Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm đánh giá học sinh có hiệu quả theo Thông tư 30

Trong giai đoạn hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu trọng tâm và then chốt của công cuộc đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục phải là phát huy năng lực của người học, từ đó hoàn thiện năng lực, phẩm chất cá nhân.

Đổi mới giáo dục tiểu học là một nội dung trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo. Qua đó đổi mới toàn bộ mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và đặc biệt là cách đánh giá học sinh theo thông tư 30. Điều đó cho thấy việc dạy “kiến thức” không phải là nhiệm vụ quan trọng nhất mà bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải chú trọng đến khâu “dạy người”.

Đối với học sinh tiểu học, được đến trường, được tham gia vào các hoạt động giáo dục, được đánh giá một cách công bằng, khách quan và được động viên là một vấn đề rất được quan tâm của tất cả mọi đối tượng xung quanh trẻ.

Đóng vai trò quan trọng trong nhận xét, đánh giá học sinh ở nhà trường, đó chính là đội ngũ giáo viên bao gồm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn.

Nếu được đánh giá, động viên đúng mức, học sinh coi đó như một động lực để phấn đấu, cố gắng trong học tập và khi tham gia các hoạt động tập thể. Ngược lại, những đánh giá, nhận xét tiêu cực sẽ làm tổn thương tới trẻ, khiến trẻ có những hành vi, trạng thái tiêu cực, hạn chế sự phát triển nhân cách của trẻ.

Trải qua hơn 16 năm trong nghề với 2 năm thay đổi trong nhận xét, đánh giá học sinh, bản thân tôi gặp khá nhiều lúng túng với sự thay đổi này. Tuy nhiên với tâm huyết cùng nghề, lòng yêu mến học sinh, sự không ngừng học hỏi trong công việc, tôi đã cảm thấy tự tin, thoải mái hơn với sự thay đổi này. Trong quá trình dạy học và giáo dục của mình, tôi đã rất trăn trở và hàng ngày đều ghi ra những kinh nghiệm, những việc làm dù nhỏ nhưng khá hiệu quả khi nhận xét, đánh giá học sinh. Và thường đặt ra những câu hỏi: Phải làm gì giúp học sinh luôn có ý thức cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụ huynh và toàn xã hội quan tâm trẻ em một cách đúng mực, tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát huy trí lực, phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ mà không gây áp lực cho các em? Làm gì giúp giáo viên không bị áp lực bởi công việc nhận xét, đánh giá học sinh, những trăn trở hàng ngày: Cần nhận xét gì cho học sinh ngày hôm nay?

 

doc25 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm đánh giá học sinh có hiệu quả theo Thông tư 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh mắc phải một cách nhẹ nhàng, mang tính khích lệ.
3.5.1. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp
Trong các buổi sinh hoạt lớp, tôi thường tổ chức theo các nội dung chính sau: 
Thời gian
Nội dung hoạt động
Người điều khiển
Tiết:
Sinh hoạt lớp
-Nhận xét và tự nhận xét về:
+ Đạo đức:
+ Chuyên cần:
+ Học tập:
+ Các hoạt động khác:
+ Những bạn gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện:
+ Những bạn tiến bộ trong học tập: 
- Ban cán sự lớp nhận xét, bổ sung ý kiến
- Nhận xét cụ thể ưu điểm của lớp và nêu gương cụ thể 
+ Đạo đức:
+ Chuyên cần:
+ Hoạt động học tập: 
. Có ý thức tốt khi tham gia vào các hoạt động học tập:
. Có nhiều cố gắng trong học tập: 
. Kết quả học tập, rèn luyện có tiến bộ: 
+ Các hoạt động khác:
. Văn nghệ:
. Vệ sinh:
. Tham gia giao thông:
. Chăm sóc và bảo vệ cây, hoa:
+ Những học sinh gặp khó khăn trong học tập:
. Tư thế ngồi học:
. Đọc:
. Viết:
. Toán:
+ Những học sinh tiến bộ trong học tập: 
- Năng lực: 
- Phẩm chất: 
- Nhắc nhở những tồn tại chung
- Giáo viên chủ nhiệm
- Bình bầu thi đua:
+ Cá nhân:
+ Tổ:
- Tất cả học sinh trong lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm
- Triển khai công việc tuần tới:
- Giáo viên chủ nhiệm
- Đăng kí thi đua:
+ Cá nhân:
+ Tổ: 
- Học sinh
- Văn nghệ, liên hoan
- Ban cán sự lớp
 	Như vậy việc nhận xét, đánh giá được thực hiện xuyên suốt, trong tất cả các tiết học và các hoạt động giáo dục mà học sinh được tham gia. Nếu có thực hiện như vậy thì cách nhận xét, đánh giá mới mới có hiệu quả chứ không chỉ là nhận xét qua loa, hời hợt và không biết nên nhận xét gì đối với học sinh.
Học sinh nhận xét đánh giá
Học sinh lắng nghe nhận xét
3.5.2. Động viên học sinh tham gia vào các phong trào văn nghệ, các sân chơi trí tuệ do nhà trường tổ chức
Ngoài việc học tập trên lớp, học sinh cũng thể hiện rất rõ cá tính của mình khi tham gia các phong trào, cuộc thi. Nắm được điểm này, giáo viên cần quan tâm tới tất cả đối tượng học sinh trong lớp để khuyến khích các em tham gia. Với những học sinh thích tham gia các hoạt động tập thể thường là những học sinh rất năng động, tự tin và tích cực. Tuy nhiên có những học sinh có vẻ nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động tập thể lại đạt kết quả rất tốt khi được thầy cô động viên, giúp đỡ. Từ các hoạt động này, giáo viên có thể đưa ra những nhận xét chính xác hơn về năng lực của mỗi cá nhân học sinh.
Bên cạnh việc động viên học sinh tham gia các phong trào của trường, tôi cũng động viên khuyến khích các em tham gia các sân chơi trí tuệ: tham gia giải toán qua mạng Internet, Tham gia thi Trạng nguyên Tiếng Việt, Giao thông thông minh các em đều hào hứng, tích cực tham gia. Sau khi thi cấp trường tôi đã có những phần quà nho nhỏ tặng các em để khích lệ, động viên mặc dù các em không được chọn để đi thi cấp huyện nhưng các em vẫn tích cực tự luyện để nâng cao kiến thức của mình. 
“Học mà chơi, chơi mà học” với tinh thần đó tôi khuyến khích các em tham gia các trò chơi dân gian do Đội tổ chức để giảm bớt căng thắng mệt mỏi sau các giờ học. Do đó việc khuyến khích học sinh tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các sân chơi trí tuệ tạo điều kiện để học sinh được thể hiện mình. Từ đó giáo viên lại có thêm những minh chứng để đánh giá, nhận xét học sinh được toàn diện hơn.
Học sinh hội diễn văn nghệ
Thi kéo co
Học sinh thi vẽ tranh chào mừng 20-11
Vui chơi có thưởng
	3.6. Biện pháp 6: Sử dụng linh hoạt các lời nhận xét nhằm động viên, khuyến khích, giúp đỡ học sinh tiến bộ
3.6.1. Đối với các môn học
Bên cạnh việc quan tâm đến các biện pháp để giáo viên chủ động, khắc phục khó khăn khi nhận xét, đánh giá học sinh theo Thông tư 30, tôi cũng đã suy nghĩ và ghi lại một số lời nhận xét cho các môn học, đặc biệt là với môn Toán, Tiếng Việt nhờ đó bản thân bớt lúng túng, khó khăn hoặc những lúc cảm thấy bí từ có một điểm tựa để tham khảo. Ví dụ như: 
Môn
TIẾNG VIỆT 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Mức độ
ĐỌC
VIẾT
NÓI
Tốt
- Đọc tốt, to, rõ ràng, tự tin, thật đáng khen!
- Đọc to, rõ ràng, trôi trảy.
- Đọc đúng, trôi chảy
- Nét chữ đẹp, khéo léo, trình bày bài khoa học.
- Viết đúng, sạch sẽ
- Viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ
- Đã biết nói thành câu, tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
- Nói rõ ràng, mạch lạc
- Nói đúng yêu cầu cần trao đổi.
Khá
- Đọc đúng nhưng đọc còn nhỏ, có chữ phát âm chưa rõ, em cố gắng sửa lỗi phát âm thì sẽ đọc tốt hơn.
- Đọc khá lưu loát, chú ý sửa lỗi phát âm.
- Đọc đúng chữ song em đọc còn ngọng, phát âm chưa rõ tiếng có thanh ngã, em cần rèn thêm 
- Nét cong (khuyết, thắt) viết chưa đẹp, chưa đúng cỡ chữ, nếu em quan sát chữ mẫu kĩ hơn cô tin em sẽ viết đẹp.
- Em chú ý ghi dấu thanh, dấu phụ cho đúng luật chính tả.
- Nói được câu, đủ ý theo yêu cầu nhưng chưa tự tin, em nên tích cực chia sẻ trước lớp.
Có khó khăn
- Đọc chưa lưu loát, em cố gắng tự rèn đọc cá nhân và tích cực hơn trong khi đọc nhóm.
- Cần rèn luyện thêm, nếu em chăm chỉ rèn đọc, cô tin em sẽ đọc tốt hơn.
- Cố lên, rồi các em sẽ đọc tốt như các bạn nếu các em cố gắng đọc bài nhiều ở lớp cũng như ở nhà.
- Bài viết đúng, lưu ý nét nối trong chữ
- Lưu ý khoảng cách, vị trí ghi dấu thanh
- Em nên chủ động rèn chữ viết và kĩ năng trình bày bài.
- Nói thành câu nhưng chưa đủ ý.
- Em nói đủ câu, nhưng diến đạt chưa tốt, lần sau cố gắng nhé.
Cần giúp đỡ
- Đọc chưa nhanh, quên chữ, chú ý nghe cô giáo và bạn đọc để đọc cho đúng.
- Em đánh vần lại tiếng cùng cô giáo.
- Em cần cố gắng luyện đọc nhiều hơn nữa nhé.
- Em cần rèn đọc lại bài nhiều lần thì em sẽ đọc tốt hơn 
- Viết chưa cẩn thận, chưa đúng mẫu. Cần rèn chữ nhiều em nhé.
- Cần chú ý ghi dấu thanh rõ ràng, chú ý khoảng cách các chữ cách nhau đúng quy định. Cố gắng hơn em nhé.
- Cần chú ý nói thành câu.
- Chú ý nói thành câu, em cố gắng rèn thêm nhé.
Mức độ
TOÁN
Tốt
- Bài làm tốt, trình bày đẹp, đáng khen!
- Em hiểu bài và làm bài rất tốt, cô khen em!
- Nắm vững nội dung bài học
- Vận dụng kiến thức tốt
- Bài làm đúng, trình bày rõ ràng.
Khá
- Bài làm đúng song còn gạch xóa, viết số chưa rõ, cần chú ý rèn kĩ năng trình bày bài.
- Còn sai 1, 2 phép tính.
- Vẽ đoạn thẳng chưa thẳng
- Lời giải của bài toán chưa đầy đủ, em đọc kĩ bài toán lần sau sẽ không mắc phải lỗi này.
- Cần ghi nhớ kiến thức
Có
khó khăn
- Nắm kiến thức bài  chưa tốt, con cần ôn lại nội dung này
- Chưa nắm được kiến thức bài , trình bày bài chưa rõ ràng, gạch xóa, số viết chưa rõ.
- Cần cố gắng làm bài và chú ý nghe giảng hơn.
Những lời nhận xét trên được giáo viên sử dụng linh hoạt, ghi rõ ràng, cẩn thận trong vở như một lời nhắc nhở, động viên học sinh, tư vấn học sinh. Ngoài ra với những học sinh có cố gắng, có tiến bộ để ghi nhận nỗ lực của các em, tôi có thể ghi : 
- Cô rất vui vì sự tiến bộ của em.
- Cô rất tự hào vì có học sinh chăm ngoan như em.
- Em hãy cố gắng hơn nữa nhé!
- Sự cố gắng của em đã thành công! Em đã nắm chắc kiến thức cô dạy!(Chữ viết, kĩ năng đọc, kĩ năng làm bài của em đã tiến bộ)
3.6.2. Đối với việc xét tuyên dương khen thưởng học sinh
Dựa vào điều 16 Thông tư 30, Nhà trường đã giúp chúng tôi có thêm căn cứ để dựa vào đó xét tuyên dương khen thưởng cho học sinh vào cuối kì I và cuối năm học với Bộ tiêu chí tuyên dương khen thưởng học sinh. Dựa vào đây, giáo viên có thêm cơ sở để có thể linh hoạt hơn trong nhận xét, đánh giá học sinh suốt quá trình học tập.
BỘ TIÊU CHÍ TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG HỌC SINH
TT
Nội dung
Các tiêu chí
1
Nội dung 1: Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông tiểu học.
Tiêu chí 1: Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
Tiêu chí 2: Kết quả học tập thông qua kiểm tra định kì.
Tiêu chí 3: Thành tích trong các cuộc thi.
2
Nội dung 2: Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh gồm 3 tiêu chí
Tiêu chí 1: Tự phục vụ, tự quản
Tiêu chí 2: Giao tiếp, hợp tác
Tiêu chí 3: Tự học và giải quyết vấn đề.
3
Nội dung 3: Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh gồm 4 tiêu chí
Tiêu chí 1: Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 2: Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm
Tiêu chí 3: Trung thực, kỉ luật, đoàn kết
Tiêu chí 4: Yêu gia đình, bạn bè và những người khác; Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước
	3.7. Biện pháp 7: Phối hợp với cha mẹ học sinh trong nhận xét, đánh giá
Theo cách đánh giá trước đây, cha mẹ học sinh thực sự áp lực với con khi con được ít hơn điểm 9, 10. Chính vì lí do đó họ cũng thường quan tâm sát sao hơn với việc học tập của con, ép con học bằng bạn bằng bè, cho con đi học khắp nơi để mong con có kết quả học tập tốt nhất. Ép buộc con học vì điểm số dẫn đến việc học thêm tràn lan.
Hãy thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh!
Trước hết, giáo viên cần trao đổi kĩ về những thay đổi về nhận xét, đánh giá trong các buổi họp phụ huynh; Giáo viên cần giải thích rõ về mục tiêu, ý nghĩa của thay đổi để họ nhận ra: Cách nhận xét, đánh giá có cởi mở hơn, nhiều mặt hơn có nghĩa là con em họ phải được quan tâm nhiều hơn, trang bị nhiều hơn các kinh nghiệm và vốn sống. Điều này đòi hỏi phụ huynh quan tâm sát sao, phải thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng, hiểu được những thay đổi dù nhỏ trong tâm lí, tình cảm của trẻ nhỏ mới mong có một “chồi non” khỏe mạnh, được trang bị đầy đủ các kiến thức, kĩ năng để trẻ biết “sống”.
Thứ hai là giáo viên phải giúp phụ huynh hiểu rằng: Phải cùng con “có trách nhiệm” với lời nhận xét, nhắc nhở của giáo viên. Với học sinh lớp một, không phải trẻ nào cũng có kĩ năng đọc hiểu tốt dù lời nhận xét của giáo viên cố gắng đưa ra thật ngắn gọn, xúc tích. Chẳng hạn như, khi nhận xét một bài tập viết có nét khuyết cỡ chữ vừa, học sinh viết chưa đẹp, giáo viên có thể ghi nhận xét là: “Nét khuyết của em viết chưa tròn đầu, chưa đủ độ rộng!”; “Nét khuyết cần viết đủ 5 li”..Lúc này, bố mẹ cần cùng với giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn con để điều chỉnh nét bút theo hướng dẫn còn nếu phụ huynh không quan tâm thì lời nhận xét của giáo viên coi như không có tác dụng.
Thứ ba tôi tổ chức các tiết dạy mẫu cho các bậc phụ huynh dự giờ để nắm được việc học tập của con em mình ở lớp, không những thế phụ huynh còn nắm được cách đổi mới đánh giá của giáo viên với học sinh, của học sinh với học sinh, học sinh tự đánh giá mình trong một tiết học cụ thể để thấu hiểu hơn về thông tư 30. Cuối buổi trao đổi ấy tôi khuyến khích phụ huynh tìm hiểu thêm về thông tư 30 trên mạng, và cung cấp địa chỉ hỏi đáp về Thông tư 30 cho phụ huynh nắm được.
	Bên cạnh đó tôi cũng tham mưu với nhà trường chú trọng công tác tuyên truyền tới toàn thể cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc đổi mới cách đánh giá nhận xét học sinh theo thông tư 30 thông qua đài truyền thanh 3 cấp, các buổi họp phụ huynh đầu năm, cuối kì và cuối năm học để phụ huynh ngày càng hiểu hơn và thông suốt về cách đánh giá mới này.
Năm học 2015-2016 với những biện pháp đã thực hiện như trên, tập thể phụ huynh lớp do tôi chủ nhiệm luôn ủng hộ và giúp đỡ giáo viên trong công tác giáo dục học sinh, trong những thay đổi về cách nhận xét, đánh giá mới và để cho những nhận xét, đánh giá của giáo viên thật sự có hiệu quả, có tác động tích cực tới học sinh.
Bên cạnh việc giúp phụ huynh hiểu ý nghĩa của những thay đổi về nhận xét, đánh giá tôi cũng mạnh dạn trao đổi một số việc nên làm để trẻ thêm tự tin, tích cực trong các hoạt động như phụ huynh nên để trẻ tự quyết định một số việc: Tham gia các hoạt động con muốn, trẻ được chọn việc cảm thấy phù hợp với bản thân để làm; phụ huynh không thể hiện thái độ kì vọng quá lớn vào con, không so sánh con với bạn bè, anh chị xung quanh. Hãy đặt niềm tin vào trẻ!
Như vậy với cách nhận xét, đánh giá mới nếu giáo viên không có sự hợp tác từ phía phụ huynh, phụ huynh không hiểu được mục đích giáo dục của giáo viên trong mỗi lời nhận xét, đánh giá để cùng phối hợp giáo dục con mình thì những thay đổi trong nhận xét, đánh giá khó có thể đạt hiệu quả mong muốn.
 Nhận xét, đánh giá của giáo viên có thể phiến diện, thiếu chính xác nếu không có sự kết hợp với gia đình học sinh, điều này đặc biệt dễ xảy ra với việc nhận xét, đánh giá học sinh vào thời điểm đầu năm học. 
Lúc này, giáo viên phải làm quen với rất đông học sinh, không có sự trao đổi với giáo viên năm học trước như với học sinh lớp 2, 3, 4, 5. Chính vì vậy, điều đầu tiên giáo viên nên làm là phối hợp với gia đình trong phiên họp phụ huynh đầu năm học để điền đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra đầu năm. 
	Nhận được những thông tin, tôi có thể chủ động khi làm quen, bắt nhịp với học sinh một cách nhanh chóng đặc biệt là với học sinh cá biệt. Từ những nắm bắt cơ bản ban đầu như vậy tôi tự tin hơn khi nhận xét, đánh giá học sinh. Những nhận xét, đánh giá của giáo viên với học sinh cũng sẽ khách quan, phù hợp với từng đối tượng học sinh hơn. 
	Hàng tuần tôi có những thông tin cụ thể gửi tới phụ huynh về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh. Giáo viên sẵn sàng lắng nghe những hồi đáp, thắc mắc từ phía phụ huynh để có sự thông cảm, cùng hợp tác. Lời nhận xét của giáo viên có thể khen ngợi hoặc chỉ ra những điểm cần lưu ý với con trong giao tiếp, ứng xử, kiến thức, kĩ năng để phụ huynh cùng phối hợp giáo dục con em.
Ví dụ: 
+ Với học sinh chưa tự tin, rụt rè, ngại phát biểu ý kiến: Em cần cố gắng mạnh dạn hơn khi bày tỏ ý kiến. Nhờ bố mẹ cùng con hỏi đáp về bài học ..
+ Với học sinh chưa biết giữ vệ sinh thân thể, sách vở quần áo chưa biết giữ gọn gàng: Em chú ý giữ bìa sách cẩn thận hơn. Cô giáo đã giúp em dán, bọc lại bìa sách. Nhờ bố mẹ cùng con kiểm tra lại các loại sách vở, nhắc nhở con vệ sinh cá nhân hàng ngày cho sạch hơn: vệ sinh răng miệng, rửa chân tay cho sạch.
+ Với học sinh chưa biết đoàn kết, hay trêu chọc bạn bè: Nhờ bố mẹ nhắc con biết quan tâm, nhường nhịn bạn hơn.
Bên cạnh đó vào cuối học kì I và cuối năm học tôi gửi phiếu đánh giá của cha mẹ học sinh về để lấy ý kiến đánh giá của cha mẹ về quá trình học tập và rèn luyện của con em họ ở nhà. Vì thế khi học sinh nhận giấy khen mang về nhà thì tất cả các phụ huynh đều hài lòng về kết quả mà con em mình đã đạt được. 
Do đó việc phối kết hợp với gia đình học sinh thường xuyên là một trong những biện pháp không thể thiếu cũng như không nên xem nhẹ trong công tác giáo dục học sinh.
	Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
- Giải pháp mới đã khắc phục được những nhược điểm mà giải pháp cũ chưa làm được.
- Tạo điều kiện để giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Không tạo áp lực cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.
- Giúp giáo viên đánh giá nhận xét học sinh một cách linh hoạt mà không làm tổn thương đến học sinh.
- Sử dụng linh hoạt các giải pháp giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, từ đó động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, góp phần bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Là cơ hội để học sinh được thể hiện mình, tự tin trong giao tiếp, hợp tác. 
- Tạo mối quan hệ học tập, chia sẻ, động viên giúp đỡ giữa các học sinh với nhau, tạo sự gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. 
	4. Hiệu quả của sáng kiến
	Sau khi áp dụng các biện pháp ở trên bản thân tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học quý báu, những kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, giảng dạy và giáo dục học sinh, đưa ra những nhận xét, đánh giá thực sự có hiệu quả với học sinh. Tôi nhận thấy mỗi đồng chí chúng ta nên thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, những gì mình băn khoăn trăn trở nhất thì mình càng cần đầu tư thời gian nghiên cứu, học hỏi ghi chép lại để tìm hiểu ngọn ngành của vấn đề.
 Trong quá trình áp dụng các biện pháp đánh giá ở trên cho học sinh lớp 1B năm học 2015 - 2016. Tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: 
Tất cả các học sinh trong lớp đều được giáo viên quan tâm nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những nhược điểm. Các em đều rất tự tin khi phát biểu ý kiến, trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Học sinh đều cảm thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Các học sinh trong lớp không bao giờ chê bai nhau : Bạn này học giỏi, bạn kia học dốt. Các em trong lớp chơi hòa đồng, đoàn kết, vui vẻ; có thái độ tích cực, tự giác khi tham gia các hoạt động tập thể. 
Bên cạnh đó, khi giúp phụ huynh hiểu được mục đích của những thay đổi trong nhận xét, đánh giá học sinh, tôi cũng nhận được sự ủng hộ phối hợp có hiệu quả hơn từ các vị phụ huynh với giáo viên trong dạy học và giáo dục các em.
Với năm học 2015-2016 này, lớp học do tôi phụ trách còn đạt được một số kết quả sau: 
Em Nguyễn Việt Tiến, em Đào Trần Thảo Vy đạt giải khuyến khích thi Giải toán qua mạng- cấp huyện
Em Nguyễn Việt Tiến, Phạm Khánh Linh tham gia thi Trạng nguyên Tiếng việt qua mạng.
Em Phạm Khánh Linh đạt giải Nhất thi Viết chữ đẹp cấp trường. 
Em Lê Thị Hà Anh đạt giải Nhì thi Viết chữ đẹp cấp trường.
Em Vũ Bảo Minh Châu, Đào Trần Thảo Vy đạt giải Ba thi Viết chữ đẹp cấp trường.
Trong học kì I có 5 em được khen toàn diện và 11 em được khen từng mặt.
Những kết quả rèn luyện, phấn đấu của học sinh như trên như một động lực giúp tôi cố gắng, phân đấu hơn nữa để làm tròn trách nhiệm cao cả mà xã hội đã giao cho mỗi nhà giáo chúng tôi.
	5. Điều kiện và khả năng áp dụng
Qua thực tế hai năm học tôi thấy rằng, việc thay đổi cách nhận xét, đánh giá mới theo Thông tư 30 là hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại và tinh thần của nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học là cần sự động viên, khen ngợi, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của thầy cô để các em tự tin, thích học và học được. Cách đánh giá này là một quyết định đột phá với giáo dục tiểu học, là một quan điểm tiến bộ trong giáo dục.
Theo cách nhận xét, đánh giá mới, học sinh không còn là trung tâm của sự chỉ trích mà học sinh được thực sự quan tâm giáo dục và định hướng tới những hành vi đạo đức chuẩn mực, chủ động tiếp nhận kiến thức, kĩ năng phù hợp với năng lực mà không bị nhồi nhét. Học sinh có thể đạt ở mức độ phù hợp với năng lực cá nhân và được mọi người ghi nhận. Từ những thay đổi này áp lực với học sinh, với phụ huynh cũng sẽ giảm bớt. 
Không chỉ học sinh tiểu học mà bất kì một học sinh nào đều cảm thấy rất vui khi được khen ngợi, khuyến khích, động viên. Bởi thế trong quá trình giáo dục những lời động viên, khích lệ, tư vấn, những món quà nhỏ, những đánh giá đúng, kịp thời,  của giáo viên luôn là nguồn động viên để học sinh có ý chí vươn lên, tự điều chỉnh mọi hoạt động học tập và rèn luyện của bản thân.
Việc áp dụng các biện pháp đánh giá trên phải thực sự linh hoạt. Chúng ta cần hiểu rằng, giống như cây non, mọi sự uốn nắn, thay đổi phải được tiếp thu dần dần chứ không thể áp đặt, ép buộc.
Những giải pháp trên tôi đã áp dụng có hiệu quả cao trong lớp 1B và tôi đã mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi chuyên đề, hội thảo cấp trường, tổ, từ đó các đồng nghiệp cùng nhau vận dụng và đều đạt hiệu quả cao ở trường Tiểu học Thanh Lạc huyện Nho Quan. 
Với hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi muốn chia sẻ cho các đồng nghiệp trong toàn huyện, tỉnh tham khảo để áp dụng trong công tác giảng dạy đặc biệt trong việc đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư 30. 
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã thực hiện theo sự thay đổi nhận xét, đánh giá mới của Thông tư 30. Với những cách làm trên, lớp học do tôi làm công tác chủ nhiệm trong hai năm vừa qua có một số thành công nhất định, học sinh thực sự cảm thấy vui vẻ mỗi ngày đến lớp, phụ huynh cũng không bị áp lực với thành tích học tập của con, những nhận xét, đánh giá của giáo viên với học sinh có hiệu quả và phụ huynh cảm thấy yên tâm với sự quan tâm, sát sao của cô giáo với con mình. 
	Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kết quả thẩm định đánh giá của nhà trường.
Thanh Lạc, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Người viết
	Nguyễn Thị Lan

File đính kèm:

  • doc1. PGD NQ Mot so bien phap nham danh gia hoc sinh co hieu qua theo Thong tu 30.doc
Sáng Kiến Liên Quan