Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại Trung tâm học tập cộng đồng

Bước vào thế kỷ XXI, một trong những nhân tố quyết định, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế là chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Chính vì thế, sự thách thức đối với mỗi quốc gia là phải trở thành một xã hội học tập và phải bảo đảm cho công dân của mình được trang bị kiến thức, kĩ năng và tay nghề cao. Giáo dục thường xuyên ngày nay đã trở thành công cụ để mở rộng tạo cơ hội học tập cho mọi người và xây dựng xã hội học tập. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế chung đó. Trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến nhân tố con người, coi sự phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục đào tạo được xem là cơ sở để phát huy nguồn lực con người.

 Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 chỉ rõ quan điểm: xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học suốt đời. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”.

 Thực tế cho thấy nhu cầu học tập thường xuyên đã trở thành thiết yếu đối với nhiều người. Các loại hình giáo dục- đào tạo và hình thức học được đa dạng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu học ngày càng tăng của xã hội. Trung tâm học tập cộng đồng một trong những cơ sở của giáo dục thường xuyên được hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng tại các xã được học tập, được trang bị kiến thức nhiều mặt góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, làm lành mạnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng.

 Hiện nay cả nước đã có khoảng 10.000 trung tâm học tập cộng đồng đang hoạt động và các trung tâm học tập cộng đồng này đã thực sự trở thành trường học của nhân dân lao động, là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Điều đó cho thấy việc phát triển các trung tâm học tập cộng đồng là cần thiết và đã trở thành xu thế tất yếu của xã hội.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại Trung tâm học tập cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tế về các hoạt động đang diễn ra tại trung tâm học tập cộng đồng của xã và tham khảo các hoạt động của các trung tâm khác trong toàn huyện. Từ đó tìm ra những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại trung tâm.
         III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
         * Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là các cán bộ quản lý trung tâm, các cộng tác viên đang công tác tại trung tâm học tập cộng đồng, các cán bộ công chức đang công tác tại UBND xã.
         * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi trung tâm học tập cộng đồng xã Phong Thạnh Đông
         IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
         Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề quản lý và sử dụng đội ngũ của trung tâm trong việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung tổ chức các lớp học tại trung tâm học tập cộng đồng. Nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức của người học, mức độ nhận thức của người học trong việc tham gia học tập. Qua việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại trung tâm sẽ giúp cho trung tâm có thêm sự trao đổi, đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của người quản lý đứng đầu trung tâm học tập cộng đồng trong việc tổ chức hoạt động và phát triển trung tâm.
 	V. Phương pháp nghiên cứu:
 	1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc các tài liệu, văn bản, sách báo, khai thác trên mạng Internet các nội dung liên quan đến công tác quản lý, các nội dung, chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:- Sử dụng phương pháp đàm thoại, trao đổi, phỏng vấn, thuyết trình.- Sử dụng phương pháp điều tra, kiểm tra.- Sử dụng phương pháp tự đọc, nghiên cứu tài liệu.
 	VI. Nội dung nghiên cứu:
 	1. Tìm hiểu về cơ sở lý luận, thực tiến.
 	1.1. Cơ sở lý luận
 	Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã được thể hiện trong Luật Giáo dục năm 2005, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý hỗ trợ của nhà nước đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trung tâm học tập cộng đồng với chức năng hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và trong cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật đến với mọi người dân. Trung tâm học tập công đồng với nhiệm vụ là tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng.
 	Như vậy có thể nói: Xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập là mục tiêu không chỉ của nền giáo dục nước ta mà còn là mục tiêu của các nước trên thế giới. Do đó, đa dạng các giải pháp xóa mù chữ, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí trở thành nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong phát triển giáo dục. Xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, liên tục và huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Với xu thế hội nhập toàn cầu, người học không chỉ đòi hỏi được tiếp thu những kiến thức cơ bản cần thiết cho cuộc sống mà cần có năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới. Vì vậy, việc xây dựng một xã hội học tập, đòi hỏi giáo dục phải có nhiều giải pháp khác nhau từ chính quy đến giáo dục thường xuyên, nhất là xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, hướng người học vào cách học, thái độ học, phương pháp tư duy, năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới, kiến thức cần thiết phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mọi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực... Nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định, việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục thường xuyên, trong đó coi việc phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục thường xuyên nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, người dân và cộng đồng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển trung tâm học tập cộng đồng. Phát triển mô hình điểm các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả cao ở khu vực miền núi, nông thôn và thành thị, lồng ghép việc dạy văn hóa, dạy nghề và hướng nghiệp nhằm tạo động lực và nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng xã hội học tập.
 	1.2. Cơ sở thực tiến.
         Thực hiện theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/3/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn thì cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, gồm một cán bộ quản lý cấp xã kiêm giám đốc trung tâm, một cán bộ của văn hóa xã và một cán bộ lãnh đạo của trường THCS đặt trên địa bàn xã kiêm phó giám đốc trung tâm. Với bộ máy 100% đều là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng. Ngoài ra cơ sở vật chất còn rất khó khăn, nguồn kinh phí cho hoạt động của trung tâm cũng còn hạn hẹp nên các hoạt động cũng bị hạn chế nhiều.
 	2. Thực trạng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng hiện nay:
         Trung tâm học tập cộng đồng xã Phong Thạnh Đông đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Hàng năm trung tâm hoạt động với tổ chức gồm 01 đồng chí là lãnh đạo cấp xã, 01 đồng chí cán bộ văn hóa xã và 01 đồng chí lãnh đạo của nhà trường THCS. Cán bộ quản lý trung tâm phụ trách hoạt động trung tâm học tập cộng đồng, thành viên là các tổ chức đoàn thể trong xã, trạm y tế xã, các nhà trường đóng trên địa bàn xã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã, sự tham mưu, chỉ đạo hoạt động tích cực của Phòng GD&ĐT, Hội khuyến học. Trung tâm học tập cộng đồng được bố trí, bổ sung về CSVC, nhà văn hóa xã là nơi sinh hoạt, học tập của trung tâm. Tuy chưa có quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, nhưng trung tâm đã vận dụng sáng tạo bằng cách lồng ghép các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương, đưa vào trong trung tâm học tập cộng đồng với một hình thức hoạt động mới. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện tại trung tâm còn bộc lộ nhiều hạn chế, hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả thấp, đội ngũ cán bộ làm công tác kiêm nhiệm chưa thực sự tâm huyết với hoạt động của trung tâm, hoặc chính quyền xã ít quan tâm nên việc đầu tư về cơ sở vật chất rất hạn hẹp, việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do đội ngũ cán bộ tại trung tâm đều làm công tác kiêm nhiệm, ít được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn về hoạt động cho trung tâm học tập cộng đồng còn ít và chậm. Để thực sự trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững, thì trung tâm giáo dục thường xuyên nên có trách nhiệm tư vấn, lựa chọn, điều động giáo viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ biên soạn tài liệu cho trung tâm học tập cộng đồng họat động và đưa chương trình hoạt động cho các trung tâm học tập cộng đồng vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học với những giải pháp, biện pháp cụ thể.
 	Bản thân tôi qua quản lý, nghiên cứu hoạt động của trung tâm và nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với công tác giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại trung tâm học tập cộng đồng sau.
 	3. Những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại trung tâm học tập cộng đồng:
 	3.1- Công tác tư vấn xây dựng tủ sách học tập cộng đồng:
 	Người dân lao động khi đến các trung tâm học tập cộng đồng ngoài việc tham gia học tập các lớp bồi dưỡng kiến thức, họ còn có nhu cầu tự học, trao đổi những thông tin cần thiết từ tài liệu, sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn, tờ rơi, tranh ảnh trực quan, dễ hiểu, giúp người lao động có đủ tư liệu để học. Nhận thức được vấn đề này trong những năm gần đây các trung tâm đã được cung ứng đủ hệ thống các văn bản từ Bộ, tỉnh, huyện, ngành về các Quyết định, quy chế, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Từ những hệ thống các văn bản đầy đủ như vậy mà người quản lý tại các trung tâm học tập cộng đồng mới có cơ sở để hiểu biết về hoạt động của trung tâm, mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cho từng năm, mới có thể tham mưu cho lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện về những nhu cầu cần thiết để xây dựng và phát triển trung tâm, mới thấy hết được trách nhiệm của mình trong công tác phụ trách, quản lý trung tâm. Bên cạnh đó trung tâm đã xây dựng tủ sách học tập cộng đồng hàng năm với các tài liệu như: sách về các loại luật cơ bản thiết thực đối với người lao động (luật lao động, luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ rừng, luật chăm sóc sức khỏe,), sách về văn hóa, văn nghệ thể thao, tài liệu về các lĩnh vực làm kinh tế gia đình (trồng trọt, chăn nuôi), tài liệu về y tế, giáo dục, các tranh ảnh trực quan giúp người lao động dễ nhớ, dễ làm theo. Với việc xây dựng tủ sách học tập cộng đồng tại trung tâm học tập cộng đồng đã thu hút được người dân lao động khi đến trung tâm để học tập các lớp bồi dưỡng kiến thức do trung tâm tổ chức.
 	3.2- Công tác tuyên truyền:
         Trung tâm học tập cộng đồng xã Phong Thạnh Đông mới được thành lập từ năm 2007. Từ những năm mới thành lập người dân lao động hiểu biết về trung tâm học tập cộng đồng ở nơi mình sinh sống còn hạn chế, ít thông tin, mặt khác trung tâm hoạt động chưa được thường xuyên, ít hiệu quả, chưa có sự quan tâm của nhiều của chính quyền địa phương về cơ sở vật chất, còn mang nặng tính hình thức, hoạt động chiếu lệ nên không thu hút được người lao động đến trung tâm để học tập, trao đổi các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, Nhận thức được vấn đề này công tác tuyên truyền để mọi người dân lao động trong xã được biết là rất quan trọng, từ đó người dân có nhận thức, hiểu biết có nhu cầu tìm đến trung tâm một cách tự nguyện, tự giác là một vấn đề rất cần thiết. Để làm tốt công tác này Trung tâm đã tham mưu cho lãnh đạo xã việc giới thiệu hình ảnh, giới thiệu trung tâm học tập cộng đồng của xã mình cho nhân dân biết được. Biên soạn ngắn gọn nội dung hoạt động, chức năng nhiệm vụ của quy chế hoạt động theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/3/2008, kế hoạch bồi dưỡng kiến thức mở các lớp tại trung tâm tư vấn chương trình kế hoạch của trung tâm trong năm, những nội dung này được truyền tải thông qua hội nghị giao ban cấp xã với sự có mặt của các trưởng thôn, bí thư chi bộ, từ đó các nội dung tiếp tục được truyền tải tới mọi người dân lao động nên trong quá trình mở lớp bồi dưỡng kiến thức và tổ chức các hoạt động số lượng người học đến khá đông.
 	3.3- Công tác biên soạn nội dung:
 	Biên soạn nội dung kiến thức, chuẩn bị các điều kiện cho lớp học nhằm đạt được mục đích hiệu quả, đem lại cho người học sự hưng phấn, bổ ích kích thích nhu cầu cần thiết, cần biết, cần phải học. Đây là nội dung chính quan trọng trong việc mở lớp bồi dưỡng kiến thức tại trung tâm học tập cộng đồng. Tất cả các nội dung liên quan đến việc mở lớp đều đã được xây dựng trong kế hoạch từ đầu năm, căn cứ vào điều kiện của địa phương, điều kiện địa lý các thôn bản để xây dựng chọn nội dung hoạt động phù hợp, việc chọn nội dung để bồi dưỡng phù hợp với nguyện vọng của người lao động nhằm đáp ứng sự hiểu biết, nhu cầu của mọi người. Nội dung được biên soạn cần gắn gọn, dễ hiểu, cụ thể hóa là những câu hỏi cần được giải quyết, để làm được vấn đề này cần phải linh hoạt sử dụng nhiều kênh thông tin như: dùng công cụ công nghệ thông tin, thu thập những tin tức từ trên mạng Internet (phim, ảnh, cảnh), sử dụng tranh ảnh trực quan, sử dụng nhiều phương pháp đàm thoại, trao đổi giữa giáo viên với người học, giữa người học với người học, thể hiện một giờ học, một buổi học nhẹ nhàng, thân thiện, không căng thẳng gò ép về kiến thức, đan xen với kiến thức cần truyền đạt là những nội dung thể hiện sự giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa giảng viên với người học.
 	3.4- Công tác sử dụng đội ngũ, giảng viên tham gia giảng dạy tại trung tâm học tập cộng đồng:
 	Giảng viên được phân công giảng dạy các lớp bồi dưỡng kiến thức tại trung tâm học tập cộng đồng là những người đã được tập huấn về chuyên môn, sát với chuyên đề mở lớp, có khă năng giao tiếp văn hóa, văn nghệ, thể thao, khả năng sử dụng khá thành thạo về máy tính. Những báo cáo viên này cùng Ban giám đốc trung tâm soạn thảo nội dung về kiến thức cần bồi dưỡng, giảng viên được phân công ngoài nhiệm vụ lên lớp bồi dưỡng kiến thức theo kế hoạch còn có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra nhu cầu người học thông qua việc lên lớp, trao đổi, phỏng vấn, tìm hiểu qua người học, đó chính là những nội dung cần thiết được đưa vào kế hoạch bồi dưỡng cho những lần tiếp theo.
 	3.5- Công tác xã hội hóa giáo dục tại trung tâm học tập cộng đồng:
         Trung tâm học tập cộng đồng là một cơ sở giáo dục cho nên muốn tồn tại và phát triển cần phải có sự quan tâm, trách nhiệm của cả cộng đồng, sự quan tâm đầu tư cả về nhân lực, vật lực, tài lực của Nhà nước sẽ giúp trung tâm phát triển bền vững, nơi đây sẽ là trường học cho tất cả mọi người trong xã hội học tập. Qua việc tìm hiểu điều tra để mở lớp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: pháp luật, y tế, giải quyết về chế độ chính sách, kinh tế, trung tâm đã phối hợp trao đổi để biên soạn tài liệu, thống nhất nội dung lên lớp qua các đoàn thể như: Trung tâm y tế xã, ban tư pháp, ban văn hóa xã, đoàn thanh niên và các hội như Hội phụ nữ, hội nông dân, Hội cựu chiến binh, MTTQ xã, và các nhà trường trong xã sự phối hợp từ các đoàn thể, hội và nhà trường đã cung cấp về chuyên môn, cung cấp các tài liệu, băng hình giúp cho báo cáo viên trung tâm có thể thực hiện tốt chương trình nội dung kiến thức. Việc này cũng góp phần giúp trung tâm học tập cộng đồng xây dựng tủ sách học tập cộng đồng ngày một phong phú và hoàn thiện hơn.
 	VII. Kết quả nghiên cứu: 
 	1. Kết quả:
 	Năm học 2012-2013 bên cạnh việc phát huy tính chủ động, của ban giám đốc điều hành trung tâm học tập cộng đồng thì vai trò tham mưu, tư vấn của các đoàn thể, hội và các nhà trường là rất quan trọng. Đoàn thanh niên, học viên là người vừa tham gia các hoạt động, vừa tư vấn xây dựng kế hoạch. Trong công tác tổ chức các hoạt động hàng năm một mặt các thành viên của trung tâm đi vận động, tư vấn tại các thôn bản để người dân tham gia học tập, mặt khác là để gặp gỡ, trao đổi nắm bắt nhu cầu người dân trong cộng đồng, biết được các hoạt động của địa phương để tư vấn đưa những nội dung cần thiết vào chương trình hoạt động của trung tâm. Trung tâm học tập cộng đồng với chức năng tạo điều kiện để mọi người dân tham gia học tập, học suốt đời, tạo điều kiện để địa phương xây dựng một xã hội học tập. Vì thế Trung tâm là cầu nối để kế hoạch hoạt động đến được với những nhu cầu cần thiết mà người dân cần được trang bị để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần hằng ngày như kiến thức về đời sống, kỹ năng về chăn nuôi, trồng trọt, những hiểu biết để nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe . Thực hiện chứcnăng đó trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm BGĐ trung tâm xem đây là một trong những nhiệm vụ để thực hiện. Năm học 2011-2012 (từ tháng 9 năm 2011 đến 10 tháng 5 năm 2012) Trung tâm phối hợp với các đoàn thể, hội của xã và nhà trường đã mởđược 98 hoạt động với sự tham gia của 4701 học viên đặc biệt có sự tham gia của khoảng 2500 học viên nữ. Tại lớp học này các học viên được học tập và trang bị cho mình hiểu biết về những kiến thức như: Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chính sách pháp luật quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân kỹ năng về làm kinh tế gia đình (chăn nuôi, trồng trọt) kỹ năng chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, So với năm học 2011-2012 trung tâm cũng đã phối hợp với các đoàn thể trong xã mở được một số lớp và hoạt động tuy nhiên số lượng còn hạn chế, chỉ được 79 lớp với 2741 học viên trong đó có 1686 học viên nữ. Tại lớp học này học viên được bồi dưỡng tìm hiểu kiến thức về một số luật, tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, kỹ năng giao tiếp, giáo dục sức khỏe, bồi dưỡng công tác tổ chức đoàn thanh niên, hoạt động hội phụ nữ. Sau những lớp bồi dưỡng như vậy người dân được mở mang kiến thức, cho họ thú vui tinh thần, giải quyết cho họ những vướng mắc trong đời sống kinh tế. Riêng từ tháng 01 năm 2012 đến 10 tháng 5 năm 2012 trung tâm đã tổ chức được 53 hoạt động với nội dung bồi dưỡng là các kiến thức hiểu biết về môi trường hiện nay công tác hướng nghiệp nghề cho thanh niên nông thôn. Những nội dung bồi dưỡng đều phù hợp, thiết thực cần thiết đối với người dân, được người dân hưởng ứng và tham gia học tập khá đông đủ, có sự tham gia của 2189 lượt học viên trong đó có 1217 học viên nữ.
 	2. Ý nghĩa:
 	Giáo dục và đào tạo ngày nay hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên phải được quản lý theo phương pháp tiếp thị, tức là phái xác định sự thỏa mán nhu cầu của người học để thực hiện mục tiêu của nhà trường XHCN. Tất cả các lĩnh vực hoạt động của trung tâm với mục tiêu là hình thành nhân cách, đáp ứng nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
 	Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là vấn đề chiến lược của một quốc gia. Xây dựng xã hội học tập phải trở thành một quốc sách, một tầm nhìn quốc gia về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH trong đó xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng là yếu tố cơ bản của quá trình xây dựng xã hội học tập. Có như vậy mới thực hiện được một nền giáo dục hiện đại cho 100% dân cư với yêu cầu phát triển hết mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời.Trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần trang bị kiến thức về nhiều mặt cho người dân, góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhất là ở các vùng nông thôn.
 	Trung tâm học tập cộng đồng là nơi để chính quyền địa phương phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, phổ biến pháp luật rộng rãi và nhanh nhất đến với từng người dân. Trung tâm học tập cộng đồng góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng, làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, trung tâm học tập cộng đồng cần có sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể các cấp, các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, trung tâm GDTX là một cơ sở giáo dục hỗ trợ tích cực về nội dung để các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động và phát triển bền vững trong tương lai.
                                                           Phong Thạnh Đông, ngày 12 tháng 5 năm 2013                                                    P.Giám đốc   
 Nguyễn Thị Phương                           

File đính kèm:

  • docskkn tthtcđ pt đông 12-13.doc