Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 3

CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1/ Vị trí, vai trò của phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học:

Tập đọc, với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.

a. Hình thành năng lực đọc cho học sinh:

Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung của văn bản.

b. Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh.

Thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.

c. Những nhiệm vụ khác:

Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách. Phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:

- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Thông qua việc đọc, đặc biệt là thông qua các tác phẩm văn học, thông qua các sách về khoa học mỗi người sẽ tự làm giàu cho mình những từ ngữ về khoa học, về tự nhiên xã hội. Thông qua đọc, học sinh nắm được những từ hay những cấu trúc câu đặc biệt củng cố thêm về tư duy lôgic và tư duy trừu tượng.

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Thông qua việc đọc, học sinh sẽ được nâng cao về đạo đức; nâng cao tình cảm đối với quê hương, Tổ quốc; biết được cái xấu, thiện, ác.

2/ Nội dung dạy Tập đọc ở lớp 3:

a. Rèn kĩ năng đọc:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm thông qua các bài Tập đọc thuộc các loại hình văn bản khác nhau: Nghệ thuật, hành chính, báo chí,.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thông qua phần hướng dẫn sư phạm cuối bài Tập đọc (chú thích và giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài); giúp học sinh nắm được ý chính của đoạn, tập nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài Tập đọc.

b. Kết hợp rèn kĩ năng nghe - nói

Qua việc hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài, GV giúp các em có cơ hội rèn kĩ năng nghe - nói ( nghe GV và các bạn đọc, nghe GV hướng dẫn học bài hoặc các bạn trả lời câu hỏi, nói trước lớp hoặc trao đổi với bạn về nội dung bài đọc)

c. Cung cấp và mở rộng vốn sống

Các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hóa, khoa học, thể thao và các vấn đề lớn của xã hội như bảo vệ hòa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ moi trường sống, chinh phục vũ trụ,.

Thông qua hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm về các lĩnh vực khác nhau, qua những câu hỏi, bài tập khai thác nội dung bài, phân môn Tập đọc còn cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật), qua đó góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy hình tượng. Như vây, đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
1/ Vị trí, vai trò của phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học:
Tập đọc, với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
a. Hình thành năng lực đọc cho học sinh:
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung của văn bản.
b. Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh.
Thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
c. Những nhiệm vụ khác:
Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách. Phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Thông qua việc đọc, đặc biệt là thông qua các tác phẩm văn học, thông qua các sách về khoa học mỗi người sẽ tự làm giàu cho mình những từ ngữ về khoa học, về tự nhiên xã hội. Thông qua đọc, học sinh nắm được những từ hay những cấu trúc câu đặc biệt củng cố thêm về tư duy lôgic và tư duy trừu tượng.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Thông qua việc đọc, học sinh sẽ được nâng cao về đạo đức; nâng cao tình cảm đối với quê hương, Tổ quốc; biết được cái xấu, thiện, ác.
2/ Nội dung dạy Tập đọc ở lớp 3:
a. Rèn kĩ năng đọc:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm thông qua các bài Tập đọc thuộc các loại hình văn bản khác nhau: Nghệ thuật, hành chính, báo chí,......
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thông qua phần hướng dẫn sư phạm cuối bài Tập đọc (chú thích và giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài); giúp học sinh nắm được ý chính của đoạn, tập nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài Tập đọc.
b. Kết hợp rèn kĩ năng nghe - nói
Qua việc hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài, GV giúp các em có cơ hội rèn kĩ năng nghe - nói ( nghe GV và các bạn đọc, nghe GV hướng dẫn học bài hoặc các bạn trả lời câu hỏi, nói trước lớp hoặc trao đổi với bạn về nội dung bài đọc)
c. Cung cấp và mở rộng vốn sống
Các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hóa, khoa học, thể thao và các vấn đề lớn của xã hội như bảo vệ hòa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ moi trường sống, chinh phục vũ trụ,....
Thông qua hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm về các lĩnh vực khác nhau, qua những câu hỏi, bài tập khai thác nội dung bài, phân môn Tập đọc còn cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật), qua đó góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
3/ SGK dạy học tập đọc: 
Ở lớp 3, các bài tập đọc được phân bố vào từng tuần cùng với các phân môn khác. Các chủ đề được bố trí như sau:
1) Măng non
2) Mái ấm
3) Tới trường
4) Cộng đồng
5) Quê hương
6) Bắc Trung Nam
7) Anh em một nhà
8) Thành thị và nông thôn
9) Bảo vệ Tổ quốc
10) Sáng tạo
11) Nghệ thuật
12) Lễ hội
13) Thể thao
14) Ngôi nhà chung
15) Bầu trời - Mặt đất
III. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH:
1. Tìm hiểu thực trạng của học sinh trong quá trình dạy tập đọc lớp 3 ở nhà trường hiện nay:
Năm học 2011- 2012, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy môn Toán, Tiếng Việt lớp 32. Đây là lớp học có độ tuổi đồng đều. Tổng số học sinh là 39 em , diện chính sách không có, diện có hoàn cảnh khó khăn 1 em, học sinh diện hòa nhập 1 em .
Qua khảo sát thực tế đầu năm học, tôi nhận thấy việc đọc của học sinh còn nhiều hạn chế: đọc chậm, vừa nhẩm vừa đọc, phát âm chưa chuẩn, đọc chưa trôi chảy, chưa lưu loát. Trong đó, việc phát âm chưa chuẩn một số từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai là tình trạng phổ biến nhất. Phần lớn các em phát âm chưa chuẩn do phương ngữ, ví dụ: nhầm lẫn giữa vần in-inh, ân-anh, ong-ông, uân- oanh, iêu-ươu; nhầm lẫn giữa âm s-x; phát âm sai dấu hỏi, ngã. Việc ngắt nghỉ chưa phù hợp với các dấu câu. Đọc chưa đúng các ngữ điệu câu (câu hỏi, câu cầu khiển, câu cảm, câu kể....). Từ việc đọc chưa đúng, chưa chuẩn nên dẫn đến việc đọc diễn cảm còn hạn chế. Khi đọc, khả năng chú ý của học sinh chưa cao nên chất lượng của đọc hiểu còn thấp. Qua các tiết tập đọc, khả năng cảm thụ văn học, yêu thích cái hay cái đẹp qua việc đọc của học sinh còn hạn chế.
Đó là những tình trạng còn tồn tại đặc biệt là của học sinh lớp tôi chủ nhiệm khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tìm biện pháp khắc phục.
2. Qua tìm hiểu và kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy tình trạng này xảy ra bởi do những nguyên nhân sau: 
- Học sinh ham chơi hơn ham học, chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa chịu khó học tập.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, chưa có ý thức tự rèn đọc.
- Giáo viên chưa chú ý rèn đọc, kèm cặp những học sinh học yếu, thiếu thường xuyên và chưa kiên trì.
- Phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở thường xuyên việc học của con em mình.
 - Nguyên nhân chủ yếu của việc phát âm sai ở học sinh là do ngôn ngữ riêng của địa phương, và "Cái phương ngữ " đó được các em sử dụng tương đối nhiều khi giao tiếp (nói và viết) ,khiến người đọc, người nghe khó hiểu. Trong khi những người gần gũi với các em, tiếp xúc với các em hằng ngày như ông, bà, cha ,mẹ, anh , chị,  của các em cũng nói sai. Khi đến trường, nơi các em học tập, cũng có không ít giáo viên phát âm sai (do phương ngữ) .Vì thế, một số em còn đọc sai là lẽ đương nhiên.
 IV. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1. Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học:
Qua khảo sát bài Tập đọc “ Cậu bé thông minh” của lớp 32 ngày 22 tháng 8 năm 2011, tôi thu được kết quả như sau:
* Ưu điểm: 
- Nhiều học sinh đọc đúng, trôi chảy, to, rõ ràng.
- Một số em đã biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ. 
* Hạn chế: 
- Một số em đọc còn chậm, vừa nhẩm vừa đọc, còn ê a, ngắc ngứ.
- Các em đọc sai các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai. 
- Đa số học sinh chưa biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
 Tôi phân loại đối tượng học sinh để nắm được trình độ của từng em, và thu được kết quả như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
13
34,2
18
47,4
6
15,8
1
2,6
 2. Biện pháp 2: Luyện cho học sinh đọc đúng
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm. Đọc đúng pahir thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn.
a/ Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm Tiếng Việt.
- Đọc đúng các phụ âm đầu: Có ý thức phân biệt để không đọc “chim sẻ” thành “chim xẻ”.
- Đọc đúng các âm chính: Có ý thức phân biệt để không đọc “mua rượu” thành “mua riệu”, “con hươu” thành “con hiêu”, “thành công ” thành “thần công”, 
- Đọc đúng các âm cuối: Có ý thức để không đọc “một nghìn” thành “một nghình”.
- Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, các từ, để ngắt hơi cho đúng. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Như vậy, đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
b/ Trước khi lên lớp, giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước.
3.Biện pháp 3: Luyện cho học sinh đọc nhanh
Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ đọc đặt ra sau khi đã dọc đúng.
Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn: đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh vần. Về sau tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. Vì vậy, đọc nhanh không phải đọc liến thoắng. 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Đinh tốc độ như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
4.Biện pháp 4: Giúp cho giáo viên hiểu thế nào là đọc diễn cảm, bài tập để luyện đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng v.v... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu đạt được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm....phù hợp từng ý nghĩ cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt được lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm. Ở tiểu học, khi nói đến đọc biểu cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu.
Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng lôgic. Ngắt giọng lôgic là chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu. Ngắt giọng lôgic hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lôgic thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm.
Ví dụ: 
	"	Rồi người ấy nghẹn ngào: 
	- Mẹ tôi là người miền Trung Bà đã qua đời hơn tám năm rồi. 
	Nói đến đây người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ "
	( Giọng quê hương - Sách Tiếng Việt 3 -Tập 2)
Ở đoạn văn này, tôi cho học sinh đọc thể hiện ngắt giọng bằng nội tâm và cảm xúc của riêng mình. Cách ngắt giọng của các em có khác nhau nhưng đều thể hiện nỗi thương nhớ mẹ, yêu quý quê hương của các nhân vật trong bài tập đọc.
Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt.
Ngữ điệu là sự lên cao hay hạ thấp giọng mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng, ví dụ, sự hạ giọng cuối câu kể, sự lên giọng cuối câu cảm.
Chính nội dung bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài; ngược lại điều này phải là kết luận tự nhiên của học sinh sau khi hiểu sâu sắc nội dung bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bài tập sau:
- Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc.
- Rèn cường độ giọng đọc - luyện đọc to.
- Luyện đọc chính âm.
- Luyện đọc diễn cảm.
+ Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy.
+ Đọc mẫu của giáo viên.
+ Luyện đọc cá nhân.
5. Biện pháp 5: Tổ chức dạy đọc thầm.
Trong một số tài liệu dạy học, việc tổ chức dạy đọc thành tiếng gọi là luyện đọc. Nói như vậy, đọc đã bị thu hẹp nghĩa , chỉ còn ứng với một hình thức đọc - đọc thành tiếng. Từ đây, dẫn đến một sai lầm trên thức tế dạy học là gaios viên đã không chú ý đúng mức đến luyện đọc thầm cho học sinh.
Sự thực thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc.
Các bước dạy đọc thầm:
a/ Chuẩn bị cho việc đọc thầm:
Cũng như khi ngồi đọc (vì ít khi đứng đọc) thành tiếng, tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giưa sách và mắt khoảng 30-35 cm.
b/ Tổ chức quá trình đọc thầm:
 Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to đọc nhỏ đọc mấp máy môi (không thành tiếng) đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm), giai đoạn cuối gồm hai bước: di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngó tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển. Giáo viên phải tổ chức quá trình di chuyển từ ngoài vào trong này.
Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài.
c/ Đọc hiểu
Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, việc dạy đọc thầm chính là việc dạy đọc có ý thức, đọc hiểu; kết quả của việc dạy đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu nghĩa của bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa của từ. Việc chọn từ nào cần giải thích phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh. Giáo viên cần có vốn hiểu biết về từ địa phương để chọn từ giải nghĩa cho thích hợp; đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài các em yêu cầu.
Để hiểu và nhớ được những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả những chữ là quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài.
 6.Các giải pháp bổ trợ:
- Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh , đặc biệt là những em học yếu.
- Giáo viên luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và đồng nghiệp.
- Phụ huynh cần dành nhiều thời gian để quan tâm, động viện các em.
- Học sinh phải nêu cao ý thức tự học, tự rèn, tích cực học tập.
- Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập.
- Tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu buổi, các buổi học ngoại khoá có chất lượng: Thi đua nhóm đôi cách đọc một đoạn văn, đoạn thơ hay các từ ngữ khó.
- Cán bộ phụ trách học tập của lớp phải nhiệt tình, có năng lực để quản lí lớp.
 - Học sinh phải nêu cao tinh thần phê và tự phê để cùng nhau tiến bộ. 
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC	
Sau gần một năm giảng dạy ở lớp 32 , với những biện pháp nêu trên, việc học của lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau:
- Học sinh hứng thú hơn trong việc đọc và cảm thấy yêu thích phân môn này.
- Nhiều học sinh yêu thích đọc truyện ngắn dành cho thiếu nhi
- Số học sinh đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh trung bình về phần đọc đã được nâng loại.
- Học sinh nắm bài đọc tốt hơn; chất lượng các bài kiểm tra đọc hiểu được nâng cao
Khảo sát bài tập đọc: “ Người đi săn và con vượn” ngày 16 tháng 4 năm 2012, tôi thu được kết quả :
* Ưu điểm:
- Nhiều em đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai.
- Không còn học sinh đọc ê a, ngắc ngứ.
- Nhiều em đã biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
 	- Đa số học sinh đọc trôi chảy; biết điều chỉnh ngữ điệu phù hợp với nội dung văn bản.
- Một số em khi đọc đã làm chủ được tốc độ và ngắt giọng biểu cảm tốt.
- Các em đọc thầm nhanh hơn.
* Hạn chế: 
- Bên cạnh đó có một số em tốc độ đọc còn chậm, đôi lúc còn phát âm sai các từ ngữ có âm, vần, thanh khó đọc và do ảnh hưởng của phương ngữ. 
- Một số em chưa biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
* Kết quả cụ thể:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
21
55,2
15
39,5
2
5,3
0
\
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, trước hết phải chú trọng công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu để nắm được những định hướng cơ bản về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng sáng tạo những định hướng đổi mới đó vào nội dung dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Bồi dưỡng, nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng nhằm khai thác tối đa hiệu quả đồ dùng dạy học, tạo niềm hứng thú cho H trong mỗi tiết dạy.
- Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, từ đó có kế hoạch để chuẩn bị bài dạy, lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thường xuyên cải cách soạn bài, nâng cao chất lượng bài soạn của từng tiết.
- Luôn có kế hoạch dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị và sử dụng tốt đồ dùng dạy học và dụng cụ học tập.
- Quan tâm đến việc chọn và thực hiện tốt các hình thức hoạt động học tập trên lớp, kích thích, động viên sự tiến bộ trong học tập của học sinh.
- Coi trọng việc hình thành phương pháp học tập cá nhân, học tập cộng đồng, nhóm, tạo cho học sinh thói quen và kĩ năng học tập.
- Đảm bảo kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng từng đối tượng học sinh qua từng thời điểm để có giải pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
V. KẾT LUẬN:
 Vận dụng một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 đã giúp cho học sinh hoạt động học tập tích cực và có hiệu quả hơn, học sinh bước đầu đã có lòng yêu thích văn học, có hứng thú tìm hiểu cái hay cái đẹp trong văn học, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong giao tiếp và trong viết văn; bước đầu có cảm xúc trước một bài văn bài thơ hay . Sự phối hợp giữa người học và người dạy nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh hoàn toàn chủ động để tiếp cận và nắm vững tri thức cũng như rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu của bài dạy.
Thời gian dành cho học sinh thực hành được nhiều hơn, mặt khác giáo viên có điều kiện tiếp cận các đối tượng học sinh để thực hiện mục tiêu đề ra trong tiết dạy.
* Kiến nghị và đề xuất:
- Đối với người dạy phải thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học. Có sổ tích lũy ghi lại những thành công, hạn chế qua tiết dạy, tìm được nguyên nhân cơ bản của những thành công hay tồn tại đó.
- Đối với cán bộ quản lí cần tạo mọi điều kiện đảm bảo đủ cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng học tập để hoạt động dạy học thuận lợi hơn.
- Đối với người học, cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện như sách giáo khoa, vở bài tập, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy của mình. Tôi rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Kiến Giang, ngày 15 tháng 5 năm 2012 
Đánh giá nhận xét của HĐKH Người viết
Trường Th số 2 Kiến Giang 
 Đinh Thị Tố Như 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc
Sáng Kiến Liên Quan