Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập Lịch sử cho học sinh lớp 4

 Trong chương trình lớp 4, môn Lịch sử - Địa lí được biên soạn chung trong một quyển sách nhưng được chia ra thành hai phần tách biệt là Lịch sử và Địa lí.

 Trong phân phối chương trình, phân môn Lịch sử được thực hiện dạy 1 tiết/ tuần (QĐ số 16/QĐ - BGD ĐT ngày 5/5/2006 của BGD & ĐT về việc ban hành chương trình GDPT).

 Theo Thông tư 22 về đánh giá chất lượng học sinh, phân môn Lịch sử được đánh giá định kì (bằng điểm) 2 lần/năm học (kết hợp với Địa lí) và chiếm 50% số điểm trong bài thi Lịch sử-Địa lí.

 Trong nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 4, ba bài đầu tiên là sử dụng chung cho cả Lịch sử-Địa lí nhằm mục đích giúp các em làm quen với việc quan sát, sử dụng lược đồ, bản đồ để mô tả, kể các sự kiện lịch sử. Các bài học còn lại của phần Lịch sử được chia thành 8 giai đoạn. Tương ứng với mỗi giai đoạn là những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho mỗi giai đoạn đó (SGK Lịch sử và Địa lí của Nhà xuất bản giáo dục). Trong các bài học đó, nội dung kiến thức được chia thành các dạng bài khác nhau. Các dạng bài được xen kẽ, kết hợp chặt chẽ với nhau trong mỗi giai đoạn, mốc thời gian cụ thể.

 Chương trình Lịch sử lớp tập trung vào giới thiệu nhân vật lịch sử (Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Lí Thái Tổ .), các sự kiện lịch sử (Chiến thắng Bạch Đằng, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Chi Lăng .), tổ chức bộ máy nhà nước ở mỗi triều đại (Nước Văn Lang, Nước Âu Lạc, Nhà Nguyễn thành lập .), các di tích văn hóa, di tích lịch sử trong mỗi triều đại (Chùa thời Lý, Kinh thành Huế .). Sau mỗi thời kì hay giai đoạn lịch sử, có thêm dạng bài ôn tập để tổng hợp, củng cố kiến thức đã học, gồm có 3 bài: bài 6, bài 20, bài 29.

 Trong mỗi bài học trong sách giáo khoa, có sự kết hợp giữa phần chính là kênh chữ với phần kênh hình bằng nhiều hình ảnh, tranh ảnh, lược đồ, bản đồ. thể hiện nội dung bài học rất sinh động, phong phú, góp phần giúp học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức của mỗi bài học cũng như của cả môn học. Bên cạnh nội dung chính thể hiện bằng chữ in to thì mỗi bài học có thêm phần chữ in nhỏ nhằm làm rõ hơn thông tin của phần chữ to.

 Theo công văn số 5977/BGD-ĐT ngày 7/7/2019, từ năm học 2018-2019, phân môn Lịch sử có thêm phần Lịch sử địa phương để giúp học sinh hiểu về lịch sử nơi địa phương các em sinh sống. Tiết học Lịch sử địa phương được thực hiện trong tuần 32, 33 (môn Đạo đức) ở mức độ liên hệ, tuần 33 (Phân môn Lịch sử) ở mức toàn phần (Tìm hiểu sơ lược lịch sử hình thành tỉnh Đăk Lăk.

 

doc22 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 3489 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập Lịch sử cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác thời kì lịch sử đang học với hiện tại để các em có sự nhìn nhận, nhận biết sâu sắc hơn nội dung bài học. 
 Tranh ảnh (tranh vẽ, chân dung) về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử :
- Mỗi bài học đều có hình ảnh tương ứng về sự kiện lịch sử (chân dung hoặc tranh vẽ về các nhân vật lịch sử rất ít). 
+ Đối với tranh ảnh về sự kiện lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác những bức ảnh này và kết hợp phần kênh chữ để giúp nắm và hiểu về các sự kiện lịch sử, hiểu sâu nội dung bài học. 
Giáo viên cần cho học sinh quan sát tranh ảnh kết hợp đọc kênh chữ và tìm hiểu thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý (Sự kiện ấy là gì ? Diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào ? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa như thế nào? .....)
+ Đối với tranh chân dung hoặc tranh vẽ về các nhân vật lịch sử, giáo viên có thể sưu tầm, giới thiệu để học sinh quan sát và biết được diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật lịch sử đó. 
 Giáo viên cần cung cấp hệ thống các câu hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu và trình bày hiểu biết về nhân vật lịch sử (Ví dụ : Sinh năm bao nhiêu? Quê quán ở đâu? Làm công việc gì? Hoàn cảnh, tính cách như thế nào? Thời thơ ấu ra sao? Có tài năng và những đóng góp gì? ...). Việc kết hợp kênh chữ giúp học sinh nắm sơ lược tiểu sử cũng như công lao của mỗi nhân vật.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác tốt các sự kiện lịch sử để làm nổi bật về tài năng, tài trí, công lao của các nhân vật lịch sử... vì mỗi sự kiện lịch sử đều gắn liền với nhân vật lịch sử. Qua những nội dung đó, giáo viên giáo dục cho học sinh về lòng tự hào, biết ơn, sự kính trọng đối với các nhân vật lịch sử.
 - Khi thực hiện dạy - học dạng bài này, tôi sử dụng phương pháp miêu tả, kể 
chuyện, tường thuật nhằm giúp các em khắc sâu hình ảnh, thông tin cũng như công lao của các nhân vật (gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu).
 Ví dụ : Học sinh có thể tìm các câu chuyện kể về các nhân vật lịch sử thông qua sách Theo dòng lịch sử Việt Nam, Tranh truyện Lịch sử Việt Nam. Các em tìm chọn và đọc câu chuyện về nhân vật, sự kiện lịch sử (cá nhân, nhóm đôi). Sau đó, các em sẽ kể câu chuyện đó trong nhóm, trước lớp. Lớp lắng nghe, nắm về nhân vật lịch sử trong câu chuyện và trình bày hiểu biết về nhân vật đó. 
 Đối với tư liệu này, tôi sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng nhằm mục đích:
 + Củng cố, mở rộng hiểu biết về kiến thức đã học (sự kiện lịch sử).
 Ví dụ: Câu chuyện về Ngô Quyền (Chiến thắng Bạch Đằng).
 Hình ảnh (phụ lục 1)
 + Tìm hiểu thêm về tiểu sử của các nhân vật lịch sử
 Ví dụ: Tìm hiểu tiểu sử của ông Lý Công Uẩn.
 Hình ảnh (phụ lục 2)
 + Tìm hiểu thêm về các nhân vật lịch sử đã học trong bài.
 Ví dụ: Câu chuyện về công lao của Lê Hoàn đối với việc phát triển nông nghiệp. Hình ảnh (phụ lục 3)
 + Tìm hiểu thêm về các nhân vật, sự kiện lịch sử chỉ được nhắc sơ lược trong sách giáo khoa (phần Lịch sử) để các em mở rộng hiểu biết về kiến thức lịch sử.
 Ví dụ : Câu chuyện về Phùng Hưng (Bố cái Đại vương)
 Hình ảnh (phụ lục 4)
 - Tư liệu Theo dòng lịch sử Việt Nam, Tranh truyện Lịch sử Việt Nam được sử dụng kết hợp trong tiết học chính khóa hoặc sử dụng trong tiết Luyện đọc (buổi 2) cũng như trong Tiết đọc thư viện. Ngoài ra, học sinh có thể mượn đem về nhà tìm hiểu, sau đó trình bày thêm ở mỗi bài học có liên quan.
 + Bản đồ, lược đồ : Có hai loại : Bản đồ (lược đồ) xác định địa phận và lược đồ thuật lại các trận đánh (sử dụng thường xuyên). Tùy từng loại mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu nội dung theo các bước khác nhau.
 Đối với lược đồ xác định địa phận (Lược đồ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung 
Bộ, bản đồ khu di tích Cổ Loa, thành Thăng Long ...) được sử dụng để xác định 
địa phận của nước Văn Lang, vùng Cổ Loa (nước Âu Lạc) ...
 Giáo viên sử dụng bản đồ 1 (phụ lục 5) để giới thiệu về thành Cổ Loa khi dạy bài Nước Âu Lạc để giúp học sinh mở rộng hiểu biết về thành Cổ Loa.
 Hoặc sử dụng bản đồ 2 (phụ lục 5) khi dạy bài Nhà Lý dời đô ra Thăng Long để học sinh hiểu thêm về thành Thăng Long.
 Đối với kiểu bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát lược đồ, xác định vị trí đất nước, vùng, địa phận, nơi diễn ra trận đánh ... theo yêu cầu. Sau đó, giáo viên vừa sử dụng lược đồ vừa giảng giải thêm để học sinh hiểu. 
 Đối với lược đồ thuật lại các trận đánh, giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng lược đồ (dựa vào các kí hiệu của lược đồ), bài viết trong sách giáo khoa 
cùng với hệ thống câu hỏi gợi ý để trình bày diễn biến các trận đánh. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên vừa chỉ trên lược đồ vừa tường thuật lại.
 Ngoài các lược đồ trong sách giáo khoa, giáo viên sử dụng thêm các lược đồ khác trong các tư liệu tham khảo để giúp học sinh nắm chắc và hiểu rõ hơn về các trận đánh.
 Ví dụ : Khi dạy bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2, giáo viên có thể sử dụng lược đồ 3 (phụ lục 5) để nói về việc Lý Thường Kiệt chủ động đưa quân sang đánh Trung Quốc ở Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu.
 * Ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác nội dung (cả kênh chữ và kênh hình) sách giáo khoa cũng như các tài liệu dạy-học lịch sử có liên quan, tùy từng loại bài, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh liên hệ, tìm hiểu lịch sử địa phương - nơi các em sinh sống thông qua sách hướng dẫn dạy-học lịch sử địa phương cũng như các tấm gương, sự kiện mà các em tự tìm hiểu được cũng như nghe kể từ người lớn tuổi, những người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến ...
 Giải pháp thứ 3: Tạo cơ hội cho học sinh tham gia hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực, vui vẻ, thú vị nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức, mở rộng thêm hiểu biết về lịch sử nước nhà.
 * Tổ chức cho học sinh đóng vai:
 Việc đóng vai trong các tiết học Lịch sử được sử dụng rất ít vì đây là một 
hoạt động khó. Tuy nhiên, nếu đầu tư thì trong một số bài học, trò chơi đóng vai cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc đóng vai giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, đồng thời góp phần tạo ra một giờ học sinh động, hấp dẫn và giúp các em khắc sâu kiến thức. Trò chơi đóng vai thường được tổ chức khi thực hiện bài học liên quan tới các nhân vật lịch sử.
 Ví dụ: Bài Cuộc Kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, giáo viên 
có thể tổ chức cho HS đóng vai các nhân vật lịch sử có trong nội dung bài học. 
 Đối với bài này, HS thực hiện đóng 6 vai, đó là : Vua Trần, thái sư Trần Thủ
Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, các bô lão (đồng thanh), các chiến sĩ (đồng thanh) và người dẫn chuyện.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đóng vai theo 6 nhóm. Mỗi nhóm đọc nội dung bài học để phân vai, tìm và tập nói lời của mỗi nhân vật. Các nhóm thảo luận và diễn cho nhau xem. Sau đó, các nhóm lần lượt trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau. Từ đó, các em rút ra nội dung bài học.
 Qua việc tổ chức cho học sinh đóng vai, tôi nhận thấy các em rất hứng thú, nhanh nhớ lời nhân vật, diễn tự nhiên, tiết học trở nên vui vẻ và hiệu quả hơn.
 * Tổ chức học tập dạng bài ôn tập, tổng kết:
 Đây là loại bài học hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học sau mỗi một thời kì (giai đoạn lịch sử), giúp các em nhớ lại và nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn. 
 Để thực hiện dạng bài này có hiệu quả, đầu tiên, giáo viên giao nhiệm vụ (các câu hỏi ôn tập trong phiếu học tập) cho học sinh rồi hướng dẫn các em làm việc theo trình tự (cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn) dưới sự theo dõi, hỗ trợ kịp thời của giáo viên. Trong quá trình thực hiện bài học, giáo viên cần chú ý thu hút tất cả học sinh làm việc, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. 
 * Thực hiện một số tiết dạy bằng đèn chiếu để học sinh có cơ hội quan sát những hình ảnh rõ nét, sinh động, các em làm quen với việc học bằng công nghệ thông tin. Từ đó, các em sẽ cảm thấy thích thú và tích cực hơn.
 Ngoài việc tổ chức theo tiến trình như trên, giáo viên có thể kết hợp tổ chức 
các trò chơi (Đố vui về lịch sử, Đóng vai ...) để nâng cao hứng thú, sự tích cực học tập của các em, giúp các em khắc sâu kiến thức. Giáo viên cần có sự lựa chọn phương pháp phù hợp với từng phần nội dung của bài học. Bên cạnh đó, giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” do Đội tổ chức ... nhằm giúp các em khám phá, củng cố và nâng cao kiến thức về Lịch sử của dân tộc.
 Ví dụ : Trong tư liệu “Theo dòng lịch sử Việt Nam, tùy mỗi thời kì, tôi sử dụng tranh ảnh (hoặc nội dung trong tranh ảnh) để tổng hợp sơ lược tình hình của mỗi triều đại (hình ảnh-phụ lục 6). 
 * Tổ chức một số trò chơi học tập :
 + Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ? (Nối nhanh, nối đúng ; Điền nhanh, điền đúng; Khoanh nhanh, đúng; Gắn nhanh, đúng .......)
 + Trò chơi Hái hoa dân chủ (thường dùng trong tiết ôn tập): Trong mỗi bông hoa là một câu hỏi. Học sinh hái hoa và trả lời câu hỏi trong bông hoa đó. ...
 + Sử dụng câu đố (sưu tầm trên mạng internet, sách Câu đố về Lịch sử) để đố học sinh về các nhân vật, sự kiện lịch sử, địa danh lịch sử.
 Ví dụ: 
Câu 1: Vua nào mặt sắt đen sì? Vua nào trong thuở hàn vi ở chùa? Là những ai?  (Mai Hắc Đế, Lý Thái Tổ) Câu 2: Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn đội đá vá trời Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? Là ai? (Hai Bà Trưng) Câu 3: Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời Phá quân Nam Hán tơi bời Gươm thần độc lập giữa trời vang lên? Là ai?  (Ngô Quyền)  Câu 7: Sông nào vẳng tiếng thần thơ Nức lòng quân sĩ đang chờ phản công? (Sông Như Nguyệt) Câu 8: Gò nào thây giặc chất cao
Quang Trung thừa thắng tiến vào Thăng Long? (Gò Đống Đa)  
Câu 4: Mặt hồ như một tấm gương Một vị vua đến trả gươm nơi này Chuyện còn lưu lại tới nay Hồ ấy và vị vua này là ai? (Hồ Gươm, Lê Lợi) Câu 5: Sông nào cọc nhọn giăng hàng Hai phen đuổi bọn tham tàn bắc phương.
Ngô Quyền rồi Hưng Đạo Vương,
Quân Tàu hết dám coi thường dân Nam? (Sông Bạch Đằng) Câu 6: Ải nào núi đá giăng giăng
Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu? (Ải Chi Lăng) Câu 9: Vua nào sau buổi đăng quang Rời Hoa Lư chuyển đô sang La Thành? Làm cho đất nước rạng danh Đổi chữ La Thành, thành chữ Thăng Long (Lý Công Uẩn) 
 * Ngoài việc tổ chức các hoạt động trong tiết dạy quy định, giáo viên có thể lồng ghép kiến thức lịch sử thông qua các môn học :
Toán: Sử dụng trong bài Giây, thế kỉ (Củng cố về mốc thời gian) 
Ví dụ : Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long vào năm nào ? (1010) Năm đó thuộc thế kỉ mấy ? (XI) ...
Luyện đọc (buổi 2) + Tiết đọc thư viện: Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc sách (Theo dòng lịch sử Việt Nam, Truyện tranh Lịch sử) với nhiều câu chuyện về các nhân vật, sự kiện lịch sử có hình ảnh minh họa rất sinh động. Sau khi đọc, các em có thể trao đổi và chia sẻ, kể lại trước lớp về câu chuyện đã đọc.
 Hoặc trong môn Tiếng Việt, khi học bài có liên quan đến lịch sử, giáo viên có thể lồng ghép để HS nhớ lại kiến thức về lịch sử đã học.
 * Kết hợp cho học sinh làm các dạng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra, khắc sâu về kiến thức lịch sử (trong các bài ôn tập hoặc trong các kì thi định kì).
 Các dạng bài tập trắc nghiệm (phụ lục 7)
 Các dạng bài tập trắc nghiệm thường được sử dụng khi củng cố bài học nhưng được sử dụng nhiều nhất trong các tiết ôn tập, tổng kết. Việc sử dụng các dạng bài tập trắc nghiệm vừa giúp các em củng cố để nắm chắc kiến thức vừa giúp các em làm quen các dạng bài tập để vận dụng vào các kì thi.
Giải pháp này giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác kiến thức và góp phần tạo cho các em ý thức học tập tích cực và hứng thú hơn.
 Giải pháp thứ 4: Đối với giáo viên, ngoài việc tìm hiểu nội dung cũng như các tranh ảnh liên quan để nắm kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa nhằm phục vụ tiết dạy thì giáo viên có thể tìm tòi, nghiên cứu các tư liệu về lịch sử (có 
thể mượn thư viện hoặc tìm mua), có thể tìm hiểu thêm trên mạng internet hoặc trao đổi, học hỏi từ các đồng nghiệp có kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao kiến thức và giúp học sinh mở rộng thêm những kiến thức trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, giáo viên cần nghiên cứu nhiều hơn, kĩ hơn các tranh ảnh, lược đồ, bản đồ để nắm rõ nội dung nhằm truyền đạt đến học sinh một cách cụ thể, chính xác. Một điều quan trọng nữa là giáo viên cần rèn nhiều hơn nữa về kĩ năng kể chuyện để sử dụng trong tiết học lịch sử để kể chuyện hấp dẫn hơn, thu hút học sinh hơn. Nói chính xác là giáo viên cần thường xuyên tự bồi dưỡng, tích cực học tập để nâng cao kiến thức bằng nhiều hình thức như đọc sách, đọc truyện và các tài liệu về lịch sử, nghiên cứu các thông tin trên tivi, đài, báo, internet  và ghi lại những kiến thức cần thiết, liên quan đến nội dung bài học. Ngoài tài liệu trong thư viện, tôi đọc thêm sách Lịch sử lớp 7 để tìm hiểu thêm vì kiến thức lịch sử ở lớp 7 cũng có những nội dung tương tự ở lớp 4 nhưng được mở rộng.
 Để mang lại hiệu quả trong dạy-học phân môn Lịch sử thì phải phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Đầu tiên, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu chung của môn học, mục tiêu riêng của mỗi bài học. Từ đó chuẩn bị các tư liệu lịch sử, tranh ảnh, lược đồ, bản đồ phù hợp với nội dung bài học. Sau đó, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập (tiếp cận tranh ảnh, tư liệu, tự tìm tòi, trao đổi, chia sẻ để rút ra kiến thức cần ghi nhớ). Giáo viên cần lựa chọn, vận dụng, thường xuyên thay đổi và kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để tiết học trở nên nhẹ nhàng, đạt hiệu quả.
 Trong một tiết dạy nói chung và tiết dạy Lịch sử nói riêng, ngoài việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, tự giác, tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ và làm việc để tìm hiểu, phát hiện ra kiến thức, trao đổi, chia sẻ với bạn và thống nhất nội dung kiến thức thì việc chuẩn bị của giáo viên cũng góp phần quan trọng trong sự thành công của tiết dạy.
Nói tóm lại, để việc dạy - học Lịch sử ở lớp 4 đạt hiệu quả thì cần trải qua cả một quá trình lâu dài chứ không phải “một sớm một chiều” mà đạt kết quả ngay. Để đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi sự cố gắng, kiên trì của cả giáo viên và học sinh. Trong đó, sự tích cực và hứng thú học tập của học sinh là 
một yếu tố không thể thiếu. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi và áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, hấp dẫn cũng như sự học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức. Các biện pháp, hình thức tổ chức phải được thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên và có sự gắn kết, bổ sung cho nhau. Một điều nữa vô cùng quan trọng đó là ý thức trách nhiệm, sự quan tâm, tận tụy vì học sinh của người giáo viên. Kết hợp được những yêu tố nêu trên thì việc dạy - học Lịch sử sẽ đem lại hiệu quả nhất định.
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
 Mỗi biện pháp, giải pháp có vai trò, tác dụng riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau, không thể tách rời. Nếu phụ huynh và học sinh biết được tầm quan trọng của việc học Lịch sử thì sẽ chú trọng và đầu tư nhiều hơn về những kiến thức lịch sử. Nếu giáo viên có kiến thức sâu, rộng và dành nhiều thời gian nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng về đồ dùng (tranh ảnh, lược đồ, bản đồ ...), phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp cho mỗi bài học Lịch sử thì tiết học sẽ trở nên phong phú hơn, sinh động hơn và học sinh sẽ học tập sôi nổi, hứng thú, tích cực hơn, nắm chắc kiến thức hơn.
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: 
 Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy các em đã hứng thú hơn và tích cực hơn trong việc học tập Lịch sử. Các em đã biết cách tìm tòi, tìm hiểu kiến thức từ nội dung bài học sách giáo khoa cũng như sách tham khảo (thư viện) mà tôi đã hướng dẫn và giới thiệu cho các em. 
 Sau khi học hết học kì I của năm học, tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và thu được kết quả như sau:
 Bảng 1: Kết quả thi cuối học kì I (môn Lịch sử - Địa lí)
TSHS
Kết quả
HTT
HT
CHT
 36
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
11
31%
25
69%
0
0
 Bảng 2: Mức độ tập trung trong học tập Lịch sử 
TSHS
Kết quả
Tích cực
Bình thường
Ít tập trung chú ý
36
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
15
41%
15
41%
6
17%
 Thời gian thực hiện chỉ trong vòng một học kì, nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi thực hiện đã thu được kết quả nhất định, tiết học Lịch sử trở nên sôi nổi hơn và hiệu quả đã được nâng lên. Trong khi học Lịch sử, các em đã hoạt động tích cực hơn, mạnh dạn hơn và rất thích đóng vai và tham gia các trò chơi tìm hiểu về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Qua việc kết hợp đọc các tài liệu lịch sử trong Tiết đọc thư viện, các em rất thích và tích cực mượn một số tài liệu về lịch sử ở thư viện để đọc và tìm tòi, nghiên cứu. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề “Nâng cao hiệu quả học tập Lịch sử”, tôi nhận thấy việc tạo cho học sinh tích cực, hứng thú trong tiết học rất quan trọng. Bên cạnh đó, vốn kiến thức về lịch sử của giáo viên, việc sử dụng phương pháp, cách thức tổ chức phù hợp và kết hợp sử dụng tranh ảnh có hiệu quả cũng góp phần lớn trong việc giúp học sinh học hỏi, tiếp thu một cách chắc chắn và phong phú. 
Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã rút ra được một số điều :
 + Cần phải nghiên cứu, nắm được nội dung chương trình phân môn Lịch sử cũng như nắm vững kiến thức cần đạt trong mỗi bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 + Cần lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho mỗi bài học và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần rèn nhiều hơn về kĩ năng kể chuyện hấp dẫn.
 + Cần tổ chức cho học sinh cách học lịch sử thông qua việc đọc và tìm hiểu dữ liệu kết hợp với sử dụng kênh hình hợp lí, có mức độ, đúng lúc ... sẽ giúp các em nắm, trình bày, kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể và chính xác. 
+ Giáo dục các em tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, các em biết yêu Tổ quốc bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi.
+ Thường xuyên kết hợp với các đoàn thể trong trường để tổ chức hoạt động 
ngoại khóa và ngoài giờ lên lớp, giúp các em tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử.
+ Cần vận dụng công nghệ thông tin (máy chiếu, ti vi ...) để làm cho tiết dạy trở nên sinh động, dễ hiểu hơn, học sinh thích thú học tập hơn.
 2. Kiến nghị: 
 Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: 
 - Kết hợp thường xuyên giữa giáo dục 3 môi trường Gia đình - Nhà trường - 
Xã hội và tuyên truyền về tầm quan trọng của phân môn Lịch sử đến phụ huynh.
 - Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn về kiến thức và phương pháp dạy Lịch sử để các giáo viên có dịp học hỏi lẫn nhau.
 - Thư viện cần bổ sung thêm một số sách, tài liệu về kiến thức Lịch sử cho đa 
dạng, phong phú hơn.
 - Tổ chức một số hoạt động, phong trào tìm hiểu về lịch sử đất nước để học sinh nắm và mở rộng hiểu biết về kiến thức lịch sử.
 - Trong sinh hoạt chuyên môn cụm, khối tổ, cần đưa vào nhiều hơn các buổi trao đổi về các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học Lịch sử.
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã và đang thực hiện ở lớp 4A1. Trong thời gian thực hiện, tôi nhận thấy đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên đề tài này chỉ gói gọn trong lớp tôi đang giảng dạy và thời gian thực hiện chưa lâu nên còn có những những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm, góp ý quý báu của Hội đồng giám khảo các cấp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và vận dụng có hiệu quả hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
 EaH’Leo, ngày 10 tháng 3 năm 2019
 Người thực hiện
 Phan Thị Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử-Địa lí lớp 4.
2. Sách giáo viên Lịch sử-Địa lí lớp 4.
3. Chuẩn Kiến thức, kĩ năng lớp 4.
4. Chương trình GDPT cấp Tiểu học (QĐ số 16/QĐ - BGD ĐT ngày 5/5/2006 của BGD & ĐT).
5. Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT ngày 22/9/2016.
6. Theo dòng lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục (từ tập 1 đến tập 8)
7. Câu chuyện lịch sử Việt Nam và thế giới của Nhà xuất bản Giáo dục (Tập 1 và 2)
8. Truyện tranh Lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Kim Đồng).
9. Câu đố về lịch sử (Nhà xuất bản Kim Đồng).
10. Tài liệu dạy-học lịch sử địa phương tỉnh Đăk Lăk.
11. Bách khoa toàn thư mở (internet)
12. Mạng internet.

File đính kèm:

  • docSKKN DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 (18-19).doc
  • docPHỤ LỤC.doc
Sáng Kiến Liên Quan