Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi

Ưu điểm:

Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD&ĐT huyện Gia Bình cùng nhà trường mua sắm, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ cho trẻ, CSVC của nhà trường khang trang, sạch đẹp.

* Về giáo viên:

Hai giáo viên đứng lớp đều có bằng đạt trên chuẩn, được đào tạo chính quy, giáo viên đều là người địa phương, gần gũi, hiểu tâm lý của trẻ và phụ huynh. Hầu hết giáo viên mầm non đều yêu nghề, mến trẻ và ham học hỏi

 * Về học sinh:

Trẻ ở cùng độ tuổi, ở lứa tuổi 5-6 tuổi đa số các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn và trẻ đi học rất đều nên đã có kiến thức và kĩ năng nhất định, đa số trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh.

* Về phụ huynh:

Một số phụ huynh rất nhiệt tình trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, lớp về chăm sóc giáo dục trẻ, cung cấp hỗ trợ nguyên vật liệu, phế liệu để phục vụ giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu hoạt động, quan tâm đến chất lượng học và chơi của con em mình.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC Trang
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
 1. Thực trạng vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 3
 cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Nhân Thắng
 a. Ưu điểm 3
 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. 4
 2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 5
 của trẻ 5-6 tuổi.
 a. Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5
 thông qua việc xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động.
b. Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ qua 9
 việc chú ý đến từng cá nhân trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
 c. Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.Tạo ra các 11
 tình huống có vấn đề kích thích trẻ suy nghĩ ra tìm ra cách giải quyết, 
 tăng cường sử dụng trò chơi trong các hoạt động.
 c. Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ qua 14
 việc tổ chức hoạt động cho trẻ trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi từ các 
 nguyên liệu thiên nhiên, phế liệu.
 d. Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ qua 17
 việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc 
 chăm sóc giáo dục trẻ.
 3. Kết quả của Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A4 phát huy tính tích 19
 cực, chủ động, sáng tạo. 
 a. Kết quả đạt được. 19
 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. 20
 4. Kết luận 20
 5. Kiến nghị, đề xuất 21
 a. Đối với tổ chuyên môn 21
 b. Đối với lãnh đạo nhà trường 21
 c. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo. 21
 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 22
 PHẦN IV: CAM KẾT 23
 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi 
A4 với tổng số trẻ là 21 cháu trong đó có 13 cháu nam và 8 cháu nữ. 
 Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày bản thân tôi ngoài việc nắm vững 
những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, những mục tiêu và nội dung của 
chương trình, thì tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của 
trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo 
dục các cháu. Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động, sáng tạo 
của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích 
cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy 
đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả 
năng nhận thức của trẻ. Qua đó, cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục 
tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ. Tuy 
nhiên, trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi và gặp phải một số 
khó khăn sau. 
1. Thực trạng vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 
tuổi A4 Trường Mầm Non-Nhân Thắng
a. Ưu điểm:
 Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD&ĐT huyện Gia Bình cùng nhà 
trường mua sắm, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ cho trẻ, CSVC 
của nhà trường khang trang, sạch đẹp.
* Về giáo viên:
 Hai giáo viên đứng lớp đều có bằng đạt trên chuẩn, được đào tạo chính 
quy, giáo viên đều là người địa phương, gần gũi, hiểu tâm lý của trẻ và phụ 
huynh. Hầu hết giáo viên mầm non đều yêu nghề, mến trẻ và ham học hỏi
 * Về học sinh:
 Trẻ ở cùng độ tuổi, ở lứa tuổi 5-6 tuổi đa số các cháu đều khỏe mạnh, 
nhanh nhẹn và trẻ đi học rất đều nên đã có kiến thức và kĩ năng nhất định, đa số 
trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh.
 3 - Nhìn vào bảng trên tôi thấy cần phải có các giải pháp để phát huy tính 
tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi A4 và tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, 
tìm tòi áp dụng những biện pháp sau:
2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5-6 
tuổi A4.
a, Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ thông qua 
việc xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động.
 - Để lớp học thêm thu hút trẻ, tôi tạo môi trương lớp học với những màu 
sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh. Một môi trường tốt sẽ có tác dụng 
làm tăng cường củng cố và phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân. Ngược lại 
nếu trong một môi trường xấu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển các 
thuộc tính tâm lý cá nhân và kìm hãm hoạt động sáng tạo của trẻ. Trẻ em là đối 
tượng nhỏ bắt đầu tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài và các em cần nhiều 
hơn những gì người lớn nghĩ. Chính vì vậy, cô giáo cần xây dựng một môi 
trường trong và ngoài lớp tốt nhất để cho trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo. 
 - Môi trường giáo dục ngoài lớp học phải thực sự an toàn và có tính thẩm 
mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong khi 
trẻ chơi. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường 
xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung 
quanh khu vực trường, thuận tiện mang tính giáo dục có ý nghĩa to lớn không 
chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, 
mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
 - Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt 
động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Chính vì thế, các 
trường mầm non cần tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an 
toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ, có thể xây khu vui chơi phát triển vận động (cột bóng rổ, 
thang leo, sân chơi bóng đá mini) khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu 
trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng) khu vực chơi “giao thông” khu 
vực chơi trải nghiệm với đất, cát, nước, đá, sỏi khu vực trẻ trồng rau, trồng 
cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi, khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay 
 5 Hình ảnh: Sân khấu ngoài trời.
 - Đối với môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của 
trẻ nhỏ. Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, các cô giáo cần tạo nên một môi trường 
lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật và ngộ nghĩnh. Môi 
trường cần có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc 
sống thực hàng ngày của trẻ. Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả về 
hình dáng và màu sắc; mua, sưu tầm nhiều sách báo, chuyện tranh đặc biệt là 
truyện tranh và truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo 
chủ đề...
 - Môi trường cần có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen 
thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Các góc chơi và nội dung chơi luôn thay 
đổi đặc biệt là góc mở để tạo ra sự mới lạ đối với trẻ. Sử dụng các sản phẩm của 
trẻ để trang trí và đưa vào phục vụ các góc chơi.
 7 - Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải 
mái, đầy tình thương yêu lẫn nhau giữa cô và cháu đã ảnh hưởng trực tiếp đến 
tâm tư nguyện vọng của trẻ. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với 
trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ 
được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn 
bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp 
nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường yêu lớp yêu cô 
giáo các bạn hơn.
b, Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc 
chú ý đến từng cá nhân trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
 - Trước hết, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng 
của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù 
hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào 
trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào 
các hoạt động. Cho trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm 
tòi. Cần gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ được quan sát, trải 
nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻ chủ động nói ra những điều mình cảm nhận 
được để nói lên nhận xét cá nhân, khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, 
có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ 
cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ rất tự tin nói ra những điều mình 
suy nghĩ. Qua các hoạt động trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu 
trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được trải nghiệm.
 - Để phát triển ở trẻ tính tích cực, chủ động, sáng tạo thì chúng ta cần cho 
trẻ tự nêu ý kiến của mình, tự mình nêu ý tưởng, chú ý đến từng cá nhân trẻ tức 
là để cá nhân trẻ được tham gia trả lời ý kiến của mình chứ không phải trả lời “a 
dua” theo bạn, theo lớp. Ðó là một hình thức học “vẹt” mà chúng ta cần tránh. 
Vô tình sẽ trở thành thói quen xấu, tạo tính ỷ lại, thủ động ở trẻ. Trong bất cứ 
hoạt động nào, giáo viên cũng cần cho nhiều trẻ được đóng góp ý kiến, ý tưởng, 
đặc biệt chú ý nhiều hơn và thường xuyên khuyến khích những trẻ rụt rè, nhút 
nhát đứng lên phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi của cô giáo.
 9 Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.Tạo ra các tình 
huống kích thích trẻ suy nghĩ và tìm cách giải quyết, tăng cường sử dụng 
yếu tố trò chơi trong các hoạt động.
 - Để trẻ nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn và tích lũy kinh nghiệm cho riêng 
bản thân mình tôi đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ giải quyết. Từ đó, khi 
gặp một vấn đề mới nhưng có những điểm tương đồng với vấn đề đã từng gặp, 
trẻ sẽ dễ dàng nhận ra và dùng kinh nghiệm đã biết để làm hướng phát triển tìm 
cách giải quyết nhanh hơn. 
 Ví dụ: Hoạt động “Thiết kế ngôi nhà trước bão” ở hoạt động “Thiết kế 
ngôi nhà” các bé đã biết dùng giấy bìa gấp nhà và dùng hồ dán để nối các miếng 
bìa làm thành mô hình ngôi nhà nhưng vấn đề mới được đặt ra trong hoạt động 
lần này là “Liệu hồ dán có làm mô hình ngôi nhà chắc chắn trước sức gió và 
không bị thổi bay?. Từ ý tưởng dùng một chất liệu có thể kết dính và để ngôi 
nhà có thể trụ vững, các bé đã nghĩ tới việc dùng đất nặn như nguyên liệu xi 
măng khi xây nhà ở thực tế để nặn mô hình nhà vừa cứng mà lại có thể kết dính 
xuống mặt phẳng bên dưới. 
 Hình ảnh : Trẻ thiết kế ngôi nhà bằng giấy
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.docx
Sáng Kiến Liên Quan