Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Vì nhờ có ngôn ngữ, trẻ có thể nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình và mở rộng khả năng giao tiếp trong học tập cũng như vui chơi.

 Trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ thơ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học, cụ thể là hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất.

 Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện sáng tạo sẽ giúp trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin vào chức năng tâm lý của chính bản thân, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Kể chuyện sáng tạo giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý của trẻ, là phương tiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, biết yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.

 Hiểu được tầm quan trọng đó, chuyên đề “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua kể chuyện sáng tạo” nhằm giúp các bé có được một môi trường tốt nhất, tạo điều kiện cho các con có cơ hội tự do sáng tạo, tích lũy được những kiến thức về thế giới xung quanh một cách tự nhiên nhất, giúp cho trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, tự tin khi kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình.

- Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của cá nhân trẻ về câu chuyện, đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ đã được nghe, được thấy, được trải nghiệm.

- Trẻ 4 - 5 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.

- Bằng các hình tượng giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, tự trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ cá nhân phát triển các thói quen hội thoại và tập kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.

- Đối với trẻ ở độ tuổi này, vốn từ của trẻ tương đối phong phú, lời nói của trẻ đã được mở rộng mặc dù cấu trúc chưa được hoàn thiện. Tuynhieen trẻ vẫn chưa chủ động chọn nội dung và ý tưởng cho truyện. Nội dung truyện thường ngắn và vẫn là mô phỏng lại mẫu của người lớn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể chuyện: Chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh.
- Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: Chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.
- Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: Chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng.
Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đích kể chuyện sáng tạo, chủ điểm thế giới động vật như sau:
Bước 1: Hát bài “ Gà trống mèo con và cún con”.Hỏi trẻ trong bài hát có những con vật gì.
Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng rối kể 1 lần. Đàm thoại với trẻ về câu chuyện của cô (tên nhân vật, đặc điểm nhân vật, đặt tên cho câu chuyện).
Bước 3: Trẻ đi chọn đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích. Cô gợi mở ý tưởng cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo.
Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ đánh giá và nhận xét câu chuyện của bạn kể. Theo dõi cách sử dụng đồ dùng trực quan của trẻ để cô góp ý nhận xét.
Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ năng tổng hợp về “mắt nhìn, miệng nói, tai nghe, tay sử dụng”.
Sau đây là một số câu chuyện của trẻ khi thực hiện kể chuyện sáng tạo.
Câu chuyện “Con lợn nhựa của tôi” tác giả cháu Đăng Minh với đồ dùng là một con lợn nhựa được cháu thể hiện như sau:
+ Chủ nhật tớ được về quê thăm bà. Ở quê bà tơ nuôi rất nhiều lợn, các con lợn rất to và ăn rất nhiều rau với cám. Thấy tớ thích con lợn đó, bà tớ liền mua cho tơ một con lợn, nhưng đó là con lợn nhựa. Con lợn nhựa của tớ nó chẳng ăn được gì mà nó chỉ giúp tớ cất tiền. Đến tết ai mừng tuổi là tớ cho vào con lợn nhựa này để gửi mẹ mua quần áo. Tớ rất yêu quý co lợ nhựa này của tớ.
- Câu chuyện “Bác Voi tốt bụng”của cháu Khánh Nhi, Bảo Anh. Đồ dùng là con gà, vịt, voi từ sản phẩm vẽ của trẻ bồi bìa cứng và làm rối tay, câu chuyện được các bé thể hiện như sau:
+ Bạn vịt bầu ơi có chơi với tớ là gà trống không.
+ Ừ hôm nay trời đẹp chúng mình cùng đi chơi nhé.
+ Chúng mình đến vườn hoa kia chơi nhé! ở đó có nhiều trò chơi thích lắm.
+ Hai bạn gà, vịt mải chơi đến khi trời tối không biết đường về nữa, cả hai cùng khóc hu hu
+ Lúc đó bác voi xuất hiện và nói đừng khóc nữa lên đây bác đưa về.
+ Hai bạn cùng trèo lên lưng bác voi đưa về, từ đó hai bạn không dám đi chơi xa.
Ở câu chuyện này cháu sử dụng rối rất tốt. Các cháu đã biết kết hợp với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời kể. Ngôn ngữ của các cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú.
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở lớp tôi đa số trẻ đã kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình mà không cần sự gợi ý của cô. Từ những việc làm đó không những trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng trực quan về các con vật mà còn biết vận dụng sử dụng đồ dùng trực quan ở các chủ đề khác.
Thông qua các câu truyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu, ngắt nghỉ để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt chước giọng kể diễn cảm của cô, trẻ có thể hiểu được một từ dùng với đồ vật này lại có thể vào các đồ vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được làm giàu thêm và qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ mẹ đẻ.
 Biện pháp 3: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Với lới kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn.
VD: 
Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”.hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gàhay một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”.
Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “Thương con mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện.
Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa, cáo và thỏ
Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để tạo môi trường cho trẻ tích cực kể sáng tạo 
Gia đình là nơi trẻ được chăm sóc, yêu thương, gia đình còn là môi trường để 
trẻ "thực hành" những gì trẻ học được ở trường mầm non. Trong gia đình, với các 
bậc phụ huynh am hiểu về tâm lý trẻ, biết tạo cho trẻ "môi trường" để thực hành trẻ được kể lại các câu chuyện đã được cô dạy một cách sáng tạo sẽ có vai trò hết 
sức quan trọng trong việc trẻ được thể hiện, rèn năng lực kể chuyện cổ tích của trẻ. 
Để phụ huynh am hiểu và tạo môi trường thuận lợi ở gia đình cho trẻ kể sáng 
tạo truyện cổ tích tôi đã chủ đông thực hiện các công việc: 
Trao đổi với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh, giờ trả trẻ về các nội 
dung: Tên câu truyện kể hôm nay, tình cảm của trẻ về câu chuyện, mức độ kể của 
trẻ..., giải thích khái quát cho phụ hunh rõ về kể chuyện sáng tạo (không nhất thiết 
phải là y nguyên như câu chuyên trong sách về lời nói, kết chuyện...). Tư vấn cho 
phụ huynh về các nhà sách, nhà xuất bản và các câu truyện phù hợp với trẻ 
mầm non. Lưu ý cho phụ huynh về cách "khen, chê" trẻ để không gây sự tự ty cho trẻ, trẻ được thường xuyên khích lệ khi thể hiện kể lại một câu chuyện cổ tích cho ông 
bà, bố mẹ, mọi người trong gia đình cùng nghe. 
Trong việc phối hợp với phụ huynh học sinh để tư vấn về tạo môi trường cho 
trẻ tích cực kể sáng tạo truyện cổ tích đòi hỏi người giáo viên cần hết sức ân cần, 
tôn trọng phụ huynh, tôn trọng trẻ (kể cả đối với trẻ chưa có nhiều tiến bộ) thì mới 
đạt hiệu quả trong công tác vận động phụ huynh tham gia tạo môi trường cho trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích. 
 Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.
VD: 
Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.
Huy động phụ huynh đóng góp ủng hộ tạo góc văn học hoặc thu nhập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốpkết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh.
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Biện pháp 5: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ kể sáng tạo truyện 
Ngày nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, việc áp 
dụng công nghệ thông tin đã giúp ích và hỗ trợ tích cực trong quá trình dạy học với 
những hình ảnh sinh động, những video - clip có gắn liền hình ảnh, âm thanh được 
sưu tầm và tải về qua Internet gắn với nội dung bài dạy. Đây là nguồn tư liệu, thiết 
bị, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng, hấp dẫn tạo hứng thú và sáng tạo cho trẻ 
trong học tập,vui chơi nói chung,trong kể chuyện cổ tích nói riêng. 
Việc sưu tầm những video, những tranh ảnh trên mạng cần được lựa chọn phù hợp với câu chuyện cổ tích theo chủ đề, đảm bảo tính phù hợp, tính thẩm mỹ, tính giáo dục... 
Với những hình ảnh sinh động, hấp dẫn sẽ kích thích được trí tưởng tượng 
sáng tạo của trẻ, trẻ hứng thú tham gia kể truyện và kể một cách sáng tạo. 
VD: Truyện cô bé quàng khăn đỏ  
Cảnh cô bé đi vào rừng trong tranh do nhà trường trang cấp chỉ có hình ảnh: 
Cô bé quàng chiếc khăn đỏ, các cây cổ thụ, cây hoa rừng hai bên đường. 
Nhưng khi tôi thiết kế bằng trình chiếu, tôi đã đưa thêm các chi tiết, hình ảnh 
động như bướm đang bay, chim đang hót trên cành, cô bé đang nhảy nhót hát ca và 
một số hình ảnh con vật sống trong rừng như hươu, nai, sóc. Trẻ đã biết kể thêm 
các chi tiết nhỏ làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Trẻ kể: Cô bé đi vào rừng, vừa 
đi vừa cất cao tiếng hát "Vào rừng xem hoa, nghe tiếng chim rừng vui ca, tìm vài 
bông hoa, cùng hái đem tặng bà". Nghe cô bé hát chim cũng hòa theo hót líu lo... 
Biện pháp 6: Dạy trẻ thể hiện nhân vật trong chuyện cổ tích. 
 Các nhân vật trong chuyện cổ tích thường có tính cách đối nghịch nhau như: Hiền - ác; hống hách - khiêm tốn; chăm chỉ - lười biếng... Đi kèm với mỗi phạm trù này thì giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật cũng khác nhau. Việc dạy trẻ thể hiện nhân vật trong truyện cổ tích không những giúp trẻ nhớ, kể, kể sáng tạo câu chuyện mà còn định hướng cho trẻ biết yêu quý những đức tính tốt đẹp, phê phán, tránh xa những đức tính xấu. Trong việc dạy trẻ thể hiện vai nhân vật. Tôi luôn chú trọng đến việc diễn tả được cả nội tâm và tâm trạng của nhân vật một cách phù hợp. Với những giọng điệu nhân vật khác nhau mà cô hướng dẫn trẻ kể và nhấn mạnh vào những từ để làm nổi bật rõ ý, tính cách của nhân vật và các điệu bộ cử chỉ cụ thể là: 
Giọng điệu: Căn cứ vào diễn biến tâm trạng của nhân vật, hành động của 
nhân vật, bối cảnh xảy ra các tình tiết đó mà lựa chọn ngữ điệu thể hiện phù hợp. 
VD1: 
Lão địa chủ trong truyện “Cây tre trăm đốt” là nhân vật phản diện không 
phải lúc nào cũng có giọng quát nạt, hách dịch để diễn tả nhân vật này. Lúc thực 
hiện mưu kế lão dỗ ngon ngọt ngữ điệu giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào pha chút giả 
dối. Lúc anh nông dân vác về một trăm đốt tre thì lão quát mắng khinh ghét: Cho 
trẻ thể hiện hành động của nhân vật mắt trợn lên, chân tay chỉ trỏ - là yếu tố giúp 
trẻ hình dung nhân vật, khung cảnh diễn ra đối thoại. Lời dẫn thì kể với độ to bình 
thường, lời quát mắng thì kể to như miêu tả cuộc giao tranh như trong chuyện 
“Thánh Gióng” tôi thực hành mẫu và hướng dẫn trẻ kể với cường độ giọng to hơn. 
Trong các đoạn đối thoại sử dụng cường độ khác nhau đối với những nhân vật khác nhau cũng giúp trẻ phân biệt được tính cách và đặc điểm của nhân vật. 
VD2: 
Giọng ông bụt hoặc ông tiên: Giọng vang, kéo dài và trầm ấm; nhịp độ 
kể - độ nhanh chậm trong lời nói khi kể - là yếu tố thêm kịch tính và thể hiện được 
bối cảnh của câu chuyện: Nhịp độ chậm rãi tạo nên không khí huyền thoại ở những 
câu “Ngày xửa, ngày xưa”, “Đã lâu lắm rồi”; lão nhà giàu dỗ dành anh nông dân 
với nhịp độ kể chậm rõ ràng và nhấn mạnh vào những lời hứa của lão nhà giàu, khi 
anh nông dân mang những đốt tre về thì giọng lão la mắng khinh ghét, với giọng kể nhanh hơn, to hơn, một vài câu rít lên nhấn mạnh và những lời chửi mắng để làm toát lên sự xảo trá và không giữ lời của lão ta, nhịp độ nhanh chậm phải tương ứng với hành động của nhân vật (Cây trẻ trăm đốt); ngắt giọng kể - ngắt nghỉ hơi khi kể - ngắt giọng thường bộc lộ ý tứ tác phẩm, ngoài việc ngắt giọng sau các dấu câu, thì để nhấn mạnh một từ hay một ý nào đó, hoặc để gây bất ngờ, gây sự tò mò ở trẻ, tôi chú ý đến việc ngắt giọng hợp lý. Ngắt giọng hợp lý đối với những câu chuyện cổ tích nó còn làm tăng thêm tính li kỳ hấp dẫn. 
VD3: 
Trong câu truyện: “Tích Chu” khi bà gọi "Tích Chu ơi lấy cho bà ngụm nước bà khát khô cả cổ rồi” tôi thường chia thành từng câu bà nói ngắt, nghỉ để nói lên sự mệt mỏi và thất vọng của bà.  
Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt... hỗ trợ rất nhiều cho việc lột tả tính 
cách nhân vật. Trong thực hiện cử chỉ phù hợp với nhân vật trong truyện tôi định hướng cho trẻ thể hiện cụ thể như: Phác hoạ cử chỉ xoa đầu, âu yếm của ông Bụt; nếu là một chuyện buồn nét mặt biểu lộ ủ rũ; tức giận thì dậm chân, mắt lườm, chỉ tay 
Việc định hướng cho trẻ sử dụng cử chỉ, giọng nói trong kể chuyện để lột tả 
tính cách nhân vật cần được uốn nắn kịp thời ngay khi trẻ kể cũng như khi trẻ giao 
tiếp trong và ngoài giờ học. Tránh trường hợp trẻ sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ 
"thái quá" ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của trẻ. 
Biện pháp 7: Triển khai hiệu quả phương pháp đàm thoại và trực quan. 
Vì nhận thức của trẻ là trực quan hình tượng nên việc thực hiện nhuần 
nhuyễn phương pháp đàm thoại và trực quan sẽ giúp trẻ nắm bắt câu chuyện một 
cách nhanh nhất từ đó giúp trẻ kể, kể sáng tạo truyện cổ tích. Trong vận dụng hai 
phương pháp này, bản thân tôi đã thực hiện: 
Dùng hệ thống câu hỏi phù hợp để gợi cho trẻ nắm được mốc, sự kiện, tình tiết chính của chuyện: Thông qua hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại trình tự cốt truyện và kể bằng ngôn ngữ, trí tưởng tượng sáng tạo của mình. 
VD1: 
Truyện “Cóc kiện trời" 
Cô hỏi trẻ:
- Vì sao Cóc lại lên kiện trời?
- Cùng đi với Cóc có những ai?
- Khi lên đến trời thì chuyện gì đã sảy ra?
- Khi về đến trần gian thì thấy hiện tượng gì? 
Lột tả hành động nhân vật trung tâm: Nhân vật trung tâm thường xuất hiện xuyên suốt câu chuyện, là điểm để trẻ nhớ được nội dung câu chuyện. Giáo viên có thể trao đổi với trẻ theo hoạt động của nhân vật để trẻ tự kể lại những chuỗi hành động của nhân vật. 
VD2: 
Truyện “Cây tre trăm đốt” cô giáo có thể trao đổi với trẻ theo hoạt 
động nhân vật như nhân vật anh nông dân cô giáo có thể hỏi: 
+ Anh nông dân làm thuê cho ai? 
+ Anh nông dân có tin vào lời của tên nhà giàu không? Anh làm như thế nào? 
 + Anh nông dân đi vào rừng có tìm được cây tre trăm đốt không? vì sao? 
 Trao đổi với trẻ theo hệ thống các câu hỏi hướng vào các yếu tố thần kỳ: 
Câu hỏi phải luôn kích thích sự sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ và hoạt động kể 
của trẻ. 
VD3: 
Truyện “Cây tre trăm đốt” yếu tố thần kỳ là phép lạ của ông Bụt. 
Giáo viên hỏi: Bụt đã giúp đỡ anh nông dân như thế nào? 
- Truyện "Tấm cám" yếu tố thần kỳ là sự hóa thân của cô Tấm. 
Giáo viên hỏi: 
- Cô Tấm đã được biến hóa như thế nào? Sắp sếp tranh theo trình tự cốt truyện:  Giáo viên tiến hành cho trẻ quan sát lần lượt những bức tranh để trẻ nhớ lại và kể lại truyện theo trình tự: 
VD4: 
Truyện "Sự tích qủa dưa hấu" cô chuẩn bị các tranh: 
Tranh 1: Mai An Tiêm cùng các quần thần. 
Tranh 2: Mai An Tiêm cùng vợ con ở trên đảo. 
Tranh 3: Mai An Tiêm nhặt được hạt dưa. 
Tranh 4: Ruộng dưa của Mai An Tiêm. 
Tranh 5: Mai An Tiêm thả dưa trên biển. 
Tranh 6: Mai An Tiêm cùng vợ con được vua đón trở về đất liền. 
Sắp xếp tranh không theo trình tự cốt truyện:(đối với những câu chuyện 
trẻ đã biết) Cô giáo có thể sắp sếp không theo trình tự các bức tranh trong chuyện (xen kẽ phần kết, phần giữa, phần đầu truyện). Trẻ tự suy nghĩ, sắp xếp lại theo thứ tự câu chuyện và kể lại câu chuyện theo tranh mà trẻ đã sắp xếp. 
VD5: Truyện “Tích Chu" cô chuẩn bị các bức tranh: 
Tranh 1: Tích Chu đang leo đèo lội suối. 
Tranh 2: Tích Chu gặp bà tiên. 
Tranh 3: Bà đang quạt cho Tích Chu ngủ. 
Tranh 4: Bà ôm Tích Chu vào lòng. 
4. Kết quả thực hiện đề tài.
 Thông qua việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đã hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, mở rộng dần nhận thức của trẻ về tự nhiên xã hội, để phát triển ngôn ngữ nghệ thuật, kỹ năng nói đúng ngữ pháp và lời nói mạch lạc , rừ ràng, trẻ đó biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp ,vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều.
Qua một năm học, tôi thực hiện một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đến nay trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đến thời điểm đánh giá so với đầu năm học được thể hiện như sau:
Nội dung
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Phát âm rõ ràng mạch lạc
55%
95% (Tăng 45%)
Phát âm câu phức
40%
95% (Tăng 55%)
Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo
20%
90% (Tăng 70%)
Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo)
20%
80% (Tăng 60%%
III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
* Kết luận: 
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đòi hỏi cô giáo phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao. 
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, mạnh dạn vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non có một ý nghĩa rất quan trọng trong lứa tuổi mầm non.
- Với kết quả đạt được của lớp mẫu giáo nhỡ B4 trường mầm non Đặng Xá đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của các biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo với trẻ mầm non, tới toàn bộ lớp học trong trường mầm non Đặng Xá, nhằm thực hiện tốt việc phát triển toàn diện cho trẻ.
* Kiến nghị:
Đối với phòng giáo dục:
- Phòng giáo dục, tổ chức các tiết kiến tập theo chuyên đề phát triển ngôn ngữ 
- Về phía bản thân tôi luôn luôn mong muốn được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo phòng giáo dục, UBND huyện cho trường tôi được tốt hơn.
- Tạo điều kiện cho tôi cùng các đồng nghiệp được tham gia học tập các chuyên
đề của phòng cũng như của trường để tôi và các đồng nghiệp được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hơn nữa.
Đối với nhà trường - tổ chuyên môn.
- Tổ chức cho giáo viên được tham gia nhiều buổi kiến tập.
- Xây dựng các chuyên đề tích hợp nội dung. 
- Trang bị thêm cho lớp học các phương tiện hiện đại để cho cô và trẻ được tham gia vào các hoạt động được tốt hơn. 
Đối với giáo viên.
 - Cần phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành phát triển ngôn ngữthông qua kể chuyện sáng tạo cho trẻ
- Cần có mối liên hệ mật thiết giữa gia đình - nhà trường để cho trẻ phát triển ngôn ngữ 1 cách toàn diện.
- Cần tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo,phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng caotrình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực.
Trên đây là một số kinh nghiệm “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” tôi xin giới thiệu để BGH, nhà trường, công đoàn, tổ chuyên môn và chị em đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy.
 Xin chân thành cảm ơn!
Đặng Xá, ngày 18 tháng 2 năm 2019
Người viết
Nguyễn Thị Thanh Thùy
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1, Phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non.
2, Phát triển lời nói cho trẻ.
3, Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
4, Tạp chí của ngành.
5, Tuyển tập bài thơ, câu truyện, câu đố trẻ mầm non 4 - 5 tuổi
6, Tài liệu tập huấn chuyên đề “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non năm học 2018 - 2019”

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan