Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh Lớp 5

Cơ sở lí luận của vấn đề

 Đối với môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học nó không thể là bản sao từ chương trình khoa học Tiếng Vịêt. Vì nhà trường có nhiệm vụ riêng của mình. Nhưng với tư cách là một môn học độc lập Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng biểu cảm của ngôn ngữ quy tắc hoạt động của ngôn ngữ). Đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra, tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện, là điều kiện thiết yếu của qúa trình học tập. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp; hình tượng nghệ thuật. Trong văn học, học sinh phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ vì thế ỏ trường tiểu học Tiếng Việt và văn học được tích hợp với nhau.Văn học giúp học sinh có tính thẩm mĩ, lành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng. Mặt khác ngôn ngữ văn học còn là biểu hiện bậc cao của nghệ thuật ngôn từ. Cho nên dạy Tiếng Việt là đưa các em hoà nhập vào một môi trường sống của thời kì hội nhập. Ngược lại hiểu sâu sắc về Tiếng Việt lại tác động đến kĩ năng cảm thụ thơ văn của học sinh. Kết hợp giữa dạy văn và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu quả cao giữa hai môn Văn - Tiếng Việt. Để đạt được hiệu quả giữa hai môn Văn - Tiếng Việt đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy ở mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này, phải có kiến thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ .

 

doc30 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giúp học sinh làm tốt các bài tập như trên, giáo viên yêu cầu các em luôn nắm chắc nghĩa của từ và suy xét kĩ lưỡng nghĩa của các từ đó, không được bộp chộp, ngộ nhận hoặc mới chỉ hiểu nghĩa mang máng mà đã vội kết luận mối quan hệ giữa các từ đã cho.
4.3. Tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
 Sau các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cùng với các bài luyện tập, có thể giúp học sinh rút ra so sánh như sau:
* Điểm giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Giống nhau
Phát âm giống nhau
Phát âm giống nhau
Khác nhau
- Là hai hoặc nhiều từ có cùng hình thức ngữ âm: (hòn) đá và đá 
(bóng)
 - Các nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau không có bất cứ mối liên hệ gì: 
Ví dụ: (hòn) đá chỉ chất rắn có sẵn trong tự nhiên, thường thành tảng, hòn rất cứng. Còn đá (bóng) chỉ hành động dùng chân hất mạnh vào một vật nhằm đưa ra xa hoặc làm tổn thương.
 - Không giải thích được bằng cơ chế chuyển nghĩa.
- Là một từ nhưng có nhiều nghĩa: (hòn) đá và (nước) đá.
- Các nghĩa có mối liên quan với nhau. 
- Ví dụ: hòn (đá) chỉ chất rắn có trong tự nhiên, thường thành tảng, khối vật cứng. Còn (nước) đá chỉ nước đông cứng lại thành tảng giống như đá.
- Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành.
4.4. Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức
 Trong chương trình sách giáo khoa, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy về từ đồng âm. Như vậy để phòng xa sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm, ngoài ví dụ đúng về các trường hợp đồng âm giáo viên có thể đưa thêm một số ví dụ về các trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét.
 Ví dụ : Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay không?
Mẹ hay đi bộ vào buổi tối để giảm béo.
Bố mới đi Hà Nội về.
Hè này, cả nhà em đi du lịch.
Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi.
Anh đi con mã, tôi đi con tốt.
Thằng bé đã đến tuổi đi học.
 Bài tập này, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nhận diện từ “đi” trong các câu văn trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, không yêu cầu các em giải thích gì và sẽ có hai phương án trả lời: đồng âm/ không đồng âm. Đến đây, giáo viên gợi mở: để biết từ “đi” trong các câu văn trên có phải là quan hệ đồng âm hay không, các em về nhà suy nghĩ tìm hiểu SGK các tiết Luyện từ và câu sau đó cô sẽ giúp các em tìm câu giải đáp.
 Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, giáo viên viết sẵn nội dung câu hỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy ví dụ về từ đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó, tự các em sẽ có một sự so sánh giữa các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên đây; đồng thời, giáo viên kích thích được tư duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên cũng không quên nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời giải thích về hiện tượng từ “đi” trong các câu văn đã cho.
 Trong dạy bài Từ nhiều nghĩa giáo viên cũng nên đưa thêm một ví dụ về từ đồng âm để học sinh phân biệt, rèn được kĩ năng nhận diện từ.
 Sau phần ghi nhớ của bài học Từ nhiều nghĩa, giáo viên có thể lấy thêm một hai trường hợp về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từ trong ví dụ.
VD: Từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì sao?
 Cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng. Ở câu hỏi này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp khác nhau, không có quan hệ với nhau.
 Nội dung trên, giáo viên cũng tiến hành như trong khoảng 2- 3 phút, dành thời gian cho các em làm bài tập phần Luyện tập. Cuối tiết học giáo viên nhấn mạnh: các em cần lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai hiện tượng này.
4.5. Đánh giá nhận xét kịp thời theo thông tư 30/2014 của BGD&ĐT để giúp học sinh tiến bộ và phát huy mọi khả năng 
Thông thường khi nhận xét trên lớp, giáo viên thường sử dụng 2 hình thức bằng lời và viết. Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt ngôn ngữ “nói” hoặc ngôn ngữ “viết” để đánh giá học sinh thường xuyên. Phải biết dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của học sinh với yêu cầu của hoạt động, với chuẩn kiến thức, kỹ năng; xem xét cả đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh... của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời. Từ đó khích lệ biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ của học sinh, làm cho các em hứng thú học tập, đồng thời tư vấn, hướng dẫn, giúp các em biết được những hạn chế và biết tự khắc phục. Sau khi dạy bài có nội dung liên quan đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên xác định rõ kiến thức mà học sinh cần nắm được, để lĩnh hội kiến thức đó thì cần đảm bảo điều kiện gì.
Khi đánh giá việc thực hiện bài tập của học sinh, giáo viên cần có những tiêu chí cụ thể về mục đích, nội dung để làm cơ sở đánh giá mức độ đúng, tiến bộ 
của học sinh.
Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; thường xuyên hướng dẫn phụ huynh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, hướng đến sự tiến bộ của học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia đánh giá bạn. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
Trong mỗi tiết Luyện từ và câu, giáo viên cần gần gũi, động viên học sinh, quan tâm hơn đến những em thụ động, những câu hỏi dễ thường dành cho những em đó trả lời để các em cùng tham gia vào các hoạt động. Đối với những em đã tiếp thu nhanh hơn, giáo viên khuyến khích gợi mở bằng những câu hỏi, bài tập khó hơn một chút để các em đưa ra ý kiến của mình, kích thích sự hứng thú ham học hỏi của các em. 
4.6. Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ
*Đối với từ đồng âm: phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: Cánh đồng(1) – tượng đồng(2) – một nghìn đồng(3).
 Bài tập này, GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ “đồng” ở mỗi trường hợp :' đồng' (1) chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cấy, trồng trọt. Từ “đồng” (2) là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo thành sợi. Từ “đồng” (3) là đơn vị tiền Việt Nam. Như vậy, nghĩa của các từ “đồng” khác nhau, chúng là những từ đồng âm.
*Đối với từ nhiều nghĩa:
 Trong những câu sau câu nào có từ “chân” mang nghĩa gốc và câu nào có từ “chân” mang nghĩa chuyển?
Chân: 
 a) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 b) Bé đau chân.
 Đối với bài tập trên giáo viên yêu cầu học sinh nêu được nghĩa của từ “chân” trong mỗi câu và xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc (“chân” trong câu a chỉ một bộ phận làm trụ đỡ của cái kiềng – nghĩa chuyển, “chân” trong câu b một bộ phận của cơ thể đỡ và di chuyển cơ thể – nghĩa gốc).
Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc nhiều nghĩa
*Đối với từ đồng âm.
 Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau.
VD: Bàn: - Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm.
 - Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện cưới vợ cho anh trai.
 * Đối với từ nhiều nghĩa.
Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “đứng”
Đứng : Nghĩa 1: ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
 Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
 Giáo viên có thể gợi ý nghĩa 1 nói tới một tư thế của người hoặc động vật. Nghĩa 2 nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng, dựa vào gợi ý đó học sinh có thể đặt câu.
Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ.
Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại.
 Trời đứng gió.
Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa
VD: Trong các từ im đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau?
Vàng: - Giá vàng ở nước ta tăng đột biến.
 - Tấm lòng vàng.
 - Ông tôi mua mua một một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
 Ở bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng”, rồi xác định mối quan hệ giữa chúng. 
 Đáp án: Từ “vàng” ở câu 1, 2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng”ở câu 3 có quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2.
Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho
* Đối với từ đồng âm:
Ví dụ: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.
A
B
Sao trên trời có khi tỏ khi mờ.
Sao lá đơn này thành ba bản.
Sao tẩm chè.
Sao ngồi lâu thế?
Đồng lúa mượt mà sao.
a. Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo đúng bản chính.
b.Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.
c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên nhân.
d. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục.
e. Các thiên thể trong vũ trụ.
 Đáp án: 1 – e; 2 – a; 3 – b; 4 – c; 5 – d.
* Đối với từ nhiều nghĩa: 
Ví dụ: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A.
A
B
Bé chạy lon ton trên sân.
Tàu chạy băng băng trên đường ray.
Đồng hồ chạy đúng giờ. 
Dân làng khẩn trương chạy lũ.
a. Hoạt động của máy móc.
b. Khẩn trương tránh những diều không may sắp xảy đến. 
c. Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
d. Sự di chuyển nhanh bằng chân.
 Đáp án: 1 – d; 2 – c; 3 – a; 4 – b
 Đối với những bài tập trên, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để nối những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận thấy trước. Trường hợp khó còn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể vận dụng cả phương pháp loại trừ. 
 Ở cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có mặt cả bốn dạng bài tập trên. Bên cạnh đó, mỗi nội dung lại có một số dạng bài tập riêng:
 * Đối với từ đồng âm có dạng bài tập đố vui:
 Trùng trục như con chó thui
 Chín mặt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
 (Là con gì?)
 Hoặc dạng bài tập chỉ ra những từ đồng âm được dùng để chơi chữ trong các câu sau:
a) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
b) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
 Với bài tập này ngoài việc chỉ ra các từ đồng âm, đối với học sinh khá giỏi, giáo viên nên yêu cầu các em nêu cách hiểu của mình về các câu trên.
* Đối với từ nhiều nghĩa có dạng bài tập thay thế từ:
Tìm từ có thể thay thế từ “mũi” trong các cụm từ sau: 
Mũi thuyền
Mũi súng
Mũi đất
Mũi quân bên trái đang thừa thắng xông tới.
Tiêm ba mũi.
4.7. Tự tích luỹ một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy.
4.7.1. Đối với từ đồng âm:
 Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các câu sau: 
a. Từ “bạc”:
Cái nhẫn bằng bạc. 
Đồng bạc trắng hoa xoè.
Cờ bạc là bác thằng bần.
Ông Ba tóc đã bạc.
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Cái quạt máy này phải thay bạc.
 b. Từ “đàn”
 - Cây đàn ghi ta.
 - Vừa đàn vừa hát.
 - Lập đàn để tế lễ.
 - Bước lên diễn đàn.
 - Đàn chim tránh rét trở về.
 c. Từ “đình”
 - Qua đình ngã nón trông đình.
 - Công việc bị đình lại vì không có người làm.
 d. Từ “đơn”
 - Lan bị ốm, phải viết đơn xin nghỉ học.
 - Nhà đơn người, chỉ có một mẹ một con.
e. Từ “mai”
- Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai.
- Rùa, mực, cua là các con vật có mai.
- Nay đây mai đó.
g. Từ “lồng”
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. 
Một số trường hợp dùng từ đồng âm để chơi chữ:
h. Từ “chèo”
 Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
 (Ca dao)
 Kể chi tuổi tác già nua
Trống chèo xin cứ thi đua đến cùng.
 (Mẹ Suốt – Tố Hữu)
i. Từ “lợi”
 Bà già đi chợ cầu Đông
 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
 Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
 Trong bài thơ “Rắn đầu biếng học” của Lê Quý Đôn cũng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ:
	Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
	Rắn đầu biếng học lẽ không tha
	Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
	Nay thét mai gầm rát cổ cha
	Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
	Lằn lưng cam chịu dấu roi da.
	Từ nay Trâu Lỗ xin gắng học
	Kẻo hổ mạng danh tiếng thế gia.
 Câu chuyện vui sau đây cũng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ:
	Xưa, có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ra cò”.
Nhưng vạc của con là vạc thật.
Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh chàng trả lời.
Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng. 
Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
4.7.2. Đối với từ nhiều nghĩa:
 Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu sau:
a, Từ “chạy”
- Cầu thủ chạy đón quả bóng
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại.
- Tàu chạy trên đường ray.
- Đồng hồ này chạy chậm
- Mưa ào xuống, không kịp chạy lúa phơi ngoài sân.
- Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
 - Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
b, Từ “lá”
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)
- Lá khoai anh ngỡ lá sen. (Ca dao)
- Lá cờ căng lên vì ngược gió. (Nguyễn Huy Tưởng)
- Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam. (Bài hát)
c, Từ “quả”
- Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. (Trần Đăng Khoa)
- Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân. (Ca dao)
- Trăng tròn như quả bóng. (Trần Đăng Khoa)
- Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
- Quả hồng như thể quả tim giữa đời.
d, Từ “cứng”
- Lúa đã cứng cây.
- Lí lẽ rất cứng.
- Học lực loại cứng.
- Cứng như thép. Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
- Quai hàm cứng lại. chân tay tê cứng.
- Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá.
e, Từ “sườn”
- Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn núi.
- Tôi đi qua phía sườn nhà.
- Dựa vào sườn của bản báo cáo.
g, Từ “xuân”
 Mùa xuân là tết trồng cây.
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
 (Hồ Chí Minh)
 Ngày xuân con én đưa thoi.
 (Nguyễn Du)
 Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
 So với ông Bành vẫn thiếu niên.
 (Hồ Chí Minh)
5. Kết quả đạt được
 Năm học 2016 - 2017, tôi lần lượt sử dụng các giải pháp trên bằng cách lựa chọn và phân bố hợp lí theo từng nội dung của bài, lấy nhiều ví dụ minh họa để học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của các loại từ trên từ đó có thể phân biệt và nhận dạng dễ dàng hơn trong khi làm bài tập.
 Kết quả như sau:
Sĩ số
Điểm 
9 - 10
Điểm 
7 - 8
Điểm 
5 - 6
Điểm
 dưới 5
20
6 = 30%
10 = 50%
3 = 15%
1 = 5%
 So với kết quả kiểm tra HS năm học 2015 - 2016, số HS đạt điểm trung bình trở lên đã tăng, số HS có số điểm dưới 5 giảm 12%. Đây là dấu hiệu triển vọng cho việc vận dụng một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa trong các năm học tiếp theo. 
6. Bài học kinh nghiệm
 Qua những giải pháp trên và từ thực tế giảng dạy tại lớp, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Còn học sinh cần nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thông qua các bài học. 
- Giáo viên cần nắm sâu kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa và ph­¬ng ph¸p d¹y.
- Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức. 
- Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Giúp học sinh tự tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
 - Đánh giá nhận xét kịp thời theo thông tư 30/2014 của BGD&ĐT để giúp học sinh tiến bộ và phát huy mọi khả năng. 
- Tìm hiểu nghiên cứu, thống kê các dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến 2020. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó là đội ngũ giáo viên, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới có được những kết quả như mong muốn. 
 Trong các môn học ở Tiểu học, Tiếng Việt được coi là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện, là điều kiện thiết yếu của qúa trình học tập. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp; hình tượng nghệ thuật. Việc dạy Tiếng Vịêt góp phần vào sự hình thành nhân cách con người toàn diện trong thời kì mới, những chủ nhân tương lai xứng tầm với yêu cầu của một xã hội năng động, hiện đại. Chính vì vậy mà giáo viên khi dạy phân môn Luyện từ và câu, phải coi trọng yếu tố thực hành tìm từ và hiểu nghĩa các từ đó. Và phân môn Luyện từ và câu lớp 5 rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu. Mỗi tiết Luyện từ và câu cung cấp cho các em kiến thức và kĩ năng dùng từ, giúp các em chủ động tham gia vào cuộc sống văn hóa thường ngày. Vì vậy, giáo viên cần tạo mọi điều kiện giúp học sinh được bộc lộ cách hiểu của mình về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đồng thời, căn cứ vào nội dung từng bài dạy, khả năng nhận thức của học sinh trong lớp, giáo viên cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt. Vận dụng tích cực phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo tinh thần thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT để khuyến khích, động viên các em phát huy hiệu quả, năng lực học tập; góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
2. Khuyến nghị
Để kết quả của sáng kiến được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả, tôi xin có một số đề xuất sau đây:
2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
- Thường xuyên mở các hội thảo, nói chuyện chuyên đề về dạy và học Luyện từ và câu để giáo viên được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
- Trong các kì hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy phân môn Luyện từ và câu để học hỏi, trao đổi tìm ra phương pháp hay.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Trang bị những thông tin hiện đại, máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các thông tin phục vụ cho giảng dạy.
2.2. Đối với ban Ban giám hiệu nhà trường
- Do có số lượng giáo viên nhiều hơn so với quy định nên có thể bố trí để giáo viên dạy theo phân môn để tiết kiệm thời gian soạn bài, giúp giáo viên có thêm thời gian đầu tư nghiên cứu chuyên sâu những môn được phụ trách.
- Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy nhất là các tạp chí: Giáo dục Tiểu học, Thế giới trong ta
- Nâng cao hiệu quả các giờ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể để phát huy sở trường của từng cá nhân và sức mạnh của tập thể.
2.3. Đối với Giáo viên
 - Lập kế hoạch dạy học và chuẩn bị chu đáo bài dạy trước khi lên lớp.
 - Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đời sống hàng ngày, nên để ý đến một số hiện tượng về từ như đồng âm, nhiều nghĩa để có thêm tư liệu dạy học.
 - Cần tích luỹ cho mình những kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu về từ, trau dồi vốn từ phong phú, học hỏi các phương pháp, biện pháp dạy học có hiệu quả của đồng nghiệp.
 - Bản thân mỗi đồng chí cần thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, cần đầu tư thời gian nghiên cứu, học hỏi để thấu hiểu ngọn ngành những vấn đề băn khoăn.
 Trên đây là một số biện pháp dạy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5 mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu có hiệu quả. Rất mong các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi để sáng kiến đạt được hiệu quả tốt hơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phan_biet_tu_dong_am.doc
Sáng Kiến Liên Quan