Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong chăm sóc giảng dạy trẻ ở trường mầm non

- Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giản dạy.

- Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet. Một số trường cũn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,.tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên mầm non trong thời đại CNTT.

- Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Active Primary, Flash, Photoshop, Converter, Kispix, Kisma,phần mền dinh dưỡng.Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một cụng cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video.vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy.

doc16 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3516 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong chăm sóc giảng dạy trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
- Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thụng tin truyền thông, Internet,...Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim...sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
II/ Cơ sở thực tiễn:
Thực hiện quyết định số 81/2001/QD- TTg,ngay từ năm học 2006-2009 PGD Lệ Thuỷ đã rất chú trọng và đưa”ứng dụng công nghệ thông tin” làm chủ đề của năm học.chủ đề đó đã được chỉ đạo và thực hiện rất tốt và năm học 2009-2010 Huyện nhà đã tổ chức tổng kết sau 3 năm thực hiện ,trong kết quả đánh giá ở các bậc học tiểu học và trung học đã thực hiện rất tốt và được đánh giá cao (hầu hết các trường đều có phòng máy,dạy cho học sinh thực hành tin học trên máy,giáo viên soạn bài và giảng bài trên máy điện tử một cách thành thạo).Song đối với bậc học mầm non thì còn quá hạn chế(số máy được trang cấp chỉ mới đủ cho kế toán,BGH nhà trường và gvdinh dưỡng làm;hầu hết giáo viên chưa sử dụng được máy vi tính một cách thành thạo).Đối với một trường vùng ven như trường mầm non Cam thuỷ,trong quá trình tiếp tục thực hiện chủ đề”ứng dụng công nghệ thông tin”quả còn gặp không ít khó khăn.
1/Thuận lợi:
- Năm học 2009-2010 là năm Huyện nhà tổ chức tổng kết sau 3 năm thực hiện chủ đề “ứng dụng công nghệ thông tin” nên đã đầu tư trang cấp cho nhà trường hệ thống máy tính khá đầy đủ(từ văn phòng đến nhà bếp và cả 02 lớp lớn đều đã có máy để sử dụng).
- Nhà trường được sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo:lãnh đạo Huyện,PGD,chuyên viên bậc học,lãnh đạo địa phương,các trường trong địa bạn,các trường trong bậc họcđã hổ trợ về kinh phí lẫn kiến thức và kỹ năng trong ứng dụng công nghệ thông tin.
- Hầu hết giáo viên trẻ,nhiệt huyết,đam mê.
2/Khó khăn:
- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non;đặc biệt là với một trường ở nâng thôn nên dù đã có máy để sử dụng song số máy còn quá khiêm tốn(toàn trường chỉ mới có 04 máy).
- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đại loại vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
- Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn quá hạn chế. Có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó cũng thật khó khi kiến thức và kỹ năng ững dụng công nghệ thông tin của họ còn quá nghèo và đặc biệt khó khăn cho những giáo viên mầm non đã có tuổi . Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet đối với họ còn quá khó khăn,khó có thể thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
3/Điều tra thực tiển:
Mức độ sử dụng công nghệ thông tin
Số lượng
%
Chưa biết gì về máy tín
2/14
14,3
Biết sử dụng những thanh công cụ cơ bản trên máy
5/14
35,7
Soạn thảo được văn bản
3/14
21,4
Soạn giáo án trên máy tính
0
0
Sử dụng máy chiếu trong giảng dạy
0
0
Sử dụng được mạng
2/14
14,3
III/ Một số biện phấp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy ở trường mầm non”
1/Tuyên truyền sâu rộng trong tập thể giáo viên về những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có những ưu việt lớn so với cách giảng dạy truyền thống. 
Trẻ em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em
ảnh minh hoạ: tập huấn cho giáo viên về những ưu điểm của việ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để cú thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quayphim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chỳ ý và kích thích hứng thú của học sinh và được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng .
Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và lờn lớp.
ảnh minh hoạ: Giờ học Cho trẻ làm quen với toán bằng giáo án điện tử trên bảng tương tác.
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ em.
ảnh minh hoạ: Giờ học tạo hình bằng giáo án điện tử trên bảng tương tác.
2/ Bồi dưỡng kiến thức,kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ:
Qua tình hình thực tế của đội ngũ,BGH xác định rõ”để trường mầm non Cam Thuỷ có thể sánh vai với các trường bạn trên Huyện nhà đồng thời để nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục”thì việc trước tiên đó là phải cung cấp cho đội ngũ lượng kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.Chính vì thế vào đầu năm học nhà trường đã đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ về ứng dụng công nghệ thông tin.Nhà trường và công đoàn cùng với chuyên môn đã nghiên cứ và tìm đủ mọi hình thức để đảm bảo trang bị cho đội ngũ giáo viên những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, xây dựng giáo án điện tử và những ứng dụng của nó trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ .Cụ thể:
Nhà trường đã mời giáo viên tin học và kỹ thuật viên tin học về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non về để bồi dưỡng cho giáo viên về cả lý thuyết và thực hành. Giảng viên đã truyền thụ đến cho giáo viên từ những bài giảng về tin học cơ sở,các bài giảng và bí quyết để soạn bài và giảng bài trên máy tính điện tử-máy chiếu đa năng ví dụ như: Ví dụ:
*Làmquen với phần mềm Window Movie Maker:Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng không phải ai cũng chú ý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/ Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim. Phần mềm này cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim. Các bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế các bạn còn có thể dễ dàng in giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra hiệu Converter đâu. Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng đơn giản của Window Movie Maker.
* Làm thế nào để in bài giảng điện tử từ Power Point sang đĩa VCD
Bạn đó soạn xong một giáo án điện tử trên Power Point? Bạn muốn in chúng ra đĩa VCD nhưng Power Point chỉ trình chiếu chứ không phải một đoạn phim, làm sao mà in ra đĩa được? Tôi đã nghĩ ngay đến vấn đề là phải đổi đuôi. Nhưng khi tôi làm thử trên phần mềm đổi đuôi thông thường thì không được. Câu hỏi này tôi đã trả lời được khi tôi gõ một dòng chữ đơn giản vào Google là "converter Power Point to video". Tôi đã được chỉ dẫn tải phần mềm đổi đuôi từ file Power Point sang Video. Các bạn thấy đấy, nếu các bạn thực sự say mê và nhiệt huyết với nghề, bạn sẽ có thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn chỉ cần một cái "nhấp chuột".
+ Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, bạn hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng và nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn phong chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh...bạn nên chọn màu chữ và màu nền không quá tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối nếu không học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược.
+ Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. Quan trọng là bạn hãy tự tin. 
+ Các bạn hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về CNTT. Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là giáo viên.net, dayhocintel.org, mammon.edu.vn. Một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn, Download.com.vn...Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,...thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án điện tử của bạn.
- Các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet.
 	- Đồng thời với việc mời giảng viên về dạy cho giáo viên thì nhà trường cũng đã đầu tư xây dựng tủ sách tin học như sưu tầm các loại sách tin học từ tin học cơ sở đến tin học cao cấp để xây dựng tủ sách tin học trong nhà trường để cho giáo viên nghiên cứu.
- Động viên giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chứng chỉ tin học để có kiến thức tin học. 
- Phân công giáo viên,nhân viên giỏi vi tính kèm cặp cho giáo viên chưa biết gì về vi tín và giáo viên còn yếu. Tạo điều kiện cho giáo viên được thực hành trảI nghiệm trên máy vi tìn như cho giáo viên mược máy để thực hành vào buổi trưa,buổi tối,thời gian rảnh.Nhờ thế mà trong một thời gian bồi dưỡng ngắn từ 01/8 đến 01/9 hầu hết giáo viên đã có được những kiến thức cơ bản về tin học và đặc biệt một số giáo viên đã biết sử dụng những thao tác cơ bản trên máy tính như cô Thuỷ,cô Sàn.
3/ Tham mưu với các cấp lãnh đạo để mua sắm trang thiết bị, tăng trưởng CSVC:
Như ông cha ta đã nói:”học phải điđôi với hành;lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn”.Nếu chỉ có bồi dưỡng bằng lý thuyết không mà không được thường xuyên thực hành trên máy thì kiến thức đó sẽ ngày một mai một và mất đi.Chính vì thế để ứng dụng công nghệ thông tin đi vào cuộc sống của giáo viên cần phải tạo được điều kiện cho giáo viên thực hành nhiều trên máy tính song số máy hiện có của nhà trường còn quá ít ỏi nên BGH nhà trường đã tham mưu với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư trang cấp thêm cho nhà trường về máy vi tính.Đồng thời với việc tham mưu với các cấp lãnh đạo để trang cấp thêm máy vi tính nhà trường cũng khuyến khích giáo viên mua thêm máy vi tính cá nhân,đã phối hợp với công đoàn tạo điều kiện cho giáo viên được vai vốn để mua máy vi tính cô Nhiên,cô Duyên,cô Sàn.Nhờ thế mà cho đến nay lượng máy trong nhà trường đã tăng lên rõ rệt:Năm học 2009-2010 PGD đã trang cấp thêm cho nhà trường 02 máy và địa phương đã đầu tư mua sắm cho đ/c HT một máy tín xách tay.Về giáo viên thì từ chổ chưa có máy nào thì nay đã có 6/14 đ/c đã có máy cá nhân và đã có máy tính xách tay;đầu tư kinh phí để cài phần mềm dinh dưỡng cho giáo viên dinh dưỡng thực hành;cài phần mềm Kismas cho giáo viên và trẻ 5 tuổi được trải nghiệm,kết nối mạng intonet.Chính nhờ sự tăng trưởng về cơ sở vật chất đó đã tạo điều kiện cho giáo viên được thực hành nhiều trên máy vi tín nên đã thức đẩy được chất lượng ứng dụng công nghệ trong nhà trường tăng lên rõ rệt.(cho đến nay đã có12/14 đ/c cán bộ quản lý và giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính;có 9/11đ/c giáo viên soạn bài trên máy vi tính)
4/Chỉ đạo thực hiện tốt các phần mềm như phần mềm dinh dưỡng,phần mềm Kismas, Kispix.
Như chúng ta đã biết chương trình kidsmart là chương trình hổ trợ giáo dục mầm non,chương trình đặt nền móng và mũi nhọn cho chiến lược úng dụnh công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non.Hiện nay nhiều địa phương đã mở rộng ứng dụng công nghệ thông tinh ngoài kidmart: như quản lý dinh dưởng,quản lý sức khoẻ trẻ.Chương trình đã tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ cho các giáo viên mầm non trên toàn quốc.Chương trình tạo điều kiện cho trẻ phát triển các kỹ năng và kiến thức nền tảng cho tương lai:tự tin khi tiếp cận công nghệ mới,kỹ năng phát hiện,khám phá,làm việc theo nhóm,kỹ năng phân tích,đánh giá,đàm phán,trình bày ý tưởng và vui thích đến trường.KIDSMART cũng tạo điều kiện tăng cường truyền thông và quan hệ giữa người học với cộng đồng,từ đó các trường mầm non thu được sự quan tâm hơn từ xã hội và phụ huynh thông qua các khoản đầu tư lớn  Chính vì thế,để nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường thì ngay từ đầu năm học nhà trường cũng đã triển khai cho trẻ ở khối các lớp mẫu giáo làm quen với máy vi tính thông qua các phần mềm phát triển trí tuệ như Kismas, Kispix, nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử.
(ảnh minh hoạ giờ học cho trẻ làm quen vớiMTXQ)
 	5/ Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào tiêu chí thi đua:
Vào đầu năm học nhà trường đã thành lập Ban công nghệ thông tin, kết hợp nhà trường, BGH tổ chức cho giáo viên thi đua soạn và dạy giáo án điện tử ở tất cả các khối lớp. Giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử trên bảng tương tác được BGH, Ban CNTT và các bạn đồng nghiệp trong toàn trường dự giờ và rút kinh nghiệm. Đồng thời để thúc đẩy chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường,BGH nhà trường và tổ chuyên môn và công đoàn đã nghiên cứu và đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiêu chí để xét thi đua hàng tháng-hàng quý và cả năm học. Qua các đợt thao giảng, nhà trường và tổ chuyên môn đánh giá cao những giờ dạy biết đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy .Qua xét thi đua hàng tháng,nhà trường phê bình những giáo viên chưa biết soạn bài bằng vi tính,tuyên dương khích lệ những giáo viên đã biết soạn bài và xây dựng bộ hồ sơ trên máy,đặc biệt tuyên dương những giáo viên đã biết soạn bài bằng giáo án điện tử,biết tìm tòi nghiên cứu sưu tầm tranh ảnh-tư liệu trên mạng.Từ đó tạo đọng lực thức đẩy cho giáo viên nổ lực cố gắng từ khâu tìm kiếm nội dung,hình ảnh tư liệu để soạn bài trên máy đến cách thức giảng bài ,trình chiếu trên máy chiếu đa năng. Chính vì thế nên cho đến nay hầu hết giáo viên trong nhà trường đều đã soạn bài trên máy vi tính(10/11đ/c); hầu hết các giờ dạy thao giảng đều sử dụng trình chiếu qua màn hình chiếu,đa số giáo viên biết sử dụng máy tính để giảng dạy. 
IV/Kết quả đạt được:
Qua một năm học tiếp tục thực hiện chủ đề”ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ”,cùng với sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và sự chỉ đạo thực hiện của nhà trường qua các biện pháp như đã nêu ở trên nên chất lượng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường đã tăng lên rõ rệt .cụ thể:
Mức độ sử dụng công nghệ thông tin
Số lượng
%
Chưa biết gì về máy tín
0
0
Số người có chứng chỉ A-Btin học
10/14
71,2
Biết sử dụng những thanh công cụ cơ bản trên máy
13/14
92,9
Soạn thảo được văn bản
12/14
85,7
Soạn giáo án trên máy tính
10/11
83,3
Sử dụng máy chiếu trong giảng dạy
8/11
72,7
Sử dụng được mạng
8/11
72,7
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin tốt nên chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Trường Mầm non Cam Thuỷ ngày càng được nâng cao cụ thể:Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cuối năm học 2009-2010 đạt 95,6%,tăng 19.1% so với đầu năm học và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm học trước và điều đó đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị thương hiệu của nhà trường và thực sự là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và trẻ em ở đây được chăm sóc, giáo dục một cách khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại, xuất phát từ lòng đam mê nghề nghiệp của giáo viên với một mục tiêu duy nhất "Tất cả vì học sinh thân yêu" và "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
V/ Bài học kinh nghiệm và đề xuất :
Qua quá trình chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc –giáo dục trẻ ,bản thân tôi có một số bài học kinh nghiệm muốn chia sẻ như sau:
1/Đối với giáo viên: Để thực hiện tốt chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì giáo viên mầm non cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng sáng tạo. Hãy tự thiết kế cho mình những bài giảng điện tử qua đó giáo viên có thể tự mình tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quý báu nhờ quá trình tự học hỏi say mê, tự mày mò - tìm kiếm của mình.
2/Đối với nhà trường:
- Trước hết nhà trường cần phải tuyên truyền sâu rộng trong tập thể giáo viên về những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ đó để giáo viên .
- Bồi dưỡng kiến thức,kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ để giúp cho họ có những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin để từ đó học có thể đưa công nghệ thông tin vào cuộc sống một cách dễ dàng.
- Cần tham mưu với các cấp lãnh đạo để mua sắm trang thiết bị,tăng trưởng CSVC: như trang cấp thêm máy vi tính cho các cháu được học các phần mềm, nhà trường cần đầu tư mua sắm máy chụp ảnh,máy chiếu đa năng,tạo điều cho giáo viên vay vốn để mua máy vi tính và khuyến khích kết nối mạng để họ có điều thực hành trên máy vính và sưu tầm nghiên cứu,tìm kiếm những cáI cần thiết phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cùng với việc bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức-kỹ năng trong ứng dụng công nghệ thông tin thì việc chỉ đạo thực hiện tốt các phần mềm như phần mềm dinh dưỡng,phần mềm Kismas, Kispix là một trong chwơng trình tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ cho các giáo viên mầm non đồng thời đây cũng là một trong những phương tiện có tác dụng hổ trợ các tiến trình đổi mới giáo dục mầm non thông qua ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp dạy và học mới,tạo điều kiện cho trẻ phát triển các kỹ năng và kiến thức nề tảng cho tương lai.
Đặc biệt: để ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế cuộc sống và gắn bó máu thịt với bản thân của mỗi một giáo viên thì việcđưa ứng dụng công nghệ thông tin vào đua tiêu chí thi đua là việc làm cần thiết để từ đó tạo động lực động viên- thúc đẩy mỗi một giáo viên cần phải thực hiện tốt
 C/Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất và đoàn kết từ nhà nước đến các ban ngành và nhà trường, góp phần làm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, các cấp ngành, trường học cần quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu của nhiệm vụ "ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non,song trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót,kính mong HĐKH nhà trường-HĐKH Phòng Giáo Dục góp ý bổ sung cho bản sáng kiến được đầy đủ hơn. 
Cam Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Hội đồng nhà trường	Người thực hiện
Trương Thị Thơm

File đính kèm:

  • docMot_so_nang_cao_chat_luong_ung_dung_CNTT_trong_cham_soc_giang_day_tre_o_truong_MN.doc
Sáng Kiến Liên Quan