Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thị Bích Thuận

1. Thực trạng

Năm học 2017-2018, lớp tôi có tổng số 30 học sinh. Trong đó có 15 em nữ, đa số các em sống thật thà và chăm chỉ, đoàn kết và thương yêu nhau, song có một số em khả năng tiếp thu chậm nên các em còn rụt rè trong học tập và giao tiếp; có 2 em nam nghịch ngợm, quấy rối các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học và lực học còn yếu; có 1 em ít nói, chưa chủ động trong học tập, 2 em tiếp thu chậm, 4 em có hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi mẹ, Bố mẹ ly hôn phải sống cùng bố hoặc mẹ hoặc nhờ vào ông bà nội, ngoại); nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên chưa được chăm lo chu đáo, đồ dùng học tập nhiều lúc còn thiếu Mỗi một học sinh đều có một nhược điểm riêng, khiến tôi phải tìm tòi mọi biện pháp thích hợp để giúp các em khắc phục những nhược điểm đó và khích lệ động viên kịp thời.

Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thị Bích Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ, Ban Cán sự lớp thường là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Còn với học sinh lớp lớn, các em đã lớn nên các em có thể lấy tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp.
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
Sau khi đã bầu chọn được Ban cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: 
* Nhiệm vụ của CTHĐTQ (lớp trưởng):
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của PCTHĐTQ ( lớp phó học tập): 
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên biệt.
- Đảm nhận mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của PCTHĐTQ ( lớp phó lao động):
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
- Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
* Nhiệm vụ của các ban được phân công cụ thể; VD: Ban (văn nghệ ...).
- Điều hành các buổi sinh hoạt tập thể 
- Cùng với giáo viên tập các tiết mục văn nghệ để tham gia biểu diễn trong các hoạt động do nhà trường tổ chức, Đoàn, Đội tổ chức.
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 3 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
* Thống nhất và đưa ra các quy định chung của lớp đó là:
QUY ĐỊNH CHUNG CỦA LỚP
1.Đi học đúng giờ. Nghỉ học phải có giấy xin phép của phụ huynh học sinh.
2.Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm túc, thuộc bài trước khi vào lớp.
3.Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, người lớn tuổi; tôn trọng bạn bè và yêu thương trẻ nhỏ.
4.Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
5.Không nói tục, chưởi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết
6.Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
7.Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, lớp tôt chức.
8.Biết bảo vệ và giữ gìn của công.
9.Thực hiện tốt đầy đủ các quy định của nhà trường và xã hội.
10.Chấp hành tốt luật lệ giao thông.
2.4) Xây dựng nhóm tự quản, tổ tự quản. 
Một trong những nguyên tắc giáo dục là giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể. Vì vậy xây dựng tập thể học sinh tự quản là một trong những nội dung quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Để làm tốt công tác này, tôi đã xây dựng một kế hoạch cụ thể bao gồm các nội dung:
- Lựa chọn nhóm tự quản, tổ tự quản
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ nhóm, tổ có đủ uy tính và năng lực tự quản tập thể lớp.
- Giao nhiệm vụ cụ thể và bồi dưỡng cho các em về các yêu cầu của một tập thể tự quản. Cụ thể như sau:
a) Nhóm tự quản
Để thực hiện Đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình lớp học Vnen, tôi giáo viên chủ nhiệm lớp 3 vào đầu năm các em đã khá quen từ lớp 2 cho nên việc điều hành nhóm có phần quen hơn. Vậy việc xây dựng nhóm tự quản và tổ tự quản để các em thực hiện tốt hơn (Dự kiến 5 nhóm)
b) Tổ tự quản.
Với 5 nhóm tự quản, tôi chia đều làm 3 tổ tự quản, mỗi tổ gồm 2 nhóm,
cụ thể như sau:
* Tổ tự quản 1 gồm: Nhóm 1 và nhóm 2
* Tổ tự quản 2 gồm: Nhóm 3 và nhóm 4
* Tổ tự quản 3 gồm: Nhóm 5
 	Cũng giống với hình thức của nhóm tự quản, tổ tự quản cũng bầu ra 1 người làm tổ trưởng, đảm nhận công việc quản lí tổ. Nhận báo cáo hàng ngày từ các nhóm trưởng và tập hợp kết quả vào cuối tuần để báo cáo lên cho các lớp phó phụ trách các hoạt động của lớp.
2.5) Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và Đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Xây dựng trường học thân thiện là tạo môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng và thân thiện để ngôi trường vừa là nơi trang bị cho học sinh kiến thức, vừa là nơi thu hút các em vào những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, tìm hiểu kiến thức và tham gia các hoạt động xã hội... Qua hơn 10 năm thực hiện, phong trào đã phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 	“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “Lớp học thân thiện” thì sẽ có “Học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 	Công việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau:
a)Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
 	Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
- Trồng cây xanh trong lớp: Chọn loại cây không có lá úa, rụng để lớp học luôn được sạch sẽ như cây trầu bà, cây trường sinh...
- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo mẫu của trường.
- Phân công cho các tổ trực nhật theo quy định
b) Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
 * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
Để xây dựng được mối quan hệ thầy trò tốt không phải là dễ nhưng cũng không khó nếu như chúng ta biết cần phải làm như thế nào và làm ra sao? Với tôi để xây dựng tốt mối quan hệ này, tôi luôn đặt sự công bằng và bình đẳng lên hàng đầu. Thầy nói – trò nghe, trò nói – thầy nghe và người thầy bao giờ cũng phải là tấm gương sáng để các em nói theo, phải tạo ra được sự uy nghiêm để các em phải nể 
phục. Vì vậy tôi đã thực hiện như sau:
 	- Tôi luôn luôn lắng nghe những gì các em nói và giải quyết triệt để những vấn đề mà các em thắc mắc.
 	- Tôi thường cùng với Ban cán sự lớp hướng dẫn các em làm vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh và sinh hoạt 15 phút đầu giờ. 
- Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
- Khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh. 
- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi nhẹ nhàng khuyên bảo để các em nhận thấy sai mà sữa chữa. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối. 
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. 
- Tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra ngững ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. 
- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
“Học thầy không tày học bạn”. Dù bất cứ ở độ tuổi nào, trong cuộc sống mỗi con người chúng ta đều cần phải có bạn. Vì chính bạn là người dễ sẻ chia cùng chúng ta những niềm vui nỗi buồn. Và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, ở lứa tuổi này các em cần có nhiều bạn. Bởi khái niệm bạn của các em chỉ mới dừng lại ở mức cùng chơi, cùng học, cùng vui đùa thỏa thích. Ai cũng có thể là bạn, các em chưa có sự lựa chọn hay đặt ra một tiêu chuẩn nào cho người bạn của mình. Những yêu, ghét, giận, hờn của các em chỉ xảy ra một cách tức thời, thoáng qua trong giây lát rồi tất cả đều trở lại bình thường. Vì thế là một người giáo viên chúng ta nên nắm bắt tâm lí của các em, thiết lập cho các em một mối quan hệ bạn bè tốt, giữ lại cho các em những suy nghĩ ngây thơ trong sáng của lứa tuổi học trò. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ. Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò, đặc biệt là những lớp cuối cấp. Các em chia bè phải, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. 
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
- Tôi để một hòm thư chung ở trước lớp và khuyến khích các tự viết ra những điều mình muốn nói, nhưng đặt ra yêu cầu với các em là không được viết lung tung, không viết những điều không cần thiết và những điều không có. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai rồi mới tìm cáh xử lí.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn cảu các em. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi câu chuyện. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
- Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh; những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho bạn.
Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình. 
- Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ tự tay các em sáng tạo. Việc làm này đã tạo cho các em một thói quen tốt trong cuộc sống đó là: Biết quan tâm đến người khác. 
 Qua những việc làm trên, tôi nhận thấy học sinh của lớp tôi ngày càng đoàn kết hơn. Các em biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, ít xảy ra tình trạng xích mích, kiện cáo nhau trong mỗi tiết học. Hòm thư chung của lớp cũng giảm dần số lượng thư mà các em gửi. Lớp học ngày càng đi vào nề nếp khá tốt. 
 	c) Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
 	Như chúng ta đã biết, đối với học sinh Tiểu học, các em đang ở độ tuổi “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Do đó việc tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi góp phần giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
 * Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa
Giữa các tiết học căng thẳng thường có 5 phút nghỉ giải lao, tôi dùng khoảng thời gian đó để tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...hoặc cũng có thể cho các em tự do trò chuyện những điều mình muốn nhưng không làm gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các lớp học khác.
Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
 * Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua các tiết học ôn luyện vào buổi thứ 2.
Vào những tiết ôn luyện của buổi học thứ hai, tôi thường tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Đường lên đỉnh Olympia...Nội dung thi được tôi soạn sẵn bằng hệ thống câu hỏi và trình chiếu qua Powerpoint nên được các em hưởng ứng rất nhiệt tình và thích thú.
 * Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Vì vậy để hình thành và phát triển một cách toàn diện nhân cách học sinh tôi thường tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng như: hoạt động lao động, hoạt dộng vui chơi giải trí, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động xã hội. Thông qua các hoạt động này học sinh được củng cố, bổ sung, mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mĩ, tăng cường thể chất, nhận thức về xã hội và ý thức công dân. Từ đó hình thành cho học sinh thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức giúp đỡ cộng đồng. Những hoạt động trên được thực hiện dưới nhiều hình thức hoạt động như hoạt động theo chủ điểm, qua các giờ sinh hoạt...
	Mỗi tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp đều có một nội dung cụ thể, mỗi nội dung đều mang đến cho các em những kiến thức bổ ích. Ví dụ có tiết các em được làm quen với các trò chơi dân gian, có tiết các em lại được tìm hiểu về Truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, tìm hiểu về Truyền thống người Phụ nữ Việt Nam, chào mừng ngày Nhà giáo... tùy theo chủ điểm của từng tháng để đưa ra cho các em một chủ điểm giáo dục thích hợp, giúp các em vừa học, vừa chơi, vừa giải trí, vừa ghi nhớ kiến thức mà không phải căng thẳng mệt mỏi.
Tất cả những biện pháp mà tôi đưa vào trong sáng kiến đã được tôi vận dụng và đem lại hiệu quả khá tốt trong những năm qua. Cụ thể như sau:
Năm học 2015-2016:
 - Duy trì sĩ số 28/28 đạt 100/%.
 - Học sinh lên lớp thẳng đạt 100/%.
 - 100% học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh
Năm học 2016-2017:
 - Hội thi Viết chữ đẹp cấp trường đạt giải nhất.
 - Hội thi Em kể chuyện về Bác Hồ đạt giải 3
 - Hội thi Em hát dân ca cấp trường: Giải KK
 - Lớp đạt danh hiệu: Lớp xuất sắc.
 - Sĩ số: 28/28 đạt 100%
 - Hạnh kiểm: Hoàn thành 5 nhiệm vụ của người học sinh: đạt 100%
Năm học 2017-2018:
 - Hội thi Viết chữ đẹp cấp trường đạt giải nhì.
 - Hội thi Cờ vua cấp huyện Giải ba
 - Lớp đạt danh hiệu: Lớp xuất sắc.
 - Sĩ số: 30/30 đạt 100%
 - Hạnh kiểm: Hoàn thành 5 nhiệm vụ của người học sinh: đạt 100%
 - Chất lượng qua khảo sát cuối HKI, cuối HKII
TT
Môn
Cuối học kì I
Điểm 9 -10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5-
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Toán
11
36,7
10
33,3
8
26,7
1
3,3
2
TV
18
60.0
10
33,3
2
6,6
0
TT
Môn
Cuối học kì II
Điểm 9 -10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5-
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Toán
20
67,7
6
20,0
4
13,3
0
2
TV
23
76,7
6
20,0
1
3,3
0
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Sáng kiến “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người làm công tác chủ nhiệm như tôi. Qua nghiên cứu sáng kiến đã giúp cho tôi càng thấy rõ hơn về tầm quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp phải được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ các em còn rất nhỏ, nhút nhát và tất cả mọi thứ đối với các em đều mới lạ, rất cần có sự quan tâm dạy bảo từng ngày, từng giờ và ở mọi lúc mọi nơi của gia đình và nhà trường. Mỗi người làm công tác chủ nhiệm lớp mà đặc biệt là chính bản thân tôi được biết thêm một số biện pháp hay và phù hợp để vận dụng vào công tác chủ nhiệm của mình. 
Sáng kiến của tôi có thể còn nhiều thiếu sót, song cũng góp một phần nhỏ giúp các thầy giáo, cô giáo, những người làm công tác chủ nhiệm lớp (dù ở vùng miền nào) cũng có thể vận dụng vào công tác chủ nhiệm của mình.
2. Kiến nghị, đề xuất
Để một người hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, ngoài sự nổ lực của mỗi giáo viên và học sinh cần có sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo nhà trường cũng như sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
*Đối với nhà trường: 
- Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng, nghiệp vụ làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Trang cấp đầy đủ các thiết bị dạy học, các tài liệu tham khảo, giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình.
*Đối với giáo viên: 
- Phải nhận thức rõ công tác chủ nhiệm lớp có một vai trò hết sức quan trọng, là nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên Tiểu học, là cơ sở vững chắc để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở lớp của mình và góp phần nâng cao chất lượng, giáo dục nhân cách cho học sinh.
- Giáo viên phải có năng lực giảng dạy, năng lực quản lí và phải là tấm gương về đạo đức để các em noi theo.
Trên đây là một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tôi đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm học tới. 
 Rất mong sự góp ý của Ban giám hiệu, xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_cong_tac_chu.doc
Sáng Kiến Liên Quan