Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tính giá trị biểu thức ở Lớp 3

Môn toán là một trong những môn học được quy định bắt buộc trong kế hoạch giáo dục và đào tạo ở bậc Tiểu học, là môn học góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và phát triển tư duy lôgíc ở các em nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Trong chương trình tiểu học mới các nội dung yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần nâng tầm khái quát hoá của nội dung số học và tăng điều kiện thực hành, vận dụng kiến thức số học, nhằm phát huy tối đa tư duy lôgic toán ở mỗi học sinh.

Biểu thức là mảng kiến thức của vấn đề các yếu tố đại số. Ở Tiểu học không định nghĩa khái niệm biểu thức mà chỉ giới thiệu "hình thức thể hiện" là các số, các chữ liên kết bởi dấu các phép tính. Mục tiêu chủ yếu của môn toán ở Tiểu học là bồi dưỡng kĩ năng tính toán, người học phải thực hiện thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Ở Tiểu học vấn đề biểu thức được giới thiệu ngay từ lớp 1 thông qua phép cộng, trừ. Đến cuối lớp 2 dạy học về phép nhân, phép chia. Vấn đề biểu thức bắt đầu từ lớp 3 đã trở nên phức tạp hơn đòi hỏi học sinh phải tư duy cao hơn, thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức chứa nhiều dấu và nhiều số hơn. Trong giờ dạy vấn đề biểu thức giáo viên chưa thật sự cảm thấy hứng thú với vấn đề thực hiện biểu thức.

 

doc24 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9313 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tính giá trị biểu thức ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác em thực hiện ở dạng cao hơn đó là phép nhân, phép chia số có nhiều chữ số nhân với số có một chữ số.
Ví dụ 1: 	36 x 3
- Trước tiên học sinh phải đặt các chữ số của hai số đúng vị trí hàng dóng hàng.
 36
 x 3
 108
3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10
Ví dụ 2: 	37 648 : 4
Đặt phép tính như bên:
Ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải:
37 chia 4 được 9 viết 9
37 648 4
 16 9412
 04
 08
 0
9 nhân 4 bằng 36, 37 trừ 36 bằng 1.
Hạ 6 được 16,16 chia 4 được 4,viết 4.
4 nhân 4 bằng 16, 16 trừ 16 bằng 0
Hạ 4,4 chia 4 được 1, viết 1.
1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0.
Hạ 8, 8 chia 4 bằng 2 viết 2.
2 nhân 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
b. Thực hiện phép tính có nhiều số trong một biểu thức nhưng chỉ chứa một dấu của phép tính: hoặc cộng, hoặc trừ, hoặc nhân, hoặc chia.
Đối với dạng này ta thực hiện thứ tự từ trái qua phải áp dụng tren phép tính 2 số chẳng hạn:
48 + 23 + 62 + 37 32 x 5 x 8
= 71 + 62 + 37 	 	 = 160 x 8
= 133 + 37	 	 = 1280
= 170
 160 : 2 : 5
= 80 : 5
= 16
 137 - 43 - 52
= 94 - 52
= 42
Đối với thực hiện phép tính cộng và nhân nếu học sinh không thực hiện theo thứ tự thì kết qủa vẫn đúng ( Vì phép cộng và phép nhân có tính chất giao hoán và tình chất kết hợp). Vì vậy khi thực hiện phép cộng và phép nhân trong một biểu thức có thể áp dụng phương pháp tính nhanh.
Chẳng hạn: 	43 +56 + 57 + 44 	= (43 + 57) + (56 + 44)
	 	= 100 + 100
	 	 = 	 200 
	 25 x 8 x 125 x 4 	= (25 x 4) x (125 x 8)
	 = 100 x 1000
	 = 100. 000
	Đối với phép trừ và phép chia không có tính chất giao hoán và kết hợp nên theo quy ước chỉ thực hiện từ trái qua phải nếu không sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.
 185 - 53 - 37 
= 185 - 16
= 169
 185 - 53 - 37 
= 132 - 37
= 95
	Chẳng hạn: 
Như vậy đã dẫn đến 2 kết quả là 95 và 169, đây chính là vì học sinh đã bị nhầm lẫn giữa số trừ và số bị trừ. (ở đây kết quả 95 mới là kết quả đúng)
Tương tự đối với phép chia học sinh có thể bị nhầm lẫn như sau:
 180 : 10 : 2
= 18 : 2
= 9
 180 : 10 : 2
= 180 : 5
= 36
Nếu học sinh không nắm được quy ước thực hiện phép tính và tại sao lại có quy ước đó thì học sinh dễ dàng đưa ra những kết quả khác nhau mà không hiểu tại sao? Đó chính là vì các em bị nhầm lẫn giữa số chia và số bị chia. (Trong trường hợp này 9 mới là kết quả đúng)
1.2 Mức độ 2: Thực hiện biểu thức ở dạng phức tạp.
Để hướng dẫ học sinh thực hiện ở dạng phức tạp trước hết giáo viên yêu cầu 
học sinh nhắc lại phương pháp thực hiện phép tính ở dạng đơn giản nhằm cũng cố lại kỹ năng tính toán.
a. Thực hiện phép tính có nhiều số, trong biểu thức chỉ chứa dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Đối với dạng này trong một biểu thức đã xuất hiện 2 dấu nhưng cách thực hiện vẫn thứ tự từ trái qua phải.
 150 x 2 : 10
= 300 : 10
= 30
 137 - 45 + 53
= 92 + 53
= 145
Chẳng hạn: 
- Nếu biểu thức có nhiều dấu nhưng dấu cộng hoặc dấu nhân đứng trước dấu trừ hoặc dấu chia thì ta thực hiện không đúng quy ước vẫn đúng kết quả
 135 + 57 + 63 - 39
= 192 + 63 - 39
= 255 - 39
= 216
 135 + 57 + 63 - 39
=135 + 57 + 24
=135 + 81 
= 216
Chẳng hạn: 
 38 x 2 x 5 : 5
= 76 x 5 : 5
= 380 : 5
= 76
 38 x 2 x 5 : 5
= 38 x 2 x 1
= 76
- Tuy nhiên đối với trường hợp phép chia hay phép trừ đứng trước dấu cộng, dấu nhân thì đòi hỏi học sinh phải nắm được quy tắc, nếu không dễ dáng dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Đó cũng chính là các em bị nhầm lẫn giữa số bị trừ và số trừ, số bị chia và số chia.
 137 - 45 + 53
= 137 - 98
= 39
 137 - 45 + 53
= 92 + 53
= 145
Chẳng hạn: 
Dẫn đến 2 kết quả khác nhau là 145 và 39. Nhưng 145 mới là kết quả đúng.
Giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhiều cách khác nhau và cuối cùng mới tổng kết lại: "Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc phép nhân, phép chia thì ta thực hiện từ trái sang phải.”
b. Thực hiện phép tính không có ngoặc đơn mà có phép tính cộng, trừ, nhân, chia
	Đối với dạng này giáo viên cần lưu ý: Học sinh quen thực hiện phép tính từ trái qua phải vì thế rất dễ bị nhầm lẫn đưa đến nhiều kết quả khác nhau. Vì vậy giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi.
- Biểu thức có nhiều số trong đó có dấu cộng với dấu nhân hoặc dấu chia.
	Chẳng hạn: 	38 + 6 x 2
Giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi.
- Trong biểu thức trên gồm có nhứng dấu phép tính gì?
- 6 x 2 chính là gì?
- Nếu xem 6x 2 là một số thì 38 + 6 x 2 là gì?
- Trong biểu thức 38 + 6 x 2 ta nên thực hiện như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng thực hiện 
ị Giáo viên nhắc lại: Vậy trong một biểu thức có dấu cộng, dấu trừ và dấu nhân hay dấu chia ta thực hiện phép nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
- dấu cộng, dấu nhân.
- 6 x 2 là một tích
- Là một tổng
- Nhân trước cộng sau
 38 + 6 x 2
 =38 + 12 =50
c. Trong biểu thức có nhiều số và có dấu +,-, x, :
Khi học sinh nắm được trong một biểu thức có nhiều số và có 2 dấu phép tính, khi gặp mức độ 2 biểu thức có nhiều số, nhiều dấu dựa vào cơ sở đó các em dễ dàng thực hiện được.
	Chẳng hạn: 70 : 5 x 2 + 45 : 9
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi.
- Trong biểu thức này ta nên thực hiện như thế nào?
- Vậy ta thực hiện như thế nào? Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện
- Nhân hoặc chia trước công, trừ sau
 70 : 5 x 2 + 45 : 9
= 14 x 2 + 5
= 28 + 5
= 33
Vậy trong một biểu thức không có dấu ngoặc đơn và có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta chỉ thực hiện trước các phép tính nhân, chia rồi sau đó thực hiện các phép tính cộng, trừ.
d. Biểu thức có dấu ngoặc đơn
Quy tắc: Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
Chẳng hạn: (720 : 8) : 5
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi.
? Biểu thức trên có dấu phép tính gì?
? Ta thực hiện như thế nào?
? Tại sao lại thực hiện như vậy?
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện 
- Dấu ngoặc đơn và dấu chia
- 720 chia 8 trước được bao nhiêu đem chia cho 5
- Thực hiện trong ngoặc trước
 (720 : 8) : 5
= 90 : 5
= 18
- Biểu thức có dấu ngoặc đơn và nhiều dấu phép tính .
Đây là mức độ tương đối khó đối với học sinh lớp 3, vì nó chứa nhiều dấu phép tính khác nhau nên dễ nhầm lẫn. Để giải được biểu thức này yêu cầu học sinh phải nắm được thứ tự thực hiện phép tính để đưa về dạng đơn giản.
Chẳng hạn: (37 + 23) : 5 + (93 - 27) x 2
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi.
? Biểu thức trên có những dấu phép tính nào?
? Ta nên thực hiện phép tính nào trước?
? để tìm kết quả đó ta thực hiện như thế nào?
- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện 
- Dấu ngoặc đơn, dấu +, -, x, :
- Tìm kết qủa 37 + 23 và 93 - 27 sau đó lấy kết quả 37 + 23 đem chia 5, lấy kết 93 - 27 đem nhân 2, rồi cộng hai kết qủa lại
- Tính trong ngoặc trước
(37 + 23) : 5 + (93 - 27) x 2
= 60 : 5 + 66 x 2 
= 12 + 132 = 144
- Khi HS nắm được các mức độ 1, 2 của biểu thức số. Vấn đề biểu thức được áp dụng ở các dạng bài tập sau: - Tính bằng cách thuận tiện
	- Tính nhẩm
	- So sánh
3. Phương pháp ứng dụng Grap.
Khái niệm Grap được sử dụng rộng rãi trong ký thuật cũng như trong cuộc sống đặc biệt trong toán học, nó được sử dụng rất nhiều để giải quyết các vấn đề như: phương trình, bất phơng trình. Bên cạnh đó để giải quyết vấn đề biểu thức đòi hỏi học sinh phải có khả năng tính toán vá suy luận. Vì vậy PP Grap đã hỗ trợ tích cực cho vấn đề biểu thức. 
PP Grap có thể diễn tả trực quan các đối tượng, mối quan hệ các thành phần trong 1 phép tính. Nó giúp ta thấy rõ phải thực hiện phép tính theo thứ tự nào để có thể giải được bài toán:
Ví dụ: 12 x 3 + 75 :5 - 19 ta thực hiện như sau:
12	3	75	5	19
:
x
?
?
+
-
?
ĐS
Vậy 	 12 x 3 + 75 :5 - 19 
	= 36 + 15 - 19
	= 51 - 19
	= 32
Qua sơ đồ Grap học sinh đã biết thứ tự phép tính trong biểu thức.
4. Phương pháp dạy học các bài tập dạng biểu thức:
Trong chương trình toán tiểu học tất cả các bài tập đều được giải dưới dạng biểu thức. Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà học sinh giải với mức độ khác nhau. Tuy nhiên đối với học sinh giỏi những dạng bài tập giải bằng 2 phép tính trở lên các em có thể làm gộp thành 1 phép tính .
Đặc trưng của dạng toán này trước hết phải yêu cầu xác định được trọng tâm của bài và cách giải quyết như thế nào. Đòi hỏi học sinh phải có sự sáng tạo từ đó chuyển bài toán về dạng tính giá trị biểu thức.
Ví dụ: Một bếp ăn của đội công nhân mua về 126 kg gạo để nấu ăn trong 7 ngày. Hỏi 3 ngày nấu hết bao nhiêu kg gạo, biết rằng mỗi ngày nấu số gạo như nhau?
Đây là dạng toán thực hiện nhiều phép tính để tìm ra đáp số mà bài toán yêu cầu:
	 Giải
	 	Mỗi ngày ăn hết số gạo là:
 126 : 7 = 18 (kg)
 Cả 3 ngày ăn hết số gạo là:
 18 x 3= 54 (kg)
 ĐS: 54 kg
Tuy nhiên học sinh khá giỏi các em có thể chỉ cần giải bằng 1 phép tính như sau:
	Giải:
	 	 Cả 3 ngày ăn hết số gạo là:
 ( 126 : 7) x 3= 54 (kg)
 ĐS: 54kg
- Để giải được dạng tính gộp đòi hỏi học sinh phải nắm được cách thực hiện phép tính có dấu ngoặc và có dấu +. - , x, : .
Chương III
Thực nghiệm sư phạm
I. Thực nghiệm
Để kiểm nghiệm xem những phương pháp dạy học tính giá trị biểu thức ở học sinh Tiểu học có thực sự đem lại kết quả tốt hay không chúng tôi tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm tại lớp 3B Trường Tiểu học Mường Mìn, Quan Sơn, Thanh Hoá.
Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi chuẩn bị hệ thống bài tập ghi lên bảng và kiểm tra kiến thức vốn có của học sinh về vấn đề đó. Đồng thời dùng để hướng dẫn học sinh phương pháp giải mới.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
 128 x 4 : 2 = 954 - ( 46 - 13) =
 74 + 256 : 4 = 237 + 56 x 4 =
Bài 2: Tìm một số biết rằng gấp 3 lần số đó và cộng thêm 5 thì được 11.
Bài 3: Tính nhanh:
 7200 : 6: 12 = 25 x 5 x 4 =
 55 + 88 + 12 + 45 = ( 27 -3 x9) : 5 x6 x 8 =
Hướng dẫn giải:
Bài 1: Hỏi: 	- Nêu quy tắc thứ tự thực hiện phép tính?
Bài 2: Giới thiệu cho học sinh cách suy luận theo PP Grap. Dựa vào mối quan hệ ngược nhau giữa các phép tính.
Giải:
Số cần tìm: 	(11 - 5) : 3 = 2
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh không thực hiện phép tính mà tính nhanh. 
II. Kết qủa 
Loại
Loại yếu
Loại TB
Loại khá
Loại giỏi
Tổng số học sinh(10 em)
Số bài
0
4
3
3
Tỷ lệ (%)
0%
40%
30%
30%
Qua thực nghiệm chúng tôi thấy không khí lớp học thất sôi nổi, các em hào hứng với việc vận dụng các phương pháp dạy học mới. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn của một tiết học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên mọi học sinh chủ động tích cực làm việc một cách nghiêm túc. Các em nắm bắt phương pháp một cách rất nhanh và tự giác làm bài tập trong phiếu theo lệnh của giáo viên. Các em không trao đổi, không nhìn bài của nhau, học sinh nào làm xong thì tự giác ngồi tại chỗ và giơ tay cho giáo viên biết là đã làm xong.
Kết quả thực nghiệm thu được cho thấy học sinh nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn, các em làm và hiểu được vì sao lại làm như thế. Bên cạnh đó bước đầu giúp các em nhận thức được rằng mỗi bài toán không phải duy nhất chỉ có một công cụ để giải. Từ đó góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển tư duy của học sinh.
C. Phần Kết luận
Biểu thức số là một trong những nội dung cơ bản của môn toán ở tiểu học. Qua sự phân tích trên toàn bộ đề tài đã nghiên cứu được một số vấn đề. Chúng tôi nhận thấy rằng:
- Nội dung, mức độ cũng như phương pháp giải bài tập thuộc vấn đề biểu thức hoàn toàn phù hợp và có tính vừa sức đối với học sinh tiểu học. Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng tính toán, phát triển tư duy sáng tạo. Tuy nhiên những dạng bài tập dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi còn hạn chế.
- Bên cạnh phương pháp thông thường những dạng tính biểu thức giáo viên nên sử dụng phương pháp Grap để hình thành cho học sinh một cách rõ ràng.
Như vậy vấn đề biểu thức có quan hệ chặt chẽ với số học. Các biểu thức được thể hiện theo mức độ “vòng số” của toán học. Nếu các em nắm chắc các quy tắc thứ tự thực hiện phép tính thì chắc chắn sẽ trả lời được câu hỏi của một bạn học sinh:
"Khi viết A: B x C thường hiểu là A hay A x C
	 B x C	B
Đây chính là tiền đề cơ sở cho các em học tiếp lên các lớp trên.
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn toán về vấn đề biểu thức ở lớp 3.
Trong quá trình viết đề tài với khả năng và kinh nghiệm có hạn rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
	Xin chân thành cảm ơn!	
Phụ lục
Giáo án thực nghiệm
Tiết 77
LàM QUEN VớI BIểU THứC
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
 - Tính giá trị của biểu thức đơn giản.
b) Kỹ năng: Rèn HS tính các các biểu thức, chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập chung.(3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2 , 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOạT ĐộNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CủA TRò
* HĐ1: Giới thiệu về biểu thức.(8’)
- MT: Giúp Hs làm quen với biểu thức.
a) Giới thiệu về biểu thức.
- Gv viết lên bảng: 126 + 51. Gv giới thiệu: 126 + 51 được gọi là một biểu thức. Biểu thức 126 cộng 51.
- Gv viết lên bảng: 62 – 11. Gv giới thiệu: 62 – 11 được gọi là một biểu thức. Biểu thức 62 trừ 11.
- Gv kết luận: Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.
b) Giới thiệu về giá trị của biểu thức.
- Gv yêu cầu Hs tính 126 + 51
- GV: Vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51.
- Gv hỏi: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là bao nhiêu?
- Gv yêu cầu Hs tính 125 + 10 - 4
- Gv giới thiệu: 131 được gọi là giá trị của biểu thức 125 + 10 – 4
* HĐ2: Làm bài 1.(5’)
MT: Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức.
* Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv viết lên bảng: 284 + 10 và yêu vầu Hs đọc biểu thức đó, sau đó tính 284 + 10.
- Vậy giá trị của biểu thức 284 + 10 = là bao nhiêu?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
+ Yêu cầu Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
* HĐ3: Làm bài 2.(7’)
- MT: Giúp nối biểu thức với giá trị đúng của nó.
* Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs tìm giá trị của biểu thức, sau đó tìm số chỉa giá trị của biểu thức đó nối với biểu thức.
Ví dụ: 45 + 23 = 68, vậy giá trị của biểu thức 45 + 23 là 68, nối biểu thức 45 + 23 với 68.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, Hs thi làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 79 – 20 = 59
 50 + 80 – 10 =120
 97 – 17 + 20 = 100
 30 x 3 = 90
 48 : 2 = 24
* HĐ4: Làm bài 3.(10’)
- MT : Giúp cho các em biết tính giá trị biểu thức đúng.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. 
Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét .
- Yêu cầu trong thời gian 5 phút nhóm nào tính đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
Gv chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. 
GV tổng kết , tuyên dương .
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: Lớp , cá nhân .
Hs nhắc lại.
Hs nhắc lại.
Hs tính: 126 + 51 = 177.
Là 177.
Hs tính : 125 + 10 – 4 = 131
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đọc và tính giá trị biểu thức.
Bằng 294.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
 b) 261 – 100 = 161 
Giá trị của biểu thức 261 – 100 là 161
c) 22 x 3 = 66
Giá trị của biểu thức 22 x 3 là 66.
 d) 84 : 2 = 42
Giá trị của biểu thức 84 : 2 là 44.
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: Nhóm . lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe.
Hs làm bài.
Hs lên thi đua gắn mũi tên nhanh và chính xác.
45 + 23 * * 59
79 – 20 * * 120 
50 + 80 – 10 * * 68 
97 – 17 + 20 * * 90
30 x 3 * * 24 
48 : 2 * * 100 
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
60 : 2 = 30 162 – 10 + 3 = 155
147 : 7 = 21. 175 + 2 + 3 = 180
30 x 4 = 120 
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài. 2,3.
Chuẩn bị : Tính giá trị biểu thức.
Nhận xét tiết học.
Tiết 78
TíNH GIá TRị CủA BIểU THứC
A/ Mục tiêu:
 a) Kiến thức: - Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia .- Ap dụng tính giá trị của biểu thức để giải các bài toán có lên quan.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các các biểu thức, chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Làm quen với biểu thức.(3’)
Gọi HS lên bảng sửa bài2,3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOạT ĐộNG CủA THầY 
HOạT ĐộNG CủA TRò
* HĐ1: Giới thiệu về biểu thức.(8’)
- MT: Giúp Hs làm quen với biểu thức.
a) Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính, cộng trừ.
- Gv viết lên bảng: 60 + 20 - 5. Gv yêu cầu Hs đọc biểu thức này.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ để tính biểu thức:
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc.
b) Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia.
Gv viết lên bảng: 49 : 7 x 5. Gv yêu cầu Hs đọc biểu thức này.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ để tính biểu thức:
- Gv mời Hs nhắc lại quy tắc.
- Gv mời Hs nhắc lại cách tính giá trị biểu thức: 
 49 : 7 x 5 .
* HĐ2: Làm bài 1.(5’)
- MT:Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức.
Cho học sinh mở vở bài tập.
* Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm mẫu biểu thức : 103 + 20 + 5
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách làm của mình.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu Hs lên bảng làm.
Gv nhận xét, chốt lại:
* HĐ3: Làm bài 2 , 3.(12’)
MT: Giúp HS tính giá trị biểu thức đúng. So sánh các giá trị biểu thức và điền dấu .
* Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, Hs thi làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv viết: 44 : 4 x 5  52. Gv hỏi: Làm thế nào để so sánh được 44 : 4 x 5  52
- Yêu cầu Hs tính 44 : 4 x 5
- So sánh 55 với 52?
- Gv yêu cầu Hs làm các phần còn lại.
- Gv nhận xét, chốt lại:
* HĐ4: Làm bài 4.(5’)
MT:Giúp cho các em biết giải toán có lời văn.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm . Câu hỏi: 
+ Mỗi gói mì cân nặng bao nhiêu gam?
+ Mỗi quả trứng cân nặng bao nhiêu gam?
+ Bài toán hỏi gì?
Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. 
Một em lên bảng làm.
Gv nhận xét, tổng kết , tuyên dương .
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs đọc biểu thức.
Hs tính: 60 + 20 - 5 
 80 – 5 = 75.
Khi tính giá trị biểu thức chỉ co các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự trừ trái sang phải.
Hs đọc biểu thức.
Hs tính: 49 : 7 x 5 
 7 x 5 = 35.
Khi tính giá trị biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự trừ trái sang phải.
Hs nêu miệng cách tính .
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Nhóm , lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs tính: 103 + 20 + 5
 123 + 5 = 128.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
b) 241 – 41 + 29 = 200 + 29 = 229
Giá trị của biểu thức 241 – 41 + 29 là 229.
c) 156 – 10 + 30 = 146 + 30 = 176
Giá trị của biểu thức 156 – 10 + 30 là 176.
d) 653 – 3 – 50 = 650 – 50 = 600
Giá trị của biểu thức 653 – 3 – 50 là 600.
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
a) 10 x 2 x 3 = 20 x 3 = 60
Giá trị của biểu thức 10 x 2 x 3 là 60.
b) 6 x 3 : 2 = 18 : 2 = 9
Giá trị của biểu thức 6 x 3 : 2 là 9.
c) 84 : 2 : 2 = 42 : 2 = 21
Giá trị của biểu thức 84 : 2 : 2 là 21.
d) 160 : 4 x 3 = 40 x 3 = 120
Giá trị của biểu thức 160 : 4 x 3 là 120.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs tính: 44 : 4 x 5 = 11 x 5 = 55.
 55 lớn hơn 52.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
41 . 68 – 20 – 7 47  80 + 8 – 40
41 = 41 47 < 48
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành.
HT:Nhóm , lớp .
Hs thảo luận nhóm
80 gam.
50gam
Tìm cân nặng của 3 gói mì và 1 hộp sữa.
Hs làm vào VBT. 
Cả 3 gói mì cân nặng là:
 80 x 3 = 240 (gam)
 Cả 3 gói mì và quả trứng cân nặng là:
 240 + 50 = 290 (gam).
 Đáp số: 290 gam
Một em lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài. 2,3.
Chuẩn bị : Tính giá trị biểu thức (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan