Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5-6 tuổi
Là một con người Việt Nam chắc hẳn trong chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và luôn mong muốn cho quê hương, đất nước của mình ngày một sạch đẹp hơn, trong lành hơn. Nhưng trong những năm gần đây với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng từ đó mà phát triển theo, sự phát triển này đã giúp người lao động bớt đi mệt nhọc đang từ làm việc thủ công nay đã thay thế bằng những máy móc. Năng suất lao động thì tăng đột biến nâng mức sống con người ngày càng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh những kết quả thu được thì ngày nay con người cũng gặp không ít những tác hại không mong muốn, đó là những chất thải công nghiệp gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển cộng thêm dân số tăng nhanh, sinh hoạt của con người thì đa dạng phong phú dẫn đến ngày càng có nhiều các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp khó xử lý.
Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới thiên nhiên bị ảnh hưởng và đặc biệt là ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người gây ra nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện.
Đứng trước tình trạng này, con người phải có những biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện: “Cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ, việc giáo dục có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên nhi đồng là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước chiếm lực lượng khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại.
Ngày 10/01/1994 Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường, nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực cho học sinh nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, đồng thời thực hiện tốt chính sách của Nhà nước.
bệnh cho con người. + Tôi luôn tìm và tải trên mạng các bài báo, phóng sự nêu cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân rồi dán vào bảng tin của lớp. Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu để phụ huynh đọc tham khảo... + Đặc biệt trong năm học vừa qua tôi đã tuyên truyền phụ huynh ủng hộ một ngày công để cắt cỏ, lau chùi cửa, lan can, dọn rác xung quanh khu vực trường lớp kết hợp cùng giáo viên chúng tôi trồng rau, trồng chuối cho khu vực vườn trường, nhiều phụ huynh đã ủng hộ rau giống, ủng hộ cát, đá trắng để tôi làm bể cát cho trẻ được thực hành chơi với cát, nước.... Điều đó đã khẳng định rằng công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đã có sự đồng thuận và đạt kết quả cao. Tôi cùng phụ huynh trao đổi về việc giúp trẻ biết phân loại rác thải, sau đó cho trẻ biết được cần phân loại rác thải, vì một số loại rác có thể dùng để tái chế ra một số loại phân bón cho cây trồng. + Tôi cũng phát động phong trào thu gom phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi. Phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ, cô và trò cùng làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi bổ xung vào các góc. Tôi nghĩ đó là con đường ngắn nhất để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn trẻ tận dụng những chiếc lá vàng rơi trên sân trường làm ra những con vật gần gũi như: con mèo, con trâu hay cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, làm nón, quần áo hay hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình. Qua đó tôi giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc, bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà mình đang sống. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị nhiều loại hạt như: hạt đỗ, ngô, lạc những loại hạt dễ nảy mầm để trẻ dễ thực hành gieo hạt và theo dõi sự nảy mầm và phát triển của cây. Khi cây lớn trẻ chăm sóc cây như thế nào để cây cho quả, từ đó giáo dục trẻ biết thành quả lao động của con người. è Để giúp trẻ có những kiến thức và hành vi thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, giáo viên cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp phải phù hợp và gắn với cuộc sống thực của trẻ, để qua đó hình thành cho trẻ những hành vi, thái độ bảo vệ môi trường. Để làm tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường trong trường mầm non giáo viên không những phải nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường mà còn phải biết vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt và thực hiện nghiêm túc, phải giáo dục trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Điều quan trọng, giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường . Giáo dục môi trường có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Giáo viên nên lồng ghép vào các hoạt động bằng các biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường sống hàng ngày, và đi tiên phong trong việc bảo vệ môi trường: Nhặt rác, phân loại rác thải thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Trẻ đã có kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường thì việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tôi đã tham gia hội thi: “Làm đồ dùng đồ chơi” do nhà trường tổ chức. Thành viên ban giám khảo có đại diện phụ huynh học sinh. Qua hội thi đó giúp phụ huynh hiểu được việc làm của các cô giáo, bằng đôi tay khéo léo các cô đã tạo ra hàng ngàn đồ chơi không những hấp dẫn trẻ mà phụ huynh cũng vô cùng thích thú. Qua đó đã tạo được niềm tin của phụ huynh với nhà trường nhờ đó công tác giáo dục bảo vệ môi trường được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. Tôi đã vận động phụ huynh cùng kết hợp với cô giáo hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ trong gia đình như: sưu tầm hột hạt để làm thí nghiệm gieo hạt, cho trẻ quan sát quá trình phát triển của cây lớn lên như thế nào cùng với trẻ, trẻ rất vui khi được cùng mẹ tham gia khám phá điều kỳ diệu và cũng là trả lời câu hỏi của trẻ vì sao, tại sao..., đồng thời cha mẹ sưu tầm các tranh ảnh hột hạt, vật liệu sẵn có, vật thật có nội dung hình ảnh về các loại cây xanh đóng góp cho trẻ ở lớp để môi trường học tập cho trẻ thêm sinh động hơn, đẹp hơn, cảnh quan lớp học sẽ vui tươi hơn tạo bầu không khí ấm cúng thân thiện. Trẻ biết hình ảnh đó có sự đóng góp của cha mẹ, người thân, trẻ sẽ tích cực học tập và hăng say tham gia vào các hoạt động nhiều hơn, điều đó sẽ đem lại cho trẻ chất lượng giáo dục hiệu quả. Điều đặc biệt ở đây là giúp trẻ tiếp cận với chủ đề bằng thực tế đó là “trăm nghe không bằng một thấy”. Làm tốt công tác vận động hỗ trợ của phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình và làm đồ chơi để tặng người thân. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình nữa. Bên cạnh đó cô nên khuyến khích trẻ tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân nhỏ, những người chủ tương lai của đất nước. Tương lai của đất nước bắt đầu từ thế hệ mầm non: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Chúng ta hãy cùng hành động vì một môi trường cho trẻ em ngày càng “xanh - sạch - đẹp”. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: * Qua một thời gian kiên trì thực hiện một số biện pháp giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, đến nay tôi thấy đã đạt được kết quả đáng mừng. - Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ xanh- sạch - đẹp”, an toàn và thoáng mát, đã góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một đông hơn. - Trẻ đã có hành vi tự nguyện để bảo vệ môi trường: trường như nhặt rác bỏ vào thùng, không khạc nhổ bừa bải, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong biết đánh răng, biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, chia sẻ hợp tác với bạn bè, cha mẹ. Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người. - Trẻ còn rất hào hứng tham gia các hoạt động trực nhật khi được yêu cầu. - Đối với trẻ thông qua giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường trẻ biết chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây cảnh, tưới cây góc thiên nhiên. Có ý thức tốt bảo vệ môi trường của lớp, của trường luôn sạch - đẹp. - Tôi đã xã hội hóa được rất nhiều cây xanh, cây hoa, các chậu trồng cây xanh từ các bậc phụ huynhtạo cho khung cảnh lớp thêm đẹp, góc thiên nhiên của trường, lớp thêm phong phú.. - Phụ huynh đã đóng góp tranh ảnh có nội dung về môi trường, tranh ảnh, hình ảnh các hoạt động của con người về môi trường rồi đến các học liệu, vật liệu như: hạt giống, các cây xanh, cây hoa, cát, sỏi... các phế liệu: Lọ nước gội đầu,vỏ hộp sữa chua, bìa lịch cũ.... để cho cô và trẻ trải nghiệm trồng, chăm sóc cây và làm các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. - Các bậc phụ huynh cũng ý thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc bảo vệ môi trường trong và ngoài trường mầm non: Tham gia lao động dọn cỏ, dọn vệ sinh trường và giữ vệ sinh sạch sẽ nơi công cộng. Ngoài ra trẻ còn biết nhắc nhở khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi, biết nhắc nhở người lớn không hút thuốc ở nơi công cộng và biết nói hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường. - Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh trước và sau khi thực hiện các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm về việc thực hiện: “Một số biện pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn A1” với tổng số là 60 trẻ như sau: Bảng so sánh kết quả sau khi thực hiện các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm theo khảo sát đầu năm: STT Nội dung khảo sát TS trẻ Khi chưa thực hiện các biện pháp của SKKN Khi thực hiện các biện pháp của SKKN Đ CĐ Đ CĐ SL % SL % SL % SL % 1 Biết tiết kiệm năng lượng 60 29 48 31 52 58 97 2 3 2 Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện, nước. 60 19 32 41 68 54 90 6 10 3 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 60 28 47 32 53 56 93 4 7 4 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp. 60 25 41 35 59 57 95 3 5 5 Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. 60 27 45 33 55 60 100 0 0 6 Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác. 60 30 50 30 50 60 100 0 0 77 7 Nhắc nhở người lớn không được xả rác bừa bãi 60 29 48 31 52 60 100 0 0 8 8 Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng. 60 28 47 32 53 57 95 3 5 Như vậy, kết quả nghiên cứu của tôi đã thành công và nhờ sự thành công này đã tạo cảm hứng cho tôi thiết kế thêm những biện pháp mới phục vụ cho việc dạy trẻ biết bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ở trường cũng như ở nhà được ngày một tốt hơn. Biểu đồ so sánh trước và sau khi áp dụng các biện pháp của SKKN TC1, TC2TC8 là các tiêu chí đánh giá trẻ. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Với những kết quả đạt được, những biện pháp tôi đã thực hiện trên trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi trong năm học vừa qua đã thu được kết quả đáng mừng. Từ đó bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt thời gian công tác với mong muốn gửi đến các cô giáo, cha mẹ trẻ những thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm giúp các cô giáo, các bậc phụ huynh dạy trẻ mầm non có ý thức ứng sử với môi trường cơ bản như sau: 1. Một số điều người lớn cần làm giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng: - Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng luôn thực hiện mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn. - Muốn thực hiện tốt việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, trước hết cô giáo phải không ngừng tự học tập bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nắm chắc nội dung phương pháp về giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Đẩy mạnh công tác tham mưu với nhà trường để mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Phối hợp với các đoàn thể tạo môi trường xanh- sạch- đẹp và an toàn. - Luôn nhận thức được việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng và hướng người khác biết cùng bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là vấn đề cấp bách. - Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện...) một cách hiệu quả hợp lý là quyền và nghĩa vụ của bản thân, mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng . - Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh về những sản phẩm mà trẻ làm được, vận động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu cũ để cho trẻ được phát huy sự sáng tạo của mình. - Nhân cách, ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi mà học, chơi để lớn lên. Vì thế, người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ còn biết lập kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kỹ năng cơ bản để trẻ sống và làm việc sau này. - Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách. - Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Cô giáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện, dành thời gian trò chuyện với con trẻ vì qua những câu chuyện trẻ sẽ rút ra cái gì nên làm, cái gì không nên làm với môi trường sống của chúng ta. - Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trong ăn uống, vệ sinh hàng ngày cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất những cách thức và phương thức giữa gia đình và trường, lớp mầm non. Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cảm, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu không khí thân ái, đầm ấm cần thiết trong bữa ăn và vệ sinh. 2. Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng: - Không hạ thấp trẻ: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng trẻ là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân trẻ. Không nên tạo cho trẻ thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nhục mạ trẻ. - Không doạ nạt trẻ: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt trẻ là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn. - Không bắt trẻ hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với trẻ vì nếu trẻ cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở trẻ sẽ phát triển cảm giác hối lỗi, ngược lại trẻ. - Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái quá sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân trẻ không thể làm điều gì nên thân. Hãy nhớ: đừng bao giờ làm hộ những gì mà trẻ có thể làm được. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: I. KẾT LUẬN: Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đã đạt được tôi thấy rằng để làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong trường mầm non giáo viên không những phải nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt và thực hiện nghiêm túc, phải giáo dục trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả. Điều quan trọng, giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. - Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng vào các hoạt động sẽ mang lại rất nhiều kết quả tốt đẹp cho trẻ: Trẻ hứng thú hơn, tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đúng năng lượng, đúng lúc. II. KHUYẾN NGHỊ: 1. Đối với ngành giáo dục: - Mở các lớp tập huấn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hợp lý cho giáo viên tìm hiểu và mở rộng kiến thức. - Đầu tư thêm kinh phi cho ngành học mầm non và hỗ trợ thêm các trang thiết bị có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Đĩa DVD, tập san... về nạn phá rừng, rác thải, khí thải, khói bụi.... - Phát động phong trào sáng tác thơ ca, truyện kể, trò chơi ,câu đố ... hội thi, hội giảng có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. 2. Đối với nhà trường: - Để phục vụ tốt cho việc giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho trẻ trong trường mầm non thì nhà trường nên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần và thời gian cho những giáo viên giảng dạy đồng thời tạo điều kiện cho họ được đi tập huấn các chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường để bổ sung thêm kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Có những hình thức tuyên truyền với phụ huynh một cách có hiệu quả như: tổ chức các buổi lao động tập thể, dùng các bản tin, thông báo để cung cấp kiến thức cho họ. - Nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT trong toàn trường, các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng đúng nguồn năng lượng trên internet. - Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau. 3. Đối với giáo viên: - Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng đối với sự phát triển của trẻ. Vì thể đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, mọi lúc, mọi nơi không ngại khó, ngại bẩn... - Tích cực tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt các phương pháp giảng dạy để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp. - Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp cùng các bậc phụ huynh cũng như nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Phát động phong trào sử dụng tiết kiệm nguồn điện, nước trồng cây xanh, tạo môi trường xanh – sạch- đẹp cho trường lớp. - Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở trẻ lao động vệ sinh, bố trí lớp học khoa học, gọn gàng phù hợp với chủ đề. - Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính, thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Phải cập nhật nhanh và nắm bắt kịp thời những thông tin mới về vấn đề môi trường trong và ngoài nước, sàng lọc những thông tin phù hợp với giáo dục mầm non để áp dụng vào dạy trẻ. - Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Cô giáo phải là tấm gương sáng về sử dụng tiết kiệm năng lượng ngay trong lớp học của mình, giữ gìn và bảo vệ môi trường để trẻ noi theo. - Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phục vụ cho việc dạy và học. * Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi về một số biện pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5-6 tuổi. Bước đầu tôi đánh giá trẻ thực hiện rất tốt nhưng trong quá trình viết và nghiên cứu cách làm không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm và bạn bè đồng nghiệp góp ý cho tôi để tôi có những biện pháp sáng tạo hơn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong hoạt động học: + Lĩnh vực thẩm mỹ: (Rối làm từ phế liệu) (Rối tự tạo) + Lĩnh vực khám phá khoa học và xã hội: Công việc của cô lao công) 4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác: * Thông qua hoạt động góc: (Đồ dùng làm từ phế liệu) ( Các bé thu dọn đồ dùng góc nấu ăn) * Thông qua hoạt động ngoài trời: ( Bé tham gia tưới cây trong giờ Hoạt động ngoài trời) (Giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát cây hoa sữa) * Thông qua hoạt động lao động: ( Bé cùng cô nhặt cỏ, bắt sâu cho rau) ( Hình ảnh lịch trực nhật lớp lớn A1) * Thông qua hoạt động nêu gương: (Bé phấn khởi nhận cờ bé ngoan) * Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ: (Xếp hàng rửa tay trươc khi ăn) (Rửa tay bằng xà phòng) (Trẻ đang cất bát, thìa đúng nơi quy định) (Trẻ đang gập quần áo cất gọn gàng) 5. Biện pháp 5: 5.1. Tháng 11: Chủ đề sự kiện: “ Gia đình thân yêu của bé”: ( Trẻ tắt quạt, tắt điện trước khi ra khỏi lớp) (Trẻ vặn vòi nước sau khi sử dụng xong) 5.4. Tháng2: chủ đề “Giao thông”: (Phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường) 5.5. Tháng 5: Chủ đề: “ Quê huơng đất nước + Trường tiểu học Bác Hồ”: (Trẻ xếp hàng vào thăm lăng Bác) (Trẻ giữ vệ sinh khi đi thăm lăng Bác) 6. Biện pháp 6: (Trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”) (Trò chơi:“Những miếng ghép bí ẩn”) (Trẻ trả lời đúng miếng ghép số 3 đã được mở ra) (Nhiều miếng ghép khác được mở ra) 7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. (Góc thiên nhiên phối hợp phụ huynh cùng đóng góp) (Bảng tin lớp A1) (Phụ huynh quyên góp bìa lịch cũ, vỏ hộp).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_v.doc