Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trường Mẫu giáo Họa Mi

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi một người giáo viên cũng phải liên tục phát triển, liên tục cập nhật kiến thức mới, liên tục thay đổi phương pháp dạy học thì mới thích nghi được với hoàn cảnh xã hội. Nhận biết được điều đó bản thân tôi không ngừng tự học tập, nghiên cứu qua sách báo, thường xuyên vào mạng internet để nghiên cứu các chương trình giáo dục mầm non mới, đồng thời trau dồi kiến thức học hỏi qua chị em đồng nghiệp, tích cực tham gia dự giờ, tham gia vào các buổi chuyên đề, dự các hoạt động mẫu của trường Mẫu giáo Họa Mi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

doc10 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trường Mẫu giáo Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu 01/BCSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Hưng Mỹ, ngày 19 tháng 10 năm 2019
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trường Mẫu giáo Họa Mi”.
- Tên người viết : Văn Thùy Dương
- Cá nhân, tổ chức phối hợp:
 + Phó hiệu trưởng.
 + Tổ chuyên môn.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 01/09/2019 đến ngày 30/05/2020.
	I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: 	“Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trường Mẫu giáo Họa Mi”.
	2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu)
Khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, đã in sâu vào tâm trí của cô giáo vùng quê như tôi. Tôi nhận thức được rằng trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội, và của cả nhân loại.
 Là một giáo viên mầm non, tôi có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống để đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Mục tiêu của Trường Mầm Non là đào tạo những thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tôi nhận thấy để đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức thì giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trường Mẫu giáo Họa Mi”,với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc phát huy tính tích cực, chủ động vận động của trẻ.
	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 
 Mục tiêu của trường Mẫu giáo Họa Mi là giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ như sau:
Biện pháp 1: Tự bồi dường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp.
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi một người giáo viên cũng phải liên tục phát triển, liên tục cập nhật kiến thức mới, liên tục thay đổi phương pháp dạy học thì mới thích nghi được với hoàn cảnh xã hội. Nhận biết được điều đó bản thân tôi không ngừng tự học tập, nghiên cứu qua sách báo, thường xuyên vào mạng internet để nghiên cứu các chương trình giáo dục mầm non mới, đồng thời trau dồi kiến thức học hỏi qua chị em đồng nghiệp, tích cực tham gia dự giờ, tham gia vào các buổi chuyên đề, dự các hoạt động mẫu của trường Mẫu giáo Họa Mi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Tự nghiên cứu học tập Học tập trao đổi cùng đồng nghiệp
Biện pháp 2: Tạo môi trường kích thích trẻ vận động.
Môi trường vận động có thể khuấy động sự tò mò, thích khám phá của trẻ, lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện, tự giác.
Môi trường trong lớp: Tôi đã tận dụng hành lang để sắp xếp môi trường trong lớp để trẻ tích cực vận động thông qua thiết kế phù hợp đặc điểm của trẻ lớp Lá 1.
Môi trường ngoài lớp: Mặt bằng rộng rãi thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng tích cực của trẻ.
Góc vận động: Để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp và sắp xếp đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình,
 Góc vận động
Biện pháp 3: Lên kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động.
Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ. Là một giáo viên tôi đã phối hợp với đồng chí Tổ trưởng chuyên môn, đồng chí phó hiệu trưởng của trường xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ khối lá, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, tôi xây dựng bài tập phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể và nâng dần độ khó của các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng tập luyện về sau.
 Đi thăng bằng trên ghế thể dục ( từ vận động dễ ) Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát ( vận động khó )
Biện pháp 4: Tập luyện thường xuyên trong giờ thể dục sáng.
Thể dục buổi sáng hàng ngày đối với trẻ em có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non, buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
	Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
	Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10 - 15 phút, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờthể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. 
Trẻ tập thể dục sáng cùng nơ và quả bông
Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động học.
Để giờ học giáo dục thể chất đạt hiệu quả cao kích thích tính tích cực và tự giác của trẻ thì giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho hoạt động học như: 
Địa điểm đặc thù riêng cho môn học: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bỏa an toàn, đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
Tâm thế của cô: Tác phong, lời nói của cô giúp trẻ quan sát bài tập vận động có mục đích, sâu sắc và rõ ràng hơn.
Ví dụ: Khi thực hiện vận động cơ bản: “Trèo cây hái quả” muốn trẻ thực hiện tốt vận động này cô phải nhắc nhở trẻ khi trèo thang các con phải cẩn thận chỉ hái những quả chin.
Biện pháp 6: Nâng cao tính tích cực vận động trong các hoạt động khác.
Tôi dạy cho trẻ bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung trong hoạt động thể dục. Nhiệm vụ của tôi là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động. Bên cạnh đó tôi không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất, khuyến khích trẻ bằng các hình thức thi đua, tham gia các trò chơi 
Trẻ tích cực tham gia hoạt động
Để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Tôi cho trẻ tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương lai. Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
Biện pháp 7: Linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động.
Giáo dục thể chất cho trẻ ta thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm: thể dục sáng, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau:
- Hình thức tập theo nhóm lớn đồng loạt
Tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép tôi cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ, trẻ rất hứng thú và thi đua nhảy cùng nhau, trẻ được tập nhảy nhiều hơn nên kỹ năng nhảy tốt hơn.
Trẻ cùng cô nhảy lò cò
- Hình thức tập nhóm nhỏ nối tiếp
 Tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 - 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập.
Trẻ tập nối tiếp nhau
- Hình thức chia nhóm tập luyện:
Trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách.
Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập.
Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập.
Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo nhóm nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
Trẻ tập theo nhóm; mỗi cô phụ trách 1 nhóm
- Hình thức tập cá nhân
Trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, khuyết điểm của trẻ khi thực hiện bài tập
Cá nhân trẻ đang thực hiện bài vận động
Biện pháp 8: Nâng cao khả năng sử dụng những phương tiện trực quan.
Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập. Khi dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non tôi phối hợp cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới.
Giáo viên phân tích mẫu trên đồ dùng trực quan
Biện pháp 9: Nâng cao công tác phối hợp với đồng nghiệp trong trường.
Trao đổi cùng các cô ở các lớp để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn bạc cách thực hiện. Và đặc biệt sau mỗi giờ dạy chúng tôi có ngồi lại với nhau cùng trao đổi về khả năng tập luyện của từng trẻ cùng nắm được những trẻ nào tập tốt, những trẻ nào tập chưa tốt để có phương pháp bồi dưỡng cho những trẻ có kỹ năng tập yếu hay trẻ không chú ý trong giờ học
Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội. 
 Ví dụ: Vào ngày Tết trung thu tôi cùng các cô giáo ở lớp tổ chức cho trẻ giao lưu kéo co cùng các bạn trong khối lá, trẻ rất phấn khởi trẻ vận động hết sức mình kéo co để giành phần thắng về mình.
Kéo co cùng các bé
 III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
	1. Tính mới
	Sáng kiến: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trường Mẫu giáo Họa Mi” là đề tài tôi đã sáng kiến và áp dụng thực hiện ở lớp Lá 1 trường Mẫu giáo Họa Mi năm học 2019 – 2020.
- Tính mới: Tôi đã mạnh dạn thay đổi các biện pháp giáo dục vận động trong hoạt động thể chất đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục mầm non.
2. Tính hiệu quả và khả thi
Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả các hoạt động động, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn, không e dè sợ sệt nữa, đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vận động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập lẫn nhau. Từ đó phụ huynh lớp tôi cũng quan tâm hơn tới khả năng vận động của con. 
Kết quả khi sử dụng các biện pháp trên như sau:
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
Khả năng tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động.
35%
95%
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học
25%
90%
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt
70%
95%
Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt
40%
97%
	3. Phạm vi áp dụng
 Tôi đã triển khai thực hiện đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trường Mẫu giáo Họa Mi”, tại trường Mẫu giáo Họa Mi xã Hưng Mỹ huyện Cái Nước trong năm học qua đạt nhiều kết quả cao và tôi tiếp tục bổ sung những nội dung cho phù hợp để áp dụng triển khai những năm học tới.
	IV . KẾT LUẬN 
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất tại trường Mẫu giáo Họa Mi. Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong lãnh đạo ngành, Ban giám hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 	
 ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Người báo cáo
 Văn Thùy Dương

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem cua Van Thuy Duong truong Mau giao Hao Mi_12827484.doc
Sáng Kiến Liên Quan