Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy và học ở trường THCS Đại Thành - Quốc Oai - Hà Nội

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu kỹ luận

+ Nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ - Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo về công tác chuyên môn.

+ Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy học.

- Nhóm các phương pháp trực tiếp.

+ Phương pháp quan sát.

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn.

+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

+ Phương pháp toán thông kê .

 

doc33 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy và học ở trường THCS Đại Thành - Quốc Oai - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trẻ, có kinh nghiệm dạy lớp 1.
- Giáo viên có khả năng, có nguyện vọng dạy môn chuyên mà chưa có giáo viên chuyên thì bố trí theo nguyện vọng.
- Giáo viên có tuổi cao sắp tới thời điểm nghỉ chế độ, có nguyện vọng
dự trù và tham gia hoạt động khác thì chấp nhận.
- Đảm bảo thu nhập (ngoài lương ngân sách) cho đội ngũ giáo viên ở mức độ phù hợp.
Dưới đây là danh sách giáo viên được phân công nhiệm vụ trong năm học 2008 - 2009
Số TT
Họ và tên
Năm sinh
Trình độ CM
Nhiệm vụ 
được phân công
1
Phí Thị Điện 
1965
12+2
Dạy lớp 1A
2
Lê Thị Thành 
1978
12+2
Dạy Lớp 1B
3
Nguyễn Thị Minh 
1979
12+2
Dạy Lớp 1C
4
Nguyễn Thị Hoá 
1968
12+2
Dạy Lớp 2A
5
 Nguyễn Thị Chăm
1980
12+2
Dạy Lớp 2B
6
Đặng Thị Nhàn 
1969
12+2
Dạy lớp 2C
7
Nguyễn Thị Hương Lan
1981
Cao đẳng
Dạy lớp 3A
8
Đàm thị Ngân
1972
Cao đẳng
Dạy lớp 3B
9
Đoàn Thị Lý 
1971
Cao đẳng
Dạy lớp 3C
10
Phạm Thị Ngọc Huỳnh
1974
12+2
Dạy lớp 4A
11
Nguyễn Đức Thành 
1976
Cao đẳng
Dạy lớp 4B
12
Nguyễn Thị Kim Thoa
1972
12+2
Dạy lớp 4C
13
Nguyễn Thị Thơ
1972
Cao đẳng
Dạy lớp 5A
14
Nguyễn Thị Vân Hoan
1976
Cao đẳng
Dạy lớp 5B
15
Trần Thị Thu Thuỷ
1973
12+2
Dạy âm nhạc
16
Hoàng Thị Thu Huyền
1985
12+2
Dạy mĩ thuật 
17
Dương Thị Thuỳ Dung
1986
Cao đẳng 
Dạy Anh văn
3.3 . Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Chất lượng giáo viên nhà trường chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ giáo viên, trong giai đoạn hiện nay khi mà đội ngũ cán bộ giáo viên còn yếu so với yêu cầu phát triển giáo dục thì công tác đào tạo bồi dưỡng có tầm quan trọng chiến lược. Những nội dung nhà trường đã tiến hành là:
+ Bằng nhiều hình thức khác nhau song theo mục tiêu là tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong giảng dạy, nâng cao trách nhiệm, đạo đức và lòng say mê nghề nghiệp của cán bộ giáo viên;, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm và tay nghề của giáo viên.
+ Tạo điều kiện thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí để cán bộ giáo viên có thể tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo tại chức phục vụ công tác của mình.
- Sức khoẻ gồm 2 yếu tố thể chất và tinh thần, với yếu tố thể chất tạo điều kiện phối hợp với Công đoàn khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho giáo viên, còn yếu tố tinh thần thì tìm nhiều biện pháp, nhiều hình thức để xây dựng và duy trì một tập thể đoàn kết, hạn chế đến mức thấp nhất mâu thuẫn giữa cán bộ quản lý và giáo viên, mâu thuẫn giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh; kịp thời xử lý những tình huống mới. Để đảm bảo một phần sức khoẻ và tổ chức lao động khoa học thì việc bố trí giáo viên được nghỉ ít nhất trọn vẹn một buổi trong 10 buổi học của học sinh cũng là điều cần thiết.
3.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:
- Đổi mới phương pháp dạy học là con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Đổi mới phương pháp dạy học là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của phương pháp dạy học hiện đại.
- Tăng cường kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn và động viên, hỗ trợ kinh phí để giáo viên bổ sung đồ dùng dạy học tự làm cũng là biện pháp góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Việc thăm lớp dự giờ và tư vấn với giáo viên sau mỗi giờ dạy là việc làm cần thiết, thường xuyên và có hiệu quả. ở mỗi giờ dạy giáo viên cần giúp học sinh phát huy tính năng động tự đi tìm những kiến thức mới thay bằng cách giáo viên đưa ra kiến thức và ngụ ý nói “Đây là kiến thức mới”
3.4.1. áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học và hình thành tổ chức dạy học mới.
3.4.1.1. Dạy học đảm bảo sự thống nhất, hợp lý hai yêu cầu: “Đồng loạt” và “cá thể”
Nội dung kiến thức cơ bản trong từng bài học nhìn chung có thể đáp ứng nhu cầu tiếp thu của tất cả học sinh. Mỗi tiết học giáo viên phải thiết kế một quy trình dạy học cho học sinh cả lớp, đáp ứng yêu cầu “đồng loạt” phù hợp với quỹ thời gian quy định một tiết học. Ngoài ra, giáo viên phải biết tạo cơ hội để học sinh bộc lộ tốt nhất những năng lực, sở trường của “cá thể” được thể hiện ở cách họcvà dung lượng kiến thức với học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học... Đồng thời bên cạnh đó là nghệ thuật kỹ năng lên lớp của giáo viên. (Giọng nói, ánh mặt, nụ cười, thao tác như đọc mẫu, viết mẫu, vẽ mẫu...)
3. 4.1.2. Dạy học hợp tác nhóm
Hình thành tổ chức dạy học này có ý nghĩa và tác động tích cực. tất cả học sinh đều được làm việc và thực hành luyện tập, biết giúp đỡ lẫn nhau giải quyết được những vấn đề khó và tìm ra cái mới trong bài học tạo thái độ học tập tích cực, đặc biệt bước đầu giúp các em làm quen với phong cách làm việc hợp tác. Khi tổ chức làm việc nhóm giáo viên phải nêu rõ nhiệm vụ, chuẩn bị phương tiện đồ dùng đầy đủ như: Phiếu bài tập, mô hình, vật thật...; xác định rõ nội dung nào, hoạt động nào của bài học cần làm việc theo nhóm. trong từng thời gian, cần thay đổi thảo luận ý kiến. Tuy nhiên không tổ chức học theo nhóm một cách máy móc, hình thức khi nội dung bài học không phù hợp và điều kiện của lớp học không thuận lợi.
3.4.1.3. Dạy học tự phát hiện:
Với quan điểm đổi mới hiện nay, tất cả các phương tiện dạy học cần phải tập trung vào hoạt động của học sinh. Phải tạo điều kiện và cơ hội để học sinh tự tìm tòi khám phá, phát hiện những nội dung mới của bài học. Học sinh thông qua cách học tự phát hiện để từng bứơc tạo thói quen làm việc có phương pháp tuỳ theo trình độ của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề theo các mức:
Nhận biết 	Hiểu rõ	áp dụng vào thực tiễn	 Phân tích	Tổng hợp	Nhận định đánh giá.
- Trong từng hoạt động học tập, mỗi học sinh phải thực sự làm việc để dần dần hoàn thành khả năng tự phát hiện, giáo viên phải biết nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu tự phát hiện của học sinh.
3.4.1.4. Dạy học tham quan ở hiện trường:
Đây là một hình thức dạy học rất thiết thực và bổ ích cho học sinh tiểu học để tránh lãng phí thời gian và công sức, giáo viên tổ chức bài học theo một chủ đề nhất định, nếu là tiết học thì phải có kế hoạch và nội dung phù hợp thì mới đạt hiệu quả cao.
3.4.1.5. Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức học tập thu hút được sự chú ý nhất, có sức hấp dẫn đối với học sinh tiểu học, khi xây dựng mục tiêu tiết học và khi soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu nội dung thích hợp cho học sinh chơi để củng cố kiến thức và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
3.4.2. Xây dựng môi trường thuận lợi cho học sinh
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá (bàn ghế hai chỗ ngồi, bảng từ, giá tranh, bộ đồ dùng dạy học đồng bộ;, băng hình, ti vi...)
- Xây dựng phòng học và tổ chức không gian lớp học mang tính thẩm mỹ sư phạm. Đồ dùng dạy học của giáo viên và dụng cụ học tập của học sinh được trang bị và lưu giữ đầy đủ ngay tại lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho thầy - trò trong từng tiết học.
- Môi trường học tập thuận lợi sẽ tác động tích cực tới sự thành công
của đổi mới phương pháp dạy học.
3.5. Chỉ đạo đổi mới sử dụng phương tiện dạy học trong nhà trường
3.5.1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức về vai trò và tác dụng của phương tiện dạy học trong đội ngũ giáo viên:
- Trong lý luận cho thấy: Nếu nhận thức đúng sẽ giúp cho hoạt động đúng, nếu nhận thức sai thì khó có hoạt động đúng.
- Qua thực tiễn chỉ đạo và điều tra thực trạng cho thấy: Nhiều giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của phương tiện dạy học đối với việc thực hiện đổi mới việc dạy học trong trường tiểu học.
Vì vậy, để nâng cao nhận thức của giáo viên về vấn đề này, nhà trường cần:
- Tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên và cán bộ quản lý được đi học nhiều lớp chuyên môn nghiệp vụ về sử dụng phương tiện dạy học, cung cấp sách tham khảo về hoạt động này.
- Yêu cầu giáo viên nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành, tham khảo tập san Giáo dục tiểu học, báo Giáo dục và Thời đại... về chỉ đạo hướng dẫn việc sử dụng phương tiện dạy học trong trường Tiểu học.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học để mỗi giáo viên đều tận mắt thấy hiệu quả của đồ dùng dạy học trong giờ cụ thể.
3.5.2. Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên về khả năng lựa chọn và sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học trong các tiết học:
- Chỉ đạo qua các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn, cần tập trung 
bàn kỹ trong tổ chuyên môn vào những bài, những phần cần sử dụng đồ dùng dạy học, từ đó lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp và cách sử dụng như thế nào để giảng dạy có hiệu quả. Sau mỗi tuần sinh hoạt chuyên môn đánh giá việc sử dụng đồ dùng dạy học của các giáo viên trong tổ, rút kinh nghiệm cho những bài học sau.
- Sau mỗi chuyên đề đã được tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong tiết dạy đó đạt hiệu quả đến đâu. Khai thác đồ dùng dạy học như vậy đã triệt để chưa? từ đó giáo viên tự rút kinh nghiệm học tập.
3.5.3. Đổi mới việc tổ chức các hội thi làm đồ dùng dạy học, hội thi sử dụng phương tiện dạy học trong các giờ dạy:
- Tổ chức phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong tập thể cán bộ giáo viên theo cả hai hình thức cá nhân và tập thể tổ. Coi đây là việc làm mang tính thường xuyên hàng năm và có đánh giá xếp loại.
- Hàng năm nhà trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường với chủ đề “Thi sử dụng phương tiện dạy học có hiệu qủa” đa dạng các môn học. 
3.5.4. Tăng cường đầu tư mua sắm, sắp xếp khoa học, bảo quản giữ gìn đồ dụng dạy học.
- Hàng năm nhà trường phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học mua sắm thêm trang thiết bị giảng dạy. Huy động các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách, thiết bị đồ dùng nào bị hư hỏng cần có kế hoạch tu sửa kịp thời.
- Nhà trường yêu cầu cán bộ thư viện phải có sổ sách theo dõi thường xuyên việc mượn trả đồ dùng dạy học của tất cả giáo viên trong trường, đưa hoạt động sử dụng thiết bị dạy học vào đánh giá thi đua.
- Sắp xếp phòng đồ dùng ở vị trí thuận tiện, dễ thấy, dễ tìm.
3.6. Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn:
- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, là nòng cốt trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Trong chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn, ban Giám hiệu cần bố trí thời gian phù hợp, cố định và trực tiếp tham gia cùng các tổ.
- Nội dung sinh hoạt gồm:
+ Thống nhất chương trình, thời khoá biểu.
+ Bàn và thống nhất những nội dung khó dạy trong tuần tới, chú ý những nội dung của chương trình sách giáo khoa mới ở các lớp 1, 2, 3, 4 và thường xuyên ghi nhật ký thay sách.
- Bàn và thống nhất nội dung các chuyên đề, quy trình giảng dạy và những tiết điển hình về đổi mới phương pháp dạy học để cả tổ cùng tham dự học tập rút kinh nghiệm.
- Trong quá trình sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng yêu cầu các thành viên nêu ý kiến thảo luận, đề xuất các biện pháp, các nội dung ở trên và đi đến thống nhất thực hiện.
3.7. Tổ chức và quản lý việc bồi dưỡng giáo viên giỏi.
- Người cán bộ quản lý phảii biết việc bồi dững là nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học.
- Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “Muốn có trò giỏi trước hết phải có thày giỏi”
- Tổ chức cho giáo viên dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp để học tập các ưu điểm cũng như tránh được các nhược điểm của bạn.
- Quan tâm theo dõi và giúp đỡ giáo viên hoàn thành các khoá học nâng cao trình độ nghiệp vụ và lập kế hoạch tự bồi dưỡng.
- Tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi, các chuyên đề của Phòng giáo dục tổ chức.
- Có kế hoạch kinh phí hỗ trợ thời gian, khen thưởng hợp lý giáo viên tham dự các cuộc thi.
3 8. Tổ chức thi đua trong nhà trường.
- Đây là khâu nhằm thực hiện chức năng là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho công tác xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục có hiệu quả. Đổi mới công tác thi đua trong nhà trường sao cho khách quan, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tổ chức thi đua cần phải theo đúng quy trình, đó là:
+ Tổ chức phát động thi đua.
+ Chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn thực hiện nội dung thi đua.
+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua.
+ Tổng kết đợt thi đua và phát thưởng.
- Ngay từ cuối năm học, việc lấy ý kiến cho quy chế thi đua khen thưởng của năm học sau đã tiến hành. Trong dịp chuẩn bị năm học mới, hiệu trưởng sẽ cùng Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn rà soát, chỉnh sửa nội dung quy chế khen thưởng thi đua phù hợp và đưa ra hội nghị cán bộ công chức năm học thảo luận, ra nghị quyết. Việc chuẩn bị và tổ chức thi đua tốt sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ của người giáô viên và cùng nhà trường đạt mục tiêu năm học.
- Có nhiều hình thức thi đua:
+ Thi đua dài hạn (học kỳ, năm học)
+ Thi đua ngắn hạn (từng tháng từng đợt)
+ Thi đua cho toàn thể mọi đối tượng tham gia hoặc một nhóm đối tượng tham gia.
Điều quan trọng trong công tác này là khen thưởng đúng và khen thưởng kịp thời góp phần động viên tinh thần các bộ giáo viên từ đó nâng cao hiệu quả lao động trong nhà trường .
kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Căn cứ vào chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng sự phấn đấu trong lao động của tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh; sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong những năm học qua trường tiểu học Phụng Châu đã đạt được những kết quả sau:
1.1. Cơ sở vật chất:
- Có 10. phòng học được xây mới đưa vào sử dụng từ năm 2005-2006
- Bổ sung bảng, tủ đựng đồ dùng dạy học ở một số phòng học.
- Trang bị đủ chỗ ngỗi ngồi cho học sinh ấm về mùa đông, mát về mùa hè .
- Phong cảnh sư phạm nhà trường luôn được duy trì xanh, sạch, đẹp.
- Trường luôn duy trì là Tập thể lao động tiên tiến , từng bước phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia .
1.2. Về đầu tư thiết bị dạy học:
- 100% các lớp được trang bị đồ dùng dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới.
- Học sinh được trang bị đồ dùng dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Kỹ thuật... tới từng em.
- 100% học sinh có đủ sách giáo khoa phục vụ học tập.
- Giáo viên có đầy đủ sách giáo viên, sách hướng dẫn tham khảo để phục vụ giảng dạy.
1.3. Về xây dựng sắp xếp bồi dưỡng đội ngũ:
- 7 đồng chí đã hoàn thành chương trình CĐSP .
- 2 đồng chí đã hoàn thành chương trình ĐHSP .
- 4 đồng chí giáo viên đang theo học chương trình đào tạo Đại học phục vụ công việc mình đảm nhiệm.
- Việc phân công nghiệm vụ từng năm học cơ bản đáp ứng nguyện vọng của từng cá nhân, phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường và 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm với công việc mình phụ trách.
- Cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục huyện Chương Mỹ và Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.
1.4. Về chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
- Về cơ bản giáo viên nhận thức được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên đã phần lớn không còn hiện tượng dạy chay (dạy không có đồ dùng dạy học theo yêu cầu)
- Việc sinh hoạt tổ chuyên môn được duy trì thường xuyên và có hiệu quả.
- 15 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 18 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Công tác dự giờ, thăm lớp kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn được duy trì thường xuyên và theo đúng kế hoạch.
Kết quả các mặt chất lượng giáo dục của nhà trường trong 3 năm học vừa qua như sau:
- Trong 3 năm học có 36 học sinh được công nhận là học sinh giỏi cấp huyện.
1.5. Danh hiệu thi đua nhà trường đã đạt trong 3 năm học vừa qua
- Trường tiên tiến cấp huyện.
- Công đoàn vững mạnh cấp huyện.
- Liên đội mạnh cấp huyện.
- Chi bộ trong sạch vững mạnh.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu với Chính phủ để để kịp thời nâng cao mức lương cho cán bộ giáo viên .
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội:
- Tiếp tục duy trì sự chỉ đạo công tác chuyên môn đối với các phòng giáo dục như trong thời gian vừa qua.
2.2. Đối với Phòng giáo dục Chương Mỹ:
- Tiếp tục tham mưu để UBND huyện tích cực triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở trường tiểu học như: bàn ghế học sinh và giáo viên, thiết bị dạy học hiện đại, Khu hiệu bộ và các phòng chức năng , đồ dùng dạy – học để nhà trường có điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy – học của hiệu truởng trường Tiểu học Phụng Châu – Chương Mỹ rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để cho đề tài đầy đủ hơn .
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Phụng Châu, ngày 06 tháng5 năm 2009
 Người viết 
 Cao ĐìnH Quân
danh mục tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam; Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ân Thi nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phụng Châu khoá 25 nhiệm kỳ 2005 - 2010 và các chỉ thị của Đảng các cấp về công tác giáo dục và đào tạo.
2. Luật giáo dục.
3. Điều lệ trường Tiểu học.
4. Một số kinh nghiệm về quản lý (Đặng Quốc Bảo - 1997)
5. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở tiểu học (nhà XB GD-1998)
6. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 (Nhà xuất bản GD- 2002)
7. Những cơ sở lý luận dạy học (Nhà xuất bản GD-1997)
8. Giáo trình giáo dục tiểu học (Đặng Vũ Hoạt - Phó Đức Hoà - Nhà xuất bản GD-1998)
9. Giáo trình quản lý hoạt động dạy học (Trường ĐHSP Hà Nội)
10. Triển vọng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học (Đỗ Đình Hoan)
11. Giáo trình quản lý giáo dục hiện đại (Trường ĐHSP Hà Nội)
12. Giáo trình tổ chức bộ máy quản lý GD&ĐT (Trường ĐHSP Hà Nội)
13. Giáo trình tham gia giáo dục (Trường ĐHSP Hà Nội)
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Nhà XBGD)
15. Lịch sử tư tưởng giáo dục học (Trường ĐHSP Hà Nội)
16. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học (Nhà XBGD)
17. Một số tài liệu, tạp chí về giáo dục và đào tạo.
Phòng gd&ĐT Ân Thi Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam 
Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 *********** ***********************
một số biện pháp
của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
ở trường tiểu học hoàng hoa thám - ân thi – hưng yên
 Họ và tên : cáp thị lâm
 Trường : Tiểu học hoàng hoa thám
Mục lục
Mở đầu : 	Trang
1 .Lý do chọn đề tài :
 1.1. Về lý luận   1
 1.2. Về thực tiễn .. .. 3
2. Mục đích nghiên cứu . 4
3. Đối tượng nghiên cứu :  .. 5 
4 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu... 5
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu .. 6
Chương I : Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên
1.1 Khái niện về quản lý ... 7
1.2 Chức năng quản lý . 8
1.3 Quản lý giáo dục . 9
1.4 Quản lý trường học .. 10
1.5 Hoạt động dạy và học  11
 1.5.1Thế nào là quá trình dạy học . 11
 1.5.2. Bản chất của hoạt động dạy học . 12
 1.5 .3 ý nghĩa của hoạt động dạy học .. 12
1.6 Quản lý hoạt động dạy học .. 12
1.7 Đặc điểm dạy học ở trường Tiểu học 13
 1.7.1 Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động dạy học của trường Tiểu học.. 13
 1.7.2Vị trí vai trò của đội ngũ giáo viên và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên . 15
1.8 Hiệu trưởng Tiểu học quản lý hoạt đông dạy học gồm những vấn đề 16
Chương II Thực trạng về hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám 18 2.1 Vài nét về tình hình đại phương và nhà trường . 18
 2.1.1 đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội và sự nghiệp giáo dục của xã Hoàng Hoa Thám .. 18
 2.1.2Khái quát về tình hình trường Tiểu học hoàng Hoa Thám . 19
 2.2 Thực trạng về hoạt động dạy học và ccông tác quản lý hoạt động dạy học của trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám 21
 2.2.1Thực trạngvề hoạt động dạy của trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám 21
2.2.2Thực trạng về quản lý dạy học 23
2.3 Đánh giá về thực trạng . 25
Chương III : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Phụng Châu – Chương Mỹ 
 3.1. Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên  28
3.2. Sắp xếp sử dụng đội ngũ hiện có . 28
 3.3 Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên  31
 3.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ................................. 31
 3.5 Chỉ đạo đổi mới phương tiện dạy học trong 

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan