Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1. Cơ sở khoa học

Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của

trẻ, là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non.

Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu

cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội

dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá.

Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phất triển

kỹ năng vận động thô như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng, kết hợp các giác

quan và tiếp nhận các cảm giác trẻ thể hiện được tính tự do, tự nguyện, tính cộng

đồng, biết thành lập theo nhóm làm đồ chơi, chơi các trò chơi vận động, dân gian.

Chơi tự do, cùng nhau làm những thí nghiệm đơn giản Đặc điểm tâm sinh lý của

trẻ phát triển ngày càng toàn diện hơn.

2. Cơ sở thực tiễn

Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động,

trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được trực tiếp quan sát những hoạt động của xã

hội, khám phá những điều mới lạ qua các hoạt động như: Quan sát hiện tượng thiên

nhiên, môi trường sống của các sự vật, tiếp xúc với nước, cát, sỏi, nhặt lá cây cùng

cô làm những đồ chơi đơn giản, chăm sóc vật nuôi cây trồng của lớp, của trường

Điều này được thể hiện qua nhận thức của trẻ, trẻ tò mò ham hiểu biết, mạnh

dạn nêu lên những gì trẻ được trải nghiệm, trẻ thường nêu lên những câu hỏi phức

tạp, số lượng câu hỏi nhiều hơn về các sự vật, hiện tượng theo từng chủ đề mà trẻ

cần khám phá.

pdf27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chức cho trẻ thi đua chơi: trên nền nhạc (Trong quá trình chơi giáo viên 
giám sát các đội chơi) 
3.Kết thúc: 5-10 phút: 
 + Đánh giá kết quả chơi của các đội 
 + Tuyên dương – trao giải 
2.3. Chơi tự do: 
Chơi tự do là một hình thức cho trẻ chơi theo ý thích nhưng dưới sự định 
hướng, bao quát của cô. Vì vậy tôi đã chuẩn bị một số nhóm chơi như: 
- Nhóm chơi với vật liệu thiên nhiên như: cát, sỏi, cây, cỏ, hoa, lá, hột hạt 
- Nhóm chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời như: Đồ chơi liên hoàn, cầu 
trượt, bập bênh, 
 - Nhóm chơi với các đồ chơi cô mang theo: Bóng, búp bê 
Tôi giới thiệu các khu vực chơi và ý tưởng chung sau đó để trẻ tùy ý lựa chọn 
trò chơi, địa điểm chơi và cách chơi. Nếu trẻ chưa lựa chọn được trò chơi tôi tiếp 
tục gợi ý để trẻ lựa chọn trò chơi và chủ động về nhóm chơi. 
Với phần chơi tự do này tôi hướng dẫn cho trẻ một số hoạt động lao động vừa 
sức như: Chăm sóc cây, lau lá, tưới nước, nhặt lá trong sân, thu dọn đồ dùng sau 
khi chơi, vẽ bằng phấn, xếp bằng que, hột hạt. 
Khi cho trẻ chơi tự do trẻ không ở yên một chỗ mà trẻ có thể tản ra các nhóm 
và ngoài tầm kiểm soát của cô. Do đó tôi luôn chú ý bao quát để nhắc nhở trẻ 
không đi quá xa, tránh những nơi nguy hiểm, quan sát để giải quyết kịp thời những 
xung đột của trẻ trong quá trình chơi, sẵn sàng giúp đỡ khi trẻ cần và đảm bảo an 
toàn cho trẻ. 
 13 
Ví dụ: Một số hình ảnh tôi đã tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời: 
 (Trẻ chơi sỏi, hột hạt) 
 14 
 (Trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân) 
Mỗi lần tự học tập, tự bồi dưỡng kiến thức tôi đều ghi chép, so sánh, phân 
tích và áp dụng qua thực tiễn trên trẻ, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm hữu ích và 
tìm ra được các giải pháp, cách tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời. bản thân đã 
tự tin hơn, xử lý các tình huống một cách linh hoạt, khéo léo đem đến cho trẻ sự 
thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá TGXQ, nhu cầu vui chơi ngoài trời. 
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, góp phần không ngừng củng cố, nâng 
cao chất lượng hoạt động chơi ngoài trời và giáo dục toàn diện cho trẻ. 
3. Biện pháp 3: Sử dụng môi trường hoạt động ngoài trời hợp lý và có 
tính phát triển 
Môi trường cho trẻ hoạt động là mơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến 
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường chơi hợp lý có ảnh 
hưởng rất quan trọng trong việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Ngoài sẵn có của trường, 
tôi đã thiết kế xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động để không ngừng nâng cao 
chất lượng tổ chức tốt hoạt động ngoài trời gồm: 
 15 
3.1.Sử dụng môi trường để cho trẻ quan sát có mục đích 
Ngoài các góc thiên nhiên, cây cối, vườn hoa có sẵn ở trong sân trường. 
Chúng tôi tạo thêm khu vườn thiên nhiên thu nhỏ cho trẻ ngay trước lớp mình, để 
trẻ dễ quan sát, được chăm sóc những cây do trẻ tự mang đến, tự trồng. 
Hay cô trồng cây dây leo trong lớp, vừa tạo môi trường thân thiện, môi trường 
xanh trong lớp học. 
Hoặc cho trẻ đi thăm quan dạo chơi, các khu vực gần trường 
 16 
 (Trẻ đi thăm quan đường phố, hiệu sách gần trường) 
Cùng tham mưu với Ban giám hiệu quy hoạch lại, bổ sung, sửa sang các góc 
chơi ở ngoài trời theo các phân hiệu rõ ràng: Góc chơi cát nước, vườn cây của bé, 
góc cổ tích, góc sách 
3.2. Đa dạng hóa các trò chơi ngoài trời: 
- Trò chơi phát triển các giác quan: 
Theo các chuyên gia sức khỏe, các giác quan của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến 
sinh hoạt hằng ngày cũng như sự phát triển trí não. Vậy làm thế nào để khơi gợi 
các giác quan của trẻ một cách hiệu quả? 
Phát triển toàn diện là điều mà phụ huynh nào cũng mong muốn khi nuôi 
dưỡng và chăm sóc cho con. Ngay từ khi con bắt đầu nhận thức được các giác 
quan, việc tiếp cận và phát triển các giác quan ấy một cách tự nhiên sẽ giúp cho trẻ 
trở nên nhạy bén hơn, thông minh hơn và tự tin hơn khi tiếp xúc với thế giới xung 
quanh. 
Ví dụ: Trò chơi: “Nghe và nói lại” 
Trò chơi này khá đơn giản, các cô có thể cùng chơi với trẻ và nhiều người 
khác.Với cách chơi vô cùng dễ thực hiện. Mỗi người ngồi ở một vị trí khác nhau, 
đầu tiên cô sẽ nói nhỏ với trẻ một câu gì đó, sau đó yêu cầu trẻ nói lại cho bạn bên 
cạnh nghe câu đó, rồi bạn đó lại đi nói với bạn khác và cứ tiếp tục như vậy cho 
đến bạn cuối cùng. 
Trò chơi này sẽ giúp tre tăng khả năng ghi nhớ, giác quan cảm thụ âm thanh 
sẽ hoạt động nhiều hơn bằng việc chú ý lắng nghe, ghi nhớ và cả nhận thức, đánh 
giá. 
 Hay trò chơi “bịt mắt đoán tên sự vật” 
 17 
Đầu tiên các cô nên giới thiệu cho trẻ biết rõ tên của từng đồ vật sắp cho trẻ 
chơi, sau đó tự bịt mắt mình và làm thử trước để cho bé hiểu rõ hơn nữa và cảm 
thấy trò chơi này là an toàn, để trẻ không lo sợ. 
Bắt đầu chơi như sau, các cô để đồ vật (như bong bóng, trái cây, hoa, bánh 
kẹo, chén nhựa, đòn ngồi, các vật dụng nhỏ khác) quanh chỗ chơi, bịt mắt trẻ lại 
và cho trẻ đi quanh, sờ phải đồ vật nào thì bảo bé đoán thử đó là vật gì. Đoán đúng 
sẽ có thưởng. 
Trò chơi rất tốt trong việc phát triển các giác quan của trẻ, kích thích sự linh 
hoạt, nhạy bén thông qua sự tiếp xúc các đồ vật. 
Qua các trò chơi trẻ được tri giác các sự vật hiện tượng bằng mắt, sờ, nắm, 
ngửi, nếm, trẻ được nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu? Tiếng lá rơi, tiếng chim 
hót, tiếng gió thổi, ngửi mùi thơm của hoa lá, cỏ cây. .. cảm nhận được ánh nắng 
mặt trời, cảm nhận tiết trời se lạnhQua các trò chơi “ tai ai tinh, ai tinh mắt, đoán 
cây qua lá, đoán xem tiếng động gì?...”. Vì vậy tôi đã tạo mọi cơ hội cho trẻ phát 
triển đầy đủ các giác quan một cách có hệ thống. Góp phần đa dạng hóa trò chơi 
ngoài trời và làm phong phú môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ. 
- Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ. 
Ở lứa tuổi này ngoài các lĩnh vực, các môm học như: Toán, tạo hình, khám 
phá khoa học thì trò chơi giúp trẻ phát triển nhận thức rất tốt qua trò chơi trẻ 
được “học bằng chơi, chơi mà học”. Kiến thức đến với trẻ một cách nhẹ nhàng. 
Ví dụ: Tôi thường xuyên cho trẻ chơi với cát, nước, sỏi, lá cây, vẽ phấn, đất, 
đá, que kemđể biết được tính chất của chúng. Chơi với que kem, lá cây, hột 
hạtđể xếp những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tưởng của trẻ. 
(Trẻ chơi vẽ phấn, xếp hình từ que ) 
 18 
Tổ chức thực hành: trồng cây, gieo hạt, quan sát sự nảy mầm của cây 
Quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường, phân loại cây có 
hoa, có quả, rau ăn lá, ăn củ 
Qua những trò chơi này giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung 
quanh, cách chăm sóc cây và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự 
với mọi người 
 - Tăng cường đồ dùng để tổ chức các trò chơi giúp phát triển vận động ở 
trẻ. 
Đối với trẻ mầm non, việc vận động hàng ngày là cơ hội tốt để não bộ trẻ phát 
triển. Thay chỉ vì để trẻ ngồi một chỗ chơi với các món đồ chơi, thì người lớn, 
nhất là giáo viên nên tìm hiểu và chơi các trò chơi vận động để giúp trẻ phát triển 
trí thông minh, thể lực  tốt hơn 
Ví dụ: Tôi đã tận dụng cho trẻ chơi các đồ chơi có sẵn trong sân. Tổ chức cho 
trẻ chơi các trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng 
rất thu hút trẻ như: kéo co, ném còn, bắt vịt. hoặc có thể tổ chức cho trẻ nhảy 
dân vũ, khiêu vũ, nhảy erobic 
(Trẻ khiêu vũ) 
- Sưu tầm câu đố hò vè, và một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian làm đa 
dạng hóa các trò chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động phù hợp với chủ đề. 
 19 
4. Biện pháp 4: Coi trọng phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, tổ chức 
hoạt động ngoài trời sinh động phù hợp với khả năng của trẻ 
Để tổ chức được hoạt động ngoài trời theo xu hướng này thì mỗi giáo viên 
cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi ở lớp 
mình phụ trách nói riêng. Để biết được khả năng nhu cầu học tập, kinh nghiệm 
sống của trẻ. Từ đó tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải 
nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi. Để làm được điều này tôi đã xây dựng kế 
hoạch lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động ngoài trời. trên cơ sở không dạy 
những cái trẻ đã biết mà dạy những cái trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe. Đáp ứng 
kịp thời những câu hỏi thắc mắc “Vì sao lại thế ? tại sao lại thế này? Mà không là 
thế kia?...” từng bước phát triển hoàn thiện các tố chất tư duy có chủ định của trẻ. 
Xây dựng hoạt động giáo dục hướng tới sự phát triển của trẻ trong hoạt động 
ngoài trời là xác định mục tiêu cần phải đạt được của hoạt động, thiết kế hoạt động 
nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Để xác định được mục tiêu của hoạt động tôi 
căn cứ vào khả năng nhu cầu học tập, sở thích học tập của trẻ (đây là kết quả của 
việc quan sát theo dõi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) 
Căn cứ vào nội dung của độ tuổi mẫu giáo lớn (trong chương trình giáo dục 
mầm non) để xác định mục tiêu phù hợp với khả năng kinh nghiệm sống của trẻ 
Ví dụ: Chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” với nội dung: Quan sát thời 
tiết, mùa. Tôi xác định mục tiêu cần đạt được đó là: 
+ Một số hiện tượng thời tiết theo mùa, thứ tự các mùa 
+ Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây cối theo mùa 
Khi đã xác định được mục tiêu giáo dục thì thiết kế hoạt động giáo dục cụ thể 
là “Hoạt động ngoài trời” nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra cũng là một vấn đề rất 
quan trọng. Tôi thiết kế hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ, không 
quá khó hoặc quá dễ. Tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú theo nhiều hình thức 
khác nhau tập thể, cá nhân, theo nhóm nhỏ hay khi thì cô đặt câu hỏi gợi mở để 
trẻ trả lời, hay cô để trẻ tự tìm tòi, tự khám phá trải nghiệm, sau đó cô thâu tóm, 
quy tụ lại. Sử dụng tất cả các phương pháp để kích thích tư duy của trẻ. 
Không cứng nhắc khi thực hiện các nội dung hoạt động ngoài trời (QS có 
mục đích, trò chơi vận động, chơi tự do) mà có thể thay đổi trật tự các nội dung 
nhằm mang tính chất động tĩnh kết hợp. luôn lấy trẻ làm trung tâm cô chỉ là người 
hướng dẫn khuyến khích, đặt câu hỏi gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho 
trẻ được hoạt động, được trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến của mình. 
Ví dụ: Với quan sát sự thay đổi của thời tiết. Tôi đặt câu hỏi: 
+ Con có nhận xét gì về thời tiết hôm nay? 
+ Theo con điều gì sắp xảy ra? 
Giáo viên thực hiện tốt biện pháp này phát huy được tối đa khả năng, năng 
lực hoạt động, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, khám phá, vui chơi. Trẻ tích cực tư 
duy, các giác quan của trẻ phát triển mạnh mẽ. trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, 
 20 
hứng thú với môi trường tự nhiên. Trẻ tự do hoạt động độc lập một mình, tự khởi 
xướng được các trò chơi. 
5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh tham gia hoạt động ngoài 
trời cùng với lớp. 
Đối với trẻ thơ đây là môi trường thuận lợi nhất để hình thành và phát triển 
nhân cách. Cha mẹ, người thân trong gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà đứa 
trẻ tiếp xúc và xã hội hoá tâm lý của mình. Có thể nói cha mẹ, những người thân 
trong gia đình là người thầy đầu tiên, là mẫu đầu tiên để trẻ học và bắt chước, trên 
cơ sở đó hình thành những biểu tượng về thế giới xung quanh. Vì vậy, giáo dục gia 
đình là rất quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. 
Ở trường Mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng 
giáo dục là không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng 
cao chất lượng hoạt động ngoài trời nói riêng, tôi đã luôn tạo ra được mối quan hệ 
mật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ, để gây ảnh hưởng công tác giáo dục ở 
trưởng đến gia đình. 
Thông qua các buổi họp phụ huynh, sau khi họp toàn trường, về lớp họp tôi 
đã phổ biến cho cha mẹ trẻ những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, tầm quan 
trọng của hoạt động ngoài trời tới sự phát triển nhân cách trẻ. Chính vì vậy, phụ 
huynh phải tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động của gia đình, cung cấp 
cho trẻ những tri thức về thế giới xung quanh. 
Ví dụ: Như cho trẻ cùng tham gia đi chơi “Công viên” trẻ có thể quan sát thế 
giới xung quanh. Trẻ được nhìn thấy các bác nhân viên chăm sóc cây như thế nào?, 
cho con vật ăn ra sao?. Không chỉ thế các bậc phụ huynh có thể cho trẻ đi chơi siêu 
thị, du lịch  Ngoài ra có thể tận dụng ngay chính quang cảnh nhà ở của trẻ, của 
những người xung quanh cho trẻ quan sát. 
Sau mỗi lần đó cha mẹ cần hỏi trẻ về các sự việc diễn ra như thế nào? Qua đó 
giúp trẻ nhớ sâu những tri thức mới trẻ được trực tiếp quan sát. Trẻ sẽ áp dụng trải 
nghiệm trong các giờ chơi. 
Ngoài những buổi họp phụ huynh, tôi đã tận dụng các buổi đó, trả trẻ để trao 
đổi với phụ huynh, xây dựng các góc tuyên truyền của lớp. Thông báo những nội 
dung hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của trường, của lớp. Yêu câù phụ huynh 
cần phối hợp. 
Ở trường chúng tôi tổ chức tổ chức các hoạt động ngoài trời, các buổi giao 
lưu mời phụ huynh tham gia cùng con. Để từ đó kết nối giáo dục phối kết giữa gia 
đình nhà trường 
 21 
(Bố mẹ cùng đến chơi với con tại sân trường) 
Với biện pháp này, tôi đã nhận thấy: 
- 100% phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài 
trời đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, có ý thức trong việc phối hợp với cô 
giáo để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động ngoài trời 
nói riêng. 
- Nhiều phụ huynh đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động tại 
gia đình như cho trẻ đi chợ, siêu thị, công viênđã quan tâm cung cấp tri thức mới 
cho trẻ, giải đáp những câu hỏi tò mò cuả trẻ. Bên cạnh đó phụ huynh còn ủng hộ 
các nguyên vật liệu phế thải để tôi và các giáo viên trong lớp tận dụng làm đồ 
dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Qua đó, chất lượng của hoạt động ngoài trời ở lớp 
tôi đã được nâng lên rõ rệt, trẻ thích tham gia chơi, các kỹ năng quan sát, phán 
đoán suy luận của trẻ được nâng lên rõ rệt. 
 22 
PHẦN III 
KẾT LUẬN 
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng 
thuận hợp tác của đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ. Qua một 
năm học thực hiện với những hình thức, phương pháp cô đưa ra, tôi nhận thấy biện 
pháp trên rất có hiệu quả, trẻ lớp tôi có chuyển biến rất rõ rệt, đặc biệt trẻ tự tin và 
khéo léo hơn, thích tham gia các hoạt động tập thể, phát triển toàn diện. Kết quả 
đạt được như sau: 
I. Đối với trẻ 
 Kết quả khảo sát cuối năm năm học như sau: 
TT Nội dung 
Tổng số trẻ 
tham gia 
Số trẻ 
đạt 
Tỷ lệ 
% 
Số trẻ 
chưa đạt 
Tỷ lệ 
% 
1 
Trẻ hứng thú vào các 
hoạt động chơi ngoài trời 
41 41 100% 0 0% 
2 
Trẻ có tính tập thể, kỷ 
luật hợp tác trong các 
hoạt đông 
41 38 92,3% 3 7,7% 
3 Trẻ mạnh dạn tự tin 41 35 85,5% 6 14,5 
4 
Trẻ ham học hỏi khám 
phá, trải nghiệm 
41 35 85,5% 6 14,5 
5 Thể lực, sức khỏe 41 41 100% 0 0% 
Qua một năm học thực hiện theo các hình thức đó tôi thấy đã đạt được hiệu 
quả rõ rệt. Đặc biệt, với những hình thức, phương pháp cô đưa ra, trẻ nhận thức rất 
nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm các 
nội dung trong hoạt động vui chơi ngoài trời. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự 
tin khéo léo hơn, thích tham gia các hoạt động tập thể. Thông qua việc trẻ được 
thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ 
phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. 
Bên cạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt. Qua khảo sát đánh 
giá cuối năm. các chỉ số ở các lĩnh vực trẻ đạt cao hơn so với đầu năm học: 
II. Đối với giáo viên: 
- Giáo viên linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động ngoài trời 
- Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi của trẻ, không la 
mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp. 
 23 
- Bản thân luôn đạt kết quả tốt trong các đợt thanh tra kiểm tra, thi giáo viên 
dạy giỏi cấp trường 
III. Đối với phụ huynh: 
- Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động ngoài 
trời trong trường Mầm non tõ ®ã cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt 
chẽ với cô giáo trong việc cho trẻ hoạt động ngoài trời, trao đổi với giáo viên bằng 
nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở 
lớp; tham gia đến trường giao lưu hoạt động vui chơi cùng với cô và trẻ. 
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng 
trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng 
trẻ thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ 
đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ vui vẻ tự tin đi học 
- Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả 
giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông 
cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên 
trang trí lớp, làm đồ chơi. Tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trong nhà 
trường. 
- Điều mà tôi thấy tâm đắc nhất trên là kết quả thu được từ phụ huynh đã 
“Học ” cùng con. Cùng vươn tới mục đích nuôi dạy các con tốt hơn 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Để nâng cao được chất lượng hoạt động ngoài trời tại lớp, đòi hỏi người giáo 
viên cần phải: 
- Có tâm huyết với nghề, phải có kế hoạch tổ chức phù hợp, nắm bắt thực tế, 
đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp 
với trẻ ở từng giai đoạn nhất định. 
- Có ý thức nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ, 
không cắt bỏ hoạt động. 
- Có tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong việc tổ chức hoạt động 
ngoài trời. 
- Tích cực, nhiệt tình sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi ngoài trời 
mầm non phục vụ cho hoạt động ngoài trời. 
- Tham mưu tốt với Ban giám hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ 
chơi cho lớp. 
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh của lớp để cùng có các biện pháp 
giáo dục trẻ. 
 24 
KIẾN NGHỊ 
- Mỗi giáo viên mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng 
trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời. 
- Đề xuất với Sở, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tiếp tục tổ chức các 
hoạt động mẫu ở các trường điểm, lớp điểm để nhiều giáo viên trong trường và các 
trường bạn tham dự. 
Trên đây là một số biện pháp nhỏ của tôi đã áp dụng tại lớp trong việc nâng 
cao chất lượng hoạt động ngoài trời. Kính mong quý cấp trên và đồng nghiệp có ý 
kiến đóng góp để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt 
động của mình. 
Tôi xin cảm ơn! 
TP Vinh , ngày 25 tháng 03 năm 2021 
 25 
MỤC LỤC 
PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 
PHẦN 2: NỘI DUNG. 2 
I. CƠ SỞ KHOA HOC... 2 
1. Cơ sở khoa học 2 
2. Cơ sở thực tiễn 2 
II. THỰC TRẠNG.......... 2 
1. Thuận lợi  2 
2. Khó khăn  3 
III. CÁC BIỆN PHÁP.... 4 
1.Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cụ thể, nội dung phù hợp với điều 
kiện thực tế và độ tuổi của trẻ4 
2.Biện pháp 2: Tích cực học tập bồi dưỡng không ngừng, củng cố và nâng 
cao kiến thức tổ chức hoạt động ngoài trời. 7 
2.1.Tự học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức về nội dung quan sát có 
 mục đích... 7 
2.2. Trò chơi vận động. 10 
2.3. Chơi tự do...... 12 
3. Biện pháp 3: Sử dụng môi trường hoạt động ngoài trời hợp lý và có 
tính phát triển14 
3.1.Sử dụng môi trường để cho trẻ quan sát có mục đích.14 
3.2. Đa dạng hóa các trò chơi ngoài trời 16 
4. Biện pháp 4: Coi trọng phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, tổ 
chức hoạt động ngoài trời sinh động phù hợp với khả năng của trẻ. 19 
5.Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh tham gia hoạt động ngoài 
trời cùng với lớp... 20 
PHẦN III: KẾT LUẬN 22 
I. Đối với trẻ 22 
II. Đối với giáo viên 22 
III. Đối với phụ huynh... 23 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM.23 
KIẾN NGHỊ..24 
 26 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT 
ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI” 
 27 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 
 MẪU GIÁO 5-6 TUỔI” 
Tác giả : VÕ THỊ MINH HẰNG 
Tổ : Mẫu giáo 
Điện thoại : 0977440199 
Năm học 2020-2021 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan