Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân tại Trường THPT Lê Viết Thuật, Thành phố Vinh - Nghệ An

Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “Giáo dục và đạo tạo cùng với Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy CNH – HĐH đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức, có văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp, gắn học với hành, tài với đức.”.

Đảng ta cũng khẳng định: “nhân tài không phải sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu”. Nhiệm vụ xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài và chương trình quốc gia về đào tạo bồi dưỡng nhân tài cũng đã được Đảng ta chú trọng.

Để định hướng trên đi vào Giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm qua các cuộc thi Học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện hay các cuộc thi tìm ra nhân tài theo các hình thức khác nhau luôn được tổ chức và đi vào chiều sâu nhằm chọn ra nhân tài cho đất nước.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một công việc rất quan trọng. Như vây, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đầu tiên, là vấn đề cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đất nước hiện nay.

Trong những năm gần đây nhà trường đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Qua các kỳ thi HSG tỉnh, môn GDCD đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường.

 

doc41 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân tại Trường THPT Lê Viết Thuật, Thành phố Vinh - Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đề, mức độ cần giải quyết...
Để có thể định được phương hướng triển khai bài làm, học sinh cần trả lời được các câu hỏi: yêu cầu của đề là gì? dạng đề nhận biết hay vận dụng? Giải quyết tình huống theo cách nào? Việc trả lời các câu hỏi này càng rõ ràng, cụ thể, chính xác thì hiệu quả của bài làm càng cao. Đặc biệt câu hỏi “yêu cầu của đề là gì” nếu không xác định rõ sẽ dẫn tới chỗ lạc đề, loãng đề và việc trả lời không có trọng tâm, không đưa ra hết ý theo yêu cầu.
3.4.2. Kỹ năng nhận dạng đề thi
Thực tế, khi đề thi được phát ra, các bạn học sinh sẽ có khoảng 5-10 phút để kiểm tra một lượt đề thi. Chính vì vậy, học sinh không nên vội vàng làm bài ngay mà hãy dùng khoảng thời gian này để nhận biết dạng đề, xem xét toàn diện cấu trúc đề thi và mức độ khó dễ của từng câu hỏi. 
Thường thì các câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi chủ yếu là vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống hoặc lý giải một vấn đề, hoặc trình bày một quan điểm của mình về các vấn đề trong xã hội.
- Dạng đề 1: Có thể trích dẫn một câu tục ngữ, một câu ca dao, một đoạn thơ, một câu hát từ đó đặt ra yêu cầu xác định câu tục ngữ, câu ca dao, đoạn thơ hay câu hát đó liên quan đến nội dung nào đã học trong chương trình. Sau đó trình bày hiểu biết của mình về nội dung đó? 
Ví dụ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
 (Tục ngữ Việt Nam)
a. Câu tục ngữ trên liên quan đến bài nào đã học trong chương trình môn Giáo dục công dân THPT?
b.Trình bày hiểu biết của em về nội dung bài học đó?
- Dạng đề 2: Có thể đưa ra một số thông tin, một hiện tượng nào đó và từ đó yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã họ để lý giải về hiện tượng trên.
Ví dụ: Thông tin: “Thành phố Hồ Chí Minh đã nhập khẩu 13.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 100% so với năm 2018. Phía doanh nghiệp cũng cam kết nhập khẩu thêm mặt hàng này. Song nếu giữ nguyên giá nhập khẩu lợn thịt, cộng thuế và chi phí đưa ra thị trường khiến giá thịt nhập khẩu cao tương đương với thịt nóng. Do đó Sở công thương thành phố Hồ Chí Minh đề xuất miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng thịt lợn dịp cao điểm”
 (Theo nguồn báo Công an nhân dân online ngày 30/12/2019)
Hỏi: 
a. Vận dụng kiến thức đã học để lý giải hiện tượng trên.
b. Trình bày tác động của quy luật giá trị.
- Dạng đề 3: Có thể từ một câu hát, thông tin về một vấn đề nào đó sau đó sẽ yêu cầu vận dụng kiến thức đã học hãy làm rõ ý nghĩa hoặc suy nghĩ của lời bài hát hay vấn đề đó.
Ví dụ 1: Trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có câu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”.
Vận dụng kiến thức đã học em hãy làm rõ ý nghĩa của lời bài hát trên.
- Dạng đề 4: Bài tập tình huống: Thường là các bài tập tình huống liên quan đến nội dung kiến thức đã học trong chương trình Giáo dục công dân 11. Trong tình huống đó thường có những câu hỏi xoay quanh tình huống đó về những vấn đề đã được học. Bao giờ câu hỏi cũng lồng vào phần lý thuyết đã học, hoặc có thể kèm theo câu "em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?" hoặc giải thích hiện tượng, nhận xét về vấn đề đó và cũng có thể là liên hệ bản thân em cần phải làm gì.
Ví dụ 1: 
Sau khi học xong bài 2: “Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường” (Giáo dục công dân 11).
- Nguyệt cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.
- Thảo cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
- Thắng cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động.
a. Theo em, ai nói đúng? Vì sao?
b. Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất hàng hóa của đất nước ta trong những năm gần đây?
Ví dụ 2: Mặc dù giá thu mua tôm sú trên thị trường đang đồng loạt giảm mạnh nhưng vì mới đầu tư hệ thống lọc nước đắt tiền nên chị A dự định vẫn tiếp tục mở rộng quy mô nuôi tôm. Chồng chị A lại muốn thu hẹp hoặc chuyển sang nuôi cá ba sa vì giá cả mặt hàng này trên thị trường đang cao. Còn con trai của vợ chồng chị A cho rằng nên nuôi tôm cầm chừng chờ khi nào giá lên thì mở rộng quy mô.
a. Trong tình huống trên các quy luật kinh tế nào chi phối hoạt động sản xuất của gia đình chị A? Hãy giải thích.
b. Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?
+ Dạng đề 5: Có thể ra theo kiểu viết một bức thư, một tham luận, 1 suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó, 1 chủ đề nào đó..
Ví dụ: Hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2016. Đoàn trường tổ chức cuộc thi viết bản tin phát thanh với chủ đề: “Tai nạn giao thông - nỗi lo của toàn xã hội”. Em hãy viết bài tham gia cuộc thi trên.
+ Dạng đề 6: Trình bày hiểu biết, suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó trong xã hội. Tức là từ một sự kiện, một vấn đề nào đó nổi bật trong năm để viết lên suy nghĩ của mình hoặc bản thân có sự nhìn nhận, đánh giá như thế nào về một vấn đề nóng nào đó trong xã hội.
Ví dụ: Tối ngày 15 tháng 12 năm 2018, sau khi Việt Nam chiến thắng trong trận đá chung kết giải AFF Cúp 2018, hàng triệu con người Việt Nam đã đổ ra đường mang theo cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu, kèn trống,... và cất vang bài hát “Tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi”.
Là một công dân của nước Việt Nam em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
+ Dạng đề 7: Nêu hiểu biết về một sự kiện nổi bật nào đó trong năm và nêu ý nghĩ của sự kiện đó.
Ví dụ: “Cùng với sự thành công rực rỡ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Ngày 22/5/2016 sắp tới sẽ diễn ra một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng mang tầm bậc nhất của đất nước, đó là đợt sinh hoạt chính trị pháp lý - dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp của nhân dân”.
 (Trích Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 04/3/2016).
a. Em hãy cho biết đó là sự kiện nào của đất nước ta? Ý nghĩa của sự kiện đó?
b. Sự kiện trên thể hiện nội dung dân chủ trong lĩnh vực nào? Trình bày hiểu biết của em về nội dung dân chủ trong lĩnh vực đó?
+ Dạng đề 8: Học sinh viết lên cảm xúc suy nghĩ của mình về một chủ đề nào đó mà đề yêu cầu.
Ví dụ 1: Mái trường - Thiên đường tuổi học trò? 
Ví dụ 2: Có ý kiến cho rằng: “Hãy sống thật với bản thân, gia đình và xã hội”
Ý kiến của em,
Ví dụ 3: ...Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hoá, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh bản chất văn hoá của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn... (Báo Điện tử Nhân dân, Thứ ba ngày 05/01/2016 Trang "Diễn đàn Văn hoá").
Suy nghĩ của em về văn hoá cảm ơn?
Sau khi nhận biết dạng đề, học sinh cần phải định hướng nội dung triển khai, câu hỏi muốn nói đến vấn đề gì và gạch ra giấy nháp những nội dung, kiến thức cần nhớ đến để triển khai. Bên cạnh đó, việc nhận biết đề thi còn giúp cho các bạn học sinh tránh rơi vào tình trạng “lạc đề”.
3.4.3. Kỹ năng làm bài thi
Sau khi học sinh có kỹ năng nhận dạng đề thi, việc làm bài thi theo các dạng đề thi đã nhận dạng được là một kỹ năng rất quan trọng để có thể lấy được điểm cao nhất.
Ở dạng đề 1: Có thể trích dẫn một câu tục ngữ, một câu ca dao, một đoạn thơ, một câu hát từ đó đặt ra yêu cầu xác định câu tục ngữ, câu ca dao, đoạn thơ hay câu hát đó liên quan đến nội dung nào đã học trong chương trình. Sau đó trình bày hiểu hiết của mình về nội dung đó? 
Với dạng này học sinh cần lưu ý:
+ Xác định đúng phạm vi kiến thức liên quan
+ Trình bày được hiểu biết của mình về kiến thức đó: từ khái niệm, nội dung, ví dụ, biểu hiện, ý nghĩa, bài học, liên hệ bản thân
- Dạng đề 2: Có thể đưa ra một số thông tin, một hiện tượng nào đó và từ đó yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã họ để lý giải về hiện tượng trên.
Với dạng này yêu cầu học sinh:
+ Đọc kỹ vấn đề đó, hiện tượng đó
+ Xác định xem hiện tượng đó, vấn đề đó thuộc phạm vi kiến thức bài nào trong chương trình đã học.
+ Trình bày nội dung kiến thức có liên quan đến hiện tượng đó, sự kiện đó. 
+ Nếu câu hỏi vận dụng kiến thức đã học để giải thích vấn đề thì phải nêu được kiến thức đã học có liên quan đến bài đó từ khái niệm, thực trạng, hậu quả, giải pháp nhất là liên hệ bản thân.
+ Nếu hỏi vấn đề đó phản ánh điều gì thì trả lời thẳng vào vấn đề đó đồng thời lồng vào liên hệ bản thân về vấn đề đó.
+ Đề có thể họ sẽ nêu một số vấn đề đang được dư luận quan tâm, báo chí nhắc nhiều và từ những vấn đề nêu ra, học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học để lý giải hoặc trình bày quan điểm của mình về vấn đề đó
 + Thái độ của bản thân trước thông tin đó, hiện tượng đó.
 + Liên hệ bản thân
- Dạng đề 3 Có thể từ một câu hát, một câu chuyên, thông tin về một vấn đề nào đó sau đó sẽ yêu cầu vận dụng kiến thức đã học hãy làm rõ ý nghĩa hoặc suy nghĩ của lời bài hát hay câu chuyện đó, vấn đề đó. 
Với dạng này học sinh cũng cần lưu ý:
+ Xác định xem câu hát, câu chuyện đó, thông tin đó có ý nghĩa gì? ý nghĩ đó có liên quan đến bài học nào?
+ Thái độ nhận thức, đánh giá, cảm nhận và hành động của bản thân 
+ Ví dụ, dẫn chứng
+ Liện hệ bản thân
- Dạng đề 4: Bài tập tình huống
Với dạng này học sinh cần chú ý: 
+ Đọc kỹ tình huống, trả lời ngắn gọn, hỏi gì trả lời nấy, diễn đạt rõ ràng trả lời đúng theo yêu cầu của từng câu hỏi nhỏ trong tình huống. Thông thường bài tập tình huống thường có khoảng một đến ba câu hỏi nhỏ.
+ Đối với câu hỏi “em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao” thì trả lời “đồng ý với ai” chú ý thường có thể sẽ có hai ý kiến đúng nên lúc làm bài phải đọc kĩ. Sau đó vận dụng kiến thức có liên quan để giải thích.
+ Sau câu hỏi đối với tình huống thì sẽ là một câu hỏi về kiến thức cụ thể. Đối với câu này học sinh sẽ trình bày đầy đủ những kiến thức đã được học theo phạm vi yêu cầu của đề.
+ Chú ý trong quá trình trả lời cần vận dụng kiến thức để phân tích, lý giải cho vấn đề đưa ra. Sau đó mới chốt lại vấn đề cho chặt chẽ
- Dạng đề nghị luận xã hội về vấn đề đạo lí đạo đức hoặc là vấn đề hiện tượng trong đời sống xã hội. Dạng này cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Lưu ý cách dạng đề nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về các vấn đề xã hội, đạo đức. Có 2 kiểu đề: 
Một là: Kiểu đề đưa ra 1 nhận định, 1 câu nói, 1 câu danh ngôn, tục ngữ
Hai là: Yêu cầu bàn luận về 1 phẩm chất tính cách, trạng thái, tâm lí
Yêu cầu: 
Giải thích khái niệm (nếu có) là gì?
Lí giải vấn đề: Tại sao?
Biểu hiện: Vấn đề đó được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày (đưa dẫn chứng để chứng minh)
Đánh giá: Luận bàn vấn đề (đề mở, thể hiện bản lĩnh của người viết, quan niệm của người viết đối với vấn đề đó đúng hay sai, có thể lật ngược vấn đề hay không?
Kết bài: Rút ra bài học về nhận thức và hành động
- Dạng đề về tư tưởng, đạo lý: Vấn đề bàn luận thường là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm trong cuộc sống như tình yêu thương gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, hình thành nhân cách, tính cách trung thực, ích kỉ, vị tha, dũng cảm, hèn hạ, trạng thái bình yên, khoảng lặng trong tâm hồn.
Đối với dạng đề về nghị luận 1 tư tưởng đạo lí, đề giải quyết vấn đề cần phải xem xét nó dưới nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là nên đặt câu hỏi: nó là gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại thế? Được thể hiện trong cuộc sống ra sao? Như thế có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, con người và với bản thân.
- Dạng đề đề nghị luận xã hội về một vấn đề, một hiện tượng trong xã hội:
Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. Cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.
 Học sinh tham gia thi chọn đội tuyển HSG cấp tỉnh
3.4.4. Kỹ năng phân bổ thời gian
 Chúng ta chỉ có một khoảng thời gian nhất định để làm bài thi, vậy nên các bạn hãy chia đều thời gian cho từng câu dựa trên số điểm của câu hỏi đó. Đặc biệt, các bạn không nên để phí thời gian vào những câu hỏi khó mà hãy tập trung giải quyết các câu dễ trước rồi làm câu khó sau. 
Để phân bổ thời gian hợp lý, có một cách hiệu quả được nhiều người sử dụng khi đi thi là lấy tổng thời gian làm bài chia cho số điểm tối đa của bài thi. Sau đó, lấy kết quả nhân với số điểm của từng câu để có thời gian phù hợp cho mỗi câu hỏi. Tuy nhiên, đối với những câu hỏi dễ mà có thể làm nhanh và đúng được thì hãy cố gắng tiết kiệm thời gian để làm các câu khó phía sau. Nhưng các bạn học sinh cũng cần lưu ý rằng, khi làm bất kỳ câu hỏi nào cũng cần phải cẩn thận để làm, tránh mất điểm đáng tiếc ở những câu dễ hay không kịp thời gian làm câu hỏi khó.
Tóm lại các kĩ năng đã nêu trên, giáo viên phải hình thành thuần thục cho học sinh trong quá trình ôn luyện. Không phải lúc nào giáo viên cũng tiến hành đồng thời tất cả các kĩ năng này. Song giáo viên cần có kế hoạch cụ thể để rèn toàn bộ các kĩ năng. Cái đích cuối cùng cần đạt đến là trước khi thi, học sinh phải thuần thục vận dụng các kĩ năng, trở thành kĩ xảo - mức độ cao của kĩ năng.
4. Kết quả đạt được
Với những việc đã làm như trên đối chứng với cách làm trước đây, tôi đã thu đựơc những kết quả  rất khích lệ, lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp và các trường bạn ghi nhận. Góp một phần vào thành tích chung của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm nay.
      Có thể nói, sự kiên trì tận tâm và lòng nhiệt tình trong chuyên môn của bản thân cùng với sự miệt mài chăm chỉ, nỗ lực của các em học sinh đã được đền đáp. Với những kinh nghiệm của bản thân trong suốt quá trình tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông Lê Viết Thuật, liên tục trong những năm gần đây đội tuyển môn GDCD  đã đạt chỉ tiêu nhà trường đề ra. 
Năm học 2015 – 2016: 3/3 em tham gia thi học sinh giỏi tỉnh đạt giải nhất
- Nguyễn Thị Cẩm Trang
- Nguyễn Thị Thơ
- Nguyễn Thị Thùy Linh
Năm học 2018 – 2019: 3/3 em đạt giải trong đó 1 giải nhất, 2 giải nhì
- Lê Thị Phương Linh: Giải nhất (thủ khoa môn GDCD tỉnh)
- Bùi Thị Phương Linh: Giải nhì
- Lê Phan Hà Thanh: Giải nhỉ
Trong các năm 2016 – 2017; 2017 – 2018 các đồng nghiệp của tôi trực tiếp bồi dưỡng. Từ kinh nghiệm của bản thân tôi trong nhiều năm, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp. Kết quả năm học 2016-2017 3/3 học sinh đạt giải trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì; Năm học 2017-2018 3/3 em đạt giải nhất.
Bên cạnh đánh giá học sinh tại trường THPT Lê Viết Thuật, để đánh giá được kết quả của đề tài, trong ba năm học qua, chúng tôi đã tham gia sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học theo cụm bao gồm các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh và một số trường ở Hưng Nguyên, Cửa Lò. Qua trao đổi góp ý chuyên môn, các đồng nghiệp của tôi đã vận dụng tốt những biện pháp mà tôi đề xuất vào quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả tham gia thi học sinh giỏi tỉnh của các trường càng ngày càng được nâng cao. Đó là minh chứng cho thấy bên cạnh sự tâm huyết của người giáo viên còn đòi hỏi người giáo viên có sự chắc chắn về kiến thức và kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi.
Như vậy cho thấy, việc sử dụng các biện pháp nêu trên để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ giúp ích rất nhiều cho cả thầy và trò trong quá trình ôn luyện, góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD nói riêng và nhiều môn học khác trong chương trình cấp THPT nói chung. Vì vậy nên, có thể khẳng định tính đúng đắn, thực tế trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi.
Phần III. KẾT LUẬN
“Dạy học là một nghệ thuật”! Điều này càng đúng hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi vì bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình công phu, nhiều thử thách đối với cả thầy và trò. Cho nên, ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm uy tín thì giáo viên dạy GDCD phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy để khơi dậy được ở học sinh sự yêu thích môn học và thắp lên niềm tin vững chắc cho các em đi đến thành công. 
Qua quá trình nghiên cứu lí luận, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD tại trường THPT Lê Viết Thuật tôi nhận thấy:
Thứ nhất, sáng kiến kinh nghiệm đã tìm hiểu được một số vần đề lí luận liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở cấp THPT. Qua việc nghiên cứu lí luận, giáo viên có thể thấy rõ vai trò và những nguyên tắc cơ bản trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ đó giáo viên có thể tổ chức các hoạt động ôn luyện được tốt hơn và vận dụng tốt các giải pháp để có kết quả cao hơn trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Thứ hai, qua quá trình tìm hiểu được thực trạng và những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi nhận thấy đối với trường THPT Lê Viết Thuật và các giáo viên trong nhóm đã luôn tích cực ủng hộ, tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn số ít giáo viên ngại tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vì áp lực, vì mất nhiều thời gian. Trong khi đó công việc này đòi hỏi người giáo viên phải có đầy đủ tâm thế để gánh trọng trách, chia sẻ trách nhiệm, cố gắng hết mình để đạt kết quả cao nhất.
Thứ ba, trong SKKN đã đưa ra được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD. Việc đó sẽ giúp giáo viên có thêm một số cách thức để ôn luyện phù hợp. Qua đó cũng đòi hỏi người giáo viên luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn và linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình.
Thứ tư, qua sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã vận dụng giảng dạy trong những năm qua và đạt kết quả tích cực. Qua đây có thể rút ra một số lưu ý sau:
Nắm chắc bản chất và nguyên tắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD để vận dụng cho phù hợp. Cần xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với cấu trúc và khung chương trình. Cần chuẩn bị một cách nghiêm túc, đầy đủ những nội dung dạy học để tránh tình trạng bồi dưỡng không có hệ thống, nhàm chán.
Việc tạo hứng thú và tăng hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD là vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi người giáo viên cần tích lũy cho mình lượng kiến thức, kĩ năng và phương pháp giảng dạy phù hợp để tạo sựu hứng thu học tập cho học sinh.
Để đảm bảo cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến như sau:
1. Trong những năm gần đây công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi đã nhận được sự quan tâm, động viên rất lớn từ các cấp lãnh đạo Ngành. Tuy nhiên, như đã nói, đây là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết và thời gian của cả thầy và trò khi tham gia đội tuyển. Chính vì vậy kính mong các cấp lãnh đạo Ngành tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiệu quả hơn, thực chất hơn.
2. Đối với các trường THPT: Không ngừng yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để năng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Đối với giáo viên: Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cập nhật kiến thức, rèn luyện kĩ năng giảng dạy để đạt hiệu quả cao trong nghề nghiệp của mình.
Mặc dù trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng các giải pháp trên nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh khác chưa nghiên cứu. Đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mai Văn Bính (tổng chủ biên), Sách Giáo dục công dân 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
Mai Văn Bính (tổng chủ biên), Sách giáo dục công dân 11, Nhà xuất bản Giáo dục. 
Mai Văn Bính (tổng chủ biên), Sách giáo viên giáo dục công dân 11, Nhà xuất bản Giáo dục. 
Đinh Văn Đức (tổng chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân 10 và giáo dục công dân 11, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên GDCD trường THPT, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 10, 11, 12, NXB Đại học sư phạm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Lễ hoan tiễn đội tuyển học sinh giỏi tham gia thi học sinh giỏi tỉnh
Giáo viên bồi dưỡng với đội tuyển đạt thành tích cao

File đính kèm:

  • doc71_SKKN_Le_Thi_Thu_Ha_2ed373692a.doc
Sáng Kiến Liên Quan