Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

 Các chương trình giáo dục mầm non trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam ta nói riêng đặt vấn đề “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 0-6 tuổi” ở vị trí đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức và chuẩn mực văn hóa. .

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1.

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì người giáo viên có vai trò giúp trẻ uốn nắn để phát triển một cách tích cực nhất. Mặt khác, trên bước đường phát triển về kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ giáo viên chính là người phát hiện và hình thành những kĩ năng ngôn ngữ đồng thời cũng là người quan sát, đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ luôn đồng hành với sự tương tác sự giúp đỡ của người lớn và môi trường xung quanh. Yếu tố mô phỏng, bắt chước ngôn ngữ của người lớn là một trong những yếu tố quan trọng hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

 Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi trường sống thực của chính bản thân trẻ chính vì vậy mà việc tạo cơ hội để trẻ thực hành nói là rất cần thiết. Trẻ em không thụ động trong việc phát triển ngôn ngữ, trẻ em học lẫn nhau, học với nhau trong khi chơi cùng nhau, học ngôn ngữ khi nghe người lớn nói chuyệnvới nhau, học trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày với những người xung quanh, học trên tivi và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ mở rộng giao tiếp, giúp trẻ có những điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Giáo viên bằng lời cũng dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Chính vì vậy , ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện.

 

doc26 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 4957 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à những mẫu câu và cách thể hiện ngữ điệu của giọng nói mà đã tiếp thu cảm nhận được khi nghe cô kể chuyện. Kể lại các câu chuyện đã được nghe, kể lại tình huống đã xảy ra cho cô và các bạn cùng nghe được sự động viên khen ngợi kịp thời sẽ dần dần giúp trẻ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc trước đám đông, tư tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. 
Trẻ tập kể lại chuyện theo tranh
 Dạy trẻ kể lại chuyện là một phương pháp hiêu quả giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh, trong quá trình kể lại chuyện trẻ biết thể hiện sự diễn cảm đạt hiệu quả cao
4.3. Dạy trẻ đóng kịch dựa theo nội dung truyện trẻ đã học
 Dạy trẻ đóng kịch là hoạt động biểu diễn một tác phẩm văn học dưới các vai, vừa giữ nguyên trình tự xảy ra trong truyện. Giúp trẻ phát triển trí nhớ, mở rộng vốn từ và giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Qua hoạt động đóng kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện làm sống động lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ lời thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. 
 Khi đóng kịch đòi hỏi trẻ phải thể hiện những nét đặc trưng, kĩ năng, kĩ xảo, nắm được nội dung, ý nghĩa câu chuyện, nắm được tính liên tục của câu chuyện, điều này góp phần phát triển tư duy, cảm thụ các tác phẩm văn học một cách sâu sắc ở trẻ. Trẻ biết được người tốt kẻ xấu và hóa thân thành các nhân vật với nội tâm phong phú . 
 Để đóng được vai một nhân vật nào đó trẻ phải nói đúng giọng điệu của nhân vật. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch, tôi cho trẻ ôn luyện lại nội dung câu chuyện, đàm thoại về các nhân vật trong truyện, để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Tôi cho trẻ tập nói lời của nhân vật trong truyện
 VD: trong truyện “Chú dê đen”, tôi cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê den, tổ 3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện giọng điệu, hành động của nhân vật cho quen, thành thạo. Sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. trẻ xác định được giọng của nhân vật thì trẻ sẽ nhập được vào vai chơi một cách tốt nhất.
 Ví dụ : trong truyện “Chú dê Đen”
+ Tôi hỏi trẻ giọng của chú dê Đen như thế nào?(To rõ ràng, dứt khoát, ) 
+ Giọng của dê Trắng thì như thế nào? (run sợ, rụt rè)
 + Giọng của chó sói thì thể hiện như thế nào khi gặp dê Trắng và khi gặp dê Đen (quát to lớn giọng khi gặp dê Trắng, nói rụt rè hơn khi gặp dê Đen.
Trẻ đóng kịch chú dê Đen
 Cô giáo lúc này đứng bên ngoài là người dẫn chuyện và trẻ diễn theo nội dung câu truyện. Khi diễn xong tôi cho trẻ tự nhận xét vai chơi của mình, từ đó trẻ xác định được nhân vật trong truyện là tốt hay xấu.
 Thông qua việc tổ chức cho trẻ tập đóng kịch tôi thấy khả năng thể hiện ngôn ngữ của trẻ trong giao tiếp tiến bộ rất nhiều trẻ tự nhiên, thoải mái hơn trong giao tiếp, mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô hơn trong các hoạt động. Bởi trong quá trình trẻ đóng kịch trẻ được trực tiếp giao lưu, đối thoại trực tiếp với bạn diễn từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách linh hoạt và khéo léo.
4.4. Sử dụng các bài đồng dao, ca dao.
Đồng dao là thể loại thơ ca dân gian thể hiện ró tính nguyên hợp dành riêng cho trẻ em. Đó là những câu hát dân gian truyền miệng. Đồng dao có ý nghĩa trong giáo dục trẻ em. Ngôn ngữ đồng dao trong sáng, tốt lành, rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nói mạch lạc.
Ca dao là lời của những câu hát dân gian. Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, 
Trong năm đầu tiên dạy lớp mẫu giáo lớn tôi nhận thấy có rất nhiều trẻ phát âm còn ngọng: ngọng vần như an – am, uôm – uông; ngọng phụ âm đầu: g – h; h – khđặc biệt là hai phụ âm l – n. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ phát âm ngọng: do bộ máy phát âm của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, do người lớn xung quanh trẻ phát âm sai nên trẻ bắt chước. Qua nghiên cứu tài liệu tôi thấy rằng các bài đồng dao thường có âm điệu, vần điệu dễ nhớ do vậy để luyện phát âm cho trẻ tôi đã lựa chọn một số bài đồng dao chứa nhiều âm, vần cần luyện.
 Ví dụ 1: Giúp trẻ luyện phát âm l – n tôi chọn một số bài đồng dao như:
Bài: Con chim sẻ	Bài: Nu na nu nống
Con chim se sẻ 	Nu na nu nống
Nó ăn gạo tẻ	Cái bống nằm trong
Nó hót líu lo 	Con ong nằm ngoài
Nó ăn hạt ngô 	Củ khoai chấm mật
Nó kêu lép nhép 	Phật ngồi phật khóc
Nó ăn gạo nếp 	Con cóc nhảy ra 
Nó vãi ra sân 	Con gà tú hụ
Ơi láng giềng gần 	Nhà mụ thổi xôi
Đuổi con chim sẻ. 	Ông tôi nấu chè
Tay xòe chân rụt.
Ví dụ 2 : Giúp trẻ luyện phát âm chữ v - r
Bài đồng dao: Con voi 	Bài đồng dao : Con rùa.
Con vỏi con voi 	Rì rà rì rà
Cái vòi đi trước 	Đội nhà đi chơi
Hai chân trước đi trước 	Tối lặn mặt trời 
Hai chân sau đi sau 	Úp nhà đi ngủ.
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi.
 Phát triển ngôn ngữ thông qua dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao đã giúp trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn, vốn từ mở rộng, diễn đạt trôi chảy. 	 
5. Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số hoạt động khác.
 Ngoài hoạt động có chủ đích thì với trẻ mẫu giáo trẻ còn tiếp thu kiến thức ở mọi lúc mọi nơi vì vậy tôi đã tận dụng các khoảng thời gian khác trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ để cung cấp vốn từ, rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ.
5.1. Thông qua hoạt động ngoài trời. 
	Trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng: Cái lá này màu nâu; Nụ hoa này chưa nở; Lá cây huyết dụ lại màu tímtrẻ nói những nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa ngay cho trẻ nếu trẻ nói chưa đúng. Hay khi trẻ trò chuyện, trao đổi với nhau tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi sửa cho trẻ bằng nhiều hình thức như nói lại câu sai, từ sai của trẻ rõ ràng , chậm rãi và khuyến khích trẻ nói theo.
Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn, ngay trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian có lời như: Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, mèo đuổi chuột  hay trong khoảng thời gian ngắn chuyển tiếp giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng dao.
Hoạt động ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên. Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát ngoài trời tôi tận dụng để cung cấp cho trẻ một số từ mới như tên gọi, đặc điểm, ích lợi, tác dụng của đối tượng quan sát hoặc cũng có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các câu thể hiện cảm xúc của bản thân phù hợp với hoàn cảnh . 
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ đi dạo quanh vườn trường đến luống hoa cúc nở rất nhiều hoa rực rỡ có trẻ reo lên “ Ôi! Hoa đẹp quá!” tôi giải thích cho trẻ bạn Yến Nhi thấy nhiều hoa đẹp bạn rất vui thích đấy. Ngoài câu nói của bạn Yến Nhi bạ nào còn có những câu khác để bày tỏ tình cảm của mình khi ngắm vườn hoa đẹp như thế này? Cứ như vậy tôi cho trẻ đưa ra ý kiến của bản thân như : “ A! vườn hoa đẹp quá !” hay “ Ồ đẹp quá!” Hoặc trong những lần đi dạo trẻ có thể nhìn thấy nhiều sự vật,cảnh vật khác nhau tôi cũng hướng dẫn trẻ sử dụng từ ngữ phù hợp để diễn đạt cảm xúc của bản thân.
 Dạo chơi trên sân trường trẻ được quan sát tranh mảng tường, dưới mỗi bức tranh đều có từ tương ứng. Tôi giới thiệu với trẻ các từ dưới tranh, cho trẻ đọc ( luyện phát âm cho trẻ ) và tìm chữ cái đã học trong từ Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh “Ước mơ của trẻ” tôi giới thiệu từ tương ứng dưới bức tranh và cho trẻ đọc từ “Ước mơ của trẻ”. 
+ Từ “Ước mơ của trẻ” bắt đầu bằng chữ cái nào?
+ Ai biết trong từ “Ước mơ của trẻ” có chữ cái nào các con đã được học ?
 Ai giỏi hơn
Thực tế cho thấy rằng khi tham gia vào hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp nhận thêm những từ mới , củng cố vốn từ , rèn cách phát âm, mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp nhờ đó mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng được phát triển.
5.2. Thông qua hoạt động góc.
	Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ mẫu giáo học mà chơi - chơi mà học. Chính vì vậy mà khi tổ chức cho trẻ hoạt động góc tôi đã lồng ghép nội dung phát triển ngôn ngữ ở trong đó.
Ở góc học tập tôi cho trẻ chơi các TCHT như: in , tô, đồ các chữ cái đã học; sao chép các từ trong chủ điểm, xếp các từ bằng các thẻ chữ cái rời. Qua đó giúp trẻ ôn luyện, củng cố các chữ cái đã học trên tiết học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Trẻ sao chép các chữ cái
 Góc sách truyện: Sách truyện có vai trò quan trọng trong đời sống trẻ thơ và là một hoạt động thú vị đối với trẻ . Đây là nơi trẻ được tiếp xúc nhiều với chữ cái và rèn luyện các kĩ năng tiền biết đọc, biết viết của trẻ: cách ngồi, cách lật giở sách, cách đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dướiCũng tại đây trẻ được tiếp cận với các từ mới như: tên của từng câu chuyện khác nhau, tên các bộ tập do trẻ tự làm
 Tại góc chơi này trẻ được tự chọn cuốn sách mà trẻ thích, xem tranh truyện, tranh thơ có kèm theo chữ to, nhìn tranh và kể chuyện sáng tạo theo tranh “ đọc” chữ trong các câu chuyện, bài thơ; tìm các chữ cái đã học và như vậy lại một lần nữa trẻ được mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ.
Trẻ xem tranh chuyện và kể chuyện sáng tạo theo tranh
 Bên cạnh đó tôi cho trẻ cùng làm các bộ sưu tập về gia đình về các loại cây, rau, hoa, quả, các con vật con côn trùng tùy theo từng chủ đề, chủ điểm bằng cách tìm và cắt dán các hình ảnh trong họa báo, gọi tên các hình sau đó lựa chọn tên gọi tương ứng ảnh đó cô đưa ra các từ để trẻ dán dưới từng hình ảnh tương ứng và đọc từ đó. Trẻ được tham gia hoạt động tích cực, được tự tay làm sách, truyện tranh cùng với sự hướng dẫn của cô nên trẻ rất thích thú và biết trân trọng những sản phẩm của mình làm ra, ghi nhớ rất lâu các từ mình đã tìm được và dán.
 - Thông qua hoạt động góc trẻ được chơi và giao lưu với các bạn giúp trẻ phát triển vốn từ
5.3. Thông qua hoạt động khám phá khoa học.
Hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Tham gia vào hoạt động khám phá trẻ được sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những hiểu biết của bản thân, bày tỏ tình cảm của mình đối với đối tượng khám phá ví dụ: Cây cảnh, hoa, con vật. Trong lớp tôi còn một số cháu nói ngọng và một số cháu còn nhút nhát còn thụ động trong tiết học, diễn đạt trước đông người còn ấp úng. Nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ là thích được khen, trẻ được động viên khen ngợi kịp thời sẽ hứng thú hơn và hoạt động tích cực hơn. Trong các giờ khám phá khoa hoc tôi thường quan tâm chú ý đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Khích lệ để trẻ bày tỏ ý kiến của mình trước các bạn, và khen ngợi kịp thời khi trẻ có tiến bộ.
- Cho trẻ chơi với nước trẻ được đặc điểm, tác dụng, lợi ích, của nước với con người và tự nhiên. Qua đó trẻ tự mình trải nghiệm và bày tỏ ý kiến, ý tưởng của mình trong khi khám phá
Trẻ khám phá khoa học
Qua thực tế thực hiện tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú và tiến bộ rõ rệt, nhiều trẻ trước đây chỉ thường ngồi im thụ động nghe cô và các bạn thì nay đã tích cực hơn, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với cô và các bạn.
Khi tổ chức hoạt động các hoạt động khám phá khoa học đặc biệt là khi đàm thoại với trẻ tôi thường lưu ý phát hiện và sửa lỗi phát âm, nhắc trẻ nói to, rõ ràng và trả lời cô bằng các câu hoàn chỉnh.
5.4.Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa phát âm cho bạn.
 	Để hình thành thói quen này cho trẻ, tôi thường xuyên gần gũi, giao tiếp với trẻ, trong những lúc trò chuyện, thảo luận tôi yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe bạn khác nói khuyến khích trẻ phát hiện lỗi phát âm của bạn và giúp bạn sửa sai.
          Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có đoạn:
	 	Này chú gà nâu
 Cãi nhau gì thế?
 Này chị vịt bầu
 Chớ gào ầm ĩ
 Bà tớ ngủ rồi
 Cánh màn khép rủ 
 Hãy yên lặng nào
 Cho bà tớ ngủ
 Bàn tay nhỏ nhắn 
 Phe phẩy quạt nan
 Đều đều ngọn gió 
 Rung rinh góc màn
  Khi phát hiện có 1 số trẻ đọc sai phụ âm l – n tôi yêu cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ:
+ Bạn đọc và phát âm đúng chưa?
+ Vì sao chưa đúng? 
+ Đọc như thế nào là đúng? 
Sau đó tôi cho mời 1 trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình. 
Nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp trẻ có thể lớp tôi có tiến bộ rõ rệt trong phát âm. Trẻ không chỉ sửa được lỗi phát âm cho mình mà còn biết phát hiện và sửa lỗi phát âm cho bạn, giúp bạn cùng tiến bộ. 
6. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ
          Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ và nêu ra một số lỗi phát âm thường hay gặp ở trẻ cách đọc một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện giúp trẻ rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ khi ở nhà. 
 Với một số trẻ phát âm còn ngọng, phát âm chưa chuẩn tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua  những quyển truyện tranh trong có lời đối thoại và dành thời gian đọc, kể cho con nghe, dạy con kể lại chuyện và sửa lỗ phát âm cho con khi ở nhà. 
 Tôi nhắc nhở phụ huynh nên dành thời dành thời gian để tâm sự và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ cần nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe rõ. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà. 
Ngoài ra trong khoảng thời gian đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những kiến thức trẻ được học trong ngày, khả năng tiếp thu của từng trẻ để phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên có biện pháp cung cấp, củng cố vốn từ, rèn luyện phát âm cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt nhất.
 Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện bài thơ trẻ được học ở trường, yêu cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú và đa dạng.
Trước khi tiến hành tiết học cần có sự trải nghiệm của trẻ tại gia đinh như khám phá về các đồ dùng trong gia đình bé, về ngôi nhà của bé, những người thân trong gia đình bé tôi cũng trao đổi để phụ huynh cùng giúp trẻ trải nghiệm.
Qua một thời gian áp dụng biện pháp này tôi thấy nhiều phụ huynh đã hiểu rõ hơn về vai trò của những người thân trong gia đình trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó các bậc phụ huynh đã phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhờ đó mà vốn từ của trẻ được tăng lên rõ rệt, khả năng phát âm, cách diễn đạt của trẻ ngày càng tốt.
IV. HIỆU QUẢ
1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu:
 Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn, đối tượng nghiên cứu là trẻ 5-6 tuổi lớp Mẫu giáo lớn A1 tại trường mình dạy.
 Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong 1 năm học từ tháng 8/ 2015 đến tháng 4/ 2016.
 Qua một năm áp dụng các biện pháp nêu trên tại nhóm lớp mình phụ trách bước đầu tôi đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
2. Kết quả đạt được
a. Đối với giáo viên.
 - Giáo viên tích cực phát huy lựa chọn các hình thức nâng cao phương pháp dạy, xử lí tình huống linh hoạt, sáng tạo lồng ghép nội dung phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động khác.
 - Lựa chọn nội dung phát triển ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách, phù hợp với tình hình thực tế của trường và của địa phương
b. Đối với trẻ.
* Kết quả điều tra trên trẻ : Lớp có 36 học sinh
STT
Các tiêu chí
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái đã học
20
56
 36
100
2
Trẻ có vốn từ phong phú
19
53
32
90
3
Trẻ nói to rõ ràng, mạch lạc
18
50
33
93
4
Trẻ có kỹ năng tiền học đọc- viết
16
45
35
97
5
Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh
19
53
32
90
6
Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên
18
50
34
94,5
c. Đối với phụ huynh. 
Nhận thức của phụ huynh học sinh ngày một nâng cao, phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1.
Phối hợp ngày càng chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phụ huynh nhận thức được việc nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và nói tiếng địa phương của trẻ, đã kết hợp với cô giáo sửa sai cho trẻ.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Ý NGHĨA
	- Việc phát triển ngôn ngữ là một việc làm quan trọng đối với trẻ mầm non. Vì ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách tích cực nhất sẽ giúp trẻ có vốn từ phong phú, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh góp phần phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ. Ngôn ngữ phát triển giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp, làm cho trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh.
- Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi nói riêng là một hoạt động cần thiết. Giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, nhất là đối với trẻ 5-6 tuổi cần nhận biết đầy đủ 29 chữ cái, rèn trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút để chuẩn bị cho con vào lớp 1.
- Phát triền ngôn ngữ giúp trẻ có vốn từ phong phú, biết sử dụng các mẫu câu tiếng Việt để bày tỏ tình cảm, nhu cầu, kinh nghiệm. Biết trả lời các câu hỏi, lời nói thì có sự biểu cảm, có văn hoá và biết sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong giao tiếp.
- Việc phát triển ngôn ngữ có hệ thống, có phương pháp là cơ sở của công tác giáo dục trong trường mầm non, nó được tiến hành trong tất cả các hoạt động, các môn học. 
 - Trên đây là một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Thủy Tiên. Tôi đã áp dụng giảng dạy tại lớp mình phụ trách góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ và bước đầu có mang lại kết quả. Bản sáng kiến kinh nghiệm này chắc chưa đầy đủ. Rất mong BGH nhà trường cùng với chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Từ thực tế trên tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm như sau:
 Trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ muốn đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm tòi các phương pháp, biện pháp thích hợp phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách.
 Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt sáng tạo.
 Giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ phát âm chính xác, chuẩn mực, là tấm gương sáng cho trẻ học theo.
 Xây dưng môi trường chữ viết xung quanh lớp học, các tên chữ phải thường xuyên thay đổi, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhiều từ mới.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Đối với phòng giáo dục:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ, xây dựng các tiết kiến tập để giáo viên chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn.
1. Đối với nhà trường:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
3. Đối với các bậc phụ huynh :
- Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng để mang lại kết quả cao nhất. Quan tâm ủng hộ các phong trào nhà trường tổ chức để nhà trường ngày một phát triển đi lên.
 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên), Tâm lý học Đại cương, NXB Đại học Sư phạm
2. Đào Thanh Âm ( chủ biên), Giáo dục học Mầm non tập III, NXB Đại học Sư phạm.
3. Đinh Hồng Thái ( chủ biên) Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo Dục.
4. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi 
5. Gi¸o tr×nh Gi¸o dôc häc mÇm non.NXB ®¹i häc s ph¹m. TS NguyÔn ThÞ Hoµ.
6. Gi¸o tr×nh Gi¸o dôc häc . NXB ®¹i häc sư ph¹m. TrÇn Thi TuyÕt Anh ( Chñ biªn)- Ph¹m kh¾c Ch¬ng- Ph¹m ViÕt Vượng- Bïi Minh HiÒn- NguyÔn Ngäc B¶o- Bïi V¨n Qu©n- Phan Hång Vinh- Tõ §øc V¨n.
7. Gi¸o tr×nh T©m lÝ häc trÎ em løa tuæi mÇm non( Tõ lät lßng ®Õn 6 tuæi). NXB §¹i häc sư ph¹m. NguyÔn ¸nh TuyÕt( chñ biªn)- NguyÔn ThÞ Nh Mai- §inh ThÞ Kim Thoa.
8. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học.PGS-TS: Hà Nguyễn Kim Giang, NXB giáo dục.
9. Văn học thiếu nhi PGS-TS Lã Thị Bắc Lý, NXB đại học sư phạm

File đính kèm:

  • docGD Mau giao_Pham Hong_Mn Hoa Thuy Tien.doc
Sáng Kiến Liên Quan