thức hội thảo câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt để giáo viên có điều kiện tự bộc lộ khả năng của mình cũng như tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp. Thời gian học: cần được làm thường xuyên, liên tục không nhất thiết phải tổ chức riêng lớp, riêng buổi. Trên cơ sở thực tế của trường có thể dạy lồng ghép vào trong từng bài học, tiết học của bộ môn. Mỗi giờ học có thể phát triển một lượng kiến thức nâng cao một cách phù hợp, nhẹ nhàng, tự nhiên cho đối tượng học sinh khá, giỏi qua nhiều hình thức khác nhau, như tổ chức trò chơi học tập, học vui vui học. Nội dung chương trình : - Biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp mình phụ trách. Ban giám hiệu cần chú trọng khâu phê duyệt chương trình bồi dưỡng của từng giáo viên, kiểm soát việc cập nhật, bổ sung tư liệu bồi dưỡng, yêu cầu cao việc đầu tư biên soạn tài liệu, giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi. - Kiến thức nâng cao phải dựa trên nền tảng nắm vững kiến thức cơ bản và bồi dưỡng chương trình nâng cao cho học sinh. - Ngoài chương trình sách giáo khoa và tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt, giáo viên có thể tham khảo thêm một số loại sách sau : Sách Toán, Tiếng Việt nâng cao - nhà xuất bản giáo dục, Sách bồi dưỡng Toán, Tiếng việt, Toán phát triển, các bài văn, toán hay và khó. Nâng cao nhận thức: Tổ chức học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về chiến lược, giải pháp, mục tiêu giáo dục đào tạo nhất là đối với giáo dục tiểu học. Đưa các nội dung nhận thức về học sinh năng khiếu, học sinh tài năng, học sinh giỏi vào sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chức toạ đàm với phụ huynh học sinh, với các đoàn thể xã hội để trao đổi kinh nghiệm nuôi và dạy con. Tổ chức tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các nhà khoa học của dân tộc và trên thế giới vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong đại hội giáo dục tạo mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. Tuyên truyền thành tích của giáo viên, học sinh trong hội đồng và trong cộng đồng. => Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: - Bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 1 đến lớp 5. - Bồi dưỡng học sinh giỏi trong 5 năm phải xây dựng kế hoạch theo dõi, bàn giao cụ thể giữa các giáo viên khi nhận học sinh. Trong bản kế hoạch cần làm rõ: + Số lượng học sinh vào đội tuyển. + Kế hoạch tuyển chọn. + Kế hoạch bồi dưỡng: Ai bồi dưỡng? Khi nào bồi dưỡng? Bồi dưỡng ai? Bồi dưỡng như thế nào?. - Ngay từ lớp 1, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu 2 môn: Toán và Tiếng Việt. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đưa ra các câu hỏi nâng cao phát triển tư duy. Các bài kiểm tra cần có bài tập để phân loại được năng lực của học sinh. - Tìm hiểu, xem xét truyền thống học tập của gia đình học sinh. - Nhà trường tổ chức thi khảo sát nhiều lần để lựa chọn chính xác. Việc tuyển chọn kéo dài trong suốt 5 năm học, sau khi tuyển xong, ban giám hiệu cần chỉ đạo việc xây dựng và chỉ đạo bồi dưỡng các đội tuyển. Học sinh trong đội tuyển phải học đủ 9 môn trên tinh thần cơ bản, vững chắc rồi nâng cao. - Tuyển chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. + Giáo viên có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao. + Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, say sưa với nghề, có ý thức kỉ luật cao trong chuyên môn. + Giáo viên có kĩ năng, PP truyền thụ nội dung, kiến thức, ham học hỏi, tự bồi dưỡng và cầu tiến. + Giáo viên có sức khoẻ, tự tin, giàu kinh nghiệm, có tính sáng tạo trong giảng dạy và được công nhận là giáo viên dạy giỏi. - Tổ chức bồi dưỡng giáo viên: + Bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, phẩm chất theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. + Bồi dưỡng kiến thức khoa học. + Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Phương pháp dạy học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kĩ năng thiết kế bài dạy, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học. - Thống nhất phương pháp dạy đội tuyển. Bồi dưỡng học sinh giỏi vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Một giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần tiến hành như sau: Bước 1: Học sinh thông báo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó. Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết. Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng. Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn. Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một loại bài tập. Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng. Bước 7: Giao bài tập về nhà( Có hướng dẫn). => Huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Phối hợp với cha mẹ học sinh để họ động viên, tạo điều kiện cho con mình học tập: Như mua sách vở, giành thời gian học cho con mình. Vận động hội cha mẹ học sinh xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải. Trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh. => Tổ chức thi đua khen thưởng. + Đối với học sinh : Sau mỗi bài kiểm tra hàng tháng, hàng kì đạt giải được giáo viên chủ nhiệm tuyên dương ngay trước tập thể lớp. Sau đó nhà trường sẽ khen thưởng các em đạt giải theo nghị quyết của ban thi đua đầu năm học trong các buổi sinh hoạt tập thể toàn trường. Đội thiếu niên ghi tên, viết bài tuyên truyền và khen ngợi trong các buổi phát tin tuyên truyền măng non. Cuối mỗi năm học trong các đợt tổng kết nhà trường đã tham mưu hội phụ huynh học sinh, trích 1 phần nhỏ trong quỹ khuyến học của nhà trường tổ chức khen thưởng cho các em. + Đối với giáo viên : Mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh và bạn bè, đồng nghiệp. Hằng kì, hằng năm nhà trường luôn theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, họp phụ huynh học sinh và tuyên truyền trên đài truyền thanh xã. Nhà trường tham mưu với hội khuyến học tổ chức lễ phát thưởng và tuyên dương thành tích cho cán bộ giáo viên trong các dịp khai giảng, tổng kết, ngày nhà giáo Việt Nam. Với những phần thưởng tuy nhỏ bé không có nhiều về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. d/ Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm , những đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật xuất sắc , đem lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa chính trị , xã hội nhất định đối với đơn vị , địa phương : Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra được 8 biện pháp chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Tân Thạnh B đó là: - Nâng cao nhận thức về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tổ chức phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. - Tuyển chọn phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp khả năng với phương châm “ Nhìn việc để tìm người”. - Tổ chức hoạt động dạy học đội tuyển học sinh giỏi. - Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Kết quả học sinh giỏi của trường như sau: + Học sinh giỏi 5 năm liền: 4 em + Học sinh giỏi năm học 2013-2014 : 73/301 em, tỉ lệ: 24,3 % ( riêng khối 1: 22 /80 em , tỉ lệ: 27,5 % ; khối 5: 8/45 em , tỉ lệ: 17,8 %) e/ Mức độ ảnh hưởng ; phạm vi áp dụng sáng kiến , áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác hiệu quả cao : Kết quả 100% cán bộ , giáo viên đồng tình với một số kinh nghiệm và giải pháp của tôi . Trên đây là nội dung và kết quả đạt được qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI” trong năm học 2013-2014. Rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo của cấp trên để tôi ngày càng hoàn thiện mình hơn. Trân trọng kính chào Tân Thạnh, ngày 25 tháng 5 năm 2014 Người viết thành tích Trần Bích Liễu Thủ trưởng đơn vị Hội đồng khoa học hoặc hội đồng sáng kiến Xác nhận thành tích của UBND huyện .. .. .. . . .. ..
File đính kèm:
- SKKN.doc