Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học

U.Sinxki đã nhận định “tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho trẻ. Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho trẻ phân biệt được các vật này với vật khác, biết dược tên gọi, hình dạng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho trẻ xem xét mà không dung từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát dược thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức những sự vật đó, trẻ phải dung từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác.

 Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thứ những sự vật hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá khứ, tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ đội Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tủy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trtj tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.

Câu nói của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Lời của Bác đã đi vào long người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trong thời kì bùng nổ thông tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy, nhiệm vụ đó đang trông chờ vào các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước.

Bằng các hình tượng, văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm. Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày.

Ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khỏe mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sang tạo, vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lai sẽ sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như: làm quen với toán, tạo hình, làm quen văn học, âm nhạc, khám phá môi trường xung quanh

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như vậy nhỉ? Có phải bác Mặt trời cho bạn giọng hót hay mê ly ấy không?
Chim sơn ca: Không phải đâu bạn Sẻ ạ! Bác Mặt trời chỉ cho mình những tia nắng vàng rực rỡ và ấm áp thôi.
Chim sẻ: Vậy thì thật là kì lạ! Thế có phải cô Mây hồng cho bạn giọng hót hay ấy không?
Chim sơn ca: Cũng phải đâu Sẻ ơi! Vì cô Mây hồng chỉ cho mình những tảng bông bồng bềnh, êm dịu thôi.
Chim sẻ: Sơn ca ơi Sơn ca! Bạn cho mình biết ai đã cho bạn giọng hót hay mê ly ấy đi!
Chim sơn ca: Bí mật! Bí mật! Đố các bạn biết vì sao mình có giọng hót hay như vậy đấy? 
Cảnh 2: Chim Sẻ cùng các bạn rủ nhau đến lớp hỏi cô giáo Họa mi
Bầy chim: Lạ nhỉ! Không phải bác Mặt trời cũng chẳng phải cô Mây hồng thì là ai? Các bạn có biết điều bí mặt ấy không? (Trẻ trả lời: Không biết. Không biết)
Chim sẻ: A! Mình cùng các bạn đến gặp cô giáo Họa mi đi. Chắc là cô biết ai đã cho Sơn ca giọng hót hay đấy.
Bầy chim: Đúng rồi! Đúng rồi! Chúng mình đi gặp cô giáo Họa mi đi!
Bầy chim + chim Sẻ: Chúng con chào cô ạ!
Chim họa mi: Cô chào các con! Các con gặp cô có chuyện gì vậy?
Chim sẻ: Dạ thưa cô! Chúng con đến để hỏi cô vì sao Sơn ca có giọng hót hay đến vậy ạ!
Chim họa mi: (Hỏi trẻ) Các con có muốn biết điều bí mật ấy không? (Trẻ trả lời: Có ạ!). Vậy sáng mai, cô và các con đến nhà bạn Sơn ca tìm hiểu điều đó nhé! Các con nhớ phải dậy sớm đấy.
Bầy chim: Vâng ạ! Chúng con chào cô, chúng con về ạ!
Cảnh 3: Cô giáo Họa mi cùng bầy chim đến nhà bạn Sơn ca.
Chim sẻ: Ôi! Trời sáng rồi, dậy đi các bạn ơi! Chúng mình cùng đến nhà bạn Sơn ca nào. 
	Ô kìa! Sơn ca đang làm gì vậy nhỉ?
Bầy chim: Sơn ca đang lắng nghe tiếng cây cối xào xạc.
	Không phải! Sơn ca đang nghe tiếng suối chảy róc rách.
Chim sơn ca: Tiếng chim Sơn ca hót.
Chim họa mi: Bây giờ các con biết ai cho Sơn ca giọng hót mê ly đó chưa?
Bầy chim: Thưa cô, chúng con biết rồi ạ! Đó chính là nhờ sự chăm chỉ luyện tập mà Sơn ca có gióng hót hay mê ly đấy ạ!
=> Các bạn nhỏ ơi! Các bạn nhớ phải chăm chỉ luyện tập, chăm chỉ học để trở thành bé khỏe bé ngoan và có một giọng hát hay mê ly như chim Sơn ca nhé.
Biện pháp 7: Sáng tác, sưu tầm thơ truyện để gây hứng thú cho trẻ làm quen văn học
	Trẻ 3 - 4 tuổi rất thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ. Những câu chuyện cổ tích, truyện kể về những con vật gần gũi, về các loại rau, về cuộc sống xung quanh trẻ được các em rất yêu thích. Để cho trẻ được mở rộng và tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học, tôi đã cố gắng sáng tác sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện phù hợp với chủ đề để đọc cho trẻ nghe.
	Ví dụ: Khi học chủ đề "Bản thân" tôi đã làm và sưu tầm bài thơ sau:
Đánh răng
Bàn chải mềm
Kem thơm mát
Bàn chải êm
Kem ngọt quá
Xong hàm dưới
Đánh hàm trên
Đánh thật kỹ
Bé đừng quên
Súc miệng kỹ
Rửa mặt thôi
Ai cười tươi
Răng trắng thế.
	* Khi học chủ đề "Thực vật", tôi đã sưu tầm câu chuyện
Bí con thoát nạn
	Bé Quyên gieo một hạt bí vào luống đất trong vườn. Hàng ngày, Quyên sốt ruột muốn bới đất lên để xem bí con đã nảy mầm chưa, nhưng mẹ bảo làm thế bí con sẽ chết mất. Thế là, bé Quyên lại kiên nhẫn chờ đợi.
	Bí con ngủ một giấc dài trong lòng đất ấm áp. Nó thấy dễ chịu đến mức chẳng muốn thức dậy tẹo nào. Thế rồi những hạt mưa xuân rơi xuống, len lỏi đến chỗ bí con năm và đánh thức nó.
	- Dậy đi, Bí con ơi! Mùa xuân đến rồi kìa. Tất cả các chồi non đã thức dậy cả rồi, chỉ còn mỗi mình bạn là ngủ muộn thôi.
	Bí con bừng tỉnh. Nó vươn vai một cái rồi đội đất ngoi lên khỏi mặt đất. Đầu tiên là hai chiếc mầm xinh xắn xòa lên khỏi mặt đất. Thế giới này mới đẹp làm sao. Những bông hoa rực rỡ đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời, đàn bướm xinh xắn rập rờn bên muôn hoa. Trên cành cây, những chú chim thi nhau hót líu lo vang khắp cả khu vườn. Bí con háo hức, cố kiễng chân lên cao để nhìn cho rõ. Mỗi lần kiễng chân, Bí con lại cao thêm một tí. Bí con tự nhủ:
	- Mình phải lớn thật nhanh lên mới được!
	Bỗng từ đâu, một lão sâu rau to lớn gớm ghiếc tiến đến gần bí con. Hai cái răng nanh của lão trông như cái máy chém sẵn sàng cắt phăng đầu của bí con. Bí con khiếp sự nhắm nghiền mắt lại, giơ hai chiếc lá non lên che mặt. Thật may mắn làm sao, đúng lúc sâu rau đang định ngoạm lấy bí con thì bé Quyên xuất hiện gắp lão sâu rau và vứt xuống ao. Bé Quyên âu yếm nói với bí con: 
	- Chào bí con! Em đừng sợ nhé, từ nay chị sẽ bảo vệ em.
	- Em cảm ơn chị! Bí con đáp.
	Cả vườn rau lao xao, chúc mừng bí con thoát nạn.
	* Hay gần đây nhất, nhà trường có tổ chức cho chị em đồng nghiệp tham gia hội giảng mùa xuân. Bản thân tôi tham gia hội giảng với hoạt động "Làm quen văn học" qua câu chuyện "Dê con thích húc" mà tôi sưu tầm được phù hợp với chủ đề "Động vật" theo phân phối của chương trình.
Dê con thích húc
	Trong một trang trại, có một chú Dê con có đôi sừng bé tẹo tèo teo nhưng lại luôn gây sự với mọi người. Một hôm, dê con đang đi trên đường thì gặp bác Gà trống. Dê con liền gạ gẫm:
	- Tôi muốn húc. Ta húc nhau một cái nào! 	
	Bác Gà trống nghe vậy liền nói:
	- Để ta yên! Để ta yên! Rồi tránh sang một bên. 
	Chú Dê con lại lân la đến gây sự với Lợn con:
	- Này Lợn con! Ta húc nhau cái nào!
	- Cậu lui ra tớ còn phải làm việc. Lợn con đáp rồi tiếp tục quào đất.
	Dê lại chạy đến chỗ bạn Cừu con.
	- Này Cừu con! Có húc nhau với tôi không?
	- Thôi cậu đi chỗ khác chơi! Tôi đang mệt, để tôi nghỉ ngơi.
	- Nhưng tôi muốn húc! Ta cứ húc nhau một cái đi!
	Bạn Cừu non không nói gì, lẳng lặng đi ra chỗ khác nằm. Vừa lúc đó, Dê nhìn thấy một chú Chó con, nó liền xán lại:
	- Chó con! Ta húc nhau một cú xem nào!
	- Đồng ý! Nào, bắt đầu! Chó con hăm hở cắn ngay vào chân Dê một cái đau điếng.
	- Ốiối, gượm đã! Dê ta bật khóc. Tớ bảo húc nhau, thế mà cậu làm gì thế?
	- Nhưng tớ thì chỉ muốn cắn! Chó con đáp rồi bồi thêm cho Dê con một miếng rõ đau nữa.
	Dê con sợ quá co cẳng chạy. Từ đó Dê con chừa hẳn cái thói thích gây sự với mọi người.
	Qua các bài thơ, câu chuyện trẻ nhớ được lâu hơn các đồ vật, con vật mà trẻ tiếp xúc và dường như các tác phẩm văn học cũng để lại cho trẻ một ấn tượng sâu sắc.
Biện pháp 8: Đưa công nghệ thông tin vào giờ dạy
Ngày nay con ngời đang tiến vào kỷ nguyên công nghệ thông tin với sức phát triển mạnh như vũ bão trên toàn thế giới. Việc đưa các bé lại gần những thành tựu hiện đại mở ra cho bé niềm mơ ước khát khao vươn lên chiếm lĩnh những chân trời tri thức, khoa học công nghệ mới trong tương lai đó chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Chính vì vậy mà việc cho trẻ mầm non tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật hiện đại sớm là tạo điều kiện để trẻ luôn đi cùng sự phát triển của thời đại, khiến trẻ tham gia hào hứng, sôi nổi, say sưa nhiệt tình hơn.
Thực tế tôi đã đưa một số hình ảnh minh hoạ đầy hấp dẫn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trên máy vi tính với những hình ảnh ngộ nghĩnh. Những hình ảnh trên máy vi tính được lấy trên mạng internet là những hình ảnh hoạt hình sinh động hấp dẫn và cô đọng, phù hợp với nội dung của câu truyện mà cô dạy trẻ. Hay tôi đã tạo ra nhưng câu chuyện với những hình ảnh động cho trẻ xem trên máy chiếu, trẻ sẽ cảm thấy như đang được xem phim hoạt hình trong rạp chiếu phim. Chính vì vậy trẻ rất muốn được nghe cô kể chuyện. Cụ thể tôi cùng các bạn đồng nghiệp sưu tầm và đã làm được một số truyện sau:
Câu chuyện: "Bí con thoát nạn"
Cảnh 1: Hình ảnh bé Quyên gieo Bí con vào lòng đất
Cảnh 2: Hình ảnh hạt mưa đến đánh thức Bí con dậy
Cảnh 3: Hình ảnh Bí con vươn vai thức dậy
Cảnh 4: Hình ảnh Bí con nhìn thấy vườn hoa nở rực rỡ, bướm bay dập dờn
Cảnh 5: Hình ảnh Bí con cố gắng vươn cao hơn nữa
Cảnh 6: Hình ảnh lão sâu rau to lớn nhe hai cái răng gớm ghiếc đến gần Bí con
Cảnh 7: Hình ảnh bé Quyên đến kịp và bắt lão sâu vứt xuống ao
Cảnh 8: Hình ảnh bé Quyên nói sẽ bảo vệ Bí con và Bí con cảm ơn Quyên
Cảnh 9: Hình ảnh cả khu vườn chúc mừng Bí con thoát nạn.
Với truyện "Bí con thoát nạn" tôi có đưa ra các câu hỏi đàm thoại kết hợp với hình ảnh để trẻ trả lời.
- Bé Quyên đã gieo gì trong vườn?
- Ai đã đánh thức bí con dậy?
- Có chuyện gì đã xảy ra khi bí con thức dậy?
- Bí con đã thoát nạn như thế nào?
Tôi còn cho trẻ làm động tác minh họa kết hợp sử dụng lời nói cử chỉ giúp trẻ nói mạch lạc hơn và bắt chước được giọng nói của nhân vật.
Câu chuyện: "Dê con thích húc"
Cảnh 1: Hình ảnh Dê con có đôi sừng bé tẹo tèo teo
Cảnh 2: Hình ảnh Dê con gây sự với bác Gà trống
Cảnh 3: Hình ảnh Dê con xán lại gần Lợn con nhưng Lợn từ chối và tiếp tục công việc cào đất của mình
Cảnh 4: Hình ảnh Dê con gạ gẫm bạn Cừu con và Cừu từ chối lẳng lặng đi chỗ khác vì đang mệt
Cảnh 5: Hình ảnh Dê con gây sự với Chó con và bị chó con cắn
Với lòng yêu nghề mến trẻ nên tôi đã cố gắng phát huy mọi khả năng của mình cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi đã giúp trẻ mẫu giáo bé hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học và qua những giờ dạy như vậy tôi đã thấy trẻ rất hứng thú, thích được nghe cô kể chuyện và tiết học đạt kết quả cao.
Biện pháp 9: Lồng ghép các môn học khi dạy trẻ làm quen văn học
	Với lối đọc kể diễn cảm, hấp dẫn làm rung động người nghe nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, trạng thái khi kể chuyện, đọc thơ bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao hay một số trò chơi xen lẫn.
	Ví dụ: Bài thơ "Thỏ bông bị ốm", "Ong và bướm"....hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, con mèo, con lợn, con gà,...hay một số bài đồng dao, ca dao "Vè chim", "Đi cầu đi quán"....
	Âm nhạc là một môn bổ trợ cho hoạt động làm quen văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem vì thế tôi cho trẻ hát thuộc bài các bài hát "Thương con mèo", "Một con vịt", "Đố bạn", "Trời nắng trời mưa",...giúp trẻ khi kể đến con vật nào thì trẻ có thể hát về con vật đó phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện.
	Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy tôi thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo đuổi chuột, luồn luồn dế dế, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa,...
	Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ làm quen văn học là việc cung cấp thêm một số bổ trợ cho bài thơ, câu chuyện thêm sinh động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên vì vậy vào giờ đón trả trẻ, tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột"
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi "Luồn luồn dế dế"
	Việc tích hợp các môn học khác, cô giáo phải linh hoạt lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện, giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.
Biện pháp 10: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh
	Như chúng ta thấy, môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu phế thải cho góc văn học để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	Trong cuộc họp đầu năm, tôi đều nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ dặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học. Hàng tháng, tôi tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nội dung về chủ đề, về các câu chuyện, bài thơ trẻ học. Qua đó, phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ tại gia đình.
	Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những bài thơ, câu chuyện đã học ở lớp yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện, đọc lại bài thơ như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.
	Với chủ đề thực vật tôi trao đổi với phụ huynh trò chuyện với trẻ về các bài thơ câu chuyện mà trẻ sẽ được làm quen trong chủ đề
Bài thơ: Cây dây leo
Cây dây leo
Bé tí teo
Ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghển cổ
Lên trời cao
Hỏi vì sao
Cây trả lời
Ra ngoài trời
Cho dễ thở
Tắm nắng gió
Gội mưa rào
Cây mới cao
Hoa mới đẹp.
	Huy động phụ huynh đóng góp tranh thơ truyện, nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo, vải vụn, các vỏ hộp,...kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh. 
	Có thể nói, công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm thiết thực trong việc dạy trẻ làm quen văn học để phát triển ngôn ngưc cho trẻ.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, sựu nỗ lực của bản thân, với sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, chị em đồng nghiệp và đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp trên vào lớp tôi thì sau một năm trẻ đã đạt được những kết quả sau:
* Về phía trẻ
	Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn, nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, trẻ đã phân biệt được ý nghĩa của một số từ. Kinh nghiệm sống của trẻ phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú tham gia hoạt động, phát biểu, kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch. Trẻ kể chuyện, đọc thơ theo trí nhớ tốt. Trẻ tham gia đóng kịch, thể hiện cảm xúc vai diễn của mình qua cuộc đối thoại giữa các nhân vật tốt. Trẻ phát âm chính xác hơn, mạch lạc hơn, ít sử dụng ngôn ngữ địa phương. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng khảo sát sau:
Kết quả cụ thể trước và sau khi thực hiện sáng kiến
STT
NỘI DUNG
ĐẦU NĂM
(64 trẻ)
CUỐI NĂM
(64 trẻ)
Đạt %
CĐ %
Đạt %
CĐ %
1
Phát âm rõ ràng mạch lạc
22 = 34%
42 = 66%
57 = 89%
7 = 11 %
2
Hứng thú tham gia tiết học
27 = 42%
37 = 58%
61 = 95%
3 = 5 %
3
Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh
26 = 41%
38 = 59%
56 = 88%
8 = 12 %
* Về phía phụ huynh
	Các bậc phụ huynh đã nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	Phụ huynh ủng hộ cho trẻ các nguyên vật liệu để cùng cô tham gia làm đồ dùng đồ chơi cũng như mở rộng thêm môi trường học tập cho các cháu như: tranh ảnh, sách báo, truyện theo chủ đề, truyện cổ tích, thơ cho trẻ mầm non, truyện sáng tạo để góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen văn học.
* Về phía giáo viên
	Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng kể, giọng đọc được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Tôi đã sưu tầm được nhiều thơ truyện ngoài chương trình để giúp trẻ làm quen với nhiều tác phẩm mới. Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học.
	Tôi tận dụng được các nguyên vật liệu có sẵn, dễ tìm để tạo ra nhiều loại rối phong phú đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc giảng dạy hoạt động làm quen văn học.
	Tôi đã trau dồi nâng cao trình độ ngôn ngữ của chính bản thân, coi ngôn ngữ là phương tiện giáo dục chủ đạo để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được hoàn thiện hơn.
	Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của bản thân tôi đề ra.
C. KẾT LUẬN 
	“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn xã hội phồn vinh đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện. Hơn thế nữa,khoa học công nghệ kỹ thuật ngày càng tiên tiến, nhất là tình hình kinh tế xã hội đang lớn mạnh không ngừng. Trước thực trạng đó con người cần phải có bản lĩnh để vượt qua những khó khăn thử thách, những cám dỗ của lối sống thực dụng trong cơ chế thị trường. Mặt khác, giáo dục mầm non là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo dục mầm non không chỉ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt mà còn nhằm phát triển tất cả các khả năng, kỹ năng của trẻ. 
	Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển ngôn ngữ mang tính tổng hợp, bao gồm tất cả các nội dung từ luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp đến phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ dừng lại ở nội dung đó mà còn quan tâm đến giáo dục văn hóa giao tiếp ngôn ngữ cho trẻ hướng đến chất lượng ngôn ngữ cao hơn, hoàn thiện hơn. Và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ được thực hiện có hiệu quả nhất là thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học. Thông qua làm quen tác phẩm văn học, trẻ được luyện phát âm, được cung cấp thêm vốn từ ngữ mới, được làm quen với cách diễn đạt, dùng từ và thực hành ngôn ngữ.
	Tôi đã xây dựng được nề nếp trong giờ học làm quen văn học đạt hiệu quả và duy trì tốt nề nếp đó và tạo một môi trường hoạt động sáng tạo để cho trẻ kể chuyện và đọc thơ. Bên cạnh đó, tôi sáng tạo và sử dụng đò dùng trực quan, dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với lời kể của nhân vật để trẻ được nói nhiều hơn và đạt được kết quả mà tôi mong muốn. Thông qua việc sáng tác các bài hát phù hợp với nội dung của bài thơ câu chuyện tôi đã thu hút được trẻ hứng thú hơn trong việc làm quen với các tác phẩm văn học. Khi các bài thơ câu chuyện được tôi chuyển thể thành khịc rối thì trẻ hào hững tham gia diễn kịch cũng như giao lưu với các nhân vật trong vở kịch để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của mình. Ngoài ra, với việc đưa công nghệ thông tin vào giờ dạy đồng thời lồng ghép các môn học khi dạy trẻ làm quen văn học và tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh, tôi thấy ngôn ngữ lời nói của trẻ phát triển một cách rõ rệt.
	Qua đó, tôi thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc là là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Rèn luyện khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách hoàn chỉnh, lưu loát. Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy, một giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng, lập trường vững vàng. Luôn bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ vì ký năng này đóng một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ.
	Luyện cho trẻ nói mạch lạc thông qua bộ môn làm quen văn học là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đã đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp cũng như sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Đề tài nghiên cứu naỳa sẽ làm cơ sử vững chắc cho việc học tập của trẻ những năm tiếp theo.
Sáng kiến kinh nghiệm về đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học" mang một ý nghĩa rất quan trọng và là công việc hết sức cần thiết đối với ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Bởi lẽ, việc rèn cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề rất quan trọng nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn tốt, mang tri thức thắp sáng hệ mầm non, phấn đấu tất cả vì trẻ thơ thân yêu
Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc góp phần nâng cao giá trị sống cũng như rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ một ý nghĩa hết sức quan trọng thông qua giao tiếp. Nó giúp trẻ hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống, trẻ sẽ tích cực hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn, đoàn kết hơn. Trẻ được học cách yêu thương, trách nhiệm, hợp tác, hòa đồng, đồng cảm chia sẻ với mọi người xung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại và tương lai thông qua các tác phẩm văn học mà trẻ được tìm hiểu qua hoạt động làm quen văn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm phat triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi. Mặc dù với tôi, những sáng kiến này đã đem lại kết quả tốt cho trẻ lớp tôi nhưng với trẻ ở mỗi lớp một khác nhau, mỗi địa phương một khác nên đây cũng chỉ là sáng kiến của riêng tôi. 
Kính mong sự tham khảo và đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để cho bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
	Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_m.doc
Sáng Kiến Liên Quan